Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Những sai lệch trong nhận thức và thực hiện về cụng tỏc QLCL ở VN hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.03 KB, 39 trang )

Mục lục
Phần mở đầu..............................................................................................
Phần nội dung............................................................................................
I. Những vấn đề lý luận chung về QLCL................................................
1. Chất lượng và đặc điểm của chất lượng....................................................
2. QLCL, sự khác nhau giữa quan điểm cũ và quan điểm mới....................
3. Các nguyên tắc QLCL...............................................................................
II. Thực trạng về QLCL ở nước ta trong thời gian vừa qua.................
1. Nhận thức, quan điểm về cách thức QLCL ở nước ta theo quan điểm cũ
2. Những chuyển biến và thành tựu đã đạt được về công tác QLCL ở nước ta
trong thời gian vừa qua..................................................................................
3. Những hạn chế còn tồn tại về công tác QLCL ở nước ta trong thời gian
vừa qua...........................................................................................................
4. Nguyên nhân..............................................................................................
4.1. Nguyên nhân khách quan.......................................................................
4.2. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................
III. Những sai lệch trong nhận thức và thực hiện về công tác QLCL ở
nước ta hiện nay .......................................................................................
1. Những sai lệch chung về QLCL tại các nước đang phát triển.................
2. Những sai lệch trong nhận thức về công tác QLCL.................................
2.1. Một số nhận thức sai lầm về chất lượng................................................
2.2. Nhận thức sai lầm về QLCL..................................................................
3. Những sai lệch trong thực hiện về công tác QLCL..................................
3.1. Những yếu kém còn tồn tại về QLCL nói chung..................................
3.2. Những sai lệch trong việc áp dụng các hệ thống QLCL.......................
IV. Phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác QLCL trong thời gian tới...................................................................
1. Đổi mới nhận thức về QLCL.....................................................................
2. Giải pháp trong thực hiện về công tác QLCL..........................................
2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức
về giáo dục và ý thức về chất lượng...................................................


2.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động TCĐLCL đảm bảo
cơ sở cho các hoạt động liên quan đến chất lượng............................
2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng TCĐLCL tiên tiến, hiện đại............................
2.4. Phát triển nguồn nhân lực TCĐLCL......................................................
2.5. Tạo lập phong trào chất lượng, văn hóa chất lượng, bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng..............................................................................................
2.6. Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm..............
2.7. Xây dựng, thực hiện chiến lược về chính sách chất lượng...................
2.8. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng.........................
Phần kết luận.............................................................................................
Phần mở đầu
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lượng là một yếu tố cơ bản để giành thắng lợi
trên thương trường, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Các thay
đổi gần đây trên thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh
khiến các doanh nghiệp(DN) ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của
chất lượng. Chất lượng sản phẩm(CLSP) trở thành một trong những chiến
lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của DN.
Trong những năm gần đây, trên lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nước ta
đã có những tiến bộ rõ rệt, hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng cao
hơn, ổn định hơn. Một số mặt hàng có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh được
cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng phần lớn hàng
hóa và dịch vụ chưa theo kịp nhu cầu của thị trường, chưa có sức cạnh tranh
cao so với sản phẩm cùng loại trên thế giới và khu vực mà nguyên nhân
chính là do công tác quản lý chất lượng(QLCL) còn nhiều bất cập. Đây là
nhược điểm lớn cần khắc phục nhanh chóng để các DN Việt Nam tồn tại và
phát triển trong bối cảnh mới, đưa nước ta vượt qua những khó khăn, thách
thức mới, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử là CNH- HĐH, trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải phân tích thực trạng về công tác

QLCL ở nước ta trong thời gian vừa qua, thấy được những sai lệch trong
nhận thức và thực hiện để có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác QLCL, giúp các DN nhận thức đúng đắn về chất lượng và QLCL,
từ đó có những hành động đúng.
Trong giới hạn phạm vi là một đề án môn học, đề tài "Những sai lệch
trong nhận thức và thực hiện về công tác QLCL ở Việt Nam hiện nay"
chỉ mong muốn giải quyết được một phần nào đó nhiệm vụ trên. Mặt khác,
bản thân người viết cũng muốn thông qua đề tài này để hiểu kỹ hơn về
chuyên ngành QTCL.
Nội dung bài viết gồm 3 phần:
I. Thực trạng về công tác QLCL ở nước ta trong thời gian qua.
II. Những sai lệch trong nhận thức và thực hiện về công tác QLCL hiện
nay.
III. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLCL trong
thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Hồng Vinh đã giúp đỡ em hoàn
thành đề tài này.
Phần nội dung
I. Những vấn đề lý luận chung về QLCL
1. Chất lượng và đặc điểm của chất lượng
Chất lượng là khái niệm quá quen thuộc đối với loài người ngay từ những
thời cổ đại. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản
ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Do tính phức tạp đó
nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi
khái niệm đều có những cơ sở khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu,
nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên những góc độ khác nhau và tùy
theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể
đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người
tiêu dùng hay từ đòi hỏi của thị trường.
Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn ISO

9000:2000 đã đưa ra định nghĩa sau:
"Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính
vốn có".
Yêu cầu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung
hay bắt buộc.
Từ định nghĩa trên có thể rút ra những điểm sau:
a. Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn yêu cầu. Nếu một sản phẩm nào
đó mà không thỏa mãn được các yêu cầu, và bởi vậy không được thị trường
chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để
chế tạo ra sản phẩm có thể rất hiện đại hay giá trị của chỉ tiêu chất lượng có
thể rất cao. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà quản lý định
ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.
b. Yêu cầu có thể là nhu cầu, đó là những đặc tính không thể thiếu đối
với khách hàng hay các bên quan tâm về sản phẩm được cung cấp, nhưng
cũng có thể là những mong đợi, nếu thỏa mãn được sẽ đem lại tính cạnh
tranh cao đối với sản phẩm. Xuất phát từ cách phân tích trên về nhu cầu, có
thể chia chất lượng thành hai loại: chất lượng phải có, ứng với đáp ứng nhu
cầu, và chất lượng hấp dẫn ứng với đáp ứng mong đợi.
c. Người kinh doanh không chỉ phải đáp ứng với các yêu cầu của khách
hàng mà muốn tồn tại hay phát triển phải lưu ý đến các bên quan tâm khác,
ví dụ như các yêu cầu pháp luật hay chế định, các tập quán hay văn hóa, sinh
hoạt của cộng đồng xã hội.
d. Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn yêu cầu, mà yêu cầu luôn luôn
biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không
gian, điều kiện sử dụng.
e. Khi lập kế hoạch hay đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải
xét các đặc tính chất lượng, đó là đặc tính của đối tượng có liên quan đến
những yêu cầu cụ thể. Ví dụ, yêu cầu đối với hàng may mặc sẽ khác nhau
theo lứa tuổi, nền văn hóa, khu vực, nghề nghiệp....Các yêu cầu này không
chỉ từ phía khách hàng mà còn từ phía các bên liên quan, ví dụ như các yêu

cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
f. Yêu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu
chuẩn nhưng cũng có những yêu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử
dụng chỉ có thể cảm nhận chúng trong quá trình sử dụng.
g. Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta
vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một đối tượng bất kỳ,
như hệ thống, quá trình.
2.QLCL, sự khác nhau giữa quan điểm cũ và quan điểm mới.
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả tác động của hàng loạt
yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong
muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. QLCL là một khía
cạnh của chức năng quản lý để xác định thực hiện chính sách chất lượng.
Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng.
Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về QLCL mới giải quyết tốt bài
toán chất lượng.
Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO 9000 cho rằng: QLCL là các
hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất
lượng.
Các hoạt động kiểm soát nói trên có thể bao gồm hoạch định chất lượng,
kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng.
Hoạch định chất lượng là tập trung vào việc lập mục tiêu chất lượng
và qui định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liên quan
để thực hiện các mục tiêu chất lượng.
Kiểm sóat chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng
đã xác định.
Đảm bảo chất lượng tập trung vào cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu
chất lượng sẽ được thực hiện.
Cải tiến chất lượng tập trung vào nâng cao khả năng thực hiện các yêu
cầu chất lượng.
Hiện nay tuy còn nhiều định nghĩa khác nhau về QLCL song nhìn chung

chúng có những điểm giống nhau như:
− Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng
và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, với chi phí
tối ưu.
− Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của
chức năng quản lý như: hoạch định tổ chức, kiểm soát và điều
chỉnh. Nói cách khác, QLCL chính là chất lượng của quản lý.
− QLCL là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ
chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội và tâm lý). QLCL là nhiệm vụ của
tất cả mọi người, của mọi thành viên trong xã hội, trong DN, là
trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao nhất
chỉ đạo.
− QLCL được thực hiện trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ
thiết kế, chế tạo đến sử dụng sản phẩm.
Gần nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về QLCL.Theo
quan điểm truyền thống thì QLCL được đồng nghĩa với kiểm tra chất lượng
sản phẩm và xác định bộ phận có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo chất
lượng của DN là bộ phận KCS(kiểm tra chất lượng). Còn theo quan điểm
mới thì thực chất của QLCL là sản xuất kinh doanh có chất lượng. QLCL là
một bộ phận hợp thành quan trọng của quản lý sản xuất kinh doanh. Nó
phải phục vụ cho mục tiêu chung của quản lý sản xuất kinh doanh và phù
hợp, đồng bộ với các hoạt động quản lý khác của DN như quản lý công nghệ
, quản lý nhân lực , quản lý tài chính ....
Có thể phân biệt đặc trưng khác nhau giữa QLCL hiện đại và QLCL
truyền thống qua bảng sau :

Đặc điểm QLCL truyền thống QLCL hiện đại
Tính chất Chất lượng là vấn đề
công nghệ đơn thuần
Chất lượng là vấn đề kinh doanh, là bộ

phận không thể tách rời của người quản
lý sản xuất - kinh doanh của DN
Phạm vi Vấn đề tác nghiệp Vấn đề tác nghiệp và chiến lược
Cấp quản

Thực hiện ở cấp phân
xưởng trong khâu sản
xuất
Thực hiện ở mọi cấp:
− Cấp công ty: quản lý chiến lược
chất lượng
− Cấp phân xưởng, phòng ban:
quản trị tác nghiệp chất lượng.
− Tự quản (người lao động với
QLCl)
Mục tiêu ngắn hạn, lợi nhuận
cao nhất
Tất cả sản phẩm và dịch vụ không kể
thực hiện bên trong hay bán ra bên
ngoài.
Khách
hàng
Bên ngoài, những
người tiêu thụ sản
phẩm của DN
Cả bên trong và bên ngoài những tổ
chức và cá nhân có liên quan trực tiếp
tới chất lượng.
Chức
năng

Kinh tế, kiểm soát Hoạch định, kiểm soát và hoàn thiện.
Nhiệm vụ Của phòng KCS. Vai
trò của người quản lý
là ra lệnh cưỡng chế
phải thực hiện.
Toàn công ty
Các xem
xét vấn đề
Đi thẳng vào từng
vấn đề riêng biệt tách
rời nhau
Trong mối quan hệ chặt chẽ với toàn bộ
hệ thống.
3.Các nguyên tắc của quản lý chất lượng.
Hoạt động QLCL đã được đề xuất và nghiên cứu qua nhiều thập kỉ của
thế kỉ 20. Trong toàn bộ khoảng thời gian đó, các nhà quản lý không tránh
khỏi những sai lầm, có những sai lầm thuộc về kỹ thuật, nhưng rất nhiều sai
lầm lại có tính nguyên tắc. Dựa trên việc phân tích các bài học đó, và nghiên
cứu snhững bí quyết thành công của nhiều DN hàng đầu trên thế giới hiện
nay, các nhà QLCL đã tổng kết được một số nguyên tắc cơ bản trong QLCL.
Bất cứ một tổ chức nào muốn hoạt động QLCL có hiệu quả, đáp ứng được
chính sách, mục tiêu do DN đề ra, không thể xa rời các nguyên tắc đó.
Nguyên tắc 1 : hướng vào khách hàng.
DN phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu
hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn
đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ.
Theo nguyên tắc này, DN cần có các hành động sau đây:
− Hiểu nhu cầu và mong đợi của khách hàng;
− Thông tin những nhu cầu mong đợi này trong toàn DN;
− Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng và có hành động cải tiến

