Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De cuong on tap hoc ki ii ngu van 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.34 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 11
A. Hệ thống kiến thức
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
1.Các cấp độ câu hỏi đọc hiểu: Thông thường 1 đề đọc hiểu bao gồm 4 câu hỏi ở
4 cấp độ khác nhau:
a.Cấp độ 1: Câu hỏi nhận biết
- Dang câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt (PTBĐ), phong cách ngơn
ngữ(PCNN), nội dung chính/ mục đích chính/ chủ đề/ ý chính của đoạn văn bản,
thao tác lập luận, thể loại, ….
- Cách làm:
+Đọc kỹ văn bản, xác định từ khóa,
+ Chỉ ra, nhận ra (gọi tên) PTBĐ, PCNN, ….
-Yêu cầu trả lời: Ngắn gọn, đủ ý.
b. Cấp độ 2: Câu hỏi thông hiểu.
-Dạng câu hỏi: Vì sao, ý nghĩa của (từ, câu, hình ảnh,…), chỉ ra từ, câu, hình ảnh
thể hiện chủ đề, xác định các biện pháp tu từ và nêu tác dụng, Xác định các kiểu
câu và tác dụng biểu đạt, xác định nghiã của câu; theo tác giả, căn cứ vào đoạn
văn, những yếu tố, đặc điểm nào của sự việc được nhắc tới trong văn bản;……
- Cách làm: Đọc kỹ văn bản, gạch chân các từ khóa, để trả lời câu hỏi (vì câu trả
lời có ngay trong nội dung văn bản)
- Yêu cầu trả lời: Dù câu hỏi bắt đầu địi hỏi tư duy, suy nghĩ nhưng khơng cần suy
nghĩ q sâu xa, khơng cần suy nghĩ ra ngồi văn bản.
c.Cấp độ 3: Câu hỏi vận dụng.
-Dạng câu hỏi: Yêu cầu học sinh nhận định đánh gía vấn đề hoặc phân tích 1 phần
văn bản (Cảm nhận về nhân vật, chi tiết, câu nói, ý nghĩa, thơng điệp, thái độ tình
cảm của tác giả với vấn đề đặt ra, ….)
- Cách làm:
+Đọc kỹ văn bản
+Chỉ ra thái độ, quan điểm, hiểu biết riêng của bản thân về vấn đề của văn bản



-Yêu cầu: Các ý phải rõ ràng, mạch lạc, chưa cần hành văn.
d. Cấp độ 4: Vận dụng cao
-Dạng câu hỏi: Từ một vấn đề đặt ra trong văn bản vận dụng vào giải quyết 1 tình
huống thực tế. Các câu hỏi thường gặp: suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề được đề
cập trong văn bản/ cảm nhận về ý nghĩa tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải/ viết
đoạn văn ngắn về chủ đề/ anh, chị rút ra bài học gì cho bản thân/ anh, chị sẽ làm gì
nếu mình trong tình huống đó,…
- Cách làm: Vận dụng kiến thức xã hội và kỹ năng viết đoạn văn ngắn (5-7
câu/dịng) theo chủ đề để giải quyết tình huống.
- Yêu cầu đoạn văn: ngắn gọn, các ý không trùng lặp, các câu tập trung làm sáng tỏ
chủ đề.
2.Luyện tập
2.1 Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3
Con sẽ không đợi một ngày kia…
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dịng sơng trơi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi bao giờ?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hồng hơn.
(“Mẹ” – Đỗ Trung Qn)
Câu 1: Xác định phương hướng biểu đạt chính của đoạn thơ trên (0.5điểm)
Câu 2: Xác định các biện pháp tu từ nghệ thuật và hiệu quả của biện pháp tu từ đó
trong biểu đạt nghệ thuật trong câu Con mỗi ngày một lớn lên/Mẹ mỗi ngày thêm
già cỗi.(1,0 điểm)
Câu 3: Vì sao khi người con thấy tuổi già của mẹ thì mỗi ngày lại thấy bơ vơ?

Câu 4:Từ văn bản trên, anh / chị rút ra được thông điệp nào ý nghĩa ?
2.2. CHIM HỌA MI HÓT


Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu
trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tơi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong
khắp trời mây gió, uống bao nhiểu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên,
những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm có khi rộn rã, như một điệu đàn trong
bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp
sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.    
          Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm mắt
lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng
đêm dày.
          Rồi hơm sau, khi phương đơng vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang
lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu
đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lơng rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn
chuyển từ bụi nọ sáng bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
(Theo Ngọc Giao, Hướng dẫn học Tiếng việt 5, tập 2B, NXBGDVN, 2014)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Xác định nội dung văn bản
Câu 3: Xác định nghĩ sự việc và nghĩa tình thái trong câu văn: Hình như nó vui
mừng vì suốt ngày được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp  trời mây gió, uống
bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. (1,0 điểm)
Câu 4:. Cho biết ý nghĩa của hình ảnh “chim họa mi hót” được nói tới trong văn
bản.
Phần II: Làm Văn Nghị luận văn học (7 điểm)
1. Dạng đề: Nghị luận 1 bài thơ, 1 đoạn thơ; nghị luận 1 ý kiến bàn về văn học,
so sánh 2 đoạn thơ, 2 bài thơ.
2.Yêu cầu

- Kiến thức: Có kiến thức về tác giả, tác phẩm đã học:
+ Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu
+ Hầu trời – Tản Đà
+ Vội vàng- Xuân Diệu


+Tràng giang – Huy Cận
+Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
+ Từ ấy –Tố Hữu
+Chiều tối – Hồ Chí Minh.
- Kỹ năng: Biết cách làm bài: Nghị luận 1 bài thơ, đoạn thơ; nghị luận 1 ý
kiến bàn về văn học, so sánh
3.Một số đề luyện tập
- Cảm nhận bài thơ: Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu; Vội vàng của
Xuân Diệu; Tràng giang của Huy Cận; Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử; Từ ấy
của Tố Hữu, Chiều tối của Hồ Chí Minh.
- Phân tích Tràng Giang; Chiều tối để làm sáng tỏ ý kiến: nét độc đáo trong Tràng
Giang/ Chiều tối là sự kết hợp của yếu tố cổ điển và hiện đại.
- Phân tích Vội vàng để làm sáng tỏ ý kiến: xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong
các nhà thơ mới.
-Phân tích Từ ấy để làm sáng tỏ ý kiến: Từ ấy là bản khai sinh ra người chiến sĩ Tố
Hữu và nhà thơ Tố Hữu./ Tố Hữu là nhà thơ của niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình
cảm lớn.
-Phân tích Đây thôn Vĩ dạ để làm sáng tỏ ý kiến: Đây thôn Vĩ Dạ là 1 bức trang
đẹp về 1 miền quê hương đất nước, là tiếng lòng của 1 thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu
người”.
- Cảm nhận của anh / chị về thiên nhiên trong hai bài thơ Tràng Giang và Đây thôn
Vĩ Dạ.
- Cảm nhận của anh/ chị về 13 câu thơ đầu của Vội Vàng và khổ thơ thứ 2 của Từ
ấy.

-Cảm nhận khổ thơ cuối Tràng Giang và bài thơ Chiều tối.
B. Đề tham khảo
Câu 1 (3 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:
F.A (Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc
khơng có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cơ đơn một mình.


Bởi vì rất dễ hiểu, tự thoả hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thoả hiệp
với những người khác. Biểu hiện của những người F.A là luôn kêu ca về tình trạng
độc thân của mình nhưng lại ln gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo”
internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày thường hay lễ tết.
Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube…
chúng ta đang tự cơ lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành
F.A.
Trung bình, hằng ngày mỗi người Việt Nam tiêu tốn 2h đồng hồ vào mạng xã hội,
nhưng có lẽ phải nhiều hơn như vậy. Tơi đã từng tự thách thức mình khơng sử
dụng điện thoại, máy tính, internet trong một tuần, và tơi thất bại ở ngày thứ năm.
Dường như tôi đã bị phụ thuộc quá nhiều vào những tin nhắn, vào những cuộc gọi,
vào những cập nhật về bạn bè, xã hội xung quanh tôi. Tôi “phát điên” khi không
biết mọi việc đang diễn ra xung quanh mình như thế nào, ai cần đang cần liên lạc
với mình và hơn hết, tơi có cảm giác mình đang bị ‘lãng qn’ khi tơi tách mình ra
khỏi thế giới số. Cịn bạn thì sao?
….
Khái niệm F.A đã dịch chuyển từ những người cô đơn sang cả những người có
đơi, có cặp. Với tình trạng hai người hẹn hị nhau mà mỗi người tự nói chuyện với
cái smartphone của mình thì thực ra cũng chẳng khác nào F.A. Nguy hiểm hơn
nữa là khi chính người lớn chúng ta làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em.
Khi các bậc phụ huynh còn đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc
con cái với những chiếc máy tính bảng thì hồn tồn dễ hiểu khi con trẻ cũng tự
thu mình vào thế giới riêng của chúng. Và điều sau đây hoàn toàn có thể xảy ra:

Một thế hệ F.A mới sẽ ra đời thừa kế lại chính hội chứng F.A của cha mẹ chúng.
Vì vậy, các thanh niên hãy thơi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F.A của
mình. Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận
hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A.
(Dẫn theo )
1. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên?
2. Theo người viết, F.A là gì?
3.Người viết cho rằng: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn
với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A”. Ý kiến của anh
chị?
4. thông điệp nào có ý nghĩa với anh/ chị nhất?
Câu 2 (7 điểm): Cái mới của thơ Xuân Diệu qua đoạn trích:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi


Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp mơi gần” (Trích Vội Vàng - Xn Diệu)



×