Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kinh tế chính trị mác lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.46 KB, 11 trang )

Kinh tế chính trị Mác Lênin
Câu hỏi:
Câu 1: Trình bày những tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng
hóa. Phân tích 3 ví dụ trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị
trong kinh tế ở địa phương anh (chị)
Câu 2: Phân tích các hình thức cơ bản trong quan hệ kinh tế đối ngoại (kinh
tế quốc tế)?
Bài làm
* Những tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa:
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hố. Ở đâu có sản
xuất và trao đổi hàng hố thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Quy luật
giá trị là quy luật chi phối cơ chế thị trường và chi phối các quy luật kinh tế
khác; các quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu của quy luật giá trị mà thôi.
Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá
cả xung quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá cả thị trường
lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá
trị. Thông qua sự sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động
của quy luật giá trị. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo
mệnh lệnh của giá cả thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có
những tác động cơ bản sau:
* Thứ nhất, tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
Trong sản xuất, thơng qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được
tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất. Nếu giá
cả hàng hóa bằng hoặc lớn hơn giá trị thì việc sản xuất là phù hợp với yêu cầu
1


xã hội; hàng hoá này nên được tiếp tục sản xuất, tư liệu sản xuất và sức lao động

sẽ được tự phát chuyển vào ngành đang có giá cả cao.
Trong lưu thơng, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi


có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Thông qua
mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hố ở nơi có giá cả thấp được thu hút,
chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung cầu hàng hoá giữa các
vùng cân bằng, phân phối lại thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua
của thị trường (nếu giá cao thì mua ít, giá thấp mua nhiều)...
* Thứ hai, tự phát thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có
giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều
lợi nhuận hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội
sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị
phá sản, người sản xuất phải ln tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của
mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp
dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm... Kết
quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên,
chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống.
Trong lưu thơng, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không
ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng... làm cho
q trình lưu thơng được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí
thấp nhất.
* Thứ ba, thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hoá người sản
xuất.
2


Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình
độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn nên lãi nhiều. Những
người này sẽ mở rộng quy mô sản xuất, trở nên giàu có, phát triển thành ơng

chủ. Ngược lại, những người do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém,
trình độ cơng nghệ lạc hậu... thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội và dễ lâm

vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản. Trong nền kinh tế thị trường thuần túy,
chạy theo lợi ích cá nhân, đầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế… là những yếu
tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất cùng những tiêu cực về kinh
tế xã hội khác.
Tóm lại, quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích
sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác dụng lựa
chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất;
vừa có cả những tác động tiêu cực. Các tác động đó diễn ra một cách khách quan
trên thị trường nên cần có sự điều tiết của nhà nước để hạn chế tiêu cực, thúc
đẩy tác động tích cực.
* Ví dụ 1: về tự phát điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa
Giá cả và lượng tiêu thụ tôm sú giảm mạnh trong thời gian gần đây:
Thủy hải sản từ lâu vốn là một món ăn được ưa chuộng không chỉ bởi người dân
bản địa mà cả những du khách trong và ngoài nước . Rất nhiều khách du lịch đến
với các bãi biển nổi tiếng, khu du lịch, bên cạnh mục đích chính là tận hưởng
khơng khí mát mẻ vùng biển, cịn để thưởng thức các loại hải sản tươi sống nơi
đây. Nắm bắt điều đó, nhiều người dân ở địa phương em đã mở mơ hình ni trồng
hải sản đó là tơm sú với lượng tiêu thụ lớn mỗi năm. Không chỉ được tiêu thụ tại
địa phương mà tơm sú cịn được tiêu thụ rộng khắp các thành phố lớn không giáp
3


biển như Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Ninh...với giá cao hơn từ 20% – 30%. Giá
thời điểm những năm trước dao động từ 250 – 400 đồng/1kg tùy từng kích cỡ.
Nhưng dạo gần đây, từ sau tết nguyên đán 2021 đã xuất hiện hiện tượng lượng
tiêu
thụ và giá tôm sú giảm mạnh. Trước tình hình đó, nhiều người đã thu hẹp quy mô

nuôi trồng hoặc chuyển hướng sang nuôi trồng các loại hải sản khác giá rẻ hơn, dễ
tiêu thụ như các loại cá...

