Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại việt nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 249 trang )


B

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
oOo



ĐẶNG VĂN DÂN



HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ





THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012

B

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
oOo





ĐẶNG VĂN DÂN

HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
Mã số: 62.31.12.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐỖ LINH HIỆP



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: ĐẶNG VĂN DÂN
Sinh ngày 08 tháng 07 năm 1978 – tại: Tiền Giang
Quê quán: Tân Trung, Gò Công Đông, Tiền Giang
Hiện công tác tại: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (36 Tôn Thất Đạm,
Q.1, TP.HCM)
Là nghiên cứu sinh khóa XIII của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Cam đoan đề tài: “HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ LINH HIỆP

Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ
Chí Minh.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính
độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội
dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Ngày 01 tháng 04 năm 2012



Đặng Văn Dân
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT
TẮC
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
TIẾNG VIỆT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á Asian Development Bank
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do Đông
Nam Á
ASEAN Free Trade Area
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dương
Asia-Pacific Economic
Cooperation
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Association of Southeast Asian
Nations

ASEM Hội nghị Á – Âu The Asia-Europe Meeting
ATM Máy rút tiền tự động Automated Teller Machine
BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế Bank for International Settlements
BQLNH Bình quân liên ngân hàng
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CIC Trung tâm thông tin tín dụng Credit Information Center
CIDA Cơ quan phát triển quốc tế Canada
Canadian International
Development Agency
CNTT Công nghện thông tin
CSH Chủ sở hữu
CSTT Chính sách tiền tệ
CSXH Chính sách xã hội
CTTC Công ty tài chính
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
DVNH Dịch vụ ngân hàng
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign direct investment
GATS
Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ của WTO
General Agreement on Trade in
Services
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross domestic product
HSBC
Tập đoàn ngân hàng Hồng Kông
Thượng Hải
HongKong and Shanghai Banking
Corporation

HTKT Hỗ trợ kỹ thuật
IBRD
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển
Quốc tế
International Bank for
Reconstruction and Development
IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế
International Development
Association
IFC Công ty Tài chính Quốc tế International Final Companny
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Money Fund
LNH Liên ngân hàng
LSCV Lãi suất cho vay
LSTG Lãi suất tiền gửi
MIGA Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa Biên
Multilateral Investment Guarantee
Agency
NĐT Nhà đầu tư
NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài
NH Ngân hàng
NHLD Ngân hàng liên doanh.
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNNg Ngân hàng nước ngoài
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTM NN Ngân hàng Thương mại Nhà nước
NHTƯ Ngân hàng Trung ương
NSNN Ngân sách Nhà nước
ODA Viện trợ phát triển chính thức Official Development Assistance
PRGF

Chương trình tăng trưởng và xóa
đói giảm nghèo
The Poverty Reduction and Growth
Facility
ROA Suất sinh lời tài sản Return On Assets
ROE Suất sinh lời vốn chủ sở hữu Return On Equity
SPSS Gói thống kê cho khoa học xã hội
Statistical Package for the Social
Sciences
SWOT
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức
Strengths, weaknesses,
opportunities, threats
TCTD Tổ chức tín dụng
TGHĐ Tỷ giá hối đoái
USD Đô la Mỹ United States dollar
VN Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới Word Bank
WEF Diễn đàn kinh tế thế giới World Economic Forum
WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization

DANH MỤC TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Cumulative Percent
:
Phần trăm tích lũy
Descriptive Statistics
:
Mô tả thống kê
Frequency

:
Tần số
Maximum
:
Tối đa
Mean
:
Trung bình
Minimum
:
Tối thiểu
Missing
:
Lỗi
Percent
:
Phần trăm
Statistics
:
Thống kê
Std. Deviation
:
Độ lệch chuẩn
Valid : Hợp lệ
Valid Percent
:
Phần trăm hợp lệ

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ


BẢNG
Bảng 2.1: Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam đến năm 2010. 55
Bảng 2.2: Chỉ số phát triển tài chính năm 2010 của một số nước. 57
Bảng 2.3: Chi tiết tiêu chí đánh giá của Việt Nam năm 2010. 57
Bảng 2.4: Lợi nhuận sau thuế của các NHTM 2008 -2010 58
Bảng 2.5: Bảng so sánh lĩnh vực ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực 59
Bảng 2.6: Qui mô chi nhánh, phòng giao dịch của một số ngân hàng 2007- 2010 64
Bả
ng 2.7: Vốn huy động năm 2008 - 2010. 67
Bảng 2.8: Hoạt động tín dụng năm 2008 - 2010. 69
Bảng 2.9: Số ATM và POS/triệu dân ở một số nước đến năm 2010 72
Bảng 2.10: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực
đến năm 2010 75
Bảng 2.11: Phần mềm hệ thống các NHTM Việt Nam áp dụng đến năm 2010 76
Bảng 2.12: Ho
ạt động mua bán cổ phần cho các đối tác chiến lược đến năm 2010 83
Bảng 2.13: Biên độ tỷ giá liên ngân hàng theo quy định của NHNN theo từng thời kỳ
đến năm 2010 103
Bảng 2.14: Số liệu các khoản cho vay của IMF giai đoạn 1993 – 2004 118
Bảng 2.15: Số liệu phân bổ SDR của IMF cho Việt Nam. 119
Bảng 2.16: Danh sách các nước và các khu vực mà Việt Nam có quan hệ hợp tác 121
Bảng 2.17: Số lượng ngân hàng đại lý mộ
t số NHTM VN đến năm 2010 126
Bảng 2.18: Đánh giá trình độ nghiệp vụ của nhân viên NH trong nước so với ngân
hàng nước ngoài 133
Bảng 2.19: Ảnh hưởng của công nghệ NH đến việc chọn DVNH 134
Bảng 2.20 : Ý định chuyển sang gửi tiền tại NHNNg 136
Bảng 2.21 : Ý định chuyển sang vay tiền tại NHNNg 136
Bảng 3.1: Bộ tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu áp dụng cho các NHTM theo Basel 3
165

Bảng 3.2 : Đ
ánh giá về mạng lưới chi nhánh của NHTM trong nước so với ngân hàng
nước ngoài 170
Bảng 3.3: Tầm quan trọng của thương hiệu NH đến việc sử dụng DVNH 171

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: So sánh ROA của ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực 59
Biểu đồ 2.2: So sánh ROE của ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực 60
Biểu đồ 2.3: Huy động vốn của các TCTD năm 2008 - 2010 68
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu huy động vốn của các TCTD năm 2010 68
Biểu đồ 2.5: Hoạt động tín dụng của các TCTD năm 2008 - 2010 69
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu hoạt động tín dụng của các TCTD năm 2010 70
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đến năm
2010 71
Biểu đồ 2.8: Số lượng các tài khoản cá nhân đến năm 2010 71


MỤC LỤC
Bìa 1
Bìa 2
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt
Danh mục tiếng nước ngoài
Danh mục bảng và biểu đồ
Mục lục
Mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH
VỰC NGÂN HÀNG 1
1.1 Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
trường 1

1.1.1 Khái niệm NHTM 1
1.1.2 Mô hình hoạt động của NHTM 2
1.1.3 Chứ
c năng của NHTM 3
1.1.3.1 Chức năng thủ quỹ 3
1.1.3.2 Chức năng trung gian tín dụng 3
1.1.3.3 Chức năng trung gian thanh toán 4
1.1.4 Các loại dịch vụ NHTM trong nền kinh tế thị trường 5
1.1.4.1 Căn cứ vào sự phát triển hoạt động ngân hàng 5
1.1.4.2 Căn cứ vào nghiệp vụ hoạt động ngân hàng 10
1.1.5 Tính đặc thù của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
và bối cảnh hội nhập 11
1.2 Cơ sở lý luận về
hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 14
1.2.1 Khái niệm về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 14
1.2.2 Tác động tích cực và sự cần thiết hội nhập quốc tế về NHTM 17
1.2.3 Sức ép của hội nhập quốc tế về ngân hàng đối với các NHTM 19
1.2.4 Điều kiện để thực hiện hội nhập quốc tế về ngân hàng thương mại 20
1.2.4.1 Đi
ều kiện về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại 20

1.2.4.2 Điều kiện về năng lực quản trị của ngân hàng thương mại 22
1.2.4.3 Điều kiện về sản phẩm dịch vụ NHTM 23
1.2.4.4 Điều kiện về chất lượng nguồn nhân lực 24
1.2.4.5 Điều kiện về thương hiệu 26
1.2.4.6 Điều kiện về hệ thống mạng lưới NHTM 26
1.2.4.7 Điều kiện về trình độ công nghệ ngân hàng 27
1.2.4.8
Điều kiện pháp l ý 28
1.3 Các l ý thuyết tranh luận về tự do hóa tài chính để hội nhập quốc tế

trong lĩnh vực ngân hàng 30
1.4 Các nội dung cơ bản của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 35
1.4.1 Thực hiện tự do hoá tài chính trong lĩnh lực ngân hàng 36
1.4.1.1 Tự do hoá lãi suất 36
1.4.1.2 Tự do hoá cơ chế tín dụng 38
1.4.1.3 Tự do hoá tỷ giá hối đoái 40
1.4.1.4 Tự do hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc t
ế 41
1.4.2 Thực hiện mở cửa quan hệ của hệ thống ngân hàng trong nước với
khu vực và thế giới 42
1.5 Bài học kinh nghiệm về hội nhập quốc tế của NH ở các nước 43
1.5.1 Các bước hội nhập quốc tế về ngân hàng ở các nước 43
1.5.2 Kinh nghiệm hội nhập quốc tế về ngân hàng ở một số nước trên thế
giới 44
1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ hội nhập quốc tế về ngân hàng ở một
số nước trên thế giới cho Việt Nam 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 51
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 52
2.1 Khái quát về hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam 52
2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hội nhập quốc tế của NHTM Việt Nam 53
2.3 Thự
c trạng của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập 54

2.3.1 Thực trạng các đặc điểm cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM
Việt Nam trước thềm hội nhập 54
2.3.1.1 Năng lực tài chính 54
2.3.1.2 Năng lực quản lý 57
2.3.1.3 Chất lượng sản phẩm dịch vụ 60

2.3.1.4 Chất lượng nguồn nhân lực 61
2.3.1.5 Thương hiệu 63
2.3.1.6 Hệ thống mạng lưới 64
2.3.1.7 Trình độ công nghệ 65
2.3.2 Thực trạng hoạt động của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam 66
2.3.2.1 Hoạt động huy động vốn 66
2.3.2.2 Hoạt động tín dụng 68
2.3.2.3 Hoạt động thanh toán 70
2.3.2.4 Hoạt động ngoại hối 72
2.3.3 Đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh và hoạt động của NHTM 73
2.3.3.1 Những kết quả đạt được 73
2.3.3.2 Những khó khăn tồn tại 73
2.3.3.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt được và khó khăn tồn
tại 76
2.3.4 V
ị thế của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế 81
2.3.4.1 Điểm mạnh 81
2.3.4.2 Điểm yếu 84
2.4 Thực hiện những hiệp định cam kết mở cửa về lĩnh vực ngân hàng trong
tiến trình hội nhập 86
2.4.1 Hiệp định khung về hợp tác và thương mại dịch vụ các nước
ASEAN (AFTA) 87
2.4.2 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) 87
2.4.3 Hiệ
p định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và tổ chức thương
mại thế giới (WTO) 89


2.5 Thực trạng hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt

Nam hiện nay 92
2.5.1 Thực trạng quá trình tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng ở
Việt Nam thời gian qua 92
2.5.1.1 Quá trình tự do hoá lãi suất 92
2.5.1.2 Quá trình tự do hoá chính sách tỷ giá 100
2.5.1.3 Quá trình tự do hoá chính sách quản lý ngoại hối 105
2.5.1.4 Quá trình tự do hoá cơ chế tín dụng 112
2.5.2 Thực trạng về vấn đề quan hệ, mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt
Nam vớ
i khu vực và thế giới 117
2.5.2.1 Thực trạng vấn đề quan hệ với cộng đồng tài chính - tiền tệ
khu vực và thế giới 117
2.5.2.2 Thực trạng về vấn đề vươn tầm của NHTM Việt Nam ra
khu vực và thế giới 126
2.5.2.3 Thực trạng vấn đề thực hiện các hiệp định mở cửa cam kết
trong lĩnh vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập 128
2.6 Thuận lợi, khó khă
n, cơ hội, thách thức trong vấn đề hội nhập quốc tế về
ngân hàng tại Việt Nam 131
2.6.1 Thuận lợi 131
2.6.2 Khó khăn 132
2.6.3 Cơ hội 136
2.6.4 Thách thức 139
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 142
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 143
3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng của Đảng và Nhà nước về hội nhập
quố
c tế trong lĩnh vực ngân hàng 143
3.1.1 Quan điểm 143

3.1.2 Mục tiêu 143
3.1.3 Định hướng 144
3.2 Tầm nhìn và mục tiêu phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020 145

3.3 Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020 146
3.3.1 Những nhân tố chi phối xu hướng phát triển khu vực ngân hàng đến
năm 2020 146
3.3.2 Định hướng khu vực ngân hàng đến năm 2020 147
3.4 Những nguyên tắc hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam 148
3.4.1 Đảm bảo thực hiện đúng theo lộ trình đã cam kết 148
3.4.2 Tôn trọng các nguyên tắc trong quá trình hội nhập về ngân hàng 149
3.5 Các nhóm giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế về ngân hàng ở Việt
Nam đến năm 2020 150
3.5.1 Nhóm giải pháp vĩ mô về tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân
hàng nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế về ngân hàng ở VN 150
3.5.1.1 Giải pháp cho quá trình tự do hoá lãi suất 150
3.5.1.2 Giải pháp cho quá trình tự do hoá tỷ giá 155
3.5.1.3 Giải pháp cho quá trình tự do hoá cơ chế quản lý ngoại hối 157
3.5.1.4 Giải pháp cho quá trình tự do hóa cơ chế tín dụng 160
3.5.2 Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy ngân hàng thương mại Việt
Nam hội nhập nhanh và hiệ
u quả 161
3.5.2.1 Tạo ra sự đồng nhất về sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong
nước với các ngân hàng khác trên thị trường quốc tế 161
3.5.2.2 Tăng cường năng lực tài chính và cơ cấu lại nguồn vốn của
các NHTM nhằm hướng đến an toàn vốn theo Basel 3 164
3.5.2.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực
quản trị NHTM 166
3.5.2.4 Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ


ngân hàng 166
3.5.2.5 Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch 169
3.5.2.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 170
3.5.2.7 Phát triển thương hiệu ngân hàng. 171
3.5.2.8 Nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ 172
3.5.2.9 Tăng cường liên minh liên kết 175

3.5.2.10 Xây dựng các tập đoàn tài chính, ngân hàng cấp khu vực
và thế giới. 177
3.6 Kiến nghị từ các cơ quan quản l ý Nhà nước 178
3.6.1 Nâng cao vị thế độc lập và cơ cấu lại tổ chức bộ máy của
Ngân hàng Nhà nước 178
3.6.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng 179
3.6.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động
ngân hàng 180
3.6.4 Xây dựng trung tâm tài chính, ngân hàng khu vực và thế giới 184
3.6.5 Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng theo các chu
ẩn mực kế
toán quốc tế 184
3.6.6 Đẩy mạnh thông tin tín dụng nhằm xây dựng một hệ thống
ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả và phát triển bền vững trong giai
đoạn mới 184
3.6.7 Cải cách điều hành chính sách tiền tệ của NHNN để đáp ứng
yêu cầu hội nhập 186
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 188
KẾT LUẬN 189
Danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của tác giả đ
ã
công bố
Tài liệu tham khảo

.
Phụ lục

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu và đặt vấn đề
Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), gia
nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (năm 1995), tham gia khu vực mậu dịch tự do
Châu Á (AFTA) và ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ … là những cột mốc quan trọng,
đánh dấu quá trình mở cửa của Việt Nam.
Do ngân hàng là một trong những ngành cung ứng các dịch vụ quan trọng, nhạy
cảm, có ả
nh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự thành công của tiến
trình hội nhập đòi hỏi phải giải quyết khẩn trương nhiều vấn đề cần thiết liên quan đến
hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.
Trong mối quan hệ và tầm quan trọng đó, thời gian qua có nhiều đề tài đề cập
chung quanh nội dung có liên quan đến NHTM trong bối cảnh hội nh
ập:
+ TS. Vũ Thị Liên: “Cơ sở khoa học và giải pháp cải tổ hệ thống ngân hàng Việt
Nam phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của công cuộc cải cách hệ thống
ngân hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh
tế quốc tế. Đồng thời, phân tích kinh nghiệm quốc tế (đề tài lựa chọn trường hợp của
Trung Quốc – nước có hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam), đề tài rút ra bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng c
ủa Ngân hang Nhà
nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại, đề tài rút ra những kết quả đạt được và
những hạn chế của công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trên cơ sở phân
tích thực trạng của Ngân hàng Nhà nước và các NHTM Việt Nam, đề tài rút ra kết luận
là hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển

của mình, song những thách thức và yếu kém trên có thể làm cho hệ th
ống Ngân hàng
Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nếu không có những cải cách thích hợp và đồng bộ. Đề

tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cải cách hệ thống ngân hàng, đồng thời đưa ra hệ
thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm đổi mới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các
Ngân hàng thương mại, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, góp phần vào công cuộc đổi mới hệ thống ngân hàng trong sự nghiệp
đổi mớ
i chung của đất nước.
+ Lê Đình Hạc: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại Việt Nam trong điều hiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án
góp phần cũng cố hoàn thiện những lý luận về hoạt động của NHTM trong nền kinh tế
thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh các hoạt động đó trong phạm vi quốc gia

ng như toàn cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Lâm Thị Hồng Hoa: “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án nghiên cứu các
nội dung sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận sự cần thiết của việc phát triển hệ
thống ngân hàng Việt Nam với b
ối cảnh nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế. Thứ hai, nhận biết rõ những yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng
Việt Nam cũng như phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ
thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hội
nhập kinh tế quố
c tế; phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống
ngân hàng Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong việc cải tổ thể chế và hoạt động
của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thứ ba, xác định rõ phương hướng phát triển của hệ
thống ngân hàng trong thời gian tới và giải pháp để thực hiện phương hướng đã được
vạch ra.

+ Trị
nh Quốc Trung: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của
các ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2010”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án đã
tập trung nghiên cứu những vấn đề về nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Tuy nhiên trong công trình này tác giả chỉ tập trung vào các ngân
hàng thương mại, không đặt vấn đề về những động thái chính sách của Ngân hàng Nhà

nước tác động đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh
tế quốc tế.
+ Trầm Xuân Hương: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ
kinh tế. Luận án chỉ tập trung đánh giá và đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả về
hoạt độ
ng tín dụng.
Tuy nhiên, các đề tài trên đây khi đề cập đến vấn đề hội nhập quốc tế chỉ dừng lại
ở việc nghiên cứu năng lực nội tại (năng lực cạnh tranh) của ngân hàng thương mại,
chưa đề cập hoặc đề cập rất ít, không đầy đủ đến vấn đề tự do hoá tài chính trong lĩnh
vực ngân hàng. Tác giả cho rằng để hội nhập quố
c tế, ngoài vấn đề phải xây dựng một
hệ thống ngân hàng vững mạnh, một yếu tố rất quan trọng của hội nhập quốc tế về ngân
hàng cần được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, đó là vấn đề tự do hoá tài
chính trong lĩnh vực ngân hàng. Bởi vì mức độ tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân
hàng càng sâu rộng bao nhiêu hội nhập quốc tế về ngân hàng càng nhanh chóng bấy
nhiêu.
Hội nhập quốc tế về ngân hàng mang lại lợi ích là rất lớn nhưng cũng chứa đựng
những rủi ro đáng kể. Nếu không có những nhận thức đúng đắn về vần đề này thì sẽ dẫn
đến những hậu quả khôn lường. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của hội nhập
quốc tế về ngân hàng của đất nướ
c; và trên thực tế vấn đề này được đưa ra bàn cãi, tranh
luận nhiều nhưng thực sự chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách

thấu đáo để giải quyết vấn đề một cách chuẩn xác phù hợp với tình hình thực tế trong
bối cảnh hội nhập của Việt Nam. Vì thế việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu khách
quan và rất khẩn trương nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có một cách nhìn c

thể và hệ thống để đưa ra những giải pháp đúng đắn nhất nhằm góp phần thành công cho
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đây chính là lý do vì sao tôi chọn đề
tài: “HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2020” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
Một là: Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản liên quan đến hội nhập quốc tế trong
ngân hàng. Trên cơ sở đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu tình hình hội nhập quốc tế
của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Hai là: Đánh giá một cách đúng đắn và khách quan nhất thực trạng của tiến trình
hội nhập qu
ốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại trong thời gian qua.
Ba là: Đề xuất những giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân
hàng Việt Nam nhằm góp phần cho hội nhập thành công.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do vấn đề hội nhập quốc tế của ngân hàng là rất rộng và phức tạp nên đối tượng và
phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào 2 v
ấn đề chính sau đây:
Thứ nhất, tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng: Mức độ tự do hoá tài chính
về ngân hàng càng sâu rộng bao nhiêu thì hội nhập quốc tế về ngân hàng càng nhanh
chóng bấy nhiêu.
Thứ hai, năng lực nội tại của bản thân ngân hàng. Để hội nhập thành công thì bản
thân các ngân hàng phải nó năng lực cạnh tranh cũng như năng lực hoạt động đủ mạnh
mới có thể đứng vững trướ
c bối cảnh hội nhập.

Đối tượng nghiên cứu về năng lực nội tại của ngân hàng ở đây là các ngân hàng
thương mại. Phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề hội nhập quốc tế về lĩnh
vực ngân hàng và đề ra những giải pháp cho đến năm 2020.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, luận án chủ yếu sử dụng số li
ệu trong 4
năm 2007 – 2010. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu, trong một số trường hợp cụ thể, luận án
có thể sử dụng số liệu của các năm trước đó.


4. Phương pháp nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, cùng với
các phương pháp phân tích tổng hợp…Cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý thông tin về hệ thống ngân hàng Việt
Nam; thu thập và xử lý thông tin về quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế về
ngân hàng ở một số nước để rút ra bài học kinh nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia: Tham gia hội thảo để thu thập ý kiến đóng góp của
các nhà khoa học, nhà quản lý…
- Phương pháp thăm dò: khảo sát từ bảng câu hỏi tình hình thực tế trong nước.
- Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải
pháp nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
Những vấn đề nghiên cứu được thực hiện thông qua việc giải quy
ết các câu hỏi
và giả thuyết nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng trong nghiên cứu? (Mở đầu)
- Những công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề hội nhập quốc tế của
ngân hàng thương mại Việt Nam?
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài được tập trung chủ yếu vào những vấn
đề nào? (Mở đầu)
- Lý thuyết về hội nhập quốc tế
của ngân hàng thương mại được xây dựng như

thế nào? (Chương 1)
- Thực trạng hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại hiện nay như thế nào?
(Chương 2)
- Để các ngân hàng thương mại Việt Nam hội nhập quốc tế thì cần có những giải
pháp gì? (Chương 3)

- Nếu đưa ra những giải pháp phù hợp với hội nhập quốc tế của ngân hàng
thương mại Việt Nam thì hiệu quả sẽ như thế nào? (Chương 3)
- Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị nào đưa ra cho các
cơ quan quản lý Nhà nước? (Chương 3)
5. Đóng góp mới của luận án
Những điểm đóng góp mới của luận án:
Một là, các đề tài trước đ
ây khi đề cập đến vấn đề hội nhập quốc tế của hệ thống
ngân hàng thương mại và năng lực nội tại (năng lực cạnh tranh) của ngân hàng thương
mại là làm thế nào xây dựng ngân hàng vững mạnh để hội nhập thành công, chứ không
đề cập hoặc đề cập rất ít và không đầy đủ đến vấn đề tự do hoá tài chính trong lĩnh vực
ngân hàng. Tác giả cho rằng để
hội nhập quốc tế về ngân hàng ngoài vấn đề phải xây
dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh thì một yếu tố rất quan trọng của hội nhập
quốc tế về ngân hàng đó là vấn đề tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Mức độ
tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng bao nhiêu thì hội nhập quốc
tế về ngân hàng càng nhanh chóng bấy nhiêu.
Hai là, cách tiếp cận hội nhập qu
ốc tế trong lĩnh vực NHTM không chỉ nhấn
mạnh đến khả năng tạo ra sân chơi bình đẳng và chuẩn bị những điều kiện đáp ứng tốt
nhất từ bên trong làn sóng những nhà đầu tư nước ngoài đến với môi trường kinh doanh
Việt Nam mà hội nhập quốc tế còn phải là năng lực thâm nhập của quốc gia vào sân
chơi chung của thế giới.
Ba là, đưa ra nhậ

n định mới về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của
Việt Nam: Hội nhập quốc tế về ngân hàng là làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trở
thành một bộ phận trong hệ thống NHTM quốc tế, tạo ra sự đồng nhất về hoạt động, để
tăng cường mối giao lưu gắn bó trong hoạt động ngân hàng với các ngân hàng khác trên
thị trường quốc tế.
Bố
n là, đưa ra những tầm nhìn và viễn cảnh khu vực ngân hàng đến năm 2020
cũng như đưa ra định hướng khu vực ngân hàng đến 2020. Phân tích những nhân tố chi

