Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

giải đáp các dạng bài tập địa lý 12 theo chủ đề ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.7 KB, 11 trang )



Phần thứ hai
GIẢI ĐÁP CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỊA LÍ 12 THEO CHỦ ĐỀ
Chủ đề 1
VẼ - PHÂN TÍCH – NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
I. HƯỚNG DẪN CÁCH VẼ CÁC DẠNG BIỀU ĐỒ
- Khi tiến hành vẽ biểu đồ cần đảm bảo ba nguyên tắc chung nhất: đảm bảo tính
chính xác, đảm bảo tính trực quan, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Trong quá trình vẽ biểu đồ cần chú ý:
+ Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng viết đỏ và viết chì).
+ Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế hay đơn vị %)
+ Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác.
+ Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài.
+ Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ.
+ Ghi tựa đề cho biểu đồ đã vẽ
- Các loại biểu đồ phổ biến:
+ Biểu đồ hình tròn: biểu đồ hình tròn đơn, biểu đồ hình tròn có bán kính khác
nhau (có từ hai biểu đồ hình tròn trở lên)
+ Biểu đồ hình cột: biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột ghép cùng đơn vị, biểu đồ cột
ghép khác đơn vị, biểu đồ thanh ngang, biểu đồ cột chồng.
+ Biểu đồ dạng đường: biểu đồ có một đường hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị
tuyệt đối, biểu đồ có một đường hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.
+ Biểu đồ kết hợp: biểu đồ kết hợp giữa cột và đường, biểu đồ kết hợp giữa cột và
tròn.
+ Biểu đồ miền: biểu đồ miền thể hiện cơ cấu, biểu đồ miền thể hiện giá trị tuyệt
đối.
 Biểu đồ hình tròn
a. Mục đích
Thể hiện cơ cấu thành phần của một đối tượng địa lí nhất định với số năm ít (từ 1
– 3 năm), đơn vị thể hiện trên biểu đồ được tính bằng phần trăm %


b. Chú ý cách vẽ
- Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ quy mô thì phải tíh bán kính hình tròn
- Nếu vẽ từ hai hình tròn trở lên thì tâm các hình tròn phải nằm trên một đường thẳng
theo chiều ngang
- Khi bảng số liệu cho giá trị tuyệt đối thì phải chuyển sang số liệu tương đối, sau đó
dùng bảng số liệu đã sử lí để vẽ.


- Vẽ hình tròn, chọn bán kính gốc (tia 12 giờ) lần lượt thể hiện theo chiều kim đồng
hồ các đại lượng trong bảng số liệu.
c. Các loại biểu đồ hình tròn
 Biểu đồ hình tròn đơn
- Bảng số liệu
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI NƯỚC TA NĂM 2005 (Đơn vị %)
Độ tuổi 2005
Từ 0 đến 14 tuổi 27
Từ 15 đến 59 tuổi 64
Từ 60 tuổi trở lên 9
- Biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI NƯỚC TA
NĂM 2005 (Đơn vị %)

 Biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau:
- Bảng số liệu:
SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI NƯỚC TA THỜI
KÌ 1999 – 2005 (Đơn vị %)
Độ tuổi 1999 2005
Từ 0 đến 14 tuổi 33,5 27
Từ 15 đến 59 tuổi


58,4 64
Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9
- Biểu đồ





 Biểu đồ hình cột
a. Mục đích
- Thể hiện động thái của sự phát triển, hoặc so sánh quy mô giữa các đối tượng địa lí.
- Thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể (Biểu đồ cột chồng).
b. Chú ý cách vẽ
- Biểu đồ hình cột thể hiện trên một hệ trục tọa độ: trục tung thể hiện giá trị các đại
lượng (đơn vị), trục hoành thể hiện thời gian (năm).
- Chiều rộng các cột bằng nhau, chiều cao các cột tương ứng với các giá trị của các
đại lượng.
- Cột đầu tiên cách trục tung một khoảng nhất định, khoảng cách giữa các cột tỉ lệ
tương ứng với thời gian trên trục hoành
- Đỉnh cột ghi chỉ số, chân cột ghi thời gian (năm)
- Có chú thích cho các cột rõ ràng.
c. Các loại biểu đồ hình cột
*Biểu đồ cột đơn.
- Bảng số liệu:





THU NHẬP BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNG

Đơn vị: nghìn đồng

- Biểu đồ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI /
THÁNG GIỮA CÁC VÙNG NĂM 2005
Nghìn đồng

