Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đề tài phong trào dân quyền ở hoa kỳ (1954 – 1968)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
~~~~~~*~~~~~~

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ TÀI

PHONG TRÀO DÂN QUYỀN Ở HOA KỲ (1954 – 1968)

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
~~~~~~*~~~~~~

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ TÀI

PHONG TRÀO DÂN QUYỀN Ở HOA KỲ (1954 – 1968)
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội và nhân văn

Sinh viên thựcThuộchiện:nhómTrangngànhCơngkhoaNươnghọc: Khoa học xã hội và nhân văn

Nguyễn Gia Lil
Nguyễn Thị Trà My
Dân Tộc: Kinh


Lớp: 45.01.QTH.B
Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Quốc tế học
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đào Thị Mộng Ngọc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -


DANH MỤC VIẾT TẮT
LGBTQ+

NAACP

Viết tắt của các thuật ngữ gồm Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng
tính nam), Bisexual (song tính) và Transgender (chuyển giới), được dùng
để mô tả xu hướng tính dục của một người. Họ có sự hấp dẫn tình u và
tình dục khác với những người dị tính (hay Straight - những người bị hấp
dẫn bởi người thuộc giới tính trái ngược với mình)
Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu

SCLC

Hội nghị Lãnh đạo Cơ đốc miền Nam

VISTA

Qn đồn Hịa bình và Tình nguyện viên phục vụ Hoa Kỳ


OAAU

Tổ chức Thống nhất Người Mỹ gốc Phi

EEOC

Ủy ban Cơ hội việc làm Bình đẳng

NOI

Tổ chức Quốc gia Hồi giáo


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Biểu đồ ước tính về lượng dân di cư ra khỏi miền Nam Hoa Kỳ trong từng thập
kỉ...............................................................................................................................................
Hình 2: Ảnh từ video Gay and Proud, đăng tải tại kênh youtube Library of Congress.
Hình 3: Rosa Parks của Eugene Daub (2013), tại National Statuary Hall, United States
Capitol......................................................................................................................................
Hình 4: Tiến sĩ Martin Luther King Jr. và vợ của ông, Coretta Scott King, ngồi với ba
trong số bốn người con của họ tại nhà riêng ở Atlanta, Ga, vào ngày 17 tháng 3 năm 1963.
Hình 5: W.E.B. Du Bois (1868 – 1963).........................................................................
Hình 6: Rosa Parks (vào năm 1955) cùng Martin Luther King Jr. (phía sau)
Hình 7: Malcolm X (1925 – 1965).................................................................................
Hình 8: John Lewis (1940 – 2020) - Biểu tượng của phong trào nhân quyền Hoa Kỳ.
Hình 9: K. Harris (vào năm 2021)..................................................................................
Hình 10: Ketanji Brown Jackson điều trần trước một phiên điều trần của Ủy ban Tư
pháp Thượng viện về các đề cử tư pháp đang chờ xử lý vào ngày 28 tháng 4 năm 2021......
Hình 11: Biểu đồ thể hiện sự vượt xa trong độ giàu có giữa người da trắng và người da

đen tại Mỹ................................................................................................................................
Hình 12: Biểu đồ phân tích khoảng cách thu nhập trung bình giữa người da trắng và
người da đen.............................................................................................................................


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2

3.

Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................3

4.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................7

5.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................7

6.


Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................8

7.

Cấu trúc đề tài......................................................................................................8

CHƯƠNG 1:.................................................................................................................10
PHONG TRÀO DÂN QUYỀN HOA KỲ Ở THẾ KỈ XX............................................10
1.1. Sơ lược lịch sử đấu tranh cho các vấn đề dân quyền tại Hoa Kỳ trước phong trào
dân quyền 1954-1968.........................................................................................................10
1.1.1. Các vấn đề xoay quanh quyền công dân cho người Mỹ da màu/người Mỹ
gốc Phi...........................................................................................................................10
1.1.2. Quyền bầu cử của phụ nữ...........................................................................13
1.1.3. Đấu tranh cho các quyền của cộng đồng LGBTQ+....................................14
1.2. Các thành phần của phong trào dân quyền Hoa Kỳ thế kỉ XX..........................17
1.2.1. Người Mỹ gốc Phi......................................................................................17
1.2.2. Phụ nữ da màu............................................................................................19
1.2.3. LGBTQ+....................................................................................................22
1.3. Các sự kiện và thành tựu nổi bật của phong trào Dân quyền Hoa Kỳ...............25
1.3.1 Đạo luật quyền công dân (1964).................................................................25


1.3.2 Chiến dịch Nhân dân nghèo (19/06/1968)

26

1.4. Thái độ của chính quyền và người dân đối với phong trào Dân quyền Hoa Kỳ.28

1.4.1. Phản ứng liên quan đến chính trị dưới thời các tổng thống đương nhiệm. .28
1.4.2. Phản ứng từ người dân Hoa Kỳ


31

1.5. Ảnh hưởng của phong trào đến văn hóa đại chúng ở Hoa Kỳ...........................33
1.5.1. Phương tiện truyền thông và phong trào Dân quyền ở Mỹ 33
1.5.2. Vai trị chính trị của văn hóa đại chúng đến người da đen 36
1.5.3. Ảnh hưởng của phong trào Dân quyền đối với chính trị và văn hóa