các kết quả;
− Nghiên cứu các nhu cầu của cộng đồng;
− Quản lý các mối quan hệ của khách hàng và cộng đồng;
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo.
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, đường lối và
môi trường nội bộ trong DN. Họ hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc
đạt được các mục tiêu của DN. Hoạt động chất lượng sẽ không có kết quả
nếu không có sự cam kết triệt để của cấp quản lý và lôi kéo được mọi người
cùng tham gia để đạt được mục tiêu chung.
Để thực hiện nguyên tắc này, người lãnh đạo DN phải:
− Hiểu biết và phản ứng nhanh với những thay đổi bên trong và môi
trường bên ngoài;
− Nghiên cứu nhu cầu của tất cả những người cùng chung quyền lợi,
bao gồm khách hàng, chủ sở hữu, nhân viên, người cung ứng và
cộng đồng;
− Trình bày viễn cảnh rõ ràng về tương lai của DN;
− Nêu rõ vai trò, vị trí của việc tạo ra giá trị ở tất cả các cấp của DN;
− Xây dựng lòng tin, sự tín nhiệm, loại bỏ sự sợ hãi trong mọi thành
viên;
− Trao quyền cho mọi người bằng cách tạo cho họ chủ động hành
động theo trách nhiệm và đồng thời phải chịu trách nhiệm;
− Gây cảm hứng, cổ vũ và thừa nhận sự đóng góp của mọi người;
− Thúc đẩy quan hệ cởi mởi và thành thực;
− Giáo dục đào tạo và huấn luyện mọi người;
− Thiết lập các mục tiêu kích thích;
− Thực hiện chiến lược và chính sách để đạt được những mục tiêu
này.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi thành viên.
Con người là nguồn lực quan trọng nhất của mọi DN và sự tham gia đầy
đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ có thể được sử dụng cho lợi

ích của DN. Thành công trong cải tiến chất lượng công việc phụ thuộc rất
nhiều vào kỹ năng, nhiệt tình hăng say trong công việc của lực lượng lao
động. DN cần phải tạo điều kiện để nhân viêc học hỏi, nâng cao khiến thức
và thực hành những kỹ năng mới.
Khi được huy động đầy đủ, nhân viên trong DN sẽ:
− Dám nhận công việc, nhận trách nhiệm giải quyết các vấn đề;
− Tích cực tìm kiếm các cơ hội để cải tiến, nâng cao hiểu biết và
kinh nghiệm và truyền đạt chúng trong đội và nhóm công tác;
− Tập trung nâng cao giá trị cho khách hàng;
− Đổi mới và sáng tạo để nâng cao hơn nữa các mục tiêu của DN;
− Giới thiệu DN tốt hơn cho khách hàng và cộng đồng;
− Thỏa mãn nhiệt tình trong công việc và cảm thấy tự hào là thành
viên của DN;
Nguyên tắc 4: cách tiếp cận theo quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các
hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình. Quá trình là tập hợp
các hoạt động liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành
đầu ra. Quản lý các hoạt động của một DN thực chất là quản lý các quá trình
và các mối quan hệ giữa chúng.
Để đảm bảo nguyên tắc này, cần có các biện pháp sau:
− Xác định quá trình để đạt được kết quả mong muốn;
− Xác định các mối quan hệ tương giao của quá trình này với các bộ
phận chức năng của DN;
− Quy định trách nhiệm rõ ràng để quản lý quá trình này;
− Xác định khách hàng và người cung ứng nội bộ cũng như bên
ngoài của quá trình;
− Xác định đầu vào và đầu ra của quá trình này;
− Nghiên cứu các bước của quá trình, các biện pháp kiểm soát, đào
tạo, thiết bị, phương pháp và nguyên vậtliệu để đạt được kết quả
mong muốn.