*Biểu đồ cột ghép có cùng đơn vị
- Bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ CÂY CÔNG
NGHIỆP HÀNG NĂM (Đơn vị: nghìn ha)
Năm Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm
1975 210,1 172,8
1980 371,7 256,0
1985 600,7 470,3
1990 542,0 657,3
1995 716,7 902,3
2000 778,1 1451,3
2005 861,5 1633,6
- Biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU
NĂM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP HẰNG NĂM
*Biểu đồ cột ghép có đơn vị khác nhau
- Bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1980
-2005
Vùng
Năm

1999 2002 2004
Cả nước 295 356,1 484,4

Đồng bằng sông Hồng 210 268,8 379,9
Đông Bắc 210 197 265,7
Tây Bắc 280,3 353,1 488,2
Bắc Trung Bộ 212,4 235,4 317,1
Nam Trung Bộ 252,8 305,8 414,9
Tây Nguyên 344,7 244 390,2
Đông Nam Bộ 527,8 619,7 833
Đồng bằng sông Cửu Long 342,1 371,3 471,1


Năm Dân số (triệu người) Sản lượng lương thực
(triệu tấn)
1980 53,7 14,4
1985 59,9 17,8
1990 61,1 21,5
1995 72,0 27,6
2000 77,7 35,5
2005 83,1 39,6
- Biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA NƯỚC
TA GIAI ĐOẠN 1980 – 2005
*Biểu đồ cột chồng
- Bảng số liệu:
SỰ THAY ĐỔI VỀ PHÂN BỐ DÂN CƯ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN
NƯỚC TA THỜI KÌ 1990 – 2005
Đơn vị %
năm Thành thị Nông thôn
1990 19,5 80,5
1995 20,8 79,2
2000 24,2 75,8

2003 25,8 74,2
2005 26,9 73,1
- Biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ THAY ĐỔI VỀ PHÂN BỐ DÂN CƯ THÀNH THỊ VÀ
NÔNG THÔN NƯỚC TA THỜI KÌ 1990 – 2005
*Biểu đồ cột thanh ngang.
- Bảng số liệu:
TỈ LỆ ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006
Vùng Tỉ lệ %
Đồng bằng sông Hồng 51,2
Trung du và miền núi Bắc Bộ 14,6
Bắc Trung Bộ 15,6
Duyên hải Nam Trung Bộ 17,6
Tây Nguyên 29,2
Đông Nam Bộ 46,3
Đồng bằng sông Cửu Long 63,4
Biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ LỆ ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC VÙNG NƯỚC
TA NĂM 2006




 Biểu đồ dạng đường (gọi là đồ thị hoặc đường biểu diễn)
a. Mục đích
- Thể hiện sự thay đổi của đại lượng địa lí khi số năm nhiều và liên tục hoặc thể hiện
tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị địa lí giống nhau
hay khác nhau
b. Chú ý cách vẽ
- Biểu đồ được vẽ trên một hệ trục tọa độ: trục tung thể hiện giá trị của đại lượng

(đơn vị theo giá trị tuyệt đối) hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng (đơn vị theo giá trị
tương đối là %), trục hoành là năm
- Có khoảng cách năm tương ứng, năm đầu tiên nằm trên trục tung. Nếu vẽ tốc độ
tăng trưởng thì thường xuất phát từ 100.
- Có kí hiệu chú thích rõ ràng
- Biểu đồ có nhiều đại lượng thì phải được đổi ra cùng một đơn vị
c. Các loại biểu đồ dạng đường
*Biểu đồ có một đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
- Bảng số liệu
TÌNH HÌNH TĂNG DÂN SỐ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1980 – 2005
Năm Dân số (triệu người)
1980 53,7
1985 59,9
1990 61,1
1995 72,0
2000 77,7
2005 83,1
- Biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH TĂNG DÂN SỐ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1980 – 2005
- Bảng số liệu:
Năm Dân số (triệu người) Sản lượng lương thực
(triệu tấn)
1980 53,7 14,4
1985 59,9 17,8
1990 61,1 21,5
1995 72,0 27,6
2000 77,7 35,5



2005 83,1 39,6

- Biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA NƯỚC
TA GIAI ĐOẠN 1980 – 2005
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO TỪNG NHÓM CÂY
TRỒNG (Đơn vị tỉ đồng)
Năm Tổng số Lương
thực
Rau đậu Cây công
nghiệp
Cây ăn
quả
Cây khác
1990 49604,0 33289,6 3477,0 6692,3 5028,5 1116,6
1995 66183,4 42110,4 4983,6 12149,4 5577,6 1362,4
2000 90858,2 55163,1 6332,4 21782,0 6105,9 1474,8
2005 107879,6 63852,5 8928,2 25585,7 7942,7 1588,5
Xử lí số liệu
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT
THEO TỪNG NHÓM CÂY TRỒNG (LẤY NĂM 1990 = 100%)
Năm Tổng số Lương
thực
Rau đậu Cây công
nghiệp
Cây ăn
quả
Cây khác
1990 100 100 100 100 100 100
1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122,0

2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1
2005 217,5 191,8 256,8 382,3 158,0 142,3
- Biểu đồ
 Biểu đồ kết hợp
a. Mục đích
Thể hiện tính trực quan khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí
b. Chú ý cách vẽ
- Nếu kết hợp biểu độ cột và đường, phải dựng hệ trục có hai trục tung với hai đơn vị
khác nhau. Vẽ theo từng đại lượng một.
- Nếu kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn, khôn cần hệ trục tọa độ.
- Có chú thích rõ ràng.
- Nguyên lí vẽ các biểu đồ cột, đường, tròn.
c. Các loại biểu đồ kết hợp
*Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường
- Bảng số liệu
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG DÂN SỐ CẢ
NƯỚC THỜI KÌ 1990 – 2005


năm Số dân thành thị (triệu
người)
Tỉ lệ % dân thành thị
trong dân số cả nước
1990 12,9 19,5
1995 14,9 20,8
2000 18,8 24,2
2003 20,9 25,8
2005 22,3 26,9

- Biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ
TRONG DÂN SỐ CẢ NƯỚC THỜI KÌ 1990 – 2005

 Biểu đồ miền
a. Mục đích
Thể hiện cả động thái và cơ cấu của các đối tượng địa lí với số năm nhiều.
b. Chú ý cách vẽ
Biểu đồ miền thực chất là biểu đồ cột chồng khi chiều rộng của biểu đồ được
thu nhỏ bằng một đương thẳng đứng.
- Khung của biểu đồ miền theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật, trong
đó chia ra các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng
địa lí cụ thể.
- Các thời điểm năm đầu và năm cuối phải nằm trên cạnh trái và phải của hình chữ
nhật.
- Chiều cao hình chữ nhật thể hiện đơn vị biểu đồ, chiều rộng thể hiện thời gian.
c. Các loại biểu đồ miền
*Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu.
- Bảng số liệu
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC
TA THỜI KÌ 1991 – 2005
Năm Nông – lâm – ngư

Công nghiệp –
xây dựng
Dịch vụ
1991 40,5 23,8 35,7
1995 27,2 28,8 44,0
1998 25,8 32,5 41,7
2002 23,0 38,5 38,5
2005 21,0 41,0 38,0


- Biểu đồ


BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU
VỰC KINH TẾ NƯỚC TA THỜI KÌ 1991 – 2005
*Biểu đồ miền thể hiện giá trị tuyệt đối
- Bảng số liệu
DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO CÁC VỤ MÙA NƯỚC TA THỜI KÌ 1990 –
2005
Đơn vị: nghìn ha
Diện tích các vụ lúa Năm
Đông xuân Hè thu Mùa
1985 1765 857 3082
1990 2074 1216 2753
1995 2381 1586 2631
2000 3013 2292 2360
2005 2942 2349 2038
- Biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO CÁC VỤ MÙA NƯỚC
TA THỜI KÌ 1990 – 2005

II. HƯỚNG DẪN THAO TÁC LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP
Phần bài tập trong các đề thi đại học, cao đẳng thường không chỉ rõ cho học sinh
vẽ loại biểu đồ gì mà chỉ yêu cầu học sinh lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất để vẽ. Biểu đồ
thích hợp nhất là biểu đồ thể hiện được tính chính xác theo yêu cầu của bảng số liệu, có
tính trực quan cao thời gian vẽ nhanh.
Vì vây, cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Trường hợp bảng số liệu vừa có thể vẽ được biểu đồ cột chồng và biểu đồ miền thi
xem nếu có số năm ít (2 – 3 năm) thì vẽ biểu đồ cột chồng; nếu số năm nhiều hơn