40

1.5.4. Một số tác phẩm về phong trào dân quyền 42
CHƯƠNG 2:.................................................................................................................54
NHỮNG NHÀ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA PHONG TRÀO DÂN QUYỀN HOA
KỲ (1954 – 1968)..................................................................................................................54
2.1. Martin Luther King Jr. (1929 – 1968)...............................................................54
2.1.1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Martin Luther King Jr
2.1.2. Vụ ám sát Martin Luther King Jr

54
58

2.1.3. Ảnh hưởng từ cái chết của Martin Luther King Jr 60
2.2. W.E.B Du Bois (1868 – 1963)...........................................................................63
2.4. Malcolm X (1925 – 1965).................................................................................72
2.5. John Lewis (1940 – 2020).................................................................................75
CHƯƠNG 3:.................................................................................................................79
SỨC ẢNH HƯỞNG VÀ DI SẢN CỦA PHONG TRÀO DÂN QUYỀN HOA KỲ
ĐẾN THẾ KỈ XXI..................................................................................................................79
3.1. Các sự kiện đáng chú ý......................................................................................79
3.1.1 Barack Obama trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ


79


3.1.2 Kamala Harris.............................................................................................80
3.1.3 Ketanji Brown Jackson - nữ thẩm phán Toà án tối cao da màu đầu tiên.....82
3.2. Vấn đề hôn nhân đa chủng tộc tại Hoa Kỳ........................................................83
KẾT LUẬN...................................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................96


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với lịch sử tuổi đời hơn 200 năm trên bản đồ thế giới, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (hay
còn được gọi là nước Mỹ) từ khi thành lập đến nay vẫn luôn được nhớ đến như là một quốc
gia đa sắc tộc, đa văn hóa. Từ xuất thân của các vị khai quốc cơng thần, q trình mở rộng
lãnh thổ về phía tây, cho đến những cuộc chiến tranh trong chính nội bộ quốc gia và chiến
tranh với các quốc gia, lãnh thổ khác, sự đa dạng về màu da, chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa
trong các tầng lớp người dân Mỹ luôn hiện diện rất rõ nét. Sau nhiều năm chiến tranh, Mỹ
lấy lại được hịa bình và bắt đầu mở rộng quyền lực của quốc gia. Người Mỹ luôn tự hào với
những giá trị về tự do, dân chủ và bình đẳng mà họ có được sau khi quốc gia đã trở nên yên
bình và hùng cường. Tuy nhiên, những giá trị nêu trên lại khơng thực sự có giá trị đối với tất
cả mọi công dân thuộc quốc gia này. Vào ngày 22/01/2012, trong Báo cáo của Tổ chức Giám
sát Nhân quyền (HRW) cơng bố về tình trạng vi phạm nhân quyền tại một số quốc gia trên
thế giới, đã cho thấy rằng ngay tại Mỹ, vốn vẫn luôn tự hào với vai trò là thước đo về dân
chủ, nhân quyền cho các quốc gia khác, lại có những vi phạm nghiêm trọng trong việc bảo
vệ quyền con người cho chính cơng dân của họ. Sự kì thị và tình trạng phân biệt chủng tộc
cho đến nay vẫn là một căn bệnh khó có thuốc chữa của Mỹ khi thậm chí điều này cịn diễn
ra ngay trong chính hệ thống tư pháp hình sự của quốc gia này, nơi vốn luôn yêu cầu sự công
bằng và dân chủ. Thời gian gần đây, cụ thể là vào ngày 25/5/2020, một người đàn ông da

màu tên là George Floyd đã bị một cảnh sát da trắng ghì cổ bằng đầu gối đến tử vong. Sự
kiện trên đã thổi bùng lên làn sóng phẫn nộ trên khắp nước Mỹ nói riêng và tồn thế giới nói
chung, đặc biệt là sự giận dữ trong cộng đồng những người da màu đã bị kích thích đến cực
điểm. Những đợt biểu tình, những khẩu ngữ mang nội dung mong muốn quyền lợi hiển
nhiên phải có đối với những con người hiển nhiên được có, đã xuất hiện tại nhiều bang của
Mỹ. Đối với thế giới, sự việc đau lòng trên đã vực dậy mạnh mẽ phong trào Black Lives
Matter, vốn đã xuất hiện từ năm 2013 và duy trì trong suốt thời gian qua cho đến khi cái chết
của George Floyd một lần nữa gắn kết sự quan tâm của nhiều cộng đồng người trên thế giới
lại với nhau. Black Lives Matter nhanh chóng đón nhận được sự chú ý của thế giới, trở thành

1


một hoạt động mang tính quốc tế thể hiện quan điểm ủng hộ quyền của người da màu và
phản đối sự bất bình đẳng chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự Mỹ.
Đề tài nghiên cứu Phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ (1954 - 1968) được tiến hành nhằm
đánh giá các khía cạnh liên quan đến vấn đề nhân quyền vốn luôn tồn tại nhiều luồng ý kiến
trái chiều trong lịng Hoa Kỳ; một mặt muốn giải thích và khẳng định sự khát khao về nhân
quyền trải dài qua hàng thập kỉ của nhiều cộng đồng người dân Hoa Kỳ, trong đó nổi bật
nhất là cộng đồng người da màu, một mặt muốn truyền tải thông điệp nhân văn mà mục sư
Martin Luther King Jr. đã phát biểu vào thế kỉ trước: “Những đứa trẻ da đen và những đứa
trẻ da trắng sẽ cùng nắm tay nhau như anh chị em một nhà.” 1
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài Phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ (1954 - 1968) tập trung nghiên cứu các vấn đề
lịch sử liên quan đến phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ, cụ thể là ở giai đoạn 1954 - 1968, sau
đó đi sâu vào các sự kiện, thành tựu của những nhà lãnh đạo, những nhà hoạt động tiêu biểu
trong phong trào này. Bên cạnh đó, vì dân quyền và nhân quyền vẫn luôn là vấn đề gây nhức
nhối trong xã hội Hoa Kỳ, và phong trào này cũng là một trong những sự kiện có tác động
sâu sắc và mạnh mẽ nhất đến tình hình chính trị và xã hội nước Mỹ khi nó mang một ý nghĩa
quan trọng trong quá trình tìm lại sự bình đẳng cho những nhóm người thiểu số tại quốc gia