phối khu vực ngân hàng đến 2020, đồng thời nhận diện những thách thức chủ yếu của
khu vực ngân hàng khi hội nhập đến 2020.
Năm là, đề xuất thả nổi lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các tổ
chức tín dụng trong phần giải pháp của tiến trình tự do hóa lãi suất (thực hiện khi các
yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định, thị
trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ liên
ngân hàng phát triển, các công cụ của CSTT hoạt động có hiệu quả).
Sáu là, đề xuất chuyển sang cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của
NHNN thì quá trình tự do hóa lãi suất sẽ được hoàn thành một cách đầy đủ. Khi đó lãi
suất được hình thành hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, nhưng
NHNN vẫn có thể định hướng lãi suất thông qua các công c
ụ gián tiếp theo mục tiêu
hoạch định CSTT.
Bảy là, tiến dần đến bỏ hẳn việc căn cứ vào tỷ giá giao dịch ngoại tệ bình quân liên
ngân hàng để xác định tỷ giá như hiện nay; thay vào đó, để các NHTM tự quyết định tỷ
giá theo quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường. Thị trường sẽ tự điều chỉnh tỷ giá
một cách phù hợp, NHNN chỉ can thiệp khi xét thấ
y cấp thiết.
Tám là, các ngân hàng cần chú ý đến mối quan hệ hợp tác phát triển giữa các ngân
hàng trong nước với nhau chứ không chỉ việc tăng cường hợp tác với NHNNg để phát
triển kinh doanh. Điều chỉnh tư duy trong cạnh tranh ngân hàng, chuyển từ coi việc cạnh

tranh chỉ là việc phải tiêu diệt và chiến thắng đối thủ cạnh tranh bằng mọi cách sang kiểu
cạnh tranh “cả hai đều thắng”, tức kiểu c
ạnh tranh kết hợp với hợp tác mà qua đó cả hai
đều có thể cùng tồn tại, mạnh lên và đều thu được lợi ích riêng phù hợp với mục tiêu
phát triển của mình.
Chín là, tăng cường tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN (sau khi
NHTƯ chuyển sang mô hình độc lập với Chính phủ vào năm 2020). Theo đó, nhiệm kỳ
của ban lãnh đạo NHNN xen kẽ giữa các nhiệm kỳ của Chính phủ ho
ặc có thể dài hơn
nhiệm kỳ của Chính phủ. Như vậy, Thống đốc NHNN sẽ không bị ảnh hưởng một khi

Chính phủ thay đổi nhân sự do hết nhiệm kỳ; quá trình ra quyết định của NHNN sẽ
không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ lập kế hoạch kinh tế, chu kỳ thành lập Chính phủ.
Mười là, tổ chức lại hệ thống thanh tra giám sát tài chính ngân hàng theo nguyên
tắc bao quát, tránh chồng chéo để các cơ quan thanh tra giám sát có thể sử dụng các kết
quả thanh tra giám sát của nhau và chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra giám sát của
mình.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần chính như mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo;
phần nội dung của luận án được trình bày theo 3 chương bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Chương 2: Đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp cho quá trình hội nh
ập quốc tế của ngân hàng thương mại
Việt Nam đến năm 2020.
1



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
1.1 Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm NHTM
Khi đề cập đến khái niệm Ngân hàng thương mại, có rất nhiều phát biểu khác
nhau tuỳ vào từng quốc gia. Tuy nhiên, tựu trung lại các khái niệm đều có điểm chung là
dựa trên chức năng và phương thức hoạt động [6]. Ch
ẳng hạn:
Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch
vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ: Ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn được thiết lập
nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ chiết
khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác.

Pháp: Ngân hàng thương mại là một xí nghiệp hay cơ sở mà nghiệp vụ thường
xuyên là nhận tiền gửi của công chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác
và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và
dịch vụ tài chính.
Ở Ấn Độ: Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay
tài trợ các khoản đầu tư.
Ở Việt Nam: Khái niệm NHTM trong Luậ
t các TCTD số 47/2010/QH 12 được
Quốc hội thông qua vào ngày 16/06/2010 [34] thì phát biểu như sau: “Ngân hàng thương
mại là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng
và các hoạt động khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Luật này còn định nghĩa:
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các
nghiệp vụ sau: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch v
ụ thanh toán qua tài khoản”.
Như vậy qua các định nghĩa trên thì có thể khái quát lại khái niệm về ngân hàng
thương mại như sau: “Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian có khả

năng thực hiện toàn bộ các dịch vụ tài chính ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận”.

×