thi vẽ biểu đồ miền
- Trường hợp bảng số liệu yêu cầu thể hiện động thái của sự phát triển thì có thể vẽ
biểu đồ cột, đường hoặc kết hợp; nếu yêu cầu so sánh quy mô của sự phát triển thì
vẽ biểu đồ cột; nếu yêu cầu thể hiện tốc độ phát triển thì vẽ biểu đồ đường
- Trường hợp bảng số liệu có ba đại lượng, trong đó hai đại lượng có quan hệ với
nhau và yêu cầu thể hiện ba đại lượng trên cùng hệ trục tọa độ, thì chọn biểu đồ kết
hợp. Hai đại lượng có quan hệ vẽ biểu đồ cột chồng, đại lượng thứ ba vẽ biểu đồ
đường.
- Trường hợp có hai đại lượng quan hệ với nhau như diện tích và sản lượng thì vẽ
biểu đồ kết hợp: một đại lượng là cột, đại lượng kia là đường; Trường hợp hai đại


lượng có giá trị khác nhau yêu cầu vẽ biểu đồ cột hoặc đường thì hệ trục tọa độ
phải có hai trục tung thể hiện cho mỗi đại lượng.
- Trường hợp ba đại lượng có quan hệ với nhau, một đại lượng là hiệu số của hai đại
lượng kia thi vẽ biểu đồ miền theo giá trị tuyệt đối. Nếu quan hệ của một đại lượng
là tổng của hai đại lượng kia thì vẽ biểu đồ cột chồng.
- Trường hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hay nhiều đại lượng thì vẽ biểu đồ
đường.
III. MỘT SỐ PHÉP TÍNH THƯỜNG GẶP KHI XỬ LÍ SỐ LIỆU ĐỂ VẼ, NHẬN
XÉT BIỂU ĐỒ.
Đơn vị Công thức
1 Mật độ dân cư Người/km
2

Mật độ =
2 Sản lượng Tấn, nghìn tấn,
triệu tấn
Sản lượng = Năng suất × Diện tích
3 Năng suất Kg/tạ, tạ/ha, tấn/ha

Năng suất =
Bình quân đất trên
người
M
2
/người
Bình quân đất =
Bình quân thu nhập USD/người
Bình quân thu nhập =
4
Bình quân sản
lượng lương thực
Kg/người
Bình quân sản lượng =
5 Từ % tính giá trị
tuyệt đối
Theo số liệu gốc Lấy tổng thể × số %
6 Tính % %
× 100
7 Lấy năm gốc 100%
tính các năm kế
tiếp
% Số thực của năm sau nhân 100 rồi
chia số thực của năm gốc.
(Năm gốc là năm đầu trong bảng
thống kê)
8 Gia tăng dân số Triệu người D8 = D7 + (D7.Tg%)
D8 là dân số năm 2008
D7 là dân số năm 2007
IV. MỘT SỐ GỢI Ý KHI NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ

1. Biểu đồ hình cột hay đồ thị thường có nhận xét giống nhau:
Nhận xét cơ bản
a. Tăng hay giảm
- Nếu tăng thì tăng như thế nào (Nhanh, chậm, đều… bao nhiêu lần hoặc %)
- Giảm cũng vậy – giảm nhanh hay chậm?
- Thời điểm cao nhất, thấp nhất, chênh lệch giữa cao nhất với thấp nhất?


b. Mốc thời gian chuyển tiếp từ tăng qua giảm hay từ giảm qua tăng (không
ghi từng năm một, trừ khi mỗi năm mỗi thay đổi từ tăng qua giảm và ngược lại) hoặc
mốc thời gian từ tăng chậm qua tăng nhanh và ngược lại.
*Giải thích: (gt khi đề yêu cầu)
- Khi giải thích cần tìm hiểu tại sao tăng, tại sao giảm (cần dựa vào nội dung bài học có
liên quan để giải thích).
- Nếu đề bài có 2, 3 đối tượng thì nhận xét riêng từng đối tượng rồi so sánh chúng với
nhau
2. Biểu đồ tròn:
- Biểu đồ 1 vòng tròn: xem yếu tố nào lớn nhất, nhỏ nhất? Lớn nhất, so với nhỏ nhất thì
gấp mấy lần.
- Biểu đồ 2 hoặc 3 vòng tròn: so sánh từng phần tăng hay giảm, tăng giảm nhiều hay ít.
- Nhìn chung các vòng về thứ tự có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
- Giải thích cũng dựa trên nội dung bài.
3. Biểu đồ miền hay biểu đồ kết hợp:
Khi nhận xét thì cần kết hợp các yếu tố của các dạng trên.
LƯU Ý: Nhận xét biểu đồ phải luôn có số liệu chứng minh





×