này, cho nên chúng tôi cũng tích cực nghiên cứu và trình bày một số ảnh hưởng, di sản cũng
như tác động của các thành tựu trong phong trào đến nhận thức và hành động của chính
quyền và người dân Hoa Kỳ ở thế kỉ XX và ở thời điểm hiện tại.
3. Lịch sử nghiên cứu
Tài liệu liên quan đến phong trào dân quyền tại Hoa Kỳ từ các sách, báo, tạp chí và
mạng internet tương đối phong phú, đa dạng. Trong đó, nhiều tựa sách nói về vấn đề này đã
được xuất bản, và thậm chí là những nhà hoạt động sơi nổi trong phong trào này vào thế kỉ
XX như Martin Luther King Jr. và một số nhà hoạt động dân quyền khác cũng đã sở hữu và
xuất bản những bài viết, những quyển sách nổi tiếng về vấn đề dân quyền. Mỗi một tài liệu
đều truyền tải một quan niệm riêng của tác giả về nhiều vấn đề xoay quanh dân quyền và
1
U.S Embassy & Consulate in the Republic of Korea. Martin Luther King, Jr.: I Have a Dream Speech (1963). Nhận từ
truy cập vào ngày 1/2/2022.

2


nhân quyền, đánh giá được nhiều khía cạnh có liên quan đến đề tài. Một số tài liệu tiêu biểu
mà nhóm nghiên cứu đã tham khảo có thể kể đến như sau:
3.1. Michelle Alexander. (2010). The New Jim Crow: Mass Incarceration in the Age
of Colorblindness. The New Press.
Tựa sách này phân tích vấn đề chủng tộc ở Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Barack Obama
đắc cử tổng thống Hoa Kỳ (2009). Tác giả đã trình bày các quan điểm về chức năng của hệ
thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ, bao gồm việc hoạt động như một hệ thống kiểm sốt chủng
tộc hiện đại, ngay cả khi ngun tắc khơng phân biệt chủng tộc đã được yêu cầu phải tuân
thủ nghiêm ngặt. Alexander đã viết trong lời tựa tác phẩm rằng: Cuốn sách này đặc biệt dành
cho những người quan tâm đến sự công bằng trong đối xử giữa các chủng tộc . Tác giả đã
thể hiện được chiều sâu của nội dung và nghiên cứu cộng với sự chặt chẽ trong các lập luận
về tầm quan trọng của việc hiểu được hệ thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ đã và đang mắc phải
lỗi sai gì. Tuy nhiên, ở nửa sau của cuốn sách, tác giả lặp lại quá nhiều những quan điểm đã

được nêu trong nửa đầu cuốn sách, dẫn đến việc khoảng ½ nội dung cịn lại trở nên khô
khan, nhàm chán. Tựu trung, tựa sách này đáng để tham khảo nhưng cần đọc và chắt lọc
thông tin một cách cẩn thận.
3.2. Stokely Carmichael, Charles V. Hamilton. (1967). Black Power: Politics of
Liberation. Vintage.
Được xuất bản vào năm 1967, tức trong thời kì phong trào dân quyền tại Hoa Kỳ trở nên
cực kì mạnh mẽ, tựa sách này được đánh giá là một trong những đầu sách đáng đọc nhất đối với
chủ đề dân quyền cho người da đen. Đoạn đầu tiên trong lời nói đầu của cuốn sách: “Cuốn sách
này nói về lí do tại sao, ở đâu, bằng cách nào mà những người da đen ở Hoa Kỳ phải xích lại gần
nhau.”, đã bao quát được tinh thần của cuốn sách. Tác giả đã viết về các vấn đề như lao động da
đen, quyền công dân, hội nhập và thách thức đối với những người da đen trong bối cảnh thập
niên 1950-1960. Nội dung của tựa sách này được trình bày một cách dễ hiểu, mang màu sắc tích
cực, đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy. Người đọc được khuyến khích tiếp cận vấn đề và suy
nghĩ về nội dung cuốn sách từ góc độ thực tế hơn. Tuy vậy, sau khi đã đọc qua những nội dung
rất hay vừa nêu trên, chúng tôi nhận ra tác giả không thực sự đưa ra được quan điểm cho những
động thái thực tế tiếp theo cho tương lai của người da đen.

