Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Ly thuyet lich su 11 bai 19 nhan dan viet nam khang chien chong phap xam luoc tu nam 1858 den truoc nam 1873 moi nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 18 trang )

LỊCH SỬ LỚP 11
BÀI 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873)
I. LIÊN QUÂN PHÁP - TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở
ĐÀ NẴNG NĂM 1858.
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp
Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong
kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.


Kinh tế:
o

Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xun.

o

Cơng thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa
cảng”.



Quân sự: lạc hậu.



-Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc.



Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi,


Nông Văn Vân …

2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam


Tư bản phương Tây và Pháp nhịm ngó Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường
buôn bán và truyền đạo.



Tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược. Giám mục
Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn
Ánh cầu cứu các thế lực nước ngoài giúp giành lại quyền lực bằng Hiệp ước Vécxai 1789.



Giữa thế kỉ XIX, Pháp tiến nhanh trên con đường cơng nghiệp hố, tìm cách tiến
đánh Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á.



Năm 1857, Na-pơ-lê-ơng III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào
nước ta, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam. Việt Nam đứng trước nguy cơ
bị xâm lược.


Trong cuộc chạy đua xâm lược Việt Nam, Pháp tỏ ra tích cực hơn cả, chớp mọi cơ hội
để can thiệp vào Việt Nam. Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra,
Nguyễn Ánh đã cầu cứu nước ngồi nhằm khơi phục lại quyền lực. Giám mục Bá Đa
Lộc đã chớp cơ hội đó tạo điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp

ước Vécxai năm 1787.Với Hiệp ước này, tư bản Pháp hứa sẽ giúp Nguyễn Ánh đánh lại
nhà Tây Sơn, đổi lại Pháp được sở hữu cảng Hội An, đảo Côn Lôn và độc quyền mua
bán tại Việt Nam.
Bá Đa Lộc là giáo sĩ người Pháp, năm 1776 được phái sang Cam-pu-chia, ở đây ông gặp
Nguyễn Ánh. Bá Đa Lộc đã ra sức thuyết phục Nguyễn Ánh cầu viện nước Pháp. Năm
1784 Nguyễn Ánh giao Vương Ấn và hoàng tử Cảnh (mới 5 tuổi) nhờ Bá Đa Lộc đưa
sang Pháp. Được sự đồng ý của vua Pháp, Bá Đa Lộc đã thay mặt Nguyễn Ánh ký với
Pháp điều ước Véc- xai năm 1787. Năm 1799, trong một lần theo quân Nguyễn Ánh
đánh ra Quy Nhơn, Bá Đa Lộc ốm chết. Nguyễn Ánh mang ơn người Pháp, vì vậy đã
cho 40 cố vấn người Pháp tham gia chính quyền, nên người Pháp càng có điều kiện để
điều tra tình hình và can thiệp vào Việt Nam
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858


Ngày 31/08/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà
Nẵng, âm mưu chiếm Đà Nẵng làm căn cứ tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu
hàng.



Sáng 01/09/1858, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công
và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.



Quân dân ta anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”
gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế
hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại.



Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của trung tướng
Rigault de Genouilly đã có mặt tại cửa Hàn (Đà Nẵng) chuẩn bị tấn công - Ảnh tư liệu
* Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên:


Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.



Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu
hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.



Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng
được giáo dân ủng hộ


Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858


Pháp tấn công và đổ bộ bán đảo Sơn Trà
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TÌNH MIỀN
ĐƠNG NAM KÌ TỪ 1859 - 1862
1. Kháng chiến ở Gia Định


Tháng 02/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định nhưng gặp nhiều khó khăn do
hoạt động của các dân binh. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất
bại, chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.




Từ năm 1960, Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến ở Trung Quốc, Xi-ri, phải rút quân
từ Đà Nẵng về Gia Định. Lực lượng địch rất mỏng, tình thế cực kì khó khăn.
Triều Nguyễn khơng tranh thủ phản cơng mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây
dựng phịng tuyến Chí Hồ để “thủ hiểm”.



Các nghĩa dũng do Dương Bình Tâm lãnh đạo tiếp tục tấn công giặc ở đồn Chợ
Rẫy (07/1960), trong khi triều đình Huế xuất hiện tư tưởng chủ hòa.


* Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì


Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.



Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.



Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây
khó khăn cho triều đình.




Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia
(Cao Miên) làm chủ lưu vực sơng Mê Kơng.



“Sài Gịn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này
giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động
gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé
chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.


Tàu chiến Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ vào Sài Gòn năm 1859

Phó đơ đốc Charles_Rigault_de_Genouilly, chỉ huy qn đội Pháp tấn công Gia Định
năm 1859


Quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đơng Nam Kì. Hiệp ước Nhâm Tuất
(05/06/1862)


Tháng 02/1861, Pháp tấn cơng Đại Đồn Chí Hồ, quân ta kháng cự quyết liệt
nhưng do hỏa lực địch quá mạnh, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui. Pháp thừa
thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.



Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, Pháp đang vô cùng bối rối thì
triều Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862) gồm 12 điều

khoản.


Qn Pháp tấn cơng Đại đồn Chí Hịa
* Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862


Về lãnh thổ: Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định – Định Tường –
Biên Hịa .Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng
chiến



Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự
do bn bán.



Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc.



Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và
bãi bỏ lệnh cấm đạo

* Nguyên nhân Huế ký với Pháp hiệp định Nhâm Tuất: nhân nhượng với Pháp để bảo vệ
quyền lợi của giai cấp và giòng họ, rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nơng
dân khởi nghĩa ở phía Bắc.
Đánh giá:



Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thọi, vi phạm chủ
quyền lãnh thổ Việt Nam.




Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu
hàng thực dân Pháp.

Đó là trận đánh chìm tàu chiến Et-phê-răng (Hi vọng) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông
(đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
Nguyễn Trung Trực: tên thật là Nguyễn Văn Lịch, người phủ Tân An, Định Tường (nay
thuộc Long An). Khi Pháp xâm lược Nam Kì, ông đã cùng nhân dân đứng lên chống
Pháp. Trận đánh nổi tiếng của ông là vụ đốt cháy chiến hạm Hi Vọng của Pháp trên sông
Vàm Cỏ Đông trưa ngày 10/12/1862. Ơng đã cùng một tốn nghĩa qn dụ giặc lên bờ
rồi cầm đầu 5 chiếc thuyền áp tới khiến bọn giặc trên tàu không kịp trở tay, bị tiêu diệt
hầu hết. Sau trận đánh đó ơng được triều đình phong chức Quân cơ coi giữ vùng Hà
Tiên. Trận đánh trên sơng Nhật Tảo khích lệ mạnh mẽ tinh thần cứu nước của nhân dân
lục tỉnh. Thực dân Pháp đã thú nhận:“Đây là một trận đau đớn làm cho tinh thần người
Việt phấn khởi và gây cảm xúc sâu sắc trong một số người Pháp”.
Năm 1867 triều đình phong cho ông chức Lãnh Binh, rồi điều ông ra miền Trung nhưng
ơng đã chống lệnh, lập căn cứ ở Hịn Chơng. Rạng sáng ngày 16/6/1868 ông đưa quân
đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đó.


Tháng 9/1868 ông bị giặc bắt, dụ dỗ nhưng ông kiên quyết khơng đầu hàng, ơng đã nói
một câu nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh
Tây”. Ngày 27/10/1868 giặc Pháp đã hành hình ơng ở Rạch Giá.


Nghĩa qn Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ
Đông (10-12-1861).


Thực dân Pháp đánh chiếm và các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ 1859 1874
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đơng Nam Kì tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862


Triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh.



Nhân dân tiếp tục kháng chiến vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng.

* Khời nghĩa Trương Định gây nhiều khó khăn cho Pháp. Nghĩa qn xây dựng căn cứ ở
Gị Cơng, liên kết lực lượng đánh địch ở nhiều nơi, giải phóng nhiều vùng ở Gia Định,
Định Tường.


Tháng 02/1863, Pháp tấn cơng Gị Công, nghĩa quân anh dũng chiến đấu,



Tháng 08/1864, Trương Định hy sinh. Khởi nghĩa kết thúc.



Tháng 9/1861: Khởi nghĩa của Trương Định chống Pháp ở Gia Định.