Nguyên tắc 5: Cách tiếp cận hệ thống
Như trên đã trình bày, ta không thể giải quyết bài toán chất lượng theo
từng yếu tố tác động đến chất lượng một cách riêng lẻ mà phải xem xét toàn
bộ các yếu tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống và đồng bộ, phối
hợp hài hòa các yếu tố này. Phương pháp hệ thống của quản lý là cách huy
động, phối hợp toàn bộ nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của DN.Việc
xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn
nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của DN.
Theo nguyên tắc này, DN phải:
− Xác định một hệ thống các quá trình bằng cách nhận biết các quá
trình hiện có, hoặc xây dựng các quá trình mới có ảnh hưởng đến
mục tiêu đề ra;
− Lập cấu trúc của hệ thống để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả
nhất;
− Hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau trong các quá trình của hệ thống;
− Cải tiến liên tục hệ thống đó thông qua việc đo lường và đánh giá.
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Cải tiến không ngừng là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của
mọi DN. Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất,
DN phải không ngừng cải tiến. Sự cải tiến đó có thể thực hiện theo từng
bước nhỏ hoặc nhẩy vọt. Cách thức cải tiến cần phải "bám chắc" vào công
việc của DN.
Để thực hiện nguyên tắc trên, DN phải:
− Khiến cho cải tiến liên tục sản phẩm, quá trình và hệ thống là mục
tiêu cho từng người trong DN;
− Áp dụng các phương pháp cơ bản của cải tiến từng bước và cải
tiến lớn;
− Cải tiến liên tục hiệu lực và hiệu quả của tất cả các quá trình;
− Giáo dục và đào tạo từng thành viên của DN về các phương pháp
và công cụ cải tiến liên tục;

− Thiết lập biện pháp và mục tiêu hướng dẫn và tìm kiếm các cải
tiến;
− Thừa nhận các cải tiến.
Nguyên tắc 7: quyết định dựa trên sự kiện
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh
muốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và
thông tin.Việc đánh giá phải bắt nguồn từ chiến lược của DN,các quá trình
quan trọng,các yếu tố đầu vào và kết quả của quá trình đó.
Theo nguyên tắc này, DN phải:
− Đưa ra các phép đo và lựa chọn dữ liệu và thông tin liên quan đến
mục tiêu;
− Đảm bảo dữ liệu và thông tin là đúng đắn, tin cậy, dễ sử dụng;
− Sử dụng phương pháp đúng đắn để phân tích dữ liệu và thông tin;
− Ra quyết định và hành động dựa trên kết quả các phân tích này kết
hợp với kinh nghiệm và khả năng trực giác.
Nguyên tắc 8: Phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng
Các DN cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác cả nội bộ với bên ngoài để đạt
được mục tiêu chung.
Để thực hiện nguyên tắc này, DN phải:
− Xác định và lựa chọn đối tác;
− Lập mối quan hệ, có xem xét cân đối mục tiêu ngắn hạn và dài
hạn;
− Tạo ra kênh thông tin rõ ràng, công khai;
− Phối hợp triển khai và cải tiến sản phẩm và quá trình;
− Hiểu rõ và thông báo nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng
cuối cùng cho đối tác;
− Chia sẻ thông tin và kế hoạch tương lai;
− Thừa nhận sự cải tiến và thành tựu của đối tác.
II. Thùc tr¹ng vÒ qu¶n lý chÊt lîng ë níc ta trong thêi gian võa qua
1.Nhận thức, quan điểm về cách thức QLCL ở nước ta theo quan

điểm cũ:
Quan niệm cũ trước đây đã tạo ra nếp nghĩ là phó mặc tất cả cho bộ phận
KCS - Đó là bộ phận kiểm tra cuối cùng trong toàn bộ các công đoạn sản
xuất sản phẩm. Nghĩa là chất lượng của mọi sản phẩm làm ra đều do bộ
phận KCS quyết định mặc dù chính những cá nhân này không phải là những
người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đã tạo ra
hiện tượng "làm việc chạy đua theo số lượng" của một bộ phận không nhỏ
công nhân trực tiếp sản xuất dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho DN. Do nhận
thức như vậy nên công tác QLCL chưa được thực hiện đồng bộ, toàn diện.
Phương thức QLCl duy nhất là kiểm tra chất lượng. Theo cách này, người ta
kiểm tra chọn mẫu hay cả 100% sản phẩm đầu ra nhằm loại bỏ những
khuyết tật.Cách thức này đã bộc lộ những nhược điểm là vẫn để lọt những
sản phẩm khuyết tật, đồng thời khó truy tìm nguyên nhân tạo ra sản phẩm
khuyết tật do chỉ tập trung vào ngăn chặn chứ chưa chú trọng đến phòng
ngừa. Vì không xây dựng được một hệ thống đảm bảo chất lượng trong suốt
quá trình sản xuất mà chỉ đợi đến khâu cuối cùng mới tiến hành kiểm tra nên
thiệt hai do sản phẩm sai hỏng là rất lớn, sản phẩm không đảm bảo chất
lượng, không thỏa mãn được nhu cầu khách hàng,...

×