3


Tuy rằng điều này có thể được thơng cảm bởi tựa sách này đã được xuất bản hơn nửa thế kỉ
trước, nhưng nếu chúng ta đang tìm kiếm một “giải pháp” hay “phương pháp” cho những
vấn đề được đặt ra xun suốt quyển sách, thì chúng tơi nghĩ đây vẫn là thiếu sót lớn của tựa
sách này.
3.3. Martin Luther King Jr. (1967). Where Do We Go from Here: Chaos or
Community?. Beacon Press
Where Do We Go from Here: Chaos or Community? là một cuốn sách được xuất bản
năm 1967 của bộ trưởng người Mỹ gốc Phi, người đoạt giải Nobel Hòa bình, và nhà vận
động cơng bằng xã hội - Martin Luther King Jr. Vận động cho nhân quyền và tất cả sự hi
vọng, đây là cuốn sách thứ tư và cũng là cuốn sách cuối cùng của ông trước khi bị ám sát vào

năm 1968. Một trong những chủ đề trung tâm của các thông điệp trong cuốn sách là sự hi
vọng. King phản ánh về Phong trào Dân quyền. Ông thảo luận về câu hỏi “Người Mỹ gốc
Phi nên làm gì với các quyền tự do mới của họ được quy định trong các đạo luật như Đạo
luật Quyền Bầu cử năm 1965”. Ông kết luận rằng tất cả người Mỹ phải đồn kết để chống lại
đói nghèo và tạo ra sự bình đẳng về cơ hội. King nhấn mạnh rằng ông không phải là một
người theo chủ nghĩa Marxist cũng không phải là một nhà xã hội chủ nghĩa theo học thuyết;
thay vào đó, ơng ủng hộ một phong trào xã hội thống nhất sẽ hoạt động trong cả hai đảng
Cộng hòa và Dân chủ. Where Do We Go from Here: Chaos or Community? cho thấy rõ sự
thể hiện vĩ đại cuối cùng về tầm nhìn của King - ông đưa ra thách thức tiên tri nhất của mình
đối với các quyền lực và chương trình tiến bộ nhất của mình cho những người khốn khổ của
trái đất. Sách đã góp phần miêu tả sâu sắc về tư duy, tầm nhìn của nhà lãnh đạo Martin
Luther King - một nhân vật quan trọng trong phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên,
sách chỉ nêu bật khả năng độc đáo cũng như những lập luận của King trong việc kết nối cuộc
sống của trí óc với cuộc đấu tranh cho tự do, những thông tin liên quan về phong trào dân
quyền khác vẫn còn chưa được khai thác.
3.4. Izzi Howell. (2019). Martin Luther King Jr. (Info Buzz: Black History).
Hachette Children's Group
Izzi Howell là tác giả và biên tập viên của hơn 50 cuốn sách dành cho trẻ em. Cơ sống
ở East Sussex và thích học ngơn ngữ, nấu ăn và đi du lịch vòng quanh châu Âu. Martin

4


Luther King Jr. (Info Buzz: Black History) tìm hiểu về cuộc đời của Martin Luther King Jr từ
cách ông đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và lãnh đạo phong trào dân quyền dẫn đến cái
chết bi thảm của ông và cách ơng được nhớ đến trên tồn thế giới. Đa phần sách của tác giả
Izzi Howell phù hợp cho trẻ em, giúp phát triển kiến thức và hiểu biết về thế giới bằng cách
bao gồm nhiều chủ đề theo cách thú vị, đầy màu sắc và tương tác. Sách có thiết kế sinh động,
văn bản và hình ảnh hấp dẫn, các câu hỏi để trẻ suy nghĩ và nói và ghi chú giảng dạy. Do đó,
Martin Luther King Jr. (Info Buzz: Black History) chỉ mang những thông tin phổ biến, khái

quát cơ bản về cuộc đời và sự cống hiến của ông trong đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.
Sách chưa đi sâu được nhiều những thông tin về các khía cạnh xung quanh nhân vật chính
của sách cũng như phong trào dân quyền ở Mỹ lúc bấy giờ.
3.5. Martin Luther King, Jr. (2020). Bước đến tự do: Câu chuyện Montgomery.
“Bước đến tự do” lần đầu được xuất bản vào năm 1958, quyền sách kể về những hồi ức
của Martin Luther King Jr. về sự kiện tẩy chay xe buýt ở bang Montgomery. Đây là cuốn
sách nói về sự thay đổi của cộng đồng người da đen ở miền Nam Hoa Kỳ chỉ trong vịng vài
năm. Trong q trình đấu tranh để giành quyền bình đẳng, họ đã hiểu ra được giá trị của
chính con người mình. Đây là câu chuyện của các nhà lãnh đạo da đen theo nhiều tín ngưỡng
và nhiều tổ chức khác nhau vốn chia rẽ trước đây đã liên kết được với nhau vì chính nghĩa và
vì mục đích chung. Vì đây là một cuốn hồi kí, viết từ góc nhìn của người trong cuộc nên sẽ
khơng phản ánh được chi tiết các khía cạnh lịch sử và xã hội học về câu chuyện
Montgomery. Do đó, cuốn sách chỉ nói lên quan điểm và tầm nhìn của cá nhân.
3.6. The autobiographi of Martin Luther King, Jr.
Tự truyện của Martin Luther King, Jr. là một cuốn tự truyện về tơn giáo và chính trị
hơn là khám phá cuộc sống riêng tư. Vì vậy, Martin Luther King giới hạn tiết lộ về cuộc
sống riêng tư của mình trong quyển tự truyện này.
4. Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện với đối tượng chính là phong trào Dân quyền ở Hoa Kỳ
(1954 - 1968), bao gồm các vấn đề xoay quanh nội dung chính như tìm hiểu đơi nét về phong
trào Dân quyền tại Hoa Kỳ vào thế kỉ XX. Song, các vị lãnh đạo và nhà hoạt động trong

