Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Quản lý chất lượng toàn diện trong kinh doanh sản xuất bánh mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo bảo minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.49 KB, 124 trang )

Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN
------------

PHạM THị THU HIềN

QUảN Lý CHấT LƯợNG TOàN DIệN TRONG KINH DOANH
SảN XUấT BáNH MứT KẹO CủA CÔNG TY Cổ PHầN
BáNH MứT KẹO BảO MINH
Chuyên ngành: QUảTHƯƠNG MạI

Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.TS. HOàNG ĐứC THÂN

Hà nội 2015

LI CAM OAN
Tụi xin cam oan õy là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các thơng tin
trung thực, cập nhật, chính xác dựa theo các nguồn đáng tin cậy, các website uy tín.
Các số liệu tính toán, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, hợp lý
dựa theo BCTC các năm của Bảo Minh cũng như của các đơn vị, doanh nghiệp
khác. Các giải pháp dựa theo kết quả tính tốn, tình hình hoạt động, thực trạng cũng


như định hướng của Công ty. Luận văn này chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
một cơng trình nghiên cứu nào trước đó.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hiền


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN
DIỆN TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Mơ hình và các ngun tắc quản lý chất lượng tồn diện

5

5

1.1.1. Khái niệm, vai trị và các xu hướng quản lý chất lượng tồn diện 5
1.1.2. Mơ hình quản lý chất lượng tồn diện

8

1.1.3. Ngun tắc quản lý chất lượng toàn diện

10

1.1.4. Thiêt lập hệ thống quản lý chất lượng toàn diện ở doanh nghiệp 13
1.2. Nội dung quản lý chất lượng toàn diện trong kinh doanh sản phẩm của
doanh nghiệp

30


1.2.1. Quản lý chất lượng trong khâu bảo đảm vật tư cho sản xuất sản phẩm
30
1.2.2. Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm

32

1.2.3. Quản lý chất lượng trong quá trình vận động của sản phẩm đến người
tiêu dùng

33

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng toàn diện trong kinh doanh
sản phẩm của doanh nghiệp

34

1.3.1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp ảnh hưởng đến quản lý chất lượng
toàn diện

34

1.3.2. Nhân tố bên ngoài tác động đến quản lý chất lượng toàn diện

37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG KINH
DOANH SẢN PHẨM BÁNH MỨT KẸO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH
MỨT KẸO BẢO MINH 39
2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh sản phẩm bánh mứt kẹo của công ty cổ



phần bánh mứt kẹo Bảo Minh

39

2.1.1. Đặc điểm sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bánh mứt kẹo
của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh

39

2.1.2. Đặc điểm q trình sản xuất và kinh doanh của cơng ty cổ phần bánh
mứt kẹo Bảo Minh

41

2.1.3. Kết quả kinh doanh sản phẩm bánh mứt kẹo của công ty cổ phần bánh
mứt kẹo Bảo Minh

42

2.2. Phân tích thực trạng quản lý chất lượng toàn diện trong kinh doanh sản phẩm
bánh mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh 46
2.2.1. Quản lý chất lượng trong bảo đảm vật tư cho sản xuất bánh mứt kẹo của
công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh

46

2.2.2. Quản lý chất lượng trong khâu sản xuất sản phẩm bánh mứt kẹo của
công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh


55

2.2.3. Quản lý chất lượng trong khâu lưu thông đến người tiêu dùng sản phẩm
bánh mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh

64

2.2.4. Tác động của quản lý chất lượng toàn diện đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh

75

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng toàn diện trong kinh doanh sản phẩm
bánh mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh 77
2.3.1. Kết quả đạt được

77

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

78

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM BÁNH
MỨT KẸO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH
82
3.1. Phương hướng kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm bánh mứt kẹo
của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh đến năm 2020 82
3.1.1. Thời cơ và thách thức đối với công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
82

3.1.2. Phương hướng phát triển kinh doanh sản phẩm bánh mứt kẹo của công


ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh 86
3.1.3. Phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty cổ phần bánh
mứt kẹo Bảo Minh

87

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng toàn diện trong kinh doanh sản
phẩm bánh mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh

89

3.2.1. Xây dựng quy trình quản lý chất lượng tồn diện của cơng ty cổ phần
bánh mứt kẹo Bảo Minh

89

3.2.2. Áp dụng các phương pháp hiện đại trong quản lý chất lượng sản phẩm
của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh

90

3.2.3. Tăng cường quản lý chất lượng trong khâu bảo đảm vật tư cho sản xuất
bánh mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh

91

3.2.4. Tăng cường quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm tại

Cơng Ty Cổ Phần Bánh Mứt Kẹo Bảo Minh

93

3.2.5. Tăng cường quản lý chất lượng trong quá trình vận động của sản phẩm
đến người tiêu dùng

94

3.3. Kiến nghị điều kiện thực hiện

97

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần bánh mứt
kẹo Bảo Minh 97
3.3.2. Đầu tư đổi mới công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật

98

3.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ quản lý, cơng nhân viên
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

103

99


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. Tiếng Việt
STT

Viết Tắt

Diễn Giải

1

ATTP

An toàn thực phẩm

2

CN

Công nghệ

3

KH

Kế hoạch

4

LN ST

Lợi nhuận sau thuế


5

LN TT

Lợi nhuận trước thuế

6

NCC

Nhà cung cấp

7

NVL

Nguyên vật liