Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Lap dan y phan tich chieu doi do cua li cong uan ngu van 8 hay nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.14 KB, 2 trang )

Đề bài: Lập dàn ý phân tích “Chiếu dời đơ” của Lí Cơng Uẩn
Gợi ý:
1. Mở bài
Sơ lược tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài
a. Khái niệm chiếu (tham khảo sách giáo khoa).
b. Cơ sở, lý lẽ của việc dời đô:
- Nhận định rằng việc dời đơ từ cổ chí kim luôn là việc cần thiết và thường xảy
ra ở nhiều triều đại:
+ Nhà Thương cũng từng 5 lần dời đô.
+ Nhà Chu cũng có 3 lần dời đơ.
- Mục đích của việc dời đơ là vì nhân dân, vì vận nước nên "muốn đóng đơ ở
trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế mn đời cho con cháu", và đặc biệt
việc dời đô vốn dĩ phải "trên vâng mệnh trời, dưới thuận ý dân".
- Lợi ích khi dời đơ đó là "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh".
- Dẫn ra ví dụ về hai nhà Đinh, Lê "theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời",
cứ mãi đóng đơ ở một chỗ, khiến cho "triều đại không được lâu bền, số vận ngắn
ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật khơng được thích nghi".
=> Việc dời đơ về kinh thành Đại La trở thành một việc đúng đắn, chính nghĩa,
bộc lộ tài năng, tầm nhìn xa trơng rộng của nhà vua, cũng như tấm lòng thấu
hiểu, lo lắng cho nhân dân. Đồng thời dời đô trong thời điểm này là một việc làm
thiết yếu, hợp với thiên mệnh, thể hiện tinh thần độc lập, tự cường, sự lớn mạnh
của Đại Việt.
c. Lý do dời đô về Đại La:
- Lịch sử: Đại La đã từng là nơi mà Cao Vương, tức Cao Biền, một viên quan
nhà Đường từng làm Đô hộ sứ Giao Châu (nước ta xưa) lựa chọn làm kinh đô.
1


- Địa lý: Đại La lại là nơi "trung tâm trời đất", "địa thế rộng mà bằng", "đất đai
cao và thống" vơ cùng thuận lợi cho nhân dân an cư lạc nghiệp, cũng là nơi


thích hợp phát triển cả về kinh tế, chính trị và văn hóa.
- Phong thủy: Kinh thành Đại La là nơi có "thế rồng cuộn, hổ ngồi", "đúng ngơi
nam bắc đơng tây", "tiện hướng nhìn sơng dựa núi", => nơi có địa thế đẹp, nhận
đủ mọi sự ưu ái của trời đất, là chỗ đắc địa mn nơi mới có một, chính là lựa
chọn chính xác nhất để làm kinh đô Đế vương muôn đời.
- Lợi ích đối với nhân dân: Không phải lo cảnh ngập lụt, dẫn tới việc canh nông
thuận lợi, cây cối tốt tươi, vơ cùng có ích cho việc phát triển kinh tế đất nước.
- Đối với việc giao thương, vì Đại La là nơi "trung tâm trời đất", "là chốn hội tụ
trọng yếu của bốn phương đất nước", chắc chắn giao thông thuận lợi, dời đô về
đây việc quản lý đất nước và ngoại giao, buôn bán cũng trở nên thuận tiện hơn.
d. Tuyên bố dời đô:
- "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế
nào?", câu hỏi này vừa có ý nghĩa là một mệnh lệnh, vừa mang tính chất tâm
tình.
=> Thể hiện tấm lòng đức độ, anh minh của Lý Thái Tổ, dù là bậc cửu ngũ chí
tơn nhưng vẫn hết lòng trân trọng ý kiến của quần thần, cũng là của nhân dân,
đặt nhân dân lên làm gốc để tiến hành các quyết định.
- Cách đặt câu hỏi cuối bài đã làm cho bài chiếu trở nên khách quan, thấu tình
đạt lý, giữ vững nguyên tắc trên vâng mệnh trời, dưới thuận ý dân, dễ dàng đi
sâu vào lòng người đọc, người nghe.

3. Kết bài
Nêu nhận xét.

2



×