5


phong trào cũng là những đối tượng quan trọng trong bài nghiên cứu. Để nhấn mạnh các vấn
đề về sự tồn tại của phong trào Dân quyền ở Hoa Kỳ trong thế kỉ XX, chúng tơi đã tìm hiểu
và giới thiệu thêm các ảnh hưởng, di sản để lại sau phong trào này kéo dài đến hiện tại. Đây
cũng là một trong những đối tượng quan trọng làm nên một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.
5. Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài Phong trào Dân quyền ở Hoa Kỳ (1954 – 1968), chúng tôi tiếp cận các
nguồn tư liệu thành văn, sách, báo, tạp chí... từ những góc độ, quan điểm khác nhau để có thể
phân tích, nhận định một cách khách quan nhất về những sự kiện lịch sử liên quan đến đề tài.
Phạm vi thời gian:
Đề tài nghiên cứu về các sự kiện và thành tựu của phong trào Dân quyền ở Hoa Kỳ từ
năm 1954 đến năm 1968. Đồng thời chúng tôi cũng nghiên cứu, đưa ra đánh giá về sức ảnh
hưởng và di sản để lại của phong trào đối với Hoa Kỳ và thế giới ở thế kỉ XX và ngày nay.
Phạm vi nội dung:
Bài nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau:
-

Khái quát chung về phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ vào thế kỉ XX bao gồm: lịch sử

các vấn đề dân quyền, các thành phần của phong trào, các sự kiện và thành tựu nổi bật, thái
độ của người dân và ảnh hưởng của phong trào.
-

Giới thiệu những vị lãnh đạo, nhà hoạt động nổi bật trong phong trào Dân Quyền ở

Hoa Kỳ: Martin Luther King Jr., W.E.B Du Bois, Rosa Parks, Harriet Tubman, Sojourner
Truth, Malcolm X.
-

Sức ảnh hưởng và di sản của phong trào để lại, đôi nét về các vấn đề dân quyền hiện

nay tại Hoa Kỳ như: hôn nhân đa chủng tộc, người da màu trong kinh tế và xã hội, Black
Lives Matter – Từ hashtag đến phong trào dân quyền cho người da màu ở thế kỉ XXI.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp được sử dụng chính để
nghiên cứu đề tài. Thông qua việc nghiên cứu, khái quát những sự kiện lịch sử liên quan


6


phong trào Dân quyền ở Hoa Kỳ theo tiến trình lịch sử, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân
tích đối tượng chính của đề tài (phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ) từ nhiều khía cạnh khác
nhau (lịch sử, thành phần, sự kiện, thành tựu, sức ảnh hưởng,...), trong đó có sự khách quan
đến từ các tài liệu nhóm đã tham khảo và sự chủ quan đến từ ý kiến của nhóm đối với các
vấn đề được nêu ra xuyên suốt đề tài. Thơng qua những bước tìm hiểu, đánh giá ban đầu về
các vấn đề liên quan đến phong trào Dân quyền tại Hoa Kỳ, nhóm đi sâu hơn vào những ảnh
hưởng và di sản mà phong trào này để lại. Sau đó, nhóm tiếp tục đánh giá, nhìn nhận lại
những ý kiến đã nêu trong bài làm để đi đến các kết luận chung thống nhất về bản chất, sức
ảnh hưởng và thành tựu của phong trào dân quyền tại Hoa Kỳ trong thế kỉ XX và thời gian
hiện tại.
7. Cấu trúc đề tài
Dựa vào mục đích và phạm vi nêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham
khảo, bài nghiên cứu gồm 3 có chương:
Chương 1: Phong trào Dân quyền Hoa Kỳ ở thế kỉ XX.
Trong chương này, nhóm chúng tơi sẽ đưa ra khái quát chung về những vấn đề liên
quan đến dân quyền trong lịch sử Hoa Kỳ, cách những người da màu, phụ nữ và cả những
người trong cộng đồng LGBTQ+ được đối xử. Qua đó nhóm cũng đề cập những phong trào,
những hành động thể hiện khát vọng quyền con người, những mong muốn của họ, từ đó rút
ra ý nghĩa và sự ảnh hưởng của các phong trào.
Chương 2: Những nhà hoạt động nổi bật của phong trào dân quyền Hoa Kỳ
Nội dung chương 2 giới thiệu những nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng, có tác động
sâu sắc đến nền dân chủ Hoa Kỳ hiện nay.
Chương 3: Sức ảnh hưởng và di sản của phong trào dân quyền Hoa Kỳ.


chương cuối, chúng tôi làm rõ những tác động của các phong trào dân quyền Hoa Kỳ


cũng như thành tựu của chúng đến nhận thức và hành động không những của người dân mà
cịn cả chính quyền Hoa Kỳ.

