Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn giải pháp sử dụng có hiệu quả atlat địa lí việt nam trong dạy học địa lí 12 ở trường thpt thường xuân 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1.

Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây tồn ngành giáo dục đang có sự đổi mới mạnh
mẽ, toàn diện và sâu sắc về mọi mặt. Nhưng một trong những nội dung quan
trọng nhất là đổi mới về phương pháp dạy học. Chính sự đổi mới này đã mang
lại những kết quả tích cực trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước, thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu giáo dục quan trọng, đáp ứng yêu
cầu xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.
Các nhà phương pháp học nổi tiếng khi nghiên cứu những phương pháp
dạy học tích cực đều có nhận định: Phương pháp trực quan tích cực hơn phương
pháp truyền thống. Ngày càng nhiều phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học được
sử dụng rộng rãi theo phương pháp dạy học thích hợp. Các phương tiện một mặt
làm thay đổi phương pháp dạy học truyền thống, mặt khác góp phần đổi mới nội
dung dạy học và mở rộng khả năng lĩnh hội kiến thức khoa học hiện đại. Nhờ
việc sử dụng các phương tiện dạy học này mà việc dạy học đã đem lại hiệu quả
cao nhất.
Đối với mơn Địa Lí, đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học cũng
được giáo viên và học sinh nhiệt tình hưởng ứng, bước đầu mang lại hiệu quả
cao trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Các giáo viên đã chú trọng đến
việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập mơn Địa Lí, bao gồm:
Bản đồ treo tường, mơ hình, lược đồ, tranh ảnh, bảng biểu, số liệu thống kê
trong sách giáo khoa và trong Atlat Địa Lí Việt Nam.
Atlat Địa Lí Việt Nam là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết đối
với mơn Địa Lí ở trường phổ thông, nhất là học sinh lớp 12. Cùng với sách giáo
khoa, Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để
học sinh học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí. Việc sử dụng Atlat để học tập là
việc làm rất quan trọng và cần thiết giúp tạo thói quen làm việc độc lập, sáng tạo
cho các em. Đồng thời giảm tâm lí phải học thuộc lịng, giúp các em học tập và
làm bài có hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc khai thác Atlat trong học tập đối với


học sinh còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng nên chưa thực sự hiệu quả. Nguyên
nhân là do cách sử dụng Atlat chưa hiệu quả như: chưa nắm được phương pháp
thể hiện bản đồ sử dụng trong Atlat; chưa nắm được cấu trúc Atlat; chưa biết
huy động, kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối
liên hệ giữa các trang trong quyển Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất.
Từ có sở lí luận và thực tiến trên tôi đã chọn đề tài “ Giải pháp sử dụng có
hiệu quả Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 12 ở Trường THPT
Thường Xuân 2” để nghiên cứu và thực hiện trong quá trình giảng dạy, đến nay
1

skkn


đã thu được kết quả khả quan, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm xin được trao
đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học mơn
Địa Lí đạt kết quả cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trong q trình thực hiện sáng kiến tơi hướng tới mục tiêu cụ thể sau:
Nhằm nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho một
tiết học có hiệu quả của giáo viên địa lí.
Giúp khắc phục nhược điểm phổ biến trong học sinh là sự hạn chế về kĩ
năng sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam, đồng thời giúp các em có khả năng tiếp
nhận kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức trên cơ sở những tri thức giáo viên đã
nghiên cứu, truyền tải thông qua các thiết bị dạy học trong một tiết học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi sáng kiến, tôi tập trung vào nội dung sử dụng Atlat trong
dạy học Địa lí lớp 12- Ban cơ bản và đối tượng là học sinh lớp 12 trường THPT
Thường Xuân 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập tài liệu.

Trong quá trình viết báo cáo cần thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau:
Sách tham khảo, luật giáo dục, các thông tư hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học, các sáng kiến hay của đồng nghiệp…
Phương pháp điều tra, quan sát.
Khảo sát tình hình sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam của học sinh lớp 12 để
nắm được thực tế kĩ năng sử dụng của các em.
Phương pháp chuyên gia.
Có sự tham khảo ý kiến của các thầy cơ giáo giỏi mơn Địa Lí, các thầy cơ làm
cơng tác quản lí giáo dục, các thầy cơ là chun gia phụ trách cấp học, ngành
học.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp 12A4, 12A5

2

skkn


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với công tác đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài đòi hỏi ngành giáo dục phải “xác định mục tiêu, thiết kế
lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục-đào tạo”, “ muốn
đào tạo được con người khi vào đời là con người tự chủ, năng động, sáng tạo
thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào lĩnh vực khơi dậy, rèn luyện và
phát huy khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay
trong lao động, học tập ở nhà trường”. Đây chính là quan điểm dạy học tích cực
“lấy học sinh làm trung tâm”.
Về bản chất của phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung

tâm” là người dạy phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng của người học, đến đặc
điểm tâm sinh lí và cấu trúc tư duy của từng người; là chiến lược, phương pháp
của thầy sao cho phù hợp với chiến lược, phương pháp, thủ pháp của trò. Việc
dạy phải xuất phát từ người học, vì người học và phải đáp ứng được những yêu
cầu của người học cũng như của xã hội. Như vậy việc dạy học “lấy học sinh làm
trung tâm” là một kiểu học mới phải chú ý đến đặc điểm, quyền lợi của học sinh
nói riêng, phải tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực và sáng tạo.
Qua đó thấy được mục đích cuối cùng cơ bản nhất của dạy học tích cực là đưa
lợi ích, niềm vui, hạnh phúc cho học sinh, nhằm đạt chất lượng, hiệu quả cao
hơn.
Ở trường trung học phổ thông, mỗi môn học đều yêu cầu những đặc điểm
riêng, cần các phương pháp dạy học thích hợp. Mơn Địa Lí đã xác định phương
pháp đặc trưng là sử dụng kênh hình và kênh chữ trong việc dạy và học. Việc
giảng dạy kênh chữ đã quen thuộc trong nhà trường nhưng kênh hình mới được
chú trọng trong những năm đổi mới phương pháp dạy học nên việc vận dụng nó
cịn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Đối với học sinh lớp 12, việc sử dụng Atlat Địa lí
Việt Nam để đọc và phân tích dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các
trang bản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp học sinh nhận thức đầy đủ kiến
thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu đồng thời tránh được phương pháp diễn giải dài
dòng, từng bước gây hứng thú và đam mê học tập mơn Địa Lí cho học sinh.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Atlat là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết và hữu ích đối với mơn
Địa Lí ở nhà trường phổ thông, nhất là học sinh lớp 12. Trước đây khi mới sử
dụng Atlat vào giảng dạy, giáo viên gặp nhiều khó khăn vì những lí do sau:
Thứ nhất: Khơng có tài liệu hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng Atlat Địa
Lí Việt Nam.
3

skkn



Thứ hai: Khơng có tiết học chính khóa trên lớp để giáo viên hướng dẫn cho
học sinh.
Thứ ba: Nhiều giáo viên và học sinh chưa có phương pháp và kĩ năng sử
dụng đúng.
Chính vì những khó khăn trên nên việc sử dụng Atlat trong việc dạy học Địa
Lí 12 chưa được chú trọng, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Giáo viên
chưa có được những kĩ năng, phương pháp và kinh nghiệm đầy đủ, cần thiết để
hướng dẫn học sinh có bài bản, chính xác và và khoa học. Từ đó học sinh cũng
chưa thấy được tầm quan trọng của Atlat đối với quá trình học và tự học của
mình, chưa có kĩ năng sử dụng, khai thác Atlat có hiệu quả. Đó là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả học tập hạn chế nhất là trong
các kì thi có u cầu sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam vào q trình làm bài như
kì thi Trung học phổ thông Quốc gia.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Tìm hiểu đặc điểm chung của Atlat Địa Lí Việt Nam.
Atlat Địa Lí Việt Nam được coi là bản đồ giáo khoa để bàn, là một tập hợp có
hệ thống các bản đồ địa lí được sắp xếp một cách khoa học, có tính thống nhất
cao về cơ sở tốn học, nội dung và bố cục bản đồ phù hợp với chương trình học
tập Địa Lí 12. Nội dung Atlat chứa đựng nội dung sách giáo khoa.
Bố cục của Atlat Địa Lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm
2009 có thể khái quát như sau:
 Bản đồ chung:
Bản đồ hành chính.
Bản đồ hình thể.
Bản đồ địa chất- khống sản.
Bản đồ khí hậu.
Bản đồ các hệ thống sơng chính.
Bản đồ các nhóm và các loại đất chính.
Bản đồ thực vật và động vật.

Bản đồ các miền tự nhiên.
Bản đồ dân số.
Bản đồ dân tộc.
Bản đồ kinh tế chung.
 Bản đồ ngành kinh tế.
Bản đồ nông nghiệp chung.
Bản đồ nông nghiệp.
Bản đồ lâm nghiệp và thủy sản.
Bản đồ công nghiệp chung.
4

skkn


-

Bản đồ các ngành công nghiệp trọng điểm.
Bản đồ giao thông.
Bản đồ thương mại.
Bản đồ du lịch.
 Bản đồ các vùng kinh tế.
Bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng.
Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ.
Bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên.
Bản đồ vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm.
2.3.2. Xác định yêu cầu về kĩ năng làm việc với Atlat Địa Lí Việt Nam.
Do Atlat được thiết kế để sử dụng cho học sinh nhiều khối khác nhau nên
giáo viên cần nắm chắc được yêu cầu về kĩ năng đối với học sinh do mình giảng
dạy để đặt ra các yêu cầu rèn luyện kĩ năng phù hợp. Trong phạm vi sáng kiến

tôi xin nêu ra những yêu cầu về rèn luyện lĩ năng sử dụng Atlat cho đối tượng
học sinh lớp 12- trung học phổ thông.
Đối tượng
Kĩ năng cụ thể
1. Đối với các -Học sinh cần:
bản đồ trong
+ Nêu (xác định vị trí) hoặc nhận xét sự phân bố các đối
Atlat
tượng.
+ Tìm (chỉ và kể tên) đối tượng địa lí.
+ Xác định mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí.
+ Nhận xét đặc điểm (tự nhiên, kinh tế- xã hội) của một lãnh
thổ.
+ Giải thích sự phân bố của các đối tượng địa lí.

2.Đối với các - Học sinh cần:
biểu đồ trong
+ Từ biểu đồ lập bảng số liệu. Dựa vào biểu đồ, bảng số liệu
Atlat
nêu nhận xét.
+ Đọc các biểu đồ và rút ra nhận xét.
+ So sánh các biểu đồ và rút ra nhận xét
5

skkn


+ Phân tích các biểu đồ.
3.Đối với các
thành phần khác

trong Atlat (tranh
ảnh, lát cắt địa
hình...)

- Học sinh cần:
+ Biết cách đọc, hiểu nội dung và phân tích để rút ra kết luận
về đặc điểm của đối tượng tự nhiên hay dân cư, kinh tế...
+ Kết hợp với các thành phần khác để giải quyết tình huống,
bài tập địa lí cụ thể.

2.3.3. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ của
Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội.
Muốn hiểu nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu ngơn ngữ của nó
là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ được dùng là những quy định
thống nhất, chính xác về màu sắc, kí hiệu, tỉ lệ bản đồ...Ngay từ trang đầu tiên
của Atlat, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm vững các kí
hiệu chung để có thể đọc nhanh, đúng và từ đó phân tích chính xác hơn.

Hình 1. Kí hiệu chung- Trang 3, Atlat Địa lí Việt Nam

6

skkn


Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bất kì bản đồ nào, phải đọc:
Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung bản đồ.
Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ.
Sau đó sẽ tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài học để thể hiện trên bản đồ,
biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra nhận xét về các yếu tố tự nhiên và kinh tế- xã

hội theo từng nội dung bài học.
2.3.4. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kĩ năng
tìm hiểu kiến thức địa lí tự nhiên.
Ví dụ 1. Dạy bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
Giáo viên yêu cầu học sinh cách phân tích bản đồ trang 4,5 rút ra nhận xét về
các đặc điểm vị ví địa lí nước ta?

Hình 2. Bản đồ hành chính- trang 4,5 Atlat Địa lí Việt Nam

Học sinh sau khi nghiên cứu bản đồ rút ra được các đặc điểm vị trí địa lí nước
ta:
Nước ta nằm ở rìa đơng của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực
Đông Nam Á.
Nước ta giáp với:
+ Phía Bắc: Trung Quốc.
+ Phía Tây: Lào, Campuchia.
+ Phía Đơng, Đơng Nam: Biển Đơng.
7

skkn


Xác định trên bản đồ 4 điểm cực nước ta:
+ Điểm cực Bắc: Hà Giang.
+ Điểm cực Nam: Cà Mau.
+ Điểm cực Tây: Điện Biên.
+ Điểm cực Đơng: Khánh Hịa.
Ví dụ 2. Dạy bài 6,7: Đất nước nhiều đồi núi, mục 2. Các khu vực địa hình.
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào Atlat trang 13, 14 rút ra đặc điểm của các
khu vực địa hình.

Gợi ý: Xác định ranh giới, hướng, hướng nghiêng, cấu trúc địa hình.

Hình 3. Bản đồ các miền tự nhiên- trang 13, Atlat Địa lí Việt Nam.

Học sinh dựa vào bản đồ xác định được ranh giới và đặc điểm của các khu vực
địa hình:
Đơng Bắc:
+ Giới hạn: Tả ngạn sơng Hồng.
+ Hướng nghiêng: Thấp dần từ tây bắc xuống đơng nam.
+ Hướng: vịng cung với bốn cánh cung lớn là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn,
Đông Triều.
8

skkn


+ Cấu trúc địa hình: Các đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên thượng nguồn vùng
thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ
ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung
bình 500-600m.
Tây Bắc:
+ Giới hạn: Nằm từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
+ Hướng nghiêng: Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
(Dựa vào lát cắt địa hình C-D: Lát cắt từ biên giới Việt- Trung qua núi
Phanxipăng, núi Phu Pha Phong đến sông Chu)
+ Hướng: tây bắc-đông nam.
( Dựa vào hướng của các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh….
+ Cấu trúc: phía Đơng là dãy núi cao đồ sộ Hồng Liên Sơn; phía tây là địa
hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào; ở giữa thấp
hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao ngun đá vơi.

Ví dụ 3. Dạy bài 15. Bảo vệ mơi trường và phịng chống thiên tai.
Mục 2a. Bão.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân tích bản đồ Khí hậu-trang 9 Atlat
Địa lí Việt Nam, yêu cầu học sinh rút ra hoạt động của bão ở Việt Nam.

Hình 4. Bản đồ Khí hậu- trang 9, Atlat Địa lí Việt Nam

9

skkn


2.3.5. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kĩ năng
tìm hiểu kiến thức địa lí dân cư.
Ví dụ: Dạy bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dăn cư nước ta.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bản đồ, bảng số liệu trang 15,16 Atlat
Địa Lí Việt Nam để rút ra các đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta:
Dựa vào biểu đồ “Dân số Việt Nam qua các năm”, rút ra các nhận xét:
+ Nước ta đông dân: dân số nước ta là 85,17 triệu người (năm 2007).
+ Dân số nước ta tăng nhanh: trong vòng 37 năm từ năm 1960 đến năm 2007
dân số nước ta tăng thêm 35 triệu người-trung bình mỗi năm tăng gần 1 triệu
người.
Dựa vào bảng số liệu: Các dân tộc Việt Nam- trang 16 Atlat Địa Lí Việt
Nam rút ra nhận xét: Nước ta có nhiều dân tộc trong đó dân tộc kinh chiếm tỉ lệ
cao nhất.
Dựa vào màu sắc của bản đồ Dân cư- Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15,
phân tích mật độ dân số: Mật độ dân số nước ta cao nhưng phân bố không đều,
tập trung đông ở đồng bằng ( Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu
Long), thưa thớt ở trung du, miền núi ( Tây Bắc, Tây Nguyên).
Phân tích tháp dân số để rút ra kết luận: Nước ta có kết cấu dân số trẻ,

đang có xu hướng chuyển dịch sang kết cấu dân số già.

Hình 5. Bản đồ dân số- trang 15

Hình 6. Bản đồ dân tộc- trang 16

10

skkn


2.3.6. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kĩ năng
tìm hiểu kiến thức địa lí các ngành kinh tế.
Ví dụ 1. Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu cơ cấu ngành cơng nghiệp nước
ta.
Khi dạy bài 26. “Cơ cấu ngành công nghiệp”. Giáo viên hướng dẫn học sinh
sử dụng bản đồ công nghiệp chung- Atlat Địa Lí Việt Nam trang 21 để nhận
thức được các đặc điểm cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.

Hình 6. Bản đồ cơng nghiệp chung- trang 21, Atlat Địa lí Việt Nam

Dựa vào biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta phân
theo nhóm ngành, học sinh nhận xét được: Cơ cấu cơng nghiệp theo nhóm
ngành của nước ta có sự chuyển dịch:
+ Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác; công nghiệp sản xuất, phân phối điện,
khí đốt, nước.
+ Tăng tỉ trọng cơng nghiệp chế biến.
Dựa vào bản đồ công nghiệp chung nhận thức được đặc điểm cơ cấu công
nghiệp theo lãnh thổ:
+ Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: Đồng bằng sông

Hồng, Đông Nam Bộ, dọc Duyên hải miền Trung.
11

skkn


+ Trung du, miền núi công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.
Dựa vào biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân
theo thành phần kinh tế, học sinh nhận xét được: Cơ cấu ơng nghiệp theo thành
phần kinh tế có sự chuyển dịch:
+ Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước từ 34,2% (năm 2000) xuống còn 20,0%
(năm 2007).
+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước từ 24,5% (năm 2000) lên 35,4% (năm
2007).
+ Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngồi từ 41,3% (năm 2000) lên
44,6% (năm 2007).
Ví dụ 2. Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu phát triển và phân bố ngành giao
thông vận tải nước ta.
Khi dạy bài 30. Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Giáo
viên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ giao thông vận tải- Atlat Địa Lí Việt
Nam trang 23 để tìm hiểu các tuyến đường giao thơng vận tải chính của nước ta.

Hình 7. Bản đồ giao thông - trang 23, Atlat Địa lí Việt Nam

12

skkn


Các tuyến đường bộ chính:

+ Quốc lộ 1: chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà
Mau), là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ, nối các vùng kinh
tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Đường Hồ Chí Minh: Là tuyến đường bộ xuyên quốc gia lớn thứ 2, chạy từ
Bắc vào Nam dọc phía tây đất nước.
Các tuyến đường sắt:
+ Đường sắt Thống Nhất từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh, chạy gần như song
song với quốc lộ 1.
+ Các tuyến đường khác là: Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội- Thái Nguyên…
Các tuyến đường biển:
+ Các tuyến đường biển chủ yếu theo hướng Bắc- Nam như: Hải Phịng- TP. Hồ
Chí Minh, Hải Phòng- Đà Nẵng…
+ Các cảng biển quan trọng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Dung Quất, Cam Ranh…
2.3.7. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kĩ năng
tìm hiểu kiến thức địa lí các vùng kinh tế.
Vấn đề phát triển của mỗi vùng kinh tế vừa thể hiện đặc điểm chung của cả
nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy khi trình bày
nội dung kiến thức của từng vùng địi hỏi phải có kĩ năng sử dụng nhiều trang
Atlat để tìm hiểu kiến thức. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm như sau:
Xác định vị trí, ranh giới của vùng.
Xác định đặc điểm tự nhiên: Địa hình, sơng ngịi, khí hậu…
Từ đặc điểm trên, tìm thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế
của vùng.
Dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinh tế
của vùng đó.
Ví dụ . Dạy bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 26.
Xác định vị trí, ranh giới của vùng:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông
Hồng, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ.

+ Từ vị trí đó giáo viên yêu cầu học sinh rút ra được ý nghĩa vị trí địa lí của
vùng: Thuận lợi cho việc giao lưu với các nước, các vùng trong nước và xây
dựng nền kinh tế mở; thuận lợi phát triển kinh tế biển.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào Atlat trang 8 và trang 26 kể tên các
loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

13

skkn


Khống sản

Tên mỏ

Than
Sắt
Thiếc
Apatit
Từ đó rút ra kết luận: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên
khoáng sản nhất nước ta, thuận lợi để phát triển ngành cơng nghiệp khai thác và
chế biến khống sản.


nh 8. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sơng Hồngtrang 26, Atlat Địa lí Việt Nam

2.3.8. Sử dụng Atlat trong làm bài kiểm tra.
Trong q trình ơn tập giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi sử dụng Atlat
Địa Lí Việt Nam.
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển

nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
14

skkn


A. Chu Lai.
B. Nghi Sơn.
C. Vũng Áng.
D. Hòn La.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây
thuộc hệ thống sông Mã?
A. Sông Cầu.
B. Sông Chu.
C. Sông Thương.
D. Sông Đà.
Câu 3. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản phân theo
ngành ở Atlat Địa Lí Việt Nam trang 18, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản của nước ta lần lượt là:
A. 236987 tỉ đồng, 12881 tỉ đồng và 88937 tỉ đồng.
B. 236789 tỉ đồng, 12188 tỉ đồng và 98378 tỉ đồng.
C. 236987 tỉ đồng, 12188 tỉ đồng và 89378 tỉ đồng.
D. 263987 tỉ đồng, 11288 tỉ đồng và 87938 tỉ đồng.
Câu 4. Căn cứ vào bản đồ Ngoại thương (năm 2007) ở Atlat Địa Lí Việt Nam
trang 24, Việt Nam có giá trị ngoại thương xuất siêu với các quốc gia nào sau
đây?
A. Xingapo.
B. Trung Quốc.
C. Hoa Kì.
D. Hàn Quốc.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh nào sau đây có diện
tích lớn hơn?
A. Cao Bằng.
B. Sơn La.
D. Gia Lai.
D. Quảng Nam.
Câu 6. Căn cứ vào biểu đồ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị
sản xuất nông nghiệp thuộc bản đồ Chăn ni (năm 2007) ở Atlat Địa Lí Việt
Nam trang 19, trong giai đoạn 200-2007, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi nước
ta tăng
A. 2,3 lần.
B. 3,3 lần.
C. 4,3 lần.
D. 5,3 lần.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 21, trung tâm cơng nghiệp Vinh
khơng có ngành nào sau đây?
A.Chế biến nơng sản.
B. Cơ khí.
C. Sản xuất vật liệu xây dựng.
D. Dệt, may.
Câu 8. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực,
quốc gia, vùng lãnh thổ ở Atlat Địa Lí Việt Nam trang 25, khu vực, quốc gia,
vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam ở giai đoạn 2000- 2007 là
A.Đông Nam Á.
B. Trung Quốc.
C. Đài Loan.
D. Hàn Quốc.
15


skkn


Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, hai đơ thị có quy mơ dân số
(năm 2007) lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. Thanh Hóa và Hà Tĩnh.
B. Vinh và Hà Tĩnh.
C. Vinh và Huế.
D. Thanh Hóa và Huế.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 9, vào tháng 6 và tháng 7, các
cơn bão tác động chủ yếu đến khu vực nào của nước ta?
A. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phịng.
B. Ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
D. Ven biển Nam Trung Bộ.
2.4. Hiệu quả sáng kiến.
Trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng các biện pháp trên. Tôi thấy hiệu quả
biểu hiện ở những vấn đề sau:
Thứ nhất: Nâng cao tính tự giác và sáng tạo của học sinh. Thay vì chỉ
nghe giáo viên giảng, tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, học sinh có thể tự
đọc và phân tích bản đồ, biểu đồ trong Atlat rồi đi đến nhận biết kiến thức. Đồng
thời từng bước gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa Lí cho học sinh.
Thứ hai: rèn luyện được tư duy cho học sinh. Học sinh biết huy động, kết
hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa
các trang trong quyển Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất.
Thứ ba: Nâng cao hiệu quả ơn tập. Trong q trình ơn tập để kiểm chứng
có hiệu quả các biện pháp trên, tôi theo dõi kết quả các lớp qua các lần thi thử
tôi thấy kết quả tăng lên, tỉ lệ yếu kém giảm dần.
Lớp
Sĩ số

Điểm 9-10 Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm < 5
Số
bài

%

Số
bài

%

Số
bài

%

Số
bài

%

12A4

38

1

2,6


9

23,7

17

44,8

11

28,9

12A5

36

1

2,8

8

22,2

15

41,7

12


33,3

Bảng 1. Kết quả thi thử lần thứ nhất

Lớp

Sĩ số Điểm

9-10

Điểm

7-8

Điểm

5-6

Điểm

<5

Số
bài

%

Số
bài


%

Số
bài

%

Số
bài

%

12A4

38

4

10,5

15

39,5

16

42,1

3


7,9

12A5

36

3

8,3

14

38,9

16

44,5

3

8,3
16

skkn


Bảng 2. Kết quả thi thử lần thứ hai

Như vậy có thể thấy rằng phương pháp sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam chắc

chắn là phương pháp tiếp cận kiến thức hợp lí nhất, rèn luyện tư duy nhận thức
cho học sinh tốt hơn, lôi cuốn học sinh nhiều hơn, phù hợp với tâm lí tuổi trẻ ưa
tìm tịi khám phá những điều mới lạ.

17

skkn


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.

Rèn luyện kĩ năng sử sụng Atlat Địa Lí Việt Nam là rất cần thiết và quan
trọng trong việc dạy và học môn Địa Lí.
Đối với học sinh lớp 12 THPT kĩ năng này có tác dụng thúc đẩy tính tích
cực, tự giác, tư duy độc lập logic trong học tập của học sinh, giúp các em chủ
động, sáng tạo, độc lập tự mình phân tích, khai thác kiến thức qua các trang bản
đồ, biểu đồ trong Atlat. Học sinh nhận thức được các nội dung trong bản đồ
không chỉ là phương tiện trực quan sinh động mà còn là bản mật mã ẩn chứa
trong đó nhiều điều mới lạ, mang tính hấp dẫn tuổi trẻ mà ngơn ngữ của nó là:
các quy ước, kí hiệu, màu sắc và cả hình dáng, kích thước của của cả nước, một
khu vực, một vùng lãnh thổ giúp các em nắm bài nhanh, hiểu bài sâu sắc hơn.
3.2. Kiến nghị và đề xuất.
- Đối với đồng nghiệp- giáo viên trực tiếp giảng dạy:
+ Cần đầu tư nghiên cứu nội dung để thiết kế, tổ chức dạy học phù hợp với
chuẩn kiến thức kĩ năng, trình độ học sinh. Việc sử dụng những biện pháp tổ
chức dạy học phù hợp, cần kết hợp với công nghệ thông tin, đồ dùng trực quan
để phát huy hiệu quả dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để phân tích cần đảm bảo những yêu
cầu sau:

Sử dụng những bản bản đồ phải có nội dung phù hợp với kiến thức cần tìm
hiểu trong bài.
Khi phân tích bản đồ cần phải chú ý đọc đúng các ước hiệu, kí hiệu, màu sắc
và hình dáng kích thước để phân tích mới đảm bảo tính xác, khoa học.
Khi phân tích bản đồ phải tìm tịi các chi tiết, khơng bỏ sót một dữ kiện nào trên bản
đồ. Cần chú ý nghiên cứu kĩ các bản đồ và các chú thích kèm theo để nắm vững cả
những chi tiết nhỏ nhất.

Khi hướng dẫn học sinh phải yêu cầu các em sử dụng bản đồ nào, trang nào
cho phù hợp với nội dung bài học.
Trong công tác ôn thi THPT cần nỗ lực phát huy vai trị tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh với những biện pháp phù hợp.
Đối với các cấp quản lí:
+ Cần quan tâm hơn đến các mơn khoa học xã hội trong đó có mơn Địa Lí và
tạo điều kiện để tôi tiếp tục phát huy sáng kiến trong các năm học tiếp theo.
+ Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc dạy và học: Đối với
mơn Địa Lí nói chung và mơn Địa lí 12 nói riêng, việc sử dụng phương tiện trực
quan như bản đồ, tranh ảnh sẽ hiệu quả hơn khi giáo viên sử dụng giáo án điện
tử. Tuy nhiên trường THPT Thường Xn 2 mới có một phịng máy chiếu nên
18

skkn


giáo viên và học sinh phải di chuyển phòng học mất thời gian hoặc trùng tiết học
với các giáo viên khác có sử dụng phịng máy chiếu. Vì vậy, tơi đề nghị các
phòng học được trang bị máy chiếu hoặc có thêm phịng máy chiếu để phục vụ
cho việc giảng dạy và học tập được tốt hơn.
Nếu có sự quan tâm thích đáng của các cấp quản lí, có sự nỗ lực tích cực của
giáo viên thì chất lượng giảng dạy mơn Địa Lí sẽ khắc phục dần những hạn chế

hiện nay, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và công cuộc đổi mới
đất nước.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thường Xuân ngày 8 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến

Trần Thị Nga

19

skkn



×