Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(Luận văn tốt nghiệp) giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm dầu khí hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.68 KB, 85 trang )

Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của Cơng ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội.
Tác giả luận văn
(ký và ghi rõ họ tên)
...........................................

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

1

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

MỤC LỤC

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

2



Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau khi xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mơ của Nhà
nước định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát
triển đáng kể. Cùng với việc mở cửa nền kinh tế, Việt Nam nhanh chóng hồ
nhập với nền kinh tế thế giới đang tiến theo hướng tồn cầu hố ở mức độ cao,
các quan hệ thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng. Đặc biệt là từ khi Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, việc trao đổi buôn bán với các
nước càng phát triển mạnh mẽ. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá ngày
một gia tăng. Với ý nghĩa bảo hiểm là “tấm lá chắn của nền kinh tế” thì bảo hiểm
hàng hố xuất nhập khẩu không chỉ là nhu cầu mà đã trở thành một tập quán
trong hoạt động ngoại thương. Mặt khác, việc trao đổi bn bán hàng hố giữa
các quốc gia hiện nay vẫn được vận chuyển chủ yếu bằng đường biển do những
ưu thế của nó mang lại. Vì vậy, việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một yêu cầu quan trọng trong sự phát
triển của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và trong tồn ngành bảo hiểm nói
chung. Tuy nhiên việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này trên thực tế ở các cơng
ty bảo hiểm Việt Nam cịn hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để triển khai
nghiệp vụ này một cách có hiểu quả, nâng cao được thị phần của nó trên thị
trường bảo hiểm? Mà một trong những khâu quan trọng, làm tiền đề cho các

khâu cịn lại trong quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm và cũng là khâu quyết
định đến doanh thu bảo hiểm, đó chính là cơng tác khai thác bảo hiểm.
Nhận thức được vấn đề đó nên sau một thời gian thực tập tại Cơng ty Bảo
hiểm Dầu khí Hà Nôi, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nhằm đẩy mạnh

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

3

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

cơng tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển tại Cơng ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội” làm đề tài luận văn cuối khoá.
Luận văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu và cơng tác
khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Chương 2: Thực trạng khai thác bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại Cơng ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh cơng tác khai thác bảo hiểm hàng hố xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội.
Trong thời gian thực tập tại Cơng ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội, nhờ sự giúp
đỡ nhiệt tình của các anh chị trong cơng ty mà em đã có cơ hội được tiếp cận với
môi trường làm việc thực tế, làm quen dần với các nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty

đang kinh doanh, trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển. Đây chính là cơ sở giúp em có kiến thức thực tế để có
thể hoàn thành luận văn.
Để bài luận văn của em được hồn thành kịp thời, đảm bảo chất lượng thì
khơng thể không nhắc đến sự giúp đỡ, hướng dẫn hết sức nhiệt tình của thầy giáo
Thạc sĩ. Trịnh Hữu Hạnh.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ. Trịnh Hữu Hạnh cùng
Ban lãnh đạo và các anh chị trong Cơng ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài luận văn này.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn, nhận thức cũng như kinh nghiệm thực
tiễn còn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được những lời phê bình, đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các anh chị
trong Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội để luận văn này được hoàn thiện hơn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

4

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hố xuất
nhập khẩu và cơng tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

1.1. Những lý luận cơ bản về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập

khẩu vận chuyển bằng đường biển
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển
1.1.1.1. Trên thế giới
Bảo hiểm hàng hải đã có lịch sử từ lâu đời. Nó ra đời và phát triển cùng với
sự phát triển của hàng hoá và ngoai thương. Khoảng thế kỷ V trước cơng
ngun, vận chuyển hàng hố bằng đường biển đã ra đời và phát triển. Người ta
biết tránh tổn thất tồn bộ một lơ hàng bằng cách san nhỏ lơ hàng của mình ra
làm nhiều chuyến hàng. Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là
hình thức ngun khai của bảo hiểm. Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng
nề thì hình thức “cho vay mạo hiểm” đã xuất hiện theo đó trong trường hợp xảy
ra tổn thất đối với hàng hố trong q trình vận chuyển, người vay sẽ được miễn
không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi. Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất
rất cao khi hàng hố đến bến an tồn, như vậy có thể hiểu lãi suất cao này là hình
thức sơ khai của phí bảo hiểm. Song số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm
cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguy hiểm và thay thế nó
là hình thức bảo hiểm ra đời.
Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng bảo
hiểm hàng hải đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với người được
bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo hiểm phải