7


CHƯƠNG 1:
PHONG TRÀO DÂN QUYỀN HOA KỲ Ở THẾ KỈ XX
1.1. Sơ lược lịch sử đấu tranh cho các vấn đề dân quyền tại Hoa Kỳ trước phong
trào dân quyền 1954-1968
Trong lịch sử Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tức hơn 200 năm kể từ khi quốc gia này điền
tên vào bản đồ thế giới, các vấn đề về dân quyền vẫn luôn là những mối bận tâm hàng đầu.
Chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc, quyền tối cao của người da trắng (white people’s
supremacy) và sự phân biệt đối xử là trọng tâm trong quá trình phát triển xã hội, chính trị và
kinh tế của Hoa Kỳ, bên cạnh các vấn đề cũng thường được tranh luận khác là quyền cho
phụ nữ, quyền cho cộng đồng LGBTQ+, quyền cho người nhập cư, người khiếm khuyết,...
1.1.1. Các vấn đề xoay quanh quyền công dân cho người Mỹ da màu/người
Mỹ gốc Phi
Các vấn đề liên quan đến quyền công dân cho người Mỹ da màu đã luôn hiện hữu từ
cuối thế kỉ XVII. Việc theo đuổi các quyền này được truyền cảm hứng từ tinh thần dân chủ
Hoa Kỳ và từ Tun ngơn Độc lập của Hoa Kỳ về quyền bình đẳng của tất cả mọi người
cũng như các quyền bất khả xâm phạm của họ đối với cuộc sống, tự do và mưu cầu hạnh
phúc mà họ mong muốn đạt được 2, dẫu cho bản hiến pháp ban đầu đã thể hiện sự dung túng
với chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ lúc bấy giờ (Theo trang thống kê Statista, vẫn có gần 700 nghìn
nơ lệ ở Hoa Kỳ vào năm 1790, tương đương với khoảng 18% tổng dân số) 3.
Chúng ta phải nhìn nhận vào thực tế rằng mối quan hệ giữa đa số người Mỹ gốc Phi và
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng là chế độ nô lệ.
Miền Nam đất nước này được xem như trung tâm của chế độ nô lệ, đặc biệt là đối với nô lệ
da đen. Sau khi cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865) kết thúc, chế độ nô lệ xem như chấm

dứt, nhưng những bất công mà người da đen phải đối mặt thì vẫn tồn tại, thậm chí là cho đến

2

“Chúng tơi coi những sự thật này là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người đều được sinh ra với quyền bình đẳng, rằng họ
được Tạo hóa ban cho những quyền khơng thể bị cướp mất, rằng trong số đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu Hạnh
phúc.”
3
Aaron O’Neill. (2021). Black and slave population of the United States from 1790 to 1880. Statista. Nhận từ
truy cập vào ngày 1 tháng 2 năm 2022).

8


ngày nay. Thay vì đưa họ vào xã hội và cho họ cơ hội thăng tiến, thì người da đen bị đối xử
như nô lệ thời trước trong cả cuộc sống đời thường và công việc làm ăn.
Phong trào dân quyền bắt đầu trở nên mạnh mẽ sau sự thất bại của thời kì Tái thiết
(1865–1877)4. Vào các năm 1865, 1868, 1870, các tu chính án thứ mười ba, mười bốn và
mười lăm đã thông qua các bảo đảm hiến định (constitutional guarantees) về quyền hợp pháp
và quyền bầu cử của những người da đen trước đây từng là nô lệ. Tuy nhiên, việc thực thi
những điều khoản này đã khơng cịn được duy trì khi nền kinh tế miền Nam tiếp tục suy
thoái, và sau Thỏa hiệp năm 1877 dẫn đến việc quân đội liên bang phải rút khỏi miền Nam,
các đảng viên đảng Dân chủ5 bắt đầu nắm quyền trong các cơ quan lập pháp miền Nam, đã
tiến hành thực hiện các hành động đe dọa để đàn áp các cử tri da màu. Sau năm 1877, đảng
viên đảng Cộng hòa Rutherford B. Hayes đắc cử Tổng thống thứ 19 của Hoa Kỳ, các bang
miền nam và vùng biên giới bắt đầu hạn chế quyền tự do của người da đen. Tịa án tối cao
Hoa Kỳ thậm chí cịn đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt trong vụ kiện nổi tiếng giữa
Plessy và Ferguson (1896)6, theo đó tuyên bố hợp pháp hóa luật Jim Crow, dẫn đến sự hình
thành và duy trì của thời kì Jim Crow, kéo dài từ khoảng cuối thập niên 1870 đến những năm
1960. Thời kì này chứng kiến sự sụt giảm đáng kể số lượng người da đen đăng ký đi bỏ

phiếu ở miền Nam7.
Luật Jim Crow bao phủ hầu như mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Vào năm
1935, Oklahoma cấm người da đen và người da trắng chèo thuyền cùng nhau 8. Năm 1905,
4

