Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khai thác tiềm năng thương mại điện tử docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.25 KB, 3 trang )

Khai thác tiềm năng thương mại điện tử
Bản báo cáo mới nhất của hãng eMarketer cho biết, cột mốc đáng nhớ vào cuối
năm 2005, tổng số người sử dụng internet trên toàn cầu là hơn một tỷ, chiếm
khoảng một phần sáu tổng dân số, trong đó có khoảng 845 triệu người truy cập
mạng thường xuyên. Ở Việt Nam tính đến giữa năm 2005 đã có khoảng 10 triệu
người truy cập internet, chiếm khoảng 12,5% số dân cả nước, dự tính đến đầu năm
2006, tỷ lệ này có thể sẽ tăng từ 16 đến 18% khi số người truy cập internet lên đến
13-15 triệu người. Ðiều này cho thấy tín hiệu lạc quan về sự phát triển TMÐT ở
Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010.

Thương mại điện tử chỉ việc thực hiện những giao dịch thương mại dựa trên các
công cụ điện tử mà cụ thể là mạng internet. Có nhiều cấp độ thực hiện TMÐT. Ở
cấp độ cơ bản, một website đối với doanh nghiệp có thể chỉ để trưng bày thông tin,
hình ảnh, tìm kiếm khách hàng qua mạng, liên hệ với khách hàng qua email Cấp
độ cao hơn khi doanh nghiệp thực hiện một số giao dịch trên mạng như khách
hàng đặt hàng thẳng từ trên mạng, quản lý thông tin khách hàng, đơn hàng bằng cơ
sở dữ liệu tự động, có thể xử lý thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng

Ðối với nước ta, TMÐT giúp rất nhiều cho kinh doanh marketing và tìm kiếm
khách hàng qua mạng, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.
Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) đến cuối năm 2004,
Việt Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp. Các website sàn
giao dịch B2B, website rao vặt, siêu thị trực tuyến B2C đua nhau ra đời. Tuy
nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thật sự
phát triển đột phá. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam
hiện nay chủ yếu gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử,
CD, VCD, nhạc ), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng
dụng TMÐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin, giáo dục và đào
tạo

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để


giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng Kết quả khảo sát của
Vụ Thương mại điện tử năm 2005 về quan điểm của doanh nghiệp đánh giá thứ tự
tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh như sau: Xây dựng hình ảnh
công ty; mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có; thu hút khách hàng mới;
tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động; và tăng doanh số. Kết quả khảo sát đã phản
ánh thực tế là hầu hết doanh nghiệp có website mới chỉ coi đó là kênh tiếp thị bổ
sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. Do đó, doanh
nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích TMÐT có thể mang lại.

Theo nhiều chuyên gia, để TMÐT phát triển, cần nhiều yếu tố thúc đẩy và làm nền
tảng cụ thể: Về cơ sở hạ tầng công nghệ: Ðây là điều kiện quan trọng nhất để tiến
trình thực hiện TMÐT có những bước bứt phá. Công nghệ thông tin và internet đã
trở nên không còn xa lạ và là kênh thông tin không còn xa xỉ đối với người dân
Việt Nam, nó đã vươn xa tới tận thôn bản. Ðiều đó chứng tỏ, chúng ta hoàn toàn
có thể thực hiện những cuộc bứt phá cho TMÐT ở Việt Nam; Về số người truy
cập internet và chi phí truy cập internet: Hiện nay, tỷ lệ người dân truy cập internet
ở nước ta tuy còn thấp so với các nước phát triển nhưng đã đạt đến mặt bằng
chung của thế giới (xấp xỉ 13% và dự báo hoàn toàn có thể tăng cao hơn), đây
cũng có thể coi là điều kiện rất mở cho mục tiêu phát triển TMÐT của nước ta
theo kế hoạch 2006-2010. Ðối với chi phí truy cập internet, tuy còn cao hơn so với
mặt bằng khu vực nhưng đã có những cải thiện đáng kể và không còn là "nỗi ám
ảnh" đối với người tiêu dùng; Về nhân lực chuyên môn: Nếu như ngành CNTT nói
chung của nước ta đang đứng trước nguy cơ về sự khủng hoảng nguồn nhân lực,
thì trong lĩnh vực TMÐT bắt đầu hé mở những tín hiệu đáng mừng vì doanh
nghiệp ngày càng đánh giá cao ứng dụng CNTT trong việc nâng cao năng suất lao
động và mở rộng thị trường. Số đơn vị kinh doanh có cán bộ chuyên trách về
CNTT tăng nhanh. Một số trường đại học kinh tế - thương mại trong nước đã tiến
hành giảng dạy về TMÐT như một phần chương trình đào tạo các kỹ sư kinh tế.

Bên cạnh đó, có nhiều sinh viên Việt Nam chọn chuyên ngành TMÐT ở các

trường đại học nước ngoài. Trong vài năm tới, đây sẽ là lực lượng quan trọng hỗ
trợ doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động TMÐT; Ðối với kiến thức TMÐT về
phương diện kinh doanh, chiến lược và nhận thức của nhà đầu tư: Ðây vẫn có thể
coi là một bài toán nhiều ẩn số đối với những người đã và đang chuẩn bị quan tâm
tới TMÐT và cơ hội phát triển của nó. Ðây được coi là một trong những yếu tố
cần quan tâm hàng đầu cho kế hoạch phát triển TMÐT của Việt Nam.

Ðối với cộng đồng cũng vậy, số lượng người truy cập internet ngày càng tăng cao
và đã có những dấu hiệu tích cực về nhận thức của việc sử dụng dịch vụ internet,
tuy nhiên cũng còn rất hạn chế so với kỳ vọng vì đó là yếu tố quan trọng tạo nên
nền TMÐT phát triển; Vai trò lãnh đạo của Nhà nước và các yếu tố pháp lý: Ðây
phải được coi là yếu tố hàng đầu cho sự phát triển TMÐT. Tuy nhiên hiện nay ẩn
số này vẫn chưa thể giải đáp bởi trong khi hạ tầng viễn thông và internet trong
nước tiến vượt bậc, môi trường pháp lý vẫn không thay đổi.

Trong khi khối doanh nghiệp năng động với thời cuộc và công nghệ thì với các cơ
quan chuyên trách vẫn tỏ ra chậm chạp trong việc tạo lập môi trường pháp lý
thuận lợi để TMÐT phát triển. Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực sau
hai năm soạn thảo. Tốc độ ra đời của một bộ luật như vậy phần nào nói lên nhu
cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, hiện chưa có bất kỳ văn bản hướng dẫn nào được
thông qua để luật đi vào cuộc sống

×