Trương Định nhận phong sối

Thành Gị Đen (Trương Định)


Căn cứ của nghĩa quân Trương Định bị Pháp đánh chiếm (1863)

Cảnh thực dân Pháp tấn công thành Định Tường 1861


Căn cứ Đồng Sơn của nghĩa quân Trương Định (sau khi bị thực dân Pháp đánh chiếm
năm 1863)
2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ


Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế.



Ngày 20/06/ 1867, Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long không điều
kiện.



Từ 20 đến 24/ 06/1867), Pháp chiếm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên không tốn
một viên đạn.

3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
Phong trào kháng chiến tăng cao:



Một số sĩ phu ra Bình Thuận xây dựng Đồng Châu xã do Nguyễn Thông cầm đầu
mưu cuộc kháng chiến lâu dài.



Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Trương Quyền ở Tây Ninh; Phan Tôn, Phan Liêm ở
Ba Tri; Nguyễn Trung Trực ở Hịn Chơng (Rạch Giá) Nguyễn Hữu Hn ở Tân
An, Mĩ Tho …; Âu Dương Lân ở Vĩnh Long , Long Xuyên, Cần Thơ…



Do lực lượng chênh lệch, cuối cùng phong trào thất bại nhưng đã thể hiện lòng
yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất của nhân dân ta.

Mặt trận

Cuộc tấn công của quân
Pháp

Cuộc kháng
chiến của triều
Nguyễn

Cuộc kháng chiến của
nhân dân


- Nhân dân vừa chống

Pháp vùa chống phong
kiến đầu hàng.
-

Khời nghĩa Trương

Định gây nhiều khó khăn
cho Pháp. Nghĩa quân xây
Kháng chiến ở
ba tỉnh miền Pháp dừng các cuộc thôn
Đông Nam Kì tính để bình định miền
sau Hiệp ước Tây
1862.

Triều

đình

ra

lệnh giải tán các
đội nghĩa binh
chống Pháp

dựng căn cứ ở Gị Cơng,
liên kết lực lượng đánh
địch ở nhiều nơi, giải
phóng nhiều vùng ở Gia
Định, Định Tường.
- Tháng 02/1863, Pháp tấn

cơng Gị Cơng, nghĩa quân
anh dũng chiến đấu,
- Tháng 08/1864, Trương
Định hy sinh. Khởi nghĩa
kết thúc.

- Triều đình bạc - Phong trào kháng chiến
-Ngày 20/06/ 1867, Pháp nhược,
ép Phan Thanh Giản nộp túng.
Kháng chiến ở
ba tỉnh miền
Tây Nam Kì

thành Vĩnh Long khơng điều kiện.

lúng tăng cao:
+ Một số sĩ phu ra Bình

Phan

Thanh Thuận xây dựng Đồng

Giản nộp thành Châu



do

Nguyễn


- Từ 20 đến 24/ 06/1867), Vĩnh Long và Thông cầm đầu mưu cuộc
Pháp chiếm Vĩnh Long , viết thư khuyên kháng chiến lâu dài
An Giang và Hà Tiên quan quân hai + Nhiều cuộc khởi nghĩa
không tốn một viên đạn

tỉnh An Giang, nổ ra: Trương Quyền ở


Tiên

nộp Tây Ninh; Phan Tôn, Phan


thành để “tránh Liêm ở Ba Tri; Nguyễn
đổ máu vô ích”. Trung Trực ở Hịn Chơng
(Rạch Giá) Nguyễn Hữu
Hn ở Tân An, Mĩ Tho

- Do lực lượng chênh lệch,
cuối cùng phong trào thất
bại nhưng đã thể hiện lòng
yêu nước nồng nàn và ý
chí bất khuất của nhân dân
ta.
* Nhận xét
Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa
chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng “dập dìu trống đánh cờ xiêu, phen này
quyết đánh cả triều lẫn Tây”, cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái
độ bỏ rơi, xalánh của triều đình với lực lượng kháng chiến
* So sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 –

1873:


Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng
chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân
Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.



Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm.
Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng
nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.




Năm 1862, Pháp cử hạm trưởng tàu chiến Forbin là Simon đến cửa biển Thuận
An để đưa thư thông báo triều đình Huế cử phái đồn qua Pháp điều đình chuộc
lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ.



×