Phân tích: Về nguyên nhân của vấn đề trên:
- Thứ nhất, là do giá bán lẻ quá cao, bởi chỉ là những cá nhân, hộ gia đình ni
trồng ra nên khi bán lẻ có thể xuất hiện sự chênh giá
- Thứ hai, là do người nuôi trồng tiêu thụ sản phẩm qua nhiều nấc trung gian,
khiến cho qua từng lớp giá lại bị đẩy lên một ít
- Thứ ba, là do phải cạnh tranh với nguồn tôm sú từ bên ngồi như tơm của Trung
Quốc giá rẻ hơn. Dù cho chất lượng và mùi vị không ngon bằng nhưng lại thu
hút được lượng khách từ bếp ăn tập thể và các cửa hàng kinh doanh
- Thứ tư, là do tình hình dịch bệnh Covid -19 ảnh hưởng rất lớn. Nền kinh tế bị
tác động khiến nhiều người khơng có việc làm, làm giảm thu nhập chính vì vậy
tơm sú trở thành món ăn xa xỉ đối với người dân địa phương. Dịch bệnh còn
khiến các nhà hàng, qn ăn phải đóng cửa, người dân khơng thể đi du lịch dẫn
đến mất đi một lượng khách hàng lớn tiêu thụ tôm sú
=> Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến sức tiêu thụ thủy sản giảm mạnh
đồng nghĩa với việc cung vượt quá cầu, giá cả của tôm sú buộc phải giảm mạnh,
tơm bán khơng chạy và có khả năng còn bị lỗ vốn. Và để tránh gặp phải tình
trạng lỗ vốn này thì ngồi việc thu hẹp quy mô nuôi trồng tôm sú, người nuôi
4


trồng đương nhiên sẽ chuyển sang ni trồng các lồi khác có giá trị cao hơn để
đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội hiện nay.
- Về việc tiêu thụ tơm sú tới các thành phố khác có thể hiểu: ở vùng biển, hải sản
có nhiều cộng với việc nuôi trồng thêm nên giá cả thấp bởi cung lớn hơn cầu,
ngược lại ở vùng đất liền (không giáp biển) hải sản vô cùng khan hiếm, cung
nhỏ hơn cầu đồng nghĩa với việc giá cả cao hơn. Việc giá tôm sú có sự chênh

lệch giữa các địa phương đã ảnh hưởng đến việc lưu thông mặt hàng này. Ở
những nơi mà giá tôm sú thấp, bị giảm mạnh, lượng tiêu thụ bị giảm sút thì sẽ ít
được tiếp tục cung cấp hơn. Và ngược lại ở những nơi mà giá tơm sú cao, khá ổn

định thậm chí là tăng lên, lượng tiêu thụ lớn thì sẽ thu hút nguồn cung cấp hơn.
Việc lưu thơng sẽ theo luồng từ nơi có giá tơm thấp đến nơi có giá tơm cao, ổn
định. Khi ít được cung cấp thì ở những nơi giá tơm thấp đó, cung sẽ nhỏ hơn cầu
từ đó sẽ đẩy giá tơm tăng lên, khi giá tơm tăng thì sẽ lại thu hút lưu thông nguồn
cung cấp tôm đi đến những nơi này nhiều hơn. Từ đó làm cho lưu thơng mặt
hàng này được thơng suốt.
* Ví dụ 2: tự phát thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển:
- Tại địa phương của em vào những năm 2002, có một số khách sạn, nhà nghỉ
dành cho du khách đến du lịch. Nhưng lúc đó chỉ có một vài khách sạn vừa và
nhỏ, diện tích hẹp. Điển hình đó là Sea Pearl Cat Ba Hotel và khách sạn Giếng
Ngọc. Là một trong những khách sạn được xây dựng đầu tiên của đảo Cát Bà,
hai khách sạn này đã thu về cho mình nhiều lợi nhuận và trở thành những khách
sạn nổi tiếng của Cát Bà. Nhưng đến năm 2010 thì thị trường du lịch tại đảo phát
triển mạnh dẫn đến sự hình thành nhanh chóng của nhiều nhà hành, khách sạn
khác. Nhận thấy việc bản thân đang dần lép vế trước các đối thủ khác, Sea Pearl
5


