Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.89 KB, 12 trang )

I.Lời mở đầu
Kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư
nhân) là sản phẩm của công cuộc đổi mới, ngày càng lớn mạnh và có vị thế
mới trong nền kinh tế, đang phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp phát
triển đất nước cùng với đà phát triển của công cuộc đổi mới. Đó cũng là một
đặc điểm nổi bật trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của
nước ta.
Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân đã được khẳng định là quan trọng,
là một trong những động lực của nền kinh tế. Đây là một bước phát triển mới
về nhận thức lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn.
Kinh tế tư nhân có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Ngay ở
các nước phát triển, sự đóng góp của kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng khá lớn
trong nền kinh tế.
1
II.Thực trạng kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam, từ khi đổi mới, trong các văn kiện Đại hội Đảng đã xác
định có nhiều thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân được chia thành
2 thành phần: Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Đến Báo cáo
Chính trị tại Đại hội X của Đảng lại xác định thành phần kinh tế tư nhân bao
gồm: cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân.
Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân đã được khẳng định là quan trọng,
là một trong những động lực của nền kinh tế. Đây là một bước phát triển mới
về nhận thức lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn. Kinh tế tư nhân là thành
phần kinh tế trực tiếp tạo nên sự nhạy cảm về mặt kinh tế - chính trị. Do đó,
việc thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân như hiện nay là một bước đột phá
quan trọng. Nếu như những năm trước đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân
chỉ được coi là một thành phần kinh tế “tàn dư”, chỉ tồn tại khách quan trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sẽ bị thu hẹp dần trong quá trình lớn
lên của các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (toàn dân và tập thể), thì đến
Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng thành phần kinh tế tư nhân mới được
khẳng định sự tồn tại lâu dài “cả đến khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng”.


Thực tiễn cho thấy, trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 thành phần kinh
tế tư nhân phát triển với tốc độ cao, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách Nhà
nước lớn. Theo số liệu thống kê, công nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm cả
kinh tế tư nhân) tuy vẫn là khu vực nhỏ nhất so với các khu vực khác, nhưng
có nhịp độ tăng trưởng cao nhất: năm 2000 chiếm 24,6% trong giá trị sản xuất
theo giá thực tế của toàn ngành công nghiệp, năm 2003 là 27,5%, năm 2004
tăng lên 28,5% và năm 2005 đạt trên 37%
Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện có hàng triệu cơ sở kinh tế cá
thể, tiểu chủ, hơn 71.000 trang trại và hơn 120.000 doanh nghiệp tư nhân.
Chỉ tính trong 4 năm gần đây với 72.601 doanh nghiệp có vốn đăng ký
đạt 145.000 tỷ đồng (tương đương với 9 tỷ USD), tỷ trọng đầu tư của các loại
doanh nghiệp tư nhân trong tổng đầu tư xã hội đạt từ 23% đến 25%. Năm
2005 kinh tế tư nhân đóng góp khoảng hơn 37% GDP.
Đối với khu vực kinh tế tư bản tư nhân việc quan niệm thế nào là bóc lột
2
cũng cần có nhận thức mới cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Chúng ta biết
rằng, bất kỳ loại hình sản xuất, kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta cũng đều phải có lợi nhuận (trừ các doanh nghiệp công ích phi lợi
nhuận). Tuy nhiên, lợi nhuận ở đây được hiểu là phần giá trị dôi ra ngoài phần
giá trị tất yếu (bao gồm cả phần lao động quản lý của chủ doanh nghiệp), còn
quan hệ bóc lột hay không, bóc lột nhiều hay ít là phụ thuộc vào phần dôi ra
ngoài phần giá trị tất yếu của toàn bộ doanh nghiệp và phần dôi ra đó được sử
dụng thế nào? Việc xác định mức độ bóc lột là vấn đề không khó khăn.
Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động, việc chấp nhận mức tiền
công giữa người lao động và người sử dụng lao động (trên cơ sở bộ Luật Lao
động và chính sách tiền lương của Nhà nước trong từng giai đoạn, từng lĩnh
vực) có thể là thước đo về tính hợp lý của quan hệ trao đổi, có thể coi đó là
mức độ chấp nhận được của tất cả các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh,
bao gồm cả doanh nghiệp tư bản tư nhân và doanh nghiệp tư bản tư nhân
Mặt khác, cần thấy rằng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ở nước ta đang hướng tất cả các thành phần kinh tế đều phải kinh
doanh có lãi (có lợi nhuận), có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh cao, nhất là trên thương trường khu vực và quốc tế. Đồng thời, thông
qua điều hành vĩ mô của Nhà nước để bảo đảm cho sự phân phối sản phẩm
thặng dư - lợi nhuận ngày càng hợp lý hợp trên phạm vi toàn xã hội và trong
từng doanh nghiệp
Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển
không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà
pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng
được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng
sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
Khi sửa đổi Luật doanh nghiệp (năm 2000), các doanh nghiệp tư nhân đã
có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do
3
kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không
cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí…
Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký
mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến năm 2004, đã có
150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với
tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng. Từ năm 1991 đến năm 2003, tỷ trọng
của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ 3,1% lên 4,1%, kinh tế
ngoài quốc doanh khác từ 4,4% lên
4,5%, kinh tế cá thể giảm từ 35,9% xuống 31,2%, và kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài tăng từ 6,4% lên 14%. Từ 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005
(áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) đã có

