Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

CÂU HỎI LUẬN MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – CAO HỌC pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.7 KB, 57 trang )

CU HI LUN MễN NGN HNG THNG MI CAO HC
1. Trỡnh by v cht lng/hiu qu hot ng huy ng vn ca NHTM. Phõn tớch cỏc
ch tiờu phn ỏnh cht lng/hiu qu hot ng huy ng vn.
2. Trỡnh by v cht lng/hiu qu/RR tớn dng ca NHTM. Phõn tớch cỏc ch tiờu
phn ỏnh cht lng/hiu qu/RR tớn dng.
3. Thụng qua vn NHNN a ra hn mc tng trng tớn dng hng nm cho cỏc
NHTM, v vic Fitch Rating h bc tớn nhim ca 2 NH, Anh/ch hóy ỏnh giỏ v
bỡnh lun v vn tng trng tớn dng ca NHTM VN hin nay.
4. Mt s ngõn hng cho vay theo SIBOR+.%. Hóy gii thớch c s ca chớnh sỏch lói
sut ú.
5. Mt s NHTM cho vay i vi d ỏn vi mc cho vay ti a 85% tng nhu cu vn
u t ca d ỏn. Gii thớch c s ca chớnh sỏch trờn.
6. Luật các tổ chức tín dụng của Việt nam xếp bảo lãnh của NH vào hoạt động tín
dụng; một số quan điểm khác cho rằng bảo lãnh ngân hàng là hoạt động phi tín
dụng. Hãy bình luận về các quan điểm trên.
7. Ti Vit nam, quy nh ca NHNN yờu cu hot ng cho thuờ ti chớnh phi c t
chc c lp di hỡnh thc hot ng ca cụng ty cho thuờ ti chớnh. Anh/ch hóy
bỡnh lun v quy nh ny.
8. Ti sao cỏc NHTM b kim soỏt cht ch trong hot ng? Xu hng qun lý cỏc
NHTM sau cuc khng hong kinh t ton cu? Bi hc kinh nghim cho Vit nam?
9. Trỡnh by v ngõn hng bỏn l/bỏn buụn. Nhiu NHTM hin theo ui chin lc
phỏt trin dch v ngõn hng bỏn l Vit nam hin nay. Anh/ch hóy bỡnh lun quan
im trờn.
10. Thụng qua vic Chớnh ph a ra l trỡnh tng vn phỏp nh i vi cỏc NHTM,
hóy bỡnh lun v vn vn ch s hu v ỏp lc tng vn ch s hu ca NHTM.
11. Trỡnh by v nng lc cnh tranh ca doanh nghip v ca NHTM. Phõn tớch cỏc ch
tiờu o lng nng lc cnh tranh.
12. Trỡnh by cỏc loi hỡnh ngõn hng thng mi theo tớnh cht s hu liờn h thc
tin Vit nam
13. Trỡnh by cỏc loi hỡnh ngõn hng thng mi theo mụ hỡnh t chc (tp on a
nng, ngõn hng thuc tp on, NH c lp) liờn h thc tin Vit nam


14. Trỡnh by mụ hỡnh thi lng trong qun lý ri ro lói sut. Gii thớch cỏc gi thit
trong mụ hỡnh ny.
15. Trỡnh by mụ hỡnh khe h nhy cm lói sut. Gii thớch cỏc gi thit trong mụ hỡnh
khe h nhy cm lói sut.
16. So sỏnh mụ hỡnh thi lng v mụ hỡnh khe h nhy cm lói sut trong qun lý ri ro
lói sut.
17. Trỡnh by mụ hỡnh im s Z. Phõn tớch iu kin ng dng mụ hỡnh ny.
18. Cỏc NHTM Vit nam ó cú nhng thi gian i mt vi ri ro thanh khon. Anh/ch
hóy bỡnh lun v cỏc bin phỏp qun lý ri ro thanh khon hin nay ca cỏc NHTM
Vit nam.
19. Ri ro thanh khon c phn ỏnh thụng qua khe h thanh khon. Hóy gii thớch ni
dung ny.
20. Trỡnh by v ri ro tớn dng ca NHTM bi hc kinh nghim i vi NHTM VN v
vn qun lý ri ro tớn dng t cuc khng hong n di chun.
1
21. Trình bày về rủi ro vận hành của NHTM. Anh chị hãy bình luận về vấn đề quản trị rủi
ro vận hành của NHTM trong điều kiện phát triển công nghệ hiện nay.
22. Trình bày về vấn đề chứng khoán hóa các khoản nợ của NHTM. Bài học kinh nghiệm
đối với NHTM VN trong việc phát triển hoạt động chứng khoán hóa.
23. Quy định hiện tại của NHNN về số lượng chi nhánh của NHTM liên quan tới vốn chủ
sở hữu. Hãy giải thích căn cứ chính sách và bình luận về số lượng chi nhánh hiện nay
của các NHTMVN.
24. Trình bày các bước cần tiến hành để nâng cao khả năng thành công cho một vụ sáp
nhập ngân hàng? Tại sao nhiều vụ sáp nhập lại thất bại? Bài học kinh nghiệm?
25. Trình bày những nội dung cơ bản trong hiệp ước Basel, sự thay đổi giữa Basel I và
Basel II. Dự kiến thay đổi Basel III tập trung vào những vấn đề gì, tại sao? Giải thích
tại sao hiệp ước này lại đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực hoạt động ngân hàng
quốc tế.
26. Phân tích những yếu tố căn bản cần xem xét khi thực hiện M&A của NHTM. Nhận
xét của anh/chị về các hoạt động M&A đối với NHTM VN trong thời gian tới.

27. Mô hình tập đoàn ngân hàng – tài chính đa năng: ứng dụng ở Việt nam và những vấn
đề liên quan.
2
TRẢ LỜI
1. Trình bày về chất lượng/hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM. Phân tích các
chỉ tiêu phản ánh chất lượng/hiệu quả hoạt động huy động vốn.
a) Huy động vốn là hoạt động cơ bản của NHTM, đặc biệt huy động tiền gửi của KH
là nguồn quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn của
NHTM.
Trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM ngày càng
được cải thiện, thể hiện:
o Khoản mục tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi của các TCTD
trong danh mục nguồn vốn của các NHTM được thực hiện một cách bài bản,
có chiến lược rõ ràng và tổ chức chặt chẽ. Biện pháp để thực hiện mục tiêu
này là phát triển tài khoản cá nhân, tăng tiện ích dịch vụ và sản phẩm ngân
hàng hiện đại cho chủ tài khoản, phát triển dịch vụ ATM; mở rộng dịch vụ
cho trả lương qua thẻ đối với các DN và tổ chức có công nhân, đông người lao
động…
o Cạnh tranh sôi động trong lĩnh vực huy động vốn, nhưng các NH trong nước
vẫn chiếm thị phần chủ yếu về vốn huy động. Vốn huy động từ XH luôn
chiếm từ 60% đến 70% tổng nguồn vốn hoạt động của mỗi Ngân hàng.
o Các chi nhánh NHTM, NHTM chủ động hơn về nguồn vốn trong cho vay.
Các chi nhánh NHTM giảm đi sự phụ thuộc vào chỉ tiêu điều hòa vốn, kế
hoạch điều chuyển vốn của Hội sở chính. Các NHTM khác thường xuyên
thiếu vốn cũng giảm bị động về việc vay vốn trên thị trường liên NH.
o Nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng
gia tăng. Tuy việc sử dụng vốn trong loại nguồn vốn này không cao và thường
biến động, nhưng đây là loại vốn huy động có lãi suất thấp, góp phần làm
giảm lãi suất bình quân đầu vào, chi phí huy động vốn thấp.
Giai đoạn từ cuối năm 2007 đến nay, do ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng

tài chính toàn cầu, việc huy động vốn của các NHTM Việt nam thời gian gần đây
rất khó khăn, các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua huy động vốn để
đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Trong năm 2008, chi phí huy động vốn tăng vọt
20%-21%, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động thấp và giảm dần
(do NH vừa phải đảm bảo chức năng ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải đảm bảo
hiệu quả hoạt động của NH)
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2008 của khối ngân hàng chậm hơn so với các
năm trước. Tuy có lợi thế về quy mô, kinh nghiệm cùng với thương hiệu nhưng
các NHTM Nhà nước, NHTM CP có vốn nhà nước cũng không tránh khỏi tình
trạng này và gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn. Nếu tăng trưởng
huy động vốn bình quân của các NH này năm 2007 là 36% thì đến năm 2008 chỉ
đạt 16%.
Khả năng đáp ứng của vốn huy động cho việc sử dụng vốn:
o Nếu như vào tháng 9, 10/2007, các NHTM thiếu tiền USD để cho vay thì từ
T12/2007 đến T2/2008, lượng tiền USD lại quá thừa, còn tiền VND khan
hiếm, khiến nhiều NH rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán tiền VND
(năm 2007-2008). Có thời điểm, các NH chỉ huy động để phục vụ việc thanh
toán, mức lãi suất huy động VND của một số NHTM đã đẩy lên mức cao
21%/năm.
3
o Sang giai đoạn 2009, do thực hiện chương trình kích cầu cho vay Hỗ trợ LS
của NHNN, nhu cầu vay VND tăng mạnh nên đặt ra vấn đề căng thẳng về
VND, NHTM phải tăng lãi suất huy động VND tối đa nhưng các nguồn huy
động cũng tăng không nhiều do. Trong khi đó, nguồn tiền gửi USD tăng cao
nhưng nhu cầu vay USD giảm mạnh.
o Cơ cấu vốn huy động VND của các NHTM có sự thay đổi theo hướng tiền gửi
ngắn hạn và tiền gửi không kỳ hạn tăng lên nhanh hơn tiền gửi trung và dài
hạn. Trong khi đó theo thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10-8-2009, tỷ lệ
vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đã bị giảm xuống từ 40% xuống còn
30%. Vì vậy thời gian tới, NHTM sẽ gặp tất nhiều khó khăn trong việc thu

xếp nguồn vốn trung hạn.
b) Hiệu quả hoạt động huy động vốn có thể đánh giá qua các chỉ tiêu:
o Chi phí huy động vốn
o Chênh lệch thu lãi/ chi phí trả lãi
o Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là tiền gửi thanh toán, tiền
gửi tiết kiệm và vay
o Tính ổn định của các nguồn vốn.
2. Trình bày về chất lượng/hiệu quả/RR/ tín dụng của NHTM. Phân tích các chỉ tiêu
phản ánh chất lượng/hiệu quả/RR tín dụng.
a) Tín dụng hiện nay vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu đối với các
NHTM ở Việt Nam (thường chiếm trên 60% trong tổng thu nhập). Vì vậy, chất
lượng hoạt động tín dụng luôn được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ.
Chất lượng hoạt động tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
o Chất lượng thẩm định KH và phương án vay vốn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt
động này vẫn chưa được chuẩn hóa, phụ thuộc nhiều vào cán bộ thẩm định. Vì
vậy, rủi ro tác nghiệp và rủi ro đạo đức rất lớn.
o Môi trường khác quan (thay đổi chính sách, biến động nền KH vĩ mô…), ở
VN rủi ro do thay đổi chính sách rất lớn.
o Chất lượng KH: báo cáo tài chính thường không được kiểm toán nên độ xác
thực rất thấp, không thể làm căn cứ để đánh giá tình hình tài chính KH. Có
KH cá nhân, SMEs thường có trình độ quản lý thấp, hoạt động KD nhỏ lẻ.
o Chất lượng thông tin: thiếu thông tin, thông tin từ CIC đôi khi không cập nhật,
thiếu chính xác.
Ở VN hiện nay, để đánh giá và quản lý chất lượng tín dụng của NHTM, NHNN
sử dụng chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu (QĐ 493/2005 QĐ-NHNN và 18/2007
QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập Dự phòng rủi ro). Tuy nhiên, đa số các
NH mới chỉ dừng lại phân loại nợ theo điều 6 (định lượng) nên chưa phản ánh
được chính xác bản chất của khoản nợ.
Chất lượng hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM VN đã được cải thiện, thể
hiện ở tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm và dưới 5%. Một số NHTM trước đây bị

kiểm soát đặc biệt hiện nay đã hoạt động bình thường.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều đơn
vị gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên nợ xấu có dấu hiệu gia tăng, tập
trung vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như đóng tàu, thép, xuất
khẩu gỗ, xây dựng… Cụ thể:
4
o Năm 2008, tín dụng tăng trưởng 21%, thấp hơn so với các năm trước và
không bằng ½ tốc độ tăng trưởng của năm 2007- một năm được coi là bùng nổ
tín dụng.
o Đến T5/2012, Nợ xấu của toàn hệ thống khoảng 117 ngàn tỷ đồng, chiếm
4,47% tổng dư nợ tín dụng.
o Nhiều NH có tỷ lệ nợ xấu tăng vọt so với năm 2007.
o Nguyên nhân: (i) sự suy giảm của TTCK và BĐS ảnh hưởng đến chất lượng
và quan hệ tín dụng của các NHTM; (ii) LS tăng vọt trong năm 2008, làm cho
hoạt động tín dụng giảm đáng kể, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, trong
khi chi phí hoạt động vốn cao; (iii) nhiều DN gặp khó khăn và có nguy cơ mất
khả năng trả nợ…
Với chính sách quản lý linh hoạt hơn, một số NHMCP đã lựa chọn các kênh đầu
tư khác, như đầu tư TPCP, phát triển các dịch vụ, đầu tư vàng… làm giảm các yếu
tố tạo ra nợ xấu của NH.
Đến cuối 2012 nợ xấu của hệ thống NHVN sẽ tiếp tục tăng nhẹ.
b) Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM:
o Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ
o Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng dư nợ. Nợ khó đòi là khoản nợ quá
hạn đã quá một thời gian nhất định theo quy định của NH, hoặc KH có dấu
hiệu lừa đảo, phá sản.
o Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ.
Câu 4. Một số ngân hàng cho vay theo SIBOR+….%. Hãy giải thích cơ sở của
chính sách lăi suất đó.
Trả lời:

* Lãi suất thả nổi và cơ sở của lãi suất thả nổi
- Lãi suất thả nổi là lãi suất thay đổi theo cung cầu trên thị trường (lãi suất thị
trường), khi NH AD lãi suất thả nổi lãi được tính theo lãi suất thị trường vào thời điểm
tính lãi.
LS thả nổi có thể hạn chế RRLS cho NH, nhưng lại đem lại khó khăn cho KH
trong việc lập kế hoạch đầu tư và vì thế có thể gây rủi ro cho KH, LS này thường được
AD trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ liên NH.
- SIBOR (Singapore Interbank Offered Rate) Là lãi suất do hiệp hội NH
Singapore ấn định vào lúc 12:00 giờ (giờ Sing) dựa trên cơ sở tham khảo mức lãi suất
cho vay liên NH của một số NHTM được lựa chọn từng thời kỳ. Theo công văn 854/CV
NHNN ban hành ngày 6/9/2000, SIBOR áp dụng cho các khoản vay bằng USD tại VN và
áp dụng từ ngày thứ 2 tới thứ 6 hàng tuần trừ những ngày nghỉ. Ngày hiệu lực của lãi suất
5
đã công bố được thực hiên theo quy định của Hiệp hội, theo đó mức LS khi được ấn định
sẽ có hiệu lực vào ngày kinh doanh thứ hai sau ngày ấn định, trong trường hợp ngày hiệu
lực là ngày nghỉ thì sẽ được chuyển vào ngày tiếp theo, số ngày tính lãi một năm là 365
ngày.
* Cơ sở của chính sách lãi suất này là
- Thứ nhất: r
D
= r
F
+ ∆E
e
Trong đó r
D
là lãi suất nội tệ, r
F
là lãi suất ngoại tệ, ∆E
e

là mức tăng tỉ giá dự tính của đồng
ngoại tệ. Lợi tức dự tính từ việc nắm giữ khoản tiền gửi bằng ngoại tệ phải bằng lợi tức
dự tính từ việc nắm giữ khoản tiền gửi bằng nội tệ. Nếu không thì có sự dịch chuyển vốn
từ loại tiền này sang loại tiền kia, vì đồng ngoại tệ có thể thay đổi giá cho nên cần phải
tính thêm một lượng tăng giá dự tính của ngoại tệ nhưng với điều kiện là phải có sự tự do
chuyển đổi ngoại hối.
- Đây là loại hình lãi suất thả nổi, NH muốn cho vay sử dụng lãi suất thả nổi để
han chế RR lãi suất, lãi suất này sẽ thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của một loại lãi
suất được lấy làm cơ sở (SIBOR).
- Chọn SIBOR làm lãi suất cơ sở cũng phù hợp với thông lệ quốc tế do Singapore
có vị trí địa lý gần VN, pháp lý nghiêm minh, kinh tế phát triển, là trung tâm tài chính lớn
ở châu Á với những NH có độ nhạy cảm lãi suất lớn. Mặt khác mối quan hệ giữa các
NHTM VN và thị trường tiền tệ Singapore cũng chặt chẽ hơn những thị trường khác khi
các tổ chức của VN phát hành CK tại thị trường này.
- Do trước đây lãi suất cho vay USD tại VN chưa được thả nổi, NHNN đã ban
hành nhiều công văn trong đó có công văn 854/CV NHNN ngày 06/9/2000 quyết định
lấy SIBOR để làm cơ sở cho vay đối với USD, theo đó LS cho vay ngoại tệ ngắn hạn tối
đa là SIBOR+1%/năm, trung và dài hạn tối đa là SIBOR+2,5%. Hiện nay, lãi suất cho
vay không được quy định chặt chẽ như trước song các NHTM VN vẫn sử dụng SIBOR
làm cơ sở tính lãi suất.
- Mặt khác, lãi suất cho vay là cở sở tính thu lãi. NH phải xác định một mức lãi
suất hợp lý nhất có thể để đảm bảo rằng NH sẽ có được một tỉ lệ TN trước thuế theo yêu
cầu của HĐQT, mức lãi suất này phải đảm bảo bù đắp được khoản chi phí trả lãi và các
khoản chi phí khác cho việc huy động vốn như: lương cán bộ nhân viên tín dụng, chi phí
văn phòng phẩm, chi phí quản lý…
Câu 9: Trình bày về ngân hàng bán lẻ/bán buôn. Nhiều NHTM hiện theo đuổi chiến
lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt nam hiện nay. Anh/chị hãy bình
luận quan điểm trên.
* Ngân hàng bán lẻ/ bán buôn : tr19 giáo trình NHTM
I.Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, xu hướng tất yếu của các NHTM

Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là dịch vụ
ngân hàng bán lẻ (NHBL). Mục tiêu của dịch vụ NHBL là khách hàng cá nhân, nên các
dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi và
tài khoản, vay vốn, mở thẻ tín dụng
6
Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu á – AIT, dịch vụ NHBL là
cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm
và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông
tin.
Theo định nghĩa trên, dịch vụ NHBL chỉ được thực hiện nhờ công nghệ thông tin
(CNTT), cụ thể là:
- CNTT là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, cho phép các
giao dịch trực tuyến được thực hiện;
- CNTT hỗ trợ triển khai các sản phẩm dịch vụ NHBL tiên tiến như chuyển tiền tự
động, huy động vốn và cho vay dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau;
- Nhờ khả năng trao đổi thông tin tức thời, CNTT góp phần nâng cao hiệu quả của
việc quản trị ngân hàng, tạo điều kiện thực hiện mô hình xử lý tập trung các giao dịch có
tính chất phân tán như chuyển tiền, giao dịch thẻ, tiết giảm đáng kể chi phí giao dịch;
- CNTT có tác dụng tăng cường khả năng quản trị trong ngân hàng, hệ thống quản trị
tập trung sẽ cho phép khai thác dữ liệu một cách nhất quán, nhanh chóng, chính xác.
Từ giác độ kinh tế – xã hội, dịch vụ NHBL có tác dụng đẩy nhanh quá trình luân
chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế, đồng thời giúp cải
thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời
gian cho cả ngân hàng và khách hàng.
II. Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM
1. Những thành công và hạn chế
Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc áp dụng lộ
trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc mở
chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND, khả

năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và sự phát triển bùng nổ của CNTT, các NHTM Việt
Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về phát triển dịch vụ NHBL. Nhìn chung,
các ngân hàng bắt đầu quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ như đẩy mạnh
hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã
được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home
banking, PC banking, mobile banking. Thực tế đó đã đánh dấu bước phát triển mới của
thị trường dịch vụ NHBL tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên đáng kể và chiếm
35-40% tổng vốn huy động. Hình thức huy động ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn,
lượng kiều hối qua các ngân hàng tăng mạnh. Các NHTM Việt Nam đã có những cải
thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và
7
mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần phát triển
dịch vụ NHBL, đem lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích mới và văn minh trong
thanh toán.
Đến cuối năm 2006, hầu hết các NHTM đã xây dựng phần mềm NHBL dựa trên nền
tảng quy trình xử lý nghiệp vụ thiết kế của Mỹ với mục tiêu giải phóng khách hàng nhanh
nhất bằng việc phân chia xử lý nghiệp vụ thành hai bộ phận: Bộ phận giao dịch tại quầy
và bộ phận hỗ trợ xử lý nghiệp vụ. Hệ thống này đã tạo ra nhiều giao diện rất tiện ích, tài
khoản của khách hàng được kết nối trên toàn hệ thống, tạo nền tảng mở rộng thanh toán
không dùng tiền mặt và đưa các sản phẩm dịch vụ NHBL đến tay người tiêu dùng. Tuy
nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, dịch vụ NHBL của các NHTM Việt Nam vẫn còn
nhiều bất cập:
- Tính cạnh tranh chưa cao, chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới và cạnh tranh về giá cả
và lãi suất, cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và công nghệ chưa phổ biến, thị trường dịch
vụ NHBL thiếu ổn định, chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng trong việc phát hành các
loại thẻ và khai thác dịch vụ mới, do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để đi
đến thoả thuận kết nối thống nhất nhằm chia sẻ hạ tầng kỹ thuật, gây lãng phí trong việc
đầu tư mua sắm máy móc và chưa tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng
thẻ;

- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại,
chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách
hàng;
- Chưa có chiến lược tiếp thị cụ thể trong hoạt động NHBL, thiếu đội ngũ cán bộ
chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ NHBL, tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng
dịch vụ ngân hàng vẫn còn ở mức khiêm tốn;
- Kênh phân phối không đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp
các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa
trên nền tảng CNTT chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng
rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít, nhiều ngân hàng mới chỉ hoạt động ở mức độ thử
nghiệm, giao dịch thanh toán thương mại điện tử còn hạn chế, chưa ứng dụng được hình
thức thanh toán qua điện thoại di động sử dụng tài khoản ngân hàng;
- Các dịch vụ NHBL phát triển dưới mức tiềm năng. Sau 10 năm làm dịch vụ phát
hành và thanh toán thẻ, số người sử dụng thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương chỉ đạt trên 1
triệu khách hàng, phần lớn chủ thẻ là thương nhân và những người sống ở các đô thị lớn,
dư nợ cho vay cá nhân chỉ chiếm 5-9% tổng dư nợ;
- Hiệu quả của chính sách khách hàng còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao, thủ tục
giao dịch chưa thực sự thuận tiện, bộ máy tổ chức chưa theo định hướng khách hàng,
8
thiếu bộ phận nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân,
thiếu hệ thống chỉ tiêu định lượng và đánh giá hoạt động NHBL, mức độ ứng dụng
CNTT chưa cao.
2. Những yếu tố hạn chế phát triển dịch vụ NHBL tại Việt Nam
Nét đặc thù của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nhắm tới đối tượng khách hàng cá nhân,
song người dân trong nước chưa biết nhiều về dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ
NHBL nói riêng. Do mức thu nhập của phần lớn dân cư còn thấp, thói quen sử dụng tiền
mặt còn phổ biến, nên khả năng phát triển và mở rộng dịch vụ NHBL còn hạn chế.
Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực
tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các
giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong

khi đó, phát triển dịch vụ NHBL đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp
vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định
pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các
NHTM khi muốn triển khai dịch vụ mới.
Về phía các NHTM, các ngân hàng chưa xây dựng được chiến lược đồng bộ về phát
triển dịch vụ NHBL, sản phẩm và dịch vụ NHBL còn đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu
khách hàng, bộ máy tổ chức chưa xây dựng theo định hướng khách hàng, chưa có đội ngũ
cán bộ chuyên nghiệp về nghiệp vụ NHBL, mạng lưới kênh cung cấp dịch vụ còn mỏng,
nền tảng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế.
III. Một số giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM Việt Nam
1. Hoàn thiện các qui định pháp lý về nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng
Các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng do nhiều cấp và nhiều cơ quan
ban hành, điều này đòi hỏi phải hoàn thiện môi trường pháp lý một cách đầy đủ, đồng bộ
và thống nhất về các loại hình dịch vụ theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, phù hợp
với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng
và ngân hàng.
2. Đa dạng hóa các kênh phân phối và thực hiện phân phối có hiệu quả
Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh trên thị trường NHBL ngày càng gay gắt, phát triển
dịch vụ NHBL được xác định là một định hướng chiến lược quan trọng của các NHTM
Việt Nam. Trong đó, việc phát triển các kênh phân phối là một trong những giải pháp tiên
quyết, đòi hỏi phải tích cực phát triển mạng lưới các chi nhánh cấp I và cấp II, chú trọng
mở rộng thêm các phòng giao dịch vệ tinh với mô hình gọn nhẹ. Bên cạnh việc duy trì và
mở rộng các kênh phân phối truyền thống như các chi nhánh, các phòng giao dịch, các
NHTM cần nghiên cứu và ứng dụng các kênh phân phối hiện đại, đồng thời tăng cường
9
quản lý phân phối nhằm tối đa hóa vai trò của từng kênh phân phối một hiệu quả, đáp
ứng yêu cầu giao dịch ở mọi lúc, mọi nơi như:
- Tăng cường hiệu quả và khả năng tự phục vụ của hệ thống ATM nhằm cung cấp
nhiều loại dịch vụ khác nhau với chi phí rẻ hơn, nâng cấp hệ thống ATM thành những
“ngân hàng thu nhỏ” trải đều khắp các tỉnh, thành phố. Đồng thời, phát triển mạng lưới

các điểm chấp nhận thẻ (POS) và tăng cường liên kết giữa các NHTM để nâng cao hiệu
quả và mở rộng khả năng sử dụng thẻ ATM và thẻ POS;
- Phát triển loại hình ngân hàng qua máy tính và ngân hàng tại nhà nhằm tận dụng sự
phát triển của máy tính cá nhân và khả năng kết nối internet. Trong đó, các NHTM cần
sớm đưa ra các loại dịch vụ mới để khách hàng có thể đặt lệnh, thực hiện thanh toán, truy
vấn số dư và thông tin về cam kết giữa ngân hàng và khách hàng, v.v;
- Phát triển loại hình ngân hàng qua điện thoại, đây là mô hình phổ biến với chi phí rất
thấp, tiện lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại
bất cứ thời gian, địa điểm nào;
- Mở rộng các kênh phân phối qua các đại lý như, đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát
hành thẻ ATM, đại lý thanh toán.
Quá trình phát triển và hoàn thiện dịch vụ NHBL phải được thực hiện từng bước,
vững chắc, đồng thời có bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh chóng trên cơ sở giữ
vững thị phần đã có và mở rộng thị trường, tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ,
kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng với lợi ích của ngân hàng và có lợi cho nền kinh tế.
Chìa khóa của Chiến lược NHBL là phát triển CNTT, làm nền tảng phát triển kinh
doanh và mở rộng các loại hình dịch vụ mới theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học
kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước
triển khai mô hình giao dịch một cửa, hiện đại hóa tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đảm
bảo hòa nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực. Tăng cường xử lý tự động
trong tất cả qui trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định và xử lý thông tin, nâng
cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh.
3. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ
Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá
nhân, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó, tập
trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị
trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối mới để đa
dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.
Phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm
phát huy hiệu quả và tính năng kỹ thuật của công nghệ mới, góp phần hạn chế giao dịch

tiền mặt bất hợp pháp, nhanh chóng nâng cao tính thanh khoản của VND và hiệu quả sử
10
dụng vốn trong nền kinh tế. Đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản tiền gửi với thủ tục đơn
giản, an toàn nhằm thu hút nguồn vốn của cá nhân trong thanh toán và phát triển dịch vụ
thanh toán thẻ, séc thanh toán cá nhân, đẩy mạnh huy động vốn qua tài khoản tiết kiệm.
Các NHTM cũng cần tăng cường hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp có các khoản
thanh toán dịch vụ thường xuyên, ổn định số lượng khách hàng, trả lương như bưu điện,
hàng không, điện lực, cấp thoát nước, kinh doanh xăng dầu. NHNN cần sớm ban hành và
hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán với cơ chế khuyến khích hơn là ngăn cấm
như cho phép thu phí giao dịch tiền mặt cao hơn giao dịch chuyển khoản, hiện đại hóa hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm hình thành hệ thống thanh toán quốc gia
thống nhất và an toàn.
Câu 10 : Thông qua việc Chính phủ đưa ra lộ trình tăng vốn pháp định đối với
các NHTM, hãy bình luận về vấn đề vốn chủ sở hữu và áp lực tăng vốn chủ sở hữu
của NHTM
Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các
thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Vốn
chủ sở hữu đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và
đảm bảo cho ngân hàng khả năng phát triển lâu dài:
- Vốn đóng vai trò là tấm đệm giúp ngân hàng chống lại rủi ro phá sản vì vốn giúp
ngân hàng trang trải thua lỗ tài chính và nghiệp vụ cho tới khi ban quản lý có thể đưa
ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động bình thường
- Vốn là điều kiện bắt buộc để ngân hàng được cấp phép thành lập và hoạt động trước
khi có thể huy động được những khoản tiền gửi đầu tiên.
- Vốn tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ (gồm cả người
gửi tiền) về sức mạnh tài chính của ngân hàng.
- Vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thức
dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới
- Cuối cùng, vốn được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm
bảo rằng tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì, ổn định, lâu dài.

Theo Nghị định 141/2006 của Chính phủ, Tổ chức tín dụng được cấp giấy phép
thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc
11
được cấp tối thiểu là 1.000 tỉ đồng chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2008 và đến
31-12-2010 là hạn chót để các ngân hàng phải đảm bảo nâng vốn lên tối thiểu 3.000 tỉ
đồng.
Nghị định này được ban hành tháng 11.2006, thời điểm cổ phiếu ngân hàng đang
được mệnh danh là cổ phiếu vua. Trong bối cảnh đó việc tăng vốn điều lệ của các
NHTM ngỡ là rất dễ dàng. Tuy nhiên từ đó, đến nay, nền kinh tế nói chung, thị
trường tài chính của Việt Nam đã chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế lan rộng trên thế giới.
Sang năm 2010, khi nền kinh tế đã bước đầu phục hồi, TTCK tưởng như đã có thể
tiến đến mốc 600 dễ dàng thì vấn đề nợ công của một số nước Châu Âu và nguy cơ
lan sang Châu Á đã khiến tương lai của TTCK Việt Nam đang trở nên bất ổn, khó
lường, thanh khoản thị trường kém, giá cổ phiếu NH càng thê thảm hơn. Lộ trình tăng
vốn lên tối thiểu 3.000 tỉ đồng đến 31/12/2010 thực sự là áp lực rất lớn đối với các
ngân hàng nhỏ, nhất là ngân hàng có vốn điều lệ quanh mức 1.000 tỉ đồng. Thống kê
đến tháng 5/2010 cho thấy trong tổng cộng 39 ngân hàng thương mại cổ phần
(TMCP) đang hoạt động có tới 24 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỉ đồng. Trong
đó có 15 ngân hàng có vốn dưới 2.000 tỉ đồng và tám ngân hàng có vốn quanh mức
1.000 tỉ đồng.
Do phải thực hiện tăng vốn theo quy định bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước, nên
các nhà ngân hàng đang ở vào thế bị động và tính khả thi của phương án phát hành
cũng như phương án sử dụng vốn sẽ gặp không ít khó khăn. Các ngân hàng phải đối
mặt với 2 thách thức cơ bản: thứ nhất là năng lực quản trị theo quy mô lớn và thứ hai
là áp lực lợi nhuận trên đồng vốn hay áp lực lợi nhuận và đảm bảo tỷ lệ cổ tức cho cổ
đông ngân hàng khi vốn tăng quá nhanh. Điều này làm cho hiệu quả đầu tư của các
ngân hàng thấp xuống, buộc họ phải đẩy mạnh cạnh tranh và một số vấn đề không
lành mạnh trong lãi suất cho vay, lãi suất huy động chắc chắn lại xuất hiện.
Quy định này đã gây sức ép tăng vốn không nhỏ cho các ngân hàng TMCP. Để

đảm bảo tăng vốn đúng lộ trình quy định, phương án tăng vốn của các ngân hàng
thương mại cổ phần chủ yếu tập trung vào sức mạnh của cổ đông hiện hữu, phát hành
thêm ra bên ngoài, hay tiến hành niêm yết để có thể thuận lợi hơn khi gọi vốn…Ngoài
12
ra, cũng có một số ít đơn vị có "tiền tích trữ" từ nguồn thặng dư vốn cổ phần và một
số thì dựa vào nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thông qua phát hành riêng lẻ. Một số
cách thức cơ bản để gia tăng vốn chủ sở hữu:
Thứ nhất, chữa cháy tình thế bằng cách phát hành thêm cổ phiếu
Trong lộ trình tăng vốn của NHNN, không chỉ các ngân hàng nhỏ mà nhu cầu
tăng vốn với các ngân hàng lớn cũng rất cấp thiết. Tại thời điểm đó, có khoảng 12
ngân hàng đã thông báo kế hoạch niêm yết lên sàn chứng khoán và gần 10 ngân hàng
thông báo phát hành thêm cổ phiếu để tìm cơ hội tăng vốn. Trong đó, Eximbank,
ACB, Sacombank đã đưa ra lộ trình tăng vốn khá mạnh. Dự kiến Sacombank tăng
thêm 2.479 tỉ đồng, ACB tăng thêm 1.563 tỉ đồng bằng phương án phát hành thêm cổ
phiếu với tỉ lệ 5:1 cho cổ đông hiện hữu. Các ngân hàng khác như Techcombank và
Đông Á đều có kế hoạch tăng thêm 1.000-2.500 tỉ đồng vốn điều lệ trong năm nay
2010.
Tuy nhiên hiện tại, niềm tin của nhà đầu tư về cổ phiếu ngân hàng đã giảm sút nên
họ rất thận trọng và cân nhắc khi tiếp tục đổ tiền vào đây. Do đó, không ít ngân hàng
TMCP đã phải liên tục gia hạn thời gian phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
nhưng vẫn không thành công. Áp lực tăng vốn điều lệ buộc các ngân hàng nhỏ phải
phát hành thêm cổ phiếu, giá trị cổ phiếu theo đó tiếp tục bị pha loãng nếu kế hoạch
lợi nhuận cổ phiếu không tăng tương xứng. Vì vậy cổ phiếu ngành này không hấp dẫn
giới đầu tư.
Riêng đối với các cổ đông nhỏ, việc chia thưởng cổ phiếu hằng năm cũng khiến
họ ngao ngán. Nhà đầu tư không thể trường vốn để chạy đua kịp kế hoạch tăng vốn
của ngân hàng. Hơn nữa, hiện rất nhiều cổ phiếu ngân hàng nhỏ đang giao dịch dưới
mệnh giá. Hằng năm có được chút lợi nhuận thì ngân hàng giữ lại để tăng vốn cho
nên nếu phát hành thêm cổ phiểu để chia cổ tức thì rủi ro rất lớn. Từ thực trạng cho
thấy chạy đua cạnh tranh hút vốn bằng phát hành cổ phiếu giữa ngân hàng lớn và nhỏ

hiện nay đang không cân sức. Rõ ràng lợi thế thuộc về ngân hàng lớn. Trong khi
nguồn vốn tăng của họ dùng để đầu tư, mở rộng mạng lưới phát triển thì các ngân
hàng nhỏ chỉ tăng cho đủ vốn pháp định.
Thứ hai: Loay hoay “cầu cứu” các cổ đông lớn hoặc các đối tác chiến lược
13
Để có thể thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn, lãnh đạo các ngân hàng nhỏ
phải thuyết phục được các cổ đông lớn tiếp tục bỏ thêm tiền vào. Sau đó là thuyết
phục các cổ đông nhỏ lẻ trong đại hội cổ đông chấp thuận phương án phát hành thêm.
Tuy nhiên, thực tế để đạt đồng thuận cùng một lúc cả cổ đông tổ chức và cổ đông nhỏ
là rất khó.
Đối với các ngân hàng đang có vốn pháp định dưới mức 2.000 tỉ đồng thì phương
án phát hành thêm cổ phiếu khó khả thi nên họ phải xoay qua tìm nhà đầu tư là các tổ
chức, đối tác chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các cổ đông chiến lược
nước ngoài không dễ dàng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay. Đó là chưa kể
đến niềm tin của các cổ đông chiến lược nước ngoài đối với một số NHTM cổ phần
Việt Nam chưa tốt. Đây thực sự là những khó khăn để tăng vốn điều lệ của các
NHTM. Không thể ngay trong một sớm một chiều ngân hàng nào cũng có thể tìm
được đối tác phù hợp, nhất là những ngân hàng chưa khẳng định được thương hiệu,
tiềm lực vốn nhỏ, khả năng cạnh tranh không lớn phải mất nhiều thời gian đàm phán.
Quá trình tăng vốn điều lệ theo lộ trình đã chịu tác động của một số nguyên nhân khách
quan, khiến việc tăng vốn điều lệ từ các nguồn khác nhau của nhiều tổ chức tín dụng
trong nước gặp phải không ít khó khăn. Ngày 14/12/2010, NHNN đã báo cáo thủ tướng
chính phủ xem xét và chính thức gia hạn tăng vốn pháp định ngân hàng thêm một năm
đến 31/12/2011.
Câu 13. Trình bày các loại hình ngân hàng thương mại theo mô hình tổ chức (tập
đoàn đa năng, ngân hàng thuộc tập đoàn, NH độc lập) – liên hệ thực tiễn Việt nam
NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa
dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức
năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Theo mô hình tổ chức NHTM được chia thành:

- Tập đoàn đa năng
- Ngân hàng thuộc tập đoàn
- Ngân hàng độc lập
* Tập đoàn đa năng:
Đây là mô hình tập đoàn ngân hàng xuất hiện sớm ở Anh và Mỹ với các hoạt động,
nghiệp vụ kinh doanh cả của Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Đầu tư. Mặc dù cho
14
đến thời điểm hiện nay, ở châu Âu, việc phân định ranh giới giữa ngân hàng thương mại
và ngân hàng đầu tư đã không còn, tuy nhiên cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính
ngân hàng toàn cầu năm 2008 diễn ra thì vẫn còn một lượng lớn các ngân hàng đầu tư
thuần tuý.
Vì vậy, các ngân hàng lớn thường có xu hướng hoạt động như những ngân hàng toàn cầu
trong khi một số tổ chức nhỏ hơn lại tập trung vào việc phát triển thành những ngân hàng
thương mại chuyên biệt hoặc như là những ngân hàng đầu tư. Những ví dụ điển hình của
những ngân hàng toàn cầu là Deutsche Bank của Đức, UBSS và Credit Suisse của Thuỵ
Sĩ.
Mô hình tập đoàn đa năng là mô hình có kiểu tổ chức công ty mẹ - công ty con, trong đó
ngân hàng mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần trong các công ty con,
đề ra chiến lược và định hướng phát triển tổng thể của tập đoàn. Các công ty con hoạt
động trong cùng lĩnh vực dịch vụ dài chính và liên kết chặt chẽ với nhau nhằm khai thác
thế mạnh trong kinh doanh dịch vụ tài chính – ngân hàng.
Đặc điểm của mô hình này là:
- Công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy
quản lý riêng. Giao dịch giữa ngân hàng mẹ và các công ty con hay giữa các công ty con
trong cùng một tập đoàn là giao dịch bên ngoài, giao dịch thị trường
- Công ty mẹ đề ra chiến lược và định hướng phát triển tổng thể của tập đoàn, đồng
thời phân bổ nguồn lực của tập đoàn thông qua các hoạt động tài chính như phát hành,
mua bán chứng khoán, cơ cấu lại tài sản của các công ty con. Ngoài ra, ngân hàng mẹ còn
sử dụng vốn của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết để hình thành các
công ty con hoặc công ty liên kết.

- Các công ty con là những pháp nhân độc lập, hoạt động tự chủ và tự chịu trách
nhiệm. Hình thức pháp lý của công ty con khá đa dạng, có thể là công ty cổ phần do ngân
hàng mẹ nắm giữ cổ phần chi phối; công ty TNHH 2 thành viên trở lên, trong đó ngân
hàng mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; công ty liên doanh với nước ngoài do ngân hàng mẹ
nắm giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; công ty TNHH một thành viên do ngân hàng mẹ là chủ
sở hữu.
- Căn cứ vào tính chất và phạm vi hoạt động, tập đoàn tài chính kinh doanh theo mô
hình công ty mẹ – công ty con có hai loại: Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần túy và mô
hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh. Trên thực tế, không có sự tách
bạch rõ ràng, nhiều tập đoàn kinh doanh theo mô hình công ty mẹ – công ty con là hỗn
hợp của hai loại hình trên. Tập đoàn TC-NH theo mô hình công ty mẹ – công ty con cũng
hoạt động theo mô hình hỗn hợp, trong đó ngân hàng mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh
doanh một số công ty con, đồng thời chỉ nắm vốn thuần túy một số công ty con khác.
15
- Ngoài hoạt động kinh doanh ngân hàng, tập đoàn TC-NH còn cung cấp dịch vụ tài
chính phi ngân hàng (do các công ty con thực hiện), những dịch vụ này liên quan chặt chẽ
với hoạt động ngân hàng và mang lại lợi ích chung cho tập đoàn. Ngoài ra, để nhận dạng
một tập đoàn, cần thông qua những đặc trưng chung của tập đoàn và đặc trưng riêng của
các công ty con hay công ty thành viên trong tập đoàn.
Sơ đồ 1 – 1. Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay:
Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần túy (holding company)
Trong mô hình này một công ty mẹ sở hữu cổ phần của các công ty/ngân hàng con,
công ty mẹ chủ yếu thường chỉ thực hiện hoạt động đầu tư tài chính và chịu trách nhiệm
quản lý các công ty con trên từng lĩnh vực. Các công ty mẹ thường có ưu điểm là có thể
giảm thiểu rủi ro cho các chủ sở hữu, cho phép sở hữu và kiểm soát số lượng các công ty
khác nhau.
Tại Mỹ, Berkshire Hathaway là một là những công ty thương mại đại chúng lớn nhất;
Công ty này sở hữu một vài công ty bảo hiểm, các thương nhân sản xuất; các nhà bán lẻ
và các loại công ty khác. Hai công ty mẹ thuần túy khác là UAL Corporation và AMR
Corporation, các công ty thương mại đại chúng mà mục đích chính của chúng là sở hữu