Thời kì Tái thiết là giai đoạn hàn gắn và xây dựng lại miền Nam Hoa Kỳ sau cuộc Nội chiến (1861-1865). Đây là giai
đoạn đóng vai trị quan trọng trong lịch sử dân quyền nói chung và bình đẳng chủng tộc nói riêng ở Hoa Kỳ. Trong thời gian này,
chính phủ nỗ lực đối phó với việc tái hòa nhập 11 bang ở miền Nam, vốn đã ly khai khỏi Liên bang, cùng với 4 triệu người dân
mới được giải phóng khỏi chế độ nơ lệ.
5
Đảng Dân chủ trong giai đoạn Nội chiến và Tái thiết là chính đảng ủng hộ cho chế độ nơ lệ tại Hoa Kỳ.
6
Vào ngày 7 tháng 6 năm 1892, một người thợ đóng giày ở New Orleans, Homer Plessy, đã mua vé đường sắt và ngồi
trên một chiếc xe chỉ dành cho người da trắng. Plessy, một người da đen, đang làm việc với một nhóm vận động có ý định thử
nghiệm luật với mục đích đưa ra tịa án. Khi ngồi trong một chiếc xe chỉ dành cho người da trắng, anh ta được hỏi liệu anh ta có
“da màu” khơng. Câu trả lời anh ấy nhận được là “Có”. Anh được cho là đã bị yêu cầu phải chuyển sang một toa tàu chỉ dành
cho người da đen. Plessy từ chối. Sau đó anh bị bắt và được tại ngoại cùng ngày. Plessy sau đó đã bị đưa ra xét xử tại một tòa án
ở New Orleans. Sau khi Homer Plessy bị bắt, một luật sư địa phương bào chữa cho anh ta, cho rằng luật này đã vi phạm Tu chính
án thứ 13 và 14. Thẩm phán địa phương, John H. Ferguson, đã bác bỏ quan điểm của Plessy rằng luật này là vi hiến. Thẩm phán
Ferguson kết tội anh ta với luật pháp địa phương. Sau khi Plessy thua kiện tại tòa ban đầu, đơn kháng cáo của anh đã được đưa
lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Tòa án phán quyết rằng luật Louisiana yêu cầu các chủng tộc được tách biệt không vi phạm các Tu
chính án thứ 13 hoặc 14 của Hiến pháp, miễn là các cơ sở được coi là bình đẳng.
7
Ở Mississippi, không đến 9.000 trong tổng số 147.000 người Mĩ gốc Phi trong độ tuổi hợp pháp đã được đăng ký đi bầu
cử sau năm 1890. Ở Louisiana, nơi từng có hơn hơn 130.000 cử tri da đen 1896, đã giảm mạnh xuống còn 1.342 người vào năm
1904,
theo
trang
The
Smithsonian’s

National
Museum
of
American
History,
nhận
từ
truy cập vào ngày 1 tháng 2 năm 2022)
8
Thomas D. Boston. (1996). A Different Vision: African American Economic Thought, Volume 1. Taylor & Francis.

9


Georgia thành lập các công viên riêng biệt dành cho người da đen và da trắng. Năm 1930,
Birmingham, Alabama, cấm người da đen và người da trắng chơi cờ caro hoặc domino cùng
nhau. Những người da đen vi phạm các tiêu chuẩn của Jim Crow, chẳng hạn như uống nước
từ vòi phun nước dành cho người da trắng hoặc cố gắng đi bỏ phiếu, đã phải trả giá bằng nơi
ở, cơng việc hay thậm chí là tính mạng của họ. Bạo lực cũng là một công cụ thực thi pháp
luật hiệu quả trong thời đại Jim Crow. Hình thức bạo lực cực đoan nhất là lynchings 9.
Người da đen không được sử dụng các phương tiện công cộng như người da trắng, họ
cũng không được phép sống cùng người da trắng ở một số nơi, thậm chí khơng được phép đi
học cùng trường. Hôn nhân giữa các sắc tộc bị bất hợp pháp hóa, và hầu hết người da đen
khơng thể đi bầu cử vì họ khơng vượt qua các bài kiểm tra trình độ văn hóa của cử tri do sự
cấm đốn trong giáo dục trước đó gây nên. Ngoài ra, các dịch vụ và cơ sở vật chất dành cho
người da đen ln ở trong tình trạng bất tiện và thiếu hụt kinh phí duy trì hơn so với những
dịch vụ và cơ sở vật chất dành cho người da trắng. Ở miền Bắc Hoa Kỳ, luật Jim Crow
không được thông qua nhưng người da đen vẫn bị phân biệt đối xử trong các hoạt động cho
vay ngân hàng và trong việc làm, bao gồm cả các hoạt động phân biệt đối xử của liên đoàn
lao động. Kết quả là quyền bầu cử của các cử tri da đen bị hạn chế, dẫn đến sự khôi phục của

quyền tối cao dành cho người da trắng. Thời kì Jim Crow cũng chứng kiến cuộc Đại di cư
của người da đen đến các thành phố phía bắc và phía tây Hoa Kỳ như New York City,
Chicago, Detroit and Pitssburgh.

9

Lynching, hay linh-sơ, là hình thức hành quyết khơng qua xét xử, thường là treo cổ nạn nhân, được thực hiện bởi nhóm
người đã buộc tội nạn nhân hoặc nhằm để đe dọa nhóm người thiểu số.

10


Hình 1: Biểu đồ ước tính về lượng dân di cư ra khỏi miền Nam Hoa Kỳ trong từng thập kỉ.
Biểu đồ được thực hiện dựa trên điều tra dân số sống sót được báo cáo trong James N. Gregory,
The Southern Diaspora: How the Great Migrations of Black and White Southerners Transformed
America. Nhận từ />
1.1.2. Quyền bầu cử của phụ nữ
Trước khi Tu chính án thứ 19 chính thức được thông qua vào ngày 18 tháng 8 năm
1920, nhiều bang ở Hoa Kỳ đã khơng hợp pháp hóa quyền bỏ phiếu của phụ nữ. Phong trào
quốc gia giành quyền bầu cử cho phụ nữ bắt đầu vào năm 1848 ở New York , với những
người theo chủ nghĩa bãi nô tiêu biểu là Elizabeth Cady Stanton và Lucretia Mott. Giữa năm
1878, khi bản thảo của tu chính án thứ 19 lần đầu tiên được trình Quốc hội và ngày 18 tháng
8 năm 1920, khi nó chính thức được phê chuẩn, những người ủng hộ quyền bầu cử cho phụ
nữ đã đấu tranh khơng mệt mỏi bằng nhiều hình thức khác nhau. Một số theo đuổi chiến lược
đòi quyền bầu cử ở mỗi bang, với thành quả là có 9 bang miền Tây đã thông qua luật bầu cử
của phụ nữ cho đến trước năm 1912, bao gồm các bang Wyoming (1890), Colorado (1893),