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

5

Luan van

Lớp CQ44/03.01



Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

gánh chịu khi có thiệt hại xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận một khoản
phí. Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày
22/04/1329 hiện cịn được lưu giữ tại Floren. Sau đó cùng với việc phát hiện ra
Ấn Độ dương và tìm ra Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng
hải nói riêng đã phát triển rất nhanh.
Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản
pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe năm
1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam
năm 1558. Ngồi ra cịn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp
đồng bảo hiểm hàng hoá. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra
đời của phương thức sản xuất TBCN thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng
rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Mở
đường cho sự phát triển này là luật 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth, sau
đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành,
đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.
Sự phát triển của thương mại hàng hải đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ
của bảo hiểm hàng hải và hàng loạt các thể lệ, công ước, hiệp ước quốc tế liên
quan đến thương mại và hàng hải đã lần lượt ra đời như: Mẫu hợp đòng bảo
hiểm của Lloyd’s 1776 và Luật bảo hiểm Anh năm 1906, công ước Bruxelle
1924, quy tắc Hague Visby 1968, công ước Ham burg 1978 rồi đến Incoterms.
Nói về bảo hiểm hàng hải khơng thể khơng nói tới nước Anh và Lloyd’s.
Nước Anh là một trong những nước có sự phát triển hiện đại về thương mại và
hàng hải lớn nhất thế giới. Có thể nói lịch sử phát triển của ngành hàng hải và
thương mại thế giới gắn liền với sự phát triển của nước Anh, thế kỷ XVII nước


Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

6

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

Anh đã có nền ngoại thương phát triển với đội tàu buôn mạnh nhất thế giới và đã
trở thành trung tâm thương mại và hàng hải của thế giới. Do đó, nước Anh cũng
là nước sớm có những nguyên tắc, thể lệ hàng hải và bảo hiểm hàng hải. Năm
1779, các hội viên của Lloyd’s đã thu thập tất cả các nguyên tắc bảo hiểm hàng
hải và quy thành một hợp đồng chung goi là hợp đồng Lloyd’s. Hợp đồng này đã
được Quốc hội Anh thông qua và đươc sử dụng ở nhiều nước cho đên 1982. Từ
ngày 1/1/1982, đơn bảo hiểm hàng hải mẫu mới đã được hiệp hội bảo hiểm
London thông qua và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay.
Trước xu thế tồn cầu hố như hiện nay, hoạt động ngoại thương phát
triển mạnh mẽ giữa các quốc gia, hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng.
Vì vậy, bảo hiêm hàng hố xuất nhập khẩu không chỉ là nhu cầu cần thiết đối với
tất cả doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà đã trở thành tập quán thương
mại giữa các nước.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Thời kỳ đầu, nhà nước giao cho một công ty chuyên mơn trực thuộc Bộ Tài
chính kinh doanh bảo hiểm đó là công ty bảo hiểm Việt Nam Nay là Tổng công

ty bảo hiểm Việt Nam. Công ty bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo quyết
định số 179/CP ngày 17/12/1964. Cơng ty chính thức đi vào hoạt động ngày 15
tháng 1 năm 1965. Công ty đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất
nhập khẩu của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn từ năm
1964 tới năm 1975, Bảo Việt chỉ phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng là các đơn
vị kinh tế nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tàu biển thuộc
Miền Bắc.
Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại lý bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu
cho cơng ty bảo hiểm nhân dân Trung Quổc trong trường hợp mua theo giá FOB,

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

7

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

CF và bán theo giá CIF với mục đích là học hỏi kinh nghiêm. Từ năm 1965 –
1975 Bảo Việt mới triển khai ba nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại trong đó có bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Từ sau 1970 Bảo Việt có quan hệ tái bảo hiểm
với Liên Xơ, Ba Lan, Triều Tiên.
Năm 1965, khi bảo hiểm đi vào hoạt động, Bộ tài chính đã ban hành quy tắc
chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Nền kinh tế Việt
Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và có nhiều thay đổi, đặc biệt là sau thời kỳ