hiệu lực, hứa hẹn sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bởi sự bình đẳng trong
quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu.
Khu vực kinh tế tư nhân bừng nở mạnh mẽ và ngày càng giữ vai trò
quan trọng trong thị trường nước ta cũng như trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực tiễn đã khẳng định: dù còn những phản ứng của tư duy giáo điều, cũ kỹ
và những rào cản của bộ máy muốn níu kéo cơ chế cũ, sự lớn mạnh của khu
vực kinh tế tư nhân - thể hiện ý chí của dân - là không lực luợng nào có thể
cản trở.
Cục diện mới của kinh tế tư nhân đã mở ra. Kinh tế tư nhân tăng nhanh,
góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho xã hội, chiếm tỷ trọng ngày càng
cao trong GDP cũng như trong đầu tư phát triển và đang vững vàng trong
cạnh tranh, hội nhập. Năm 2003, kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể và
kinh tế tư nhân) chiếm 38,96% GDP; 26,4% giá trị sản xuất công nghiệp (năm
2002); 79,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ; trên 2/3 hàng
hóa xuất khẩu... Đến hết năm 2005, cả nước có 205.000 doanh nghiệp tư nhân
đăng ký theo Luật Doanh nghiệp; 2,5 triệu hộ kinh doanh cá thể công thương
nghiệp và dịch vụ; 13.000 trang trại và 12 triệu hộ nông dân sản xuất hàng
hóa, tạo ra sinh khí mới năng động, sáng tạo trước nay chưa từng có cho nền
kinh tế. Trong nhiều ngành kinh tế, kinh tế tư nhân đang giữ vị trí chủ yếu
trong sản xuất và xuất khẩu, như gạo, hải sản, chè, cà phê, hàng thủ công mỹ
nghệ, đồ gỗ, v.v... với hiệu quả cao rõ rệt. Một tầng lớp xã hội mới, doanh
4
nhân, đã bắt đầu hình thành, được xã hội công nhận và tôn vinh là "chiến sĩ
xung kích thời bình".
Dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội X (công bố ngày 3-2-2006) nêu rõ
chủ trương của Đảng đối với kinh tế tư nhân trong thời gian tới chính là sự
khẳng định thực tiễn đã diễn ra trong cuộc sống. Dự thảo viết: "Kinh tế tư
nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế";
"Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của
tư nhân. Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh

với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có
quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh
doanh, thông tin và tiếp nhận thông tin". Dự tháo Báo cáo còn nhấn mạnh
"Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu" và "Xóa bỏ mọi rào
cản hữu hình và vô hình, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi
cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô
trong mọi ngành, nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan
trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm". Việc Đại hội X cho phép
"đảng viên làm kinh tế không giới hạn về quy mô" sẽ góp phần củng cố niềm
tin của xã hội vào tiền đồ, triển vọng của kinh tế tư nhân.
* Kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh
kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế
có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có
nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó
như là nguồn gốc của mọi sự phát triển.
Ngày nay sở hữu tư nhân đã phát triển lên một trình độ mới về chất, quy
mô sở hữu của nhiều Cty ngày càng đồ sộ và nhiều Cty tạo ra lượng tài sản có
giá trị lớn hơn cả GDP của một số quốc gia. Cùng với quá trình phát triển
kinh tế, nhân loại càng ngày càng sáng tạo ra nhiều loại hình sở hữu mới.
Ngoài sở hữu tài sản hữu hình, người ta không chỉ sở hữu những tài sản vô
hình như các nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết công nghệ mà còn sở hữu cả không
gian ảo trên mạng Internet và tài sản ảo là những bit thông tin đang tràn ngập
trên mạng thông tin toàn cầu.
* Sự biến đổi về chất của kinh tế tư nhân
5

×