11



Utah và Idaho (1896), Washington (1910), California (1911), Arizona, Kansas và Oregon
(1912)10.
Vào ngày 21 tháng 5 năm 1919, Hạ viện thông qua sửa đổi bản thảo, và 2 tuần sau,
Thượng viện tiếp tục thông qua. Ngày 18 tháng 8 năm 1920, Tennessee là bang thứ 36 của
Hoa Kỳ phê chuẩn, bản thảo tu chính án thứ 19 đã vượt qua rào cản cuối cùng là đạt được sự
nhất trí của 3/4 tổng số bang. Ngoại trưởng Bainbridge Colby chứng kiến phê chuẩn vào
ngày 26 tháng 8 năm 1920, và từ đó bộ mặt cử tri Hoa Kỳ đã thay đổi mãi mãi 11.
1.1.3. Đấu tranh cho các quyền của cộng đồng LGBTQ+
Sự phân biệt đối xử trong lòng xã hội nước Mỹ vẫn tiếp tục tồn tại đối với các nhóm
người thiểu số, bao gồm cộng đồng LGBTQ+. Như bất kì định kiến giới nào khác, khi một
cá nhân khơng đáp ứng được các vai trò truyền thống của một giới trong suy nghĩ của nhiều
người thường bị coi là khiếm khuyết về tinh thần hoặc thái nhân cách. Hàng loạt “phương
pháp điều trị” cho những cá nhân nêu trên được thực hiện khá đa dạng, từ triệt sản, thiến, cho
đến liệu pháp chuyển đổi giới tính. Các cá nhân phải trải qua những phương pháp này khó
tránh khỏi ảnh hưởng nặng nề về tâm lí, ngồi ra, kì vọng của xã hội cũng khiến nhiều người
phải điều chỉnh hành vi và ngoại hình của mình để có thể tồn tại một cách bình thường mà
khơng phải nhận những lời nói, hành động chỉ trích đơi khi gây nguy hiểm đến cả tính mạng.
Thế kỉ XX chứng kiến một làn sóng các hoạt động có tổ chức nhằm yêu cầu các quyền và tự
do dân sự cho người đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), song tính (bisexual),
chuyển giới (transgender) và đa dạng tính dục (queer). Các cá nhân thuộc cộng đồng
LGBTQ+ từ lâu đã phải đối mặt với sự bài trừ từ nhiều người xung quanh và thậm chí cịn bị
truy tố trước pháp luật, đồng thời khơng nhận được sự bảo vệ chống lại sự phân biệt đối xử
trong việc làm, nhà ở, nghĩa vụ quân sự cũng như các dịch vụ công và tư khác trong xã hội.
Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, các nhà hoạt động cho cộng đồng LGBTQ+ trên toàn
quốc đã thành lập các tổ chức vận động địi quyền cơng dân cho nhóm người này, tiêu biểu
có thể kể đến như Mattachine Society và Daughters of Bilitis 12,
10

Center for American Women and Politics. (August, 2014). Women’s Suffrage in the U.S by State, nhận từ
truy cập vào ngày 1 tháng 2 năm 2022

11
Ourdocuments.gov. 19th Amendment to the U.S Constitution: Women’s Right to Vote (1920), nhận từ
truy cập vào ngày 1 tháng 2 năm 2022
12
Library of Congress. U.S. History Primary Source Timeline: LGBTQ Activism, nhận từ
/>
12


Hình 2: Ảnh từ video Gay and Proud, đăng tải tại kênh youtube Library of Congress.

Mattachine Society là tổ chức đầu tiên dành cho cộng đồng LGBTQ+ trong mục đích
đấu tranh cho quyền bình đẳng được thành lập vào năm 1950 bởi Harry Hay và Chuck
Rowland13. Một tổ chức khác là One, Inc., được thành lập vào năm 1952 14, trong khi
Daughters of Bilitis là mạng lưới hỗ trợ nhóm người đồng tính nữ đầu tiên ra đời vào năm
1955, thành lập bởi Phillis Lyon và Del Martin 15. Những tổ chức này sớm nhận được sự hỗ
trợ từ các nhà xã hội học và tâm lý học nổi tiếng. Năm 1951, Donald Webster Cory xuất bản
cuốn The Homosexual in America (tạm dịch: Người đồng tính ở Hoa Kỳ), với quan điểm
activism/, truy cập vào ngày 1 tháng 2 năm 2022
13 Library of Congress. LGBTQIA+ Studies: A Resource Guide: The Mattachine Society,
truy cập vào ngày 1 tháng 2 năm 2022.
14 Library of Congress. LGBTQIA+ Studies: A Resource Guide: The Mattachine Society,
truy cập vào ngày 1 tháng 2 năm 2022.
15 Library of Congress. LGBTQIA+ Studies: A Resource Guide: The Mattachine Society,
truy cập vào ngày 1 tháng 2 năm 2022.

13

nhận từ
nhận từ

nhận từ



×