đổi mới nền kinh tế. Do vậy, để phù hợp với sự phát triển thương mại và ngành
hàng hải của đất nước địi hỏi phải có quy tắc chung mới. Kế thừa những nội
dung cơ bản của ICC 1982, Bộ tài chính đã ban hành quy tắc chung mới – Quy
tắc chung 1990 (QTC 1990) cùng với Luật hàng hải Việt Nam và quyết định bãi
bỏ quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển ban hành
năm 1965. Từ đó đến nay các doanh nghiệp bảo hiểm đã có một số lần sửa đổi
song về cơ bản vẫn giữ nguyên những nội dung chính. Việc ban hành quy tắc
chung mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm và các
chủ hàng Việt Nam giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hoá. Vì vậy,
những quy tắc này thường được áp dụng trong các hợp đồng bảo hiểm hàng nhập
khẩu mà chủ hàng Việt Nam trực tiếp ký kết. Đối với các lô hàng xuất khẩu
được bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hoặc các lô hàng nhập
khẩu về Việt Nam theo giá CIF hoặc các loại giá tương đương thì thường áp
dụng các điều kiện bảo hiểm trong ICC 1982.
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ra đời sớm
và được triển khai ở tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Tuy
nhiên tỷ trọng doanh thu ở nghiệp vụ này còn chưa cao và thị trường bảo hiểm

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

8

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính


hàng hố xuất nhập khẩu thực sự còn rất nhiều tiềm năng đang chờ các doanh
nghiệp bảo hiểm có chiến lược khai thác.
1.1.2. Sự cần thiết và vai trị của bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển
1.1.2.1. Khái niệm
Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện qua hợp đồng
bảo hiểm trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm và cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm. Trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu thì bên mua bảo hiểm
có thể là người mua hoặc người bán tuỳ theo điều kiện thương mại và điều kiện cơ
sở giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã thoả thuận.
1.1.2.2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển.
Bảo hiểm ra đời do sự tồn tại khách quan của các rủi ro mà bản thân con
người không thể khống chế và loại bỏ được. Bảo hiểm đã trở thành nhu cầu
không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm
hàng hoá xuất nhập khẩu nhu cầu đó lại càng cấp thiết hơn, cụ thể là:
Thứ nhất: Hàng hóa xuất nhập khẩu là hàng hố được chun chở từ nước
xuất khẩu về nước nhập khẩu nên phải vượt qua biên giới của một hay nhiều
quốc gia. Người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa nhau và thường khơng trực tiếp
áp tải được hàng hóa trong q trình vận chuyển. Do đó, các doanh nghiệp
khơng thể biết trước được lơ hàng của mình có gặp phải rủi ro trong chuyến hành
trình hay khơng. Trước sự lo lắng đó, để có thể đề phịng rủi ro có thể xảy ra

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

9

Luan van


Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

nhưng họ vẫn khơng bị tổn thất nặng nề buộc họ phải nghĩ đến việc chuyển giao
rủi ro cho các nhà bảo hiểm bằng cách tham gia bảo hiểm cho lô hàng.
Thứ hai: Vận tải đường biển là loại vận tải tồn tại nhiều rủi ro không lường
trước được và gây ra tổn thất lớn cho hàng hoá và tàu thuyền trên biển do các
thiên tai và tai nạn bất ngờ như: mắc cạn, đâm va, chìm đắm, cháy nổ, cướp biển,
giơng bão, lốc, sóng thần…và kể cả các mất mát do con người gây ra. Do đó,
hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển cần thiết phải tham gia
bảo hiểm.
Thứ ba: Hàng hóa xuất nhập khẩu thường là những hàng hóa có giá trị cao
và rất quan trọng, thường được mua bán với khối lượng rất lớn nên khi co rủi ro
xảy ra thì cùng đồng nghĩa với việc tổn thất xảy ra cũng rất lớn. Để giảm bớt tổn
thất cho người kinh doanh thì việc tham gia bảo hiểm là nhu cầu cần thiết và là
cách giải quyết hữu hiệu nhất.
Thư tư: Trong q trình chun chở hàng hố từ kho người bán đến kho
người mua thì người giám sát trực tiếp lơ hàng chính là người vận chuyển, Tuy
nhiên, các công ước quốc tế đã quy định mức miễn trách cho người vận chuyển,
họ chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hoá trong phạm vi và giới hạn nhất
định. Vì vậy, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải tham gia bảo hiểm hàng
hóa của mình.
Thứ năm: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã có lịch sử rất lâu đời nên
việc tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
không chỉ là nhu cầu cần thiết mà đã trở thành một tập quán, thông lệ quốc tế

trong hoạt động ngoại thương.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

10

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

1.1.2.3. Vai trị của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển
Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, vai trị của bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển hết sức to lớn đối với người mua bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và cho quốc gia.


Đối với người mua bảo hiểm

-

Được đảm bảo về mặt tài chính khi có rủi ro xảy ra cho hàng

hố được bảo hiểm.
-


Giảm bớt rủi ro xảy ra cho hàng hoá do thực hiện các biện pháp

đề phòng hạn chế tổn thất, tăng cường công tác bảo quản kiểm tra khi hàng hoá
được tham gia bảo hiểm.
-

Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở

thành nguyên tắc, thể lệ và tập quán trong thương mại quốc tế. Nên khi hàng hóa
xuất nhập khẩu gặp rủi ro gây ra tổn thất cho các bên tham gia thì sẽ được công ty
bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đối tượng
có liên quan.

-

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Bảo hiểm hàng hoá xuât nhập khẩu là một trong số các sản phẩm

mà doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh. Việc bán bảo hiểm này sẽ mang lại doanh
thu khơng nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
-

Thông qua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu giúp các doanh

nghiệp Việt Nam có cơ hội cạnh tranh với các cơng ty nước ngoài, học hỏi kinh
nghiêm đồng thời mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế.
 Đối với quốc gia

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn


11

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc
dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước. Khi các đơn vị kinh
doanh nhập khẩu hàng hóa theo giá FOB,CF và xuất khẩu theo giá CIF, CIP sẽ
tạo ra khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nứớc và nước ngồi. Nhờ có hoạt
động bảo hiểm trong nước mà các chủ hàng không phải mua bảo hiểm ở nứớc
ngồi, nói cách khác là khơng phải xuất khẩu vơ hình.
1.1.3. Nội dung chủ yếu của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển
bằng đường biển
1.1.3.1. Các loại rủi ro và tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển.
 Các loại rủi ro
Do đặc điểm của q trình vận chuyển mà hàng hố xuất nhập khẩu thường
bị đe doạ bởi rất nhiều rủi ro. Trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển người ta chia rủi ro thành 4 loại: rủi ro thông
thường, rủi ro phụ, rủi ro riêng, rủi ro loại trừ.


Rủi ro thông thường: là nguồn đe doạ chủ yếu và lớn nhất đối với


hành trình hàng hải, nó bao gồm hai nhóm rủi ro:
- Nhóm các rủi ro chính gồm các rủi ro cơ bản nhất: mắc cạn, chìm đắm,
cháy nổ, đâm va.
- Nhóm rủi ro thông thường khác gồm các rủi ro: tàu mất tích; ném hàng
xuống biển; nước biển, nước sơng, nước hồ chảy vào tàu, sà lan, container hoặc
nơi chứa hàng.


Rủi ro phụ: là những rủi ro không phải là những rủi ro của biển hay

rủi ro trên biển và người mua bảo hiểm muốn được bảo hiểm rủi ro phải mua
bảo hiểm có phạm vi rộng nhất (điều kiện bảo hiểm A hoặc điều kiện bảo hiểm

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

12

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

mọi rủi ro trong ICC 1963), bao gồm một số rủi ro đối với hàng hố như: cướp
biển; trộm cắp, giao thiếu hàng, khơng giao hàng; nước mưa, nước ngọt, đọng
hơi nước, hấp hơi nóng; va đập vào hàng hố khác; vỡ, cong, bẹp; rỉ; lây hại, lây

bẩn, hư hại do móc cẩu, chuột bọ và côn trùng, các rủi ro phụ khác.


Rủi ro riêng: là rủi ro chỉ được bảo hiểm khi có thoả thuận giữa

người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo những điều kiện riêng khi người
được bảo hiểm có yêu cầu. Rủi ro riêng bao gồm rủi ro chiến tranh và rủi ro đình
cơng.


Rủi ro loại trừ: là những loại rủi ro không được bảo hiểm trong bất

cứ trường hợp nào. Rủi ro loại trừ trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường bao gồm:
-

Hành động xấu, cố ý của người được bảo hiểm.

-

Chậm trễ hành trình và những hậu quả trực tiếp của việc chậm trễ (kể cả

việc chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên).
-

Tàu, sà lan không đủ khả năng đi biển hoặc khơng thích hợp với việc

vận chuyển hàng hố.
-


Bao bì khơng đảm bảo, đóng gói sai quy cách.

-

Chuẩn bị hàng hố khơng đầy đủ hoặc do việc xếp hàng hố hỏng lên tàu.

-

Rị chảy thơng thường, hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thơng thường,

hao mịn tự nhiên.
-

Chủ tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính.

 Tổn thất và các chi phí
Trong bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, tổn thất là một thuật ngữ dùng để chỉ
tình trạng mất mát, hư hại hay giảm giá trị, giá trị sử dụng của hàng hoá được
bảo hiểm do sự tác động của rủi ro.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

13

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp




Học viện Tài chính

Nếu căn cứ vào quy mô, mức độ của tổn thất người ta chia tổn thất

thành tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận.
- Tổn thất toàn bộ là sự mất mát, hư hỏng hồn tồn hàng hố được bảo
hiểm. Tổn thất tồn bộ được chia thành 2 loại là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn
thất tồn bộ ước tính.

- Tổn thất bộ phận là sự mất mát, hư hỏng, giảm giá trị một phần hàng hoá
được bảo hiểm.


Nếu căn cứ vào tính chất liên quan về quyển lợi và trách nhiệm của

các bên với tổn thất thì tổn thất được chia thành tổn thất riêng và tổn thất chung.
- Tổn thất riêng là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho riêng quyền lợi của một hoặc
một số chủ hàng trên tàu và chỉ liên quan đến quyền lợi của những chủ hàng,
những người bảo hiểm cho chủ hàng đó mà thơi. Tổn thất riêng có thể là tổn thất
bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ của chủ hàng riêng biệt.
- Tổn thất chung: tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động
tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng và chủ tàu nhằm
cứu vãn an toàn cho tất cả các quyền lợi chung trên hành trình khi có nguy cơ đe
doạ. Hành động tổn thất chung là hành động tự nguyện, có chủ ý của con người
nhằm đem lại an tồn chung cho tồn bộ hành trình. Hành động tổn thất chung
thường xảy ra trong các tình huống: tàu có nguy cơ bị đắm, gặp hoả hoạn trên
tàu, tàu mắc cạn, tàu bị cướp…

Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, tổn
thất và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ trong đó rủi ro là nguyên nhân còn tổn thất
là hậu quả. Chi phí là các khoản tiển mà người bảo hiểm đã chi ra hoặc phải
đóng góp liên quan đến việc đề phịng hạn chế tổn thất cho hàng hố, bốc dỡ lưu
kho tại cảng lãnh nạn, khiếu nại người thứ ba, cứu hộ, giám định tổn thất…

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

14

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về những tổn thất và những chi phí phát
sinh do hậu quả của những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
1.1.3.2. Các điều kiện bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm hàng hoá là những quy định phạm vi trách nhiệm của
người bảo hiểm trước rủi ro, tổn thất của hàng hoá được bảo hiểm. Hàng hoá
mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào thì chỉ những rủi ro tổn thất xảy ra
thuộc phạm vi bảo hiểm của điều kiện đó thì mới phát sinh trách nhiệm bồi
thường của người bảo hiểm.
Trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hố xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng, hầu hết các nước trên thế giới
đều vận dụng những bộ điều khoản do Uỷ ban kỹ thuật và điều khoản – Học hội

bảo hiểm London soạn thảo. Hiện nay, hai bộ điều khoản đang được áp dụng
rộng rãi trên thế giới là bộ điều khoản ban hành vào các năm 1963 (ICC1963) và
năm 1982 (ICC1982).
Để phù hợp với điều kiện thực tế, tổ chức này đã soạn thảo và ban hành bộ
điều khoản mới là ICC 2009. Tuy nhiên, trên thực tế bộ điều khoản này chỉ phát
triển và cụ thể hóa một số điều kiện còn về cơ bản nội dung các điều khoản vẫn
như trong ICC 1982. Vì vậy cho đến nay thì bộ điều khoản được sử dụng rộng
rãi nhất vẫn là ICC 1982.
1.1.3.3. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm
 . Đối tượng bảo hiểm
Cũng như các nghiệp vụ khác, việc xác định đúng đối tượng bảo hiểm sẽ cho
phép giải quyết bồi thường một cách thuận lợi, nhanh chóng. Hợp đồng bảo hiểm
hàng hố xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có đối tượng bảo hiểm là

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

15

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

hàng hố được vận chuyển bằng tàu biển hoặc kết hợp cả các phương tiện vận
chuyển khác trong liên hiệp vận chuyển (vận chuyển đa phương thức).
 Phạm vi bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn trách
nhiệm của người bảo hiểm. Hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ
những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường. Phạm vi
trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và kéo theo
mức phí lớn.
Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC 1982, để phù hợp với tình hình
thực tế tại Việt Nam đối với quá trình bốc dỡ vận chuyển hàng hố ở các cảng
Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận
chuyển bằng đường biển gọi tắt là QTC 1990. Quy tắc này được xây dựng trên
cơ sở điều khoản ICC 1982. Theo quy tắc này người mua bảo hiểm có thể lựa
chọn một trong ba điều kiện bảo hiểm A, B, C để bảo hiểm cho hàng hố của
mình. Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm A tương tự như ICC 1982, riêng
điều kiện bảo hiểm B, C trách nhiệm của người bảo hiểm cộng thêm trách nhiệm
đối với hàng hố chở trên tàu bị mất tích.
1.1.3.4. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm của hàng hoá được xác định dựa trên cơ sở giá trị của hàng
hoá do người được bảo hiểm khai báo. Về cơ bản, giá trị của hàng hoá bằng giá
hàng hoá ghi trên hoá đơn bán hàng cộng chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm
hay nói cách khác đó chính là giá CIF của hàng hố.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

16

Luan van

Lớp CQ44/03.01



Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

Trừ khi có thoả thuận khác, trong số tiền bảo hiểm khai báo, người mua bảo
hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính. Tuy nhiên tiền lãi này khơng được vượt
q 10% trị giá CIF. Theo thơng lệ quốc tế thì các nước đều lấy số tiền bảo hiểm
là 110% giá CIF.
Thông thường, số tiền bảo hiểm được ấn định bằng với giá trị bảo hiểm và
như thế gọi là “bảo hiểm ngang giá trị”. Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hố thấp
hơn giá trị bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường những mất mát, hư hỏng
và các chi phí trong phạm vi bảo hiểm theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị
bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá cao hơn giá trị bảo hiểm thì phần
cao hơn đó khơng được thừa nhận.
 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho
nhà bảo hiểm để nhận được bồi thường khi có các tổn thất xảy ra do các rủi ro
được bảo hiểm gây nên. Thực chất phí bảo hiểm chính là giá cả của sản phẩm
bảo hiểm.
Phí bảo hiểm thường được tính trên cơ sở xác suất rủi ro gây ra tổn thất hoặc
trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải bồi thường và có lãi. Để
đơn giản, phí bảo hiểm được xác định trên cơ sở số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí
bảo hiểm.
1.1.3.5. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển
 Khái niệm
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
là sự thoả thuận bằng văn bản giữa người mua bảo hiểm và người bảo hiểm, theo
đó người mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cịn người bảo hiểm phải bồi


Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

17

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trong suốt cuộc
hành trình.
 Các loại hợp đồng
Có hai loại hợp đồng bảo hiểm hàng hoá được áp dụng trong thực tế là: hợp
đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao.
- Hợp đồng bảo hiểm chuyến ( Insurance certificate)
Hợp đồng bảo hiểm chuyến là loại hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng
vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Hợp đồng bảo hiểm chuyến là
hợp đồng bảo hiểm giành cho khách hàng có nhu cầu bảo hiểm hàng hố khơng
thường xun. Với loại hình hợp đồng bảo hiểm này, người bảo hiểm chỉ chịu
trách nhiệm đối với tổn thất của hàng hoá trong phạm vi một chyến hàng theo
các điều khoản lựa chọn hoặc tuỳ theo quy định trong hợp đồng vận chuyển. Đây
là loại hợp đồng “tường minh” nhất bởi lẽ những thông tin về đối tượng bảo
hiểm như: tên hàng, số lượng, đặc điểm nhận biết, giá trị bảo hiểm, phí bảo
hiểm… cũng như những thông tin về phương tiện vận chuyển, hành trình như:
Tên tàu, chủ tàu, cảng xếp hàng, ngày xếp hàng…đều được thể hiện rõ trong hợp
đồng bảo hiểm.

- Hợp đồng bảo hiểm bao ( Open policy)
Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng của
cùng một chủ hàng trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Hợp đồng
bảo hiểm bao thường được áp dụng cho những chủ hàng có lượng hàng hố nhập
(xuất) lớn, chở bằng nhiều chuyến trong năm. Khác với hợp đồng bảo hiểm
chuyến, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm bao có nhiều thơng tin liên quan đến hợp
đồng mà người bảo hiểm chưa được biết trước. Vì vậy hợp đồng bảo hiểm bao
được coi là một dạng hợp đồng “nguyên tắc” trong đó các bên thoả thuận các điều

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

18

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính

khoản làm cơ sở cho việc tính giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm tương ứng với những
điều kiện bảo hiểm, phương thức thanh tốn phí, cam kết về phương tiện vận
chuyển. Hợp đồng bảo hiểm bao được ký kết và thực hiện trên tinh thần thiện chí.
Trên thực tế kinh doanh, do mạng lại nhiều lợi ích và ưu thế hơn so với hợp đồng
bảo hiểm chuyến nên hợp đồng bảo hiểm bao ln được các doanh nghiệp bảo
hiểm khuyến khích áp dụng.
 Tính hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng rời kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong
hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá
trình vận chuyển bình thường và kết thúc tại một trong các thời điểm sau tuỳ vào
thời điểm nào đến trước:
- Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng đã thoả thuận trong
hợp đồng bảo hiểm.
- Khi giao hàng vào kho hay bất kỳ nơi chứa hàng nào khác mà người được
bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay phân phối hàng hoặc nơi chứa hàng ngồi
q trình vận chuyển bình thường.
- Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến.
- Khi hàng được giao vào bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác với nơi
nhận do nhầm lẫn.
1.1.2.6. Công tác giám định – bồi thường tổn thất
 Giám định tổn thất
Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định của các công
ty bảo hiểm hoặc của các công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền,
nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất làm cơ sở cho việc bồi

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

19

Luan van

Lớp CQ44/03.01


Luận văn tơt nghiệp

Học viện Tài chính


thường. Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị tổn thất, hư hỏng, đổ
vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất ở cảng đến hoặc trên đường hành trình và do
người được bảo hiểm yêu cầu. Những tổn thất do mất hàng, giao thiếu hàng hoặc
khơng giao hàng thì khơng phải giám định và cũng khơng thể giám định được.
Do đó, người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ đưa ra những bằng chứng chứng
minh về nguyên nhân và mức độ của những tổn thất này. Sau khi giám định,
người giám định sẽ cấp chứng thư giám định. Chứng thư giám định gồm hai loại:
biên bản giám định và giấy chứng nhận giám định được gửi cho người được bảo
hiểm trong vòng 30 ngày.
 Bồi thường tổn thất
Các công ty bảo hiểm Việt Nam tính tốn và bồi thưịng tổn thất trên cơ sở
các nguyên tắc sau:
- Bồi thường bằng tiền chứ không phải hiện vật, đồng tiền bồi thường là
đồng tiền đã được thoả thuận trong hợp đồng, nếu khơng có thoả thuận thì nộp
phí đồng tiền nào thì bồi thường bằng đồng tiền đó.
- Khi hàng hố được bảo hiểm bị tổn thất bộ phận, thì số tiền bồi thường
được xác định bằng tổng giá trị hàng hố khi cịn ngun vẹn trừ đi tổng giá trị
hàng hố cịn lại sau khi đã bị tổn thất tại nơi nhận hàng trên cơ sở tỷ lệ giữa số
tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
- Trên nguyên tắc thì trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong
phạm vi số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khi cộng tiền tổn thất các chi phí: cứu hộ,
giám định, đánh giá và bán lại hàng hố bị tổn thất, chi phí địi người thứ ba, tiền
đóng góp vào tổn thất chung thì dù có vượt quá số tiến bảo hiểm thì người bảo
hiểm vẫn bồi thường dựa trên quy định trong điều khoản đã thoả thuận của hợp

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

20


Luan van

Lớp CQ44/03.01



×