Cat Ba Hotel đã tự làm mới mình, họ đã xây dựng mới lại thành 11 tầng với
trang bị thang máy hiện đại, họ cịn tích hợp thêm nhiều mơ hình như xây bể bơi
trên cao, trung tâm spa chăm sóc sức khỏe, quầy bar, quán nước. Bên cạnh đó họ
cịn đổi mới phương pháp quản lí, thực hiện đào tạo nhân viên tốt, tích cực quảng
bá khách sạn trên các trang wed... Nhờ đó cho đến hiện tại Sea Pearl Cat
Ba Hotel đã trở thành một khách sạn 3 sao tại Cát Bà, được nhiều du khách yêu
thích và vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Còn khách sạn Giếng Ngọc khơng có
sự đổi mới nên cho đến hiện tại đã khơng cịn được du khách u thích, dần mất

đi vị thế lúc trước của mình và đang đứng trước nguy cơ phá sản
Phân tích: khách sạn Giếng Ngọc hay Sea Pearl Cat Ba Hotel đều là những chủ
thể kinh tế độc lập, họ tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Có thể thấy để giành lợi thế trong cạnh tranh, Sea Pearl Cat Ba Hotel đã phải
liên tục tìm cách cải tiến máy móc khoa học kĩ thuật, cải thiện chất lượng phục
vụ, bên cạch đó là những chiến lược kinh donh như hạ giá phòng, ưu đãi combo
ăn uống, khuyến mại đặc biệt vào các dịp kỉ niệm của khách sạn.... Sự cạnh
tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn mà kết quả là
sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ tại Cát Bà và lợi
ích cho du khách
* Ví dụ 3: về thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hố người sản xuất
- Ví dụ về các hộ gia đình chăn nuôi lợn tại địa phương. Cùng là những người
dân di dân ra đảo xây dựng vùng kinh tế mới, người dân đã chọn nghề ni lợn
để thốt nghèo. Nhưng trong những năm gần đây, mức thu nhập của những
người dân ở đây đã có sự phân hóa rõ rệt. Một số người nông dân đã biết áp
dụng khoa học – kĩ thuật trong chăn nuôi, đem lại hiệu quả cao, đời sống kinh tế
6


khá lên, cuộc sống trở lên sung túc, có điều kiện mở rộng mơ hình kinh doanh
trang trại. Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn những hộ gia đình đạt kết quả thấp, thua
lỗ liên miên. Những hộ gia đình đã mở rộng mơ hình chăn ni lợn tiêu biểu là
chú Đỗ Văn Lâm. Chú đã chủ động đi tìm hiểu các mơ hình lớn, nhỏ ở các tỉnh
thành khác, tìm tịi học hỏi nhiều kinh nghiệm chăn ni lợn, chú cịn tích cực
tham gia những buổi tọa đàm về mơ hình chăn ni kiểu mới. Sau 3 năm áp
dụng những khoa học - kĩ thuật, xây dựng cơ sở vật chất chăn nuôi đạt tiêu
chuẩn, tự trồng trọt được thức ăn cho lợn và nhân công lao động là người trong
nhà (giảm chí phí cho tiền th lao động) thì chú đã thu được lợi nhuận lớn.
Nhưng không dừng lại tại đó, chú đã mạnh dạn đi vay vốn Ngân hàng, tiếp tục
mở rộng mơ hình chăn ni nhỏ thành trang trại lớn và chăn nuôi thêm ngan, gà.
Sau nhiều năm, chú Lâm đã trở thành triệu phú ở đây với 2 trang trại rộng lớn và
thu nhập 600 triệu mỗi năm
Phân tích: có thể thấy chú Lâm có điều kiện sản xuất thuận lợi, trình độ kiến