toàn bộ United Airlines và American Airlines.
Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ta có thể thấy mô hình này hiện diện ở Tập
đoàn CitiGoup, HSBC… Các cổ đông của công ty mẹ không trực tiếp quản lý những
hoạt động của các công ty con. Với ưu thế rủi ro của lĩnh vực này không ảnh hưởng đến
lĩnh vực khác, mô hình này đặc biệt phổ biến ở những tập đoàn tài chính quốc tế, ở Mỹ
và cũng đã được cho phép ở Nhật Bản.
16
Ví dụ điển hình là Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng Citigroup. Citigroup là tập đoàn
ngân hàng đa quốc gia, được hình thành thông qua việc hợp nhất giữa Citicorp và
Travelers Insurance, bao gồm nhiều công ty khác nhau, từ tín dụng thương mại đến hỗ trợ
tiêu dùng, môi giới đến bảo hiểm. Citigroup có trụ sở chính tại New York với công ty mẹ
là Citibank. Ngân hàng này đã mở chi nhánh đầu tiên tại Luân Đôn (năm 1902) và
Buenos Aires (năm 1914), các hoạt động quốc tế của ngân hàng phát triển mạnh trong
những năm 1920-1940 (khoảng 100 văn phòng đại diện và chi nhánh tại gần 100 nước
trên thế giới).
Năm 1955, Citibank sáp nhập với First National (New York) để trở thành một tổ hợp
lớn với tên gọi First National City Bank. Năm 1968, ngân hàng này cải tổ để trở thành
một công ty mẹ (holding company) và hình thành tập đoàn ngân hàng dưới tên gọi là
First National City Corp (năm 1974 đổi tên thành Citicorp), trọng tâm là các dịch vụ tài
chính và ngân hàng bán lẻ. Citibank là ngân hàng đầu tiên lắp đặt máy rút tiền tự động
ATM (năm 1977) với trên 500 máy tại New York.
Trong những năm 80, Citibank đã mua lại một số tổ chức tài chính ở San Francisco,
Chicago, Miami, Washington DC và năm 1998 sáp nhập với Travelers Group (công ty
kinh doanh thẻ nổi tiếng) để trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng đứng đầu thế giới.
Doanh thu năm 2007 đạt 81,7 tỷ đô la Mỹ, lợi nhuận ròng đạt 3,62 tỷ đô la Mỹ.
Ngân hàng độc lập: ngân hàng này thường là các ngân hàng cổ phần. Hoạt động
thuần tuý theo các nghiệp vụ ngân hàng mà ko thuộc một tập đoàn hay tổ chức nào
khác cũng như sở hữu các công ty khác. Ngân hàng này có thể chỉ có một hội sở
hoặc có nhiều chi nhánh.
Liên hệ thực tiễn hệ thống ngân hàng Việt Nam

Tập đoàn đa năng
Ngày 16/5,ngân hàng thương mại Cp Sài Gòn thuong tín công bố thành lập tập
đoàn TC Sacombank. Đây là tập đoàn TC tư nhân đàu tiên,có hạt nhân là ngân hàng
Sacombank điều phối 11 công ty thành viên. Gần đây các ngân hàng cho thấy rõ tham
vọng của mình khi cả VCB và BIDV đều chủ động đề xuất và được Cp cho làm chủ
đầu tư xây dựng 2 tuyến đường cao tốc quan trọng ở phía bắc và nam. Bên cạnh đó
cũng phải kể tới việc BIDV đang là người đóng vai trò tập hợp, liên kết với nhiều đối
tác để đầu tư trong nhiều lĩnh vực hạ tầng, năng lượng,BĐS, và cả lĩnh vực hoàn
toàn mới như cho thuê máy bay.Thậm chí BIDV còn đi đầu tư trong việc cùng các
ngân hàng phát triển đầu tư ra nước ngoài.
Những mô hình tổ chức và hoạt động theo hình thức trên đã có nhưng việc thừa nhận
về mặt pháp lý lại chưa theo kịp thực tế. Khi những cơ sở này chưa hình thành đồng
bộ thì việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn
17
và tạo ra những rủi ro, bất lợ lớn. Vì vậy chặng đường đi tới của một tập đoàn TCNN
sẽ còn rất dài với sự nỗ lực của cả Dn và Cp.
Ngân hàng thuộc tập đoàn
Trước đây 1 số tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn như: Petro Việt nam. Bảo Việt,
FPT,Vinatex,… đã từng đứng ra xin mở ngân hàng: Ngân hàng dầu khí, ngân hàng
bảo việt, Ngân hàng Tiền Phong, … Bên cạnh đó ,trong quyết định của thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập một số tập đoàn kinh tế (Được thành lập trên cơ sở công
ty NN) cũng cho phép các tập đoàn hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo
hiểm. Hiện nay ở Việt Nam các tập đoàn đứng ra thành lập ngân hàng là không được
phép do cơ chế cấp phép thành lập và hoạt động NHTMCP (Ban hành theo
QDD24/2007/QĐ-NHNN ngày 7/6/2007 của Thống đốcNHNN) đã quy định rõ 1 cổ
đông là chủ sở hữu tối đa 20%vốn điều lệ của 1 ngân hàng và chỉ được tham gia góp
vốn thành lập tại 1 ngân hàng,ngoài ra chính phủ đưa ra chính sách cấm các tập đoàn
và tổng công ty này đầu tư quá 30% vốn vào các hoạt động kinh doanh không nòng
cốt. Như vậy các tập đoàn kinh tế dù có năng lực tài chính và tham vọng lớn đến đâu
về nguyên tắc cũng không thể có ngân hàng của riêng mình.

Các ngân hàng độc lập mọc lên rất nhiều
Câu 14. Trình bày mô hình thời lượng trong quản lý rủi ro lãi suất. Giải thích các
giả thiết trong mô hình này.
Khái niệm rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm,khi lãi suất thị
trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác,như cấu trúc và kỳ hạn
của tài sản và nguồn vốn,quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn.
Khái niệm thời lượng:
Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này được
tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó.
Nội dung:
- Mô hình lượng hóa mức độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn đối với lãi suất đề
cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của
tài sản và nguồn vốn.
- Khái niệm thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại của luồng tiền
của tài sản này,được tính trên cơ sỏ các giá trị hiện tại của nó
- Thực chất đây là việc áp dụng cách tính quy đổi ra kỳ hạn trung bình của các
khoản mục thuộc tài sản và các khoản mục thuộc nguồn vốn.
Công thức áp dụng:
18
D =
PVt =
N:Tổng số luồng tiền xảy ra
n:Số lần luồng tiền xảy ra trong năm
M:Kỳ hạn của chứng khoán tính theo năm (M=N/n)
t:Thời diểm xảy ra luồng tiền
CFt:Luồng tiền nhận được cuối kỳ t
PVt:Giá trị hiện tại của luồng tiền xảy ra cuối kỳ t
R:Mức lãi suất TT hiện hành
Những đặc điểm của mô hình:

- Giữa thời lượng và kỳ hạn của tài sản:Thời lượng tăng lên cùng với kỳ hạn của tài
sản ( có hoặc nợ) có thu nhập cố định nhưng với một tỷ lệ giảm dần.Bằng toán
học điều này được biểu diễn như sau:
>0 và <0
M tăng thì D cũng tăng nhưng D tăng chậm hơn M
- Giữa thời lượng và mức lãi suất hiện hành:khi lãi suất thị trường tăng thì thời
lượng giảm
<0
- Giữa thời lượng và lãi suất coupon:LS Coupon càng cao thời lượng càng
giảm.Nghĩa là LS Coupon càng cao thì luồng tiền thu hồi càng nhanh và do đó tỷ
trọng giá trị hiện tại của các luồng tiền lớn được dung để tính thời lượng.
<0
Ý nghĩa kinh tế của thời lượng:
Thời lượng cho phép trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản và nguồn vốn đối với lãi
suất.Hay nói cách khác,Thời lượng D của TSC hay TSN càng lớn thì giá trị của tài sản
càng nhạy cảm với lãi suất.
19
Ứng dụng mô hình thời lượng và phòng ngừa rủi ro lái suất:
Quản trị rủi ro lãi suất đối với 1 bộ phận TS
Quản tri rủi ro lãi suất đối với toàn bộ bảng cân đối TS
Khi LS do thị trường quyết định,các lực lượng thị trường sẽ tác động làm cho LS thay đổi
thowngf xuyên và khó dự đoán,điều này khiến cho các NHTM phải đối mặt thực sự với
nguy cơ tiềm ẩn rủi ro LS.Để phòng ngừa rủi ro LS ,đòi hỏi các NH phải Tăng cường
công tác quản lý,đặc biệt là áp dụng phương pháp hiện đại để lượng hóa rủi ro LS có ảnh
hưởng tới KQ kinh doanh là như thế nào.
Câu 15. Trình bày mô hình khe hở nhạy cảm lãi suất. Giải thích các giả thiết
trong mô hình khe hở nhạy cảm lãi suất.
Ngân hàng ngày nay rất coi trọng vấn đề quản lý rủi ro, các ngân hàng cố gắng
kiểm soát những tổn thất gây ra bởi sự thay đổi bất lợi của lãi suất, bởi việc người vay
vốn mất khả năng hoặc không muốn thanh toán các món nợ cũng như bởi những thay đổi

trong tỷ giá và trong rất nhiều yếu tố khác.
Một trong những loại hình rủi ro lớn nhất mà ngân hàng thường xuyên phải đối mặt
là rủi ro lãi suất Các ngân hàng riêng lẻ không thể kiểm soát được lãi suất thị trường vì lãi
suất được quyết định bởi các lực lượng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng, đặc biệt
là mức cung và mức cầu tín dụng trên thị trường. Một nhà quản lý ngân hàng phải biết
đối phó với những thay đổi trong lãi suất thị trường nhằm kiểm soát và bảo vệ thu từ lãi,
chi phí trả lãi, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, giá trị tài sản và giá trị ròng của ngân hàng.
Một trong những công cụ phổ biến nhất ngày nay phục vụ hoạt động quản lý rủi ro
lãi suất là Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất. Kỹ thuật này tập trung vào việc bảo vệ hoặc
tối đa hóa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng – tỷ lệ giữa thu từ lãi trừ chi phí trả
lãi và chia cho tổng tài sản hoặc tổng tài sản sinh lời.
Mô hình khe hở nhạy cảm lãi suất:
* Khái niệm rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất là tác động của sự thay đổi lãi suất tới lợi nhuận của ngân hàng, là
khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm,khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài
dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác,như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn
vốn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn.
* Nội dung mô hình Khe hở nhạy cảm lãi suất:
Tại bất cứ thời điểm nào, ngân hàng có thể tự bảo vệ trước những thay đổi của lãi
suất bằng cách bảo đảm cân bằng sau:
20
Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất
(có thể được định giá lại) = (có thể được định giá lại)
Trong đó:
+ Tài sản nhạy cảm lãi suất là những tài sản có thể được định giá lại khi lãi suất
thay đổi: vd như các khoản cho vay sắp đến hạn hoặc sắp được tái gia hạn, các khoản cho
vay và chứng khoán có lãi suất thả nổi, …
+ Nợ nhạy cảm lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều
kiện thị trường: vd như chứng chỉ tiền gửi sắp mãn hạn hoặc sắp được tái gia hạn, những
khoản tiền gửu lãi suất thả nổi, …

Khi giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và giá trị nợ nhạy cảm lãi suất không cân bằng,
khe hở nhạy cảm lãi suất được hình thành:
Khe hở nhạy cảm Giá trị tài sản nhạy cảm Giá trị nợ nhạy cảm
lãi suất = lãi suất - lãi suất
 Khi khe hở nhạy cảm lãi suất = 0:
Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất bằng giá trị nợ nhạy cảm lãi suất, khi lãi suất tăng
hay giảm cũng không ảnh hưởng đến thu nhập lãi của ngân hàng, ngân hàng được coi là
không có rủi ro lãi suất. Trong trường hợp này, thu lãi từ danh mục tài sản và chi phí trả
lãi sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ. Khe hở nhạy cảm lãi suất của ngân hàng = 0 và tỷ lệ
thu nhập cận biên được bảo vệ dù lãi suất thay đổi theo hướng nào.
 Khi khe hở nhạy cảm lãi suất > 0 (khe hở nhạy cảm lãi suất dương hay nhạy
cảm lãi suất):
Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất trong mỗi giai đoạn kế hoạch (ngày, tuần, tháng,…)
lớn hơn giá trị nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất.
Khi lãi suất thị trường tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ tăng vì thu
từ lãi trên tài sản sẽ tăng nhiều hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động. Nếu các yếu tố khác
không đổi, thu nhập lãi của ngân hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu lãi suất giảm khi ngân
hàng đang trong tình trạng nhạy cảm tài sản hay khe hở dương thì tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên của ngân hàng sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm nhiều hơn chi phí trả lãi cho
các nguôn vốn, như vậy, thu nhập từ lãi của ngân hàng sẽ giảm.
 Khi khe hở nhạy cảm lãi suất < 0 (khe hở nhạy cảm lãi suất âm hay nhạy
cảm nợ):
Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất của ngân hàng lớn hơn giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất.
21
Khi lãi suất thị trường tăng lên sẽ làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân
hàng vì chi phí cho những khoản nợ nhạy cảm lãi suất sẽ tăng nhiều hơn mức tăng thêm
trong lãi thu về từ những tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng. Sự sụt giảm lãi suất sẽ
làm tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn, vì chi phí lãi trả
cho vốn huy động sẽ giảm nhiều hơn lãi thu về.
* Ứng dụng mô hình khe hở nhạy cảm lãi suất: Phương pháp quản lý khe hở

nhạy cảm lãi suất
- Nhằm mục tiêu quản lý thu nhập của ngân hàng trước những biến động của lãi
suất. Hạn chế những bất ổn trong thu nhập lãi
Dự đoán của Ngân hàng về sự biến động lãi suất: Lãi suất thị trường tăng > Giá trị
khe hở nhạy cảm lãi suất (Gap) tối ưu: Gap > 0 > Phản ứng của nhà quản lý: Tăng tài
sản có nhạy cảm lãi suất; Giảm tài sản nợ nhạy cảm lãi suất > Thu nhập lãi từ tài sản có
sẽ tăng nhiều hơn chi phí lãi của tài sản nợ. Nếu dự đoán lãi suất giảm Ngân hàng sẽ có
phản ứng ngược lại.
Ngân hàng cũng có thể áp dụng phương pháp quản lý duy trì G xấp xỉ bằng 0 để
làm giảm ảnh hưởng của sự biến động lãi suất lên lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế, khe
hở nhạy cảm lãi suất = 0 không loại trừ hoàn toàn được rủi ro lãi suất bởi vì lãi suất của
tài sản và lãi suất của các khoản nợ không ràng buộc chặt chẽ với nhau. Ví dụ, lãi suất
cho vay có xu hướng thay đổi châm hơn lãi suất của những khoản vay trên thị trường tiền
tệ. Vì vậy thu từ lãi của ngân hàng có xu hướng tăng chậm hơn chi phí trả lãi trong giai
đoạn kinh tế tăng trưởng, và chi phí trả lãi có xu hướng giảm nhanh hơn thu từ lãi trong
giai đoạn kinh tế suy thoái.
- Ngày nay, Các ngân hàng lớn thường sử dụng máy tính để xác định giá trị tài sản
nhạy cảm lãi suất và giá trị nợ nhạy cảm lãi suất trong những khoảng thời gian khác nhau
và quản lý mức độ nhảy cảm lãi suất dựa trên quan điểm quản lý rủi ro và dựa trên sự
nhạy cảm về rủi ro của những người quản lý ngân hàng. Tuy nhiên, kỹ thuật quản lý khe
hở nhạy cảm lãi suất có nhiều hạn chế không nhỏ.
Hạn chế của phương pháp:
- Rủi ro hơn khi dự đoán sai xu hướng biến động của lãi suất  phương pháp này
chủ yếu để sử dụng phòng ngừa rủi ro chứ không phải để tăng lợi nhuận.
- Sự lựa chọn các khoảng thời gian để phân tích hoàn toàn tùy theo từng ngân hàng.
Đồng thời, lãi suất trong hoạt động ngân hàng và lãi suất thị trường thay đổi với những
tốc độ khác nhau. Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất không nhằm mục đích bảo vệ giá trị
tài sản và đặc biệt là không bảo vệ được giá trị ròng của ngân hàng.
22
Câu 18: Các NHTM Việt nam đã có những thời gian đối mặt với rủi ro thanh

khoản. Anh/chị hãy bình luận về các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản hiện nay
của các NHTM Việt nam
Rủi ro thanh khoản là rủi ro NH không có khả năng chi trả tức thời các khoản rút tiền và
giải ngân đã cam kết với KH hoặc chi trả với chi phí cao. Khi rủi ro thanh khoản xảy ra
các NHTM phải chịu mức tổn thất cao để huy động được nguồn tiền mặt đáp ứng như
cầu thanh khoản, hơn thế với NHTM nhỏ rất có khả năng dẫn đến mất thanh khoản và
nguy cơ vỡ nợ. Sau giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 -2009 Các NHTM VN hiện
nay chú ý hơn tới quản trị rủi ro thanh khoản, với các biện pháp quản trị về phía tài sản,
nguồn hoặc kết hợp cả hai.
Để đánh giá các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản, các chỉ số thường được sử dụng là
vốn điều lệ, CAR, chỉ số về trạng thái tiền mặt và năng lực cho vay.
- Vốn điều lệ: theo quy định của NHNN đến năm 2008 NHTM đạt mức VĐL 3000 tỷ
đồng. Đa số các NHTM đã đạt được mức này, tuy nhiên so với quy mô các NH trong khu
vực là 1 tỷ USD thì mức VĐL trên còn quá thấp.
- Hệ số CAR phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng
tài sản Có rủi ro quy đổi. Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm
2005 của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro. Nếu
xét theo tiêu chí này, một số ngân hàng thương mại đã đạt được; nhưng nếu tính theo
Hiệp ước Basel II thì rất khó để đạt tới mức vốn an toàn 8%.
- Chỉ số về trạng thái tiền mặt(H3): Tiền mặt+Tiền gửi thanh toán tại NHNN+Tiền gửi
không kỳ hạn tại các TCTD/Tổng tài sản “Có”.Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao đảm bảo
cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. NHTM VN giai đoạn
2007-2008 có chỉ số H3 dưới 10%, trong đó một số ngân hàng có chỉ số rất thấp dưới 5%
như: Agribank, BIDV, MHB, Vietinbank, An Bình, Habubank, MB, MSB, Ocean,
Saigonbank, SHB, VIBank, Vietcombank. Những ngân hàng này khi có nhu cầu thanh
khoản lớn, đột xuất, chắc chắn ngân hàng buộc phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất
cao. Thực tế đã chứng minh cho nhận định này, những tháng cuối năm 2007 và đầu năm
2008, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi và đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị
trường tiền tệ liên ngân hàng lên mức “kỷ lục”: 40%/năm.

- Chỉ số H4 và H5 phản ánh năng lực cho vay của NHTM,H4 tính bằng Dư nợ/Tổng tài
sản Có, H5 tính bằng Dư nợ/Tiền gửi khách hàng. H4 là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho
vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Nhìn chung,
hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn là hoạt động tín
dụng: chỉ số H4 trung bình hai năm 2006 - 2007 là 54,73%, có nghĩa, tính trung bình các
khoản tín dụng chiếm trên 54% trong tổng tài sản “Có” của các ngân hàng. Rủi ro dễ thấy
nhất là rủi ro lãi suất. Năm 2007, 14 ngân hàng có chỉ số H4 trên 60%. Năm 2008, chỉ số
này chưa được cải thiện là mấy: 55,09%.
H5 đánh giá các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ
bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp. Theo số liệu
tính toán, năm 2007 có 21/34 ngân hàng cho vay vượt mức tiền gửi huy động được,
đặc biệt Gia Định, HDbank, PAC, Trustbank vượt trên 200%. Chỉ số H5 trung bình
hai năm 2006 - 2007 là 122,49%, có nghĩa, tính bình quân các ngân hàng cứ huy động
23
được 1 đồng thì cho vay trên 1,22 đồng. Như vậy, tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín
dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản “Có” của các ngân hàng, mà cho vay là tài sản
“Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Bên cạnh đó, toàn
bộ tiền gửi khách hàng được sử dụng cho vay, thậm chí cho vay vượt mức huy động khá
cao. Trong trường hợp này, các ngân hàng buộc phải vay TCTD khác để đảm bảo DTBB
và đảm bảo khả năng thanh khoản.
Chỉ số H4 trung bình giữa các ngân hàng năm 2006, 2007 đều vượt trên 54%,
cụ thể là 55,38%; 54,09%. Chỉ số H5 trung bình giữa các ngân hàng năm 2006, 2007 đều
vượt trên 120%: 120,19%; 124,79%. Ở đây, cần chú ý là: một số ngân hàng có tỷ lệ các
khoản tín dụng/tổng tài sản “Có” thấp (dưới 40%), nhưng thực tế ngân hàng đó đã
sử dụng hết tiền gửi của khách hàng và phải vay từ TCTD khác để cho vay, như: An
Bình, Habubank, Ocean, PG, SHB; thể hiện qua chỉ số H5 đều vượt trên 100%, riêng
Ocean gần 200% và chỉ số H7 đều nhỏ hơn 1, chỉ riêng Habubank gần như bằng 1. Năm
2008, chỉ số H5 trung bình vẫn trên 100%: 101,54%.
 Các NHTM đã không coi trọng vấn đề thanh khoản, việc quản trị rủi ro thanh
khoản chưa được đưa ra thành 1 chính sách chiến lược cụ thể mà chủ yếu quản trị

theo hướng tình thế đối phó tức thời. Khi kinh tế khó khăn cộng thêm chính sách
tiền tệ thắt chặt khiến NHTM buộc phải quan tâm hơn tới rủi ro thanh khoản, dẫn
đến cuộc chạy đua lãi suất căng thẳng giữa các NHTM gây ra chi phí và tổn thất
lớn.
Câu 20: Trình bày về rủi ro tín dụng của NHTM. Bài học kinh nghiệm của NHTM
VN đối với nợ dưới chuẩn
Một nền kinh tế biến động hơn với những vấn đề xuất hiện gần đây đã khiến các
NHTM ngày càng phải tập trung hơn nữa cho công tác quản trị trong hoạt động tín dụng,
đặc biệt là kiểm soát rủi ro tín dụng.
Theo Peterose (tr207), việc một số tài sản của Ngân hàng (đặc biệt là các khoản cho
vay) giảm giá trị hay không thể thu hồi là biểu hiện của rủi ro tín dụng.
Nói cách khác, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất mà Ngân hàng phải chịu
do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn, lãi.(giáo
trình NHTM trang 154 – PGS.TS. Phan Thu Hà).
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 : "Rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng" (sau đây gọi tắt là "rủi ro") là khả
năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Về bản chất, rủi ro tín dụng là loại rủi ro đa dạng và phức tạp, và việc quản lý và
phòng ngừa nó rất khó khăn.
* Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân bất khả kháng, thông tin không cân xứng,
sự điều khiển sai lệch của cơ chế thị trường… cụ thể:
- Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định
+ Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới:
24
Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia
công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi

thị trường thế giới biến động xấu. Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp
không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung. Ngành
thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá vừa qua.
Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém. Mặt
hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm
cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá
thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm.
+ Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế:
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo
ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng
thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc
nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân
hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên
bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu
hút.
+ Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa
về đầu tư trong một số ngành.
1.2. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi
+ Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN)và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật
hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và
các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp
và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi
nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả được
nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm
được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà
nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho

ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con
đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải
quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Hơn nữa các thủ tục pháp lý kiện ra tòa án để
thực hiện xử lý tài sản thế chấp cũng rất rườm rà, gây mất chi phí đối với Ngân hàng.
+Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:
25

×