thức, trang bị kỹ thuật tốt nhờ vậy hao phí cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó
đã nhanh chóng thành công, mở rộng quy mô kinh doanh. Ngược lại những
người cứ đi theo lối chăn ni truyền thống thì khơng thể phát triển, vươn lên
làm giàu được. Bởi họ không có trình độ năng lực, sản xuất với hao phí cá biệt
cao hơn giá trị xã hội nên khơng có lợi nhuận, dễ lâm vào tình trạng thua lỗ. Từ
đó có thế thấy, sự phân hóa giàu nghèo được hình thành giữ người sản xuất

Câu 2: Phân tích các hình thức cơ bản trong quan hệ kinh tế đối ngoại (kinh
tế quốc tế)?
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối
ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như:
7


1. Ngoại thương, hay còn gọi là thương mại quốc tế, là sự trao đổi hàng hoá, dịch
vụ (hàng hoá hữu hình và vơ hình) giữa các quốc gia thơng qua hoạt động xuất
nhập khẩu
- Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có tác
dụng to lớn: tăng tích luỹ cho nền kinh tế nhờ sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh
giữa các quốc gia trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
"điều tiết thừa, thiếu" trong mỗi nước; nâng cao trình độ cơng nghệ và cơ cấu
ngành nghề trong nước; tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người lao
động nhất là trong các ngành xuất khẩu.
Nội dung của ngoại thương bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, th nước
ngồi gia cơng tái xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm
của ngoại thương.

- Ngày nay, ngoại thương thế giới có những đặc điểm mới như: tốc độ tăng trưởng
ngoại thương nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân; tốc độ tăng
trưởng hàng hóa vơ hình nhanh hơn so với hàng hóa hữu hình, tỷ trọng xuất khẩu

hàng ngun liệu thơ giảm trong khi dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm công nghệ chế
biến tăng nhanh. Các điều kiện thương mại, thanh tốn, thuế quan cũng có thay đổi
lớn do thực hiện các cam kết quốc tế của các nước thành viên trong các tổ chức
thương mại quốc tế.
2. Hợp tác về sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ
* Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất bao gồm gia cơng, xây dựng xí nghiệp chung,
chun mơn hố và hợp tác hóa sản xuất quốc tế...
- Nhận gia cơng cho nước ngồi là một hình thức giúp tận dụng nguồn lao động dự
trữ, tạo thêm nhiều việc làm và tận dụng cơng suất máy móc hiện có. Rất nhiều
8


nước trên thế giới chú trọng đẩy mạnh hình thức này, kể cả các nền kinh tế "công
nghiệp mới" (NIEs) như Hàn Quốc, Đài Loan... - --- Xây dựng những xí nghiệp
chung với sự hùn vốn và cơng nghệ từ nc ngồi. Về mặt pháp lý, xí nghiệp chung
thường được tổ chức dưới hình thức cơng ty cổ phần. Các xí nghiệp này thường
được ưu tiên xây dựng ở những ngành ktế quốc dân hướng vào xuất khẩu hay thay
thế nhập khẩu.
- Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chun mơn hố theo quy trình cơng nghệ là
hình thức hợp tác sản xuất trong đó mỗi bên chịu trách nhiệm sản xuất một bộ phận
hay chi tiết sản phẩm trong quá trình tạo nên sản phẩm cuối cùng. Hợp tác sản xuất
quốc tế có thể diễn ra một cách tự giác theo những hiệp định hay hợp đồng giữa
các bên tham gia, cũng có thể hình thành cách tự phát do kết quả cạnh tranh, do
đầu tư và lập các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia tại các nước.
* Hợp tác khoa học công nghệ được thực hiện dưới nhiều hình thức, như trao đổi
tài liệu - kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép, trao đổi kinh nghiệm, chuyển
giao công nghệ, phối hợp nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, hợp tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ và công nhân...
- Việc đưa lao động và chuyên gia đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngồi cũng là
một hình thức hợp tác đào tạo cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ quản lý và cơng

nhân có chất lượng cao.Thơng qua đó nâng cao trình độ lao động và cải thiện năng
lực tiếp thu kỹ thuật công nghệ hiện đại.
3. Đầu tư quốc tế (xuất khẩu tư bản) là quá trình đầu tư vốn ra nước ngồi nhằm
mục đích sinh lợi. Có hai loại hình đầu tư quốc tế: đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư
gián tiếp (FII).
- Đầu tư trực tiếp (xuất khẩu tư bản hoạt động) là hình thức đầu tư mà quyền sở
hữu và quyền sử dụng quản lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau, tức là
9


người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành dự
án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.
Đầu tư quốc tế trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức: người đầu tư tự lập ra
xí nghiệp mới; mua hoặc liên kết với xí nghiệp nước ngồi; đầu tư mua cổ phiếu;
hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng; xí nghiệp liên doanh mà vốn do hai bên
cùng góp theo tỷ lệ nhất định để hình thành xí nghiệp mới có hội đồng quản trị và
ban điều hành chung; xí nghiệp 100% vốn nước ngoài; hợp đồng xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao (BOT), BTO, BT... Thơng qua các hình thức trên mà các khu
chế xuất, khu công nghiệp mới, khu cơng nghệ cao... được hình thành và phát triển.
- Đầu tư gián tiếp (xuất khẩu tư bản cho vay) là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu
tách rời quyền sử dụng vốn đầu tư, tức là người có vốn không trực tiếp tham gia
vào việc tổ chức, điều hành dự án mà thu lợi dưới hình thức lợi tức cho vay hoặc
lợi tức cổ phần, hoặc có thể không thu lợi trực tiếp (nếu cho vay ưu đãi). Sự khác
nhau rõ nhất giữa đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp là người đầu tư trực tiếp có
quyền khống chế xí nghiệp đầu tư, cịn người đầu tư gián tiếp khơng có quyền
khống chế xí nghiệp đầu tư mà chỉ có thể thu lợi tức trái phiếu, cổ phiếu và tiền lãi
4. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế
- Du lịch quốc tế: Du lịch là nhu cầu khách quan, vốn có của con người. Kinh tế
càng phát triển, năng suất lao động càng cao thì nhu cầu du lịch - nhất là du lịch
quốc tế càng tăng vì thu nhập của con người tăng lên, thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi

cũng nhiều hơn.
- Vận tải quốc tế: Vận tải quốc tế là hình thức chun chở hàng hố và hành khách
giữa 2 nước hoặc nhiều nước. Vận tải quốc tế sử dụng các phương thức như:
đường biển, đường sắt, đường bộ (ơtơ), đường hàng khơng... trong các phương
thức đó, vận tải đường biển có vai trị quan trọng nhất. Việt Nam có vị trí địa lý
10


quan trọng, lại có nhiều hải cảng thuận tiện cho vận tải đường biển nên có thể phát
huy thế mạnh của mình thơng qua việc đẩy mạnh vận tải quốc tế.
- Xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ. Việc xuất khẩu lao động mang lại
nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài. Xuất khẩu lao động góp phần thu được lượng

ngoại tệ đáng kể cho người trực tiếp lao động và cho ngân sách nhà nước; người
lao động được rèn luyện tay nghề và thói quen hoạt động cơng nghiệp ở các nước
có nền kinh tế phát triển.
- Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác: hội nhập ktế quốc tế cịn có nhiều hoạt
động dịch vụ thu ngoại tệ khác như dịch vụ thu bảo hiểm,thông tin bưu điện, dịch
vụ kiều hối, ăn uống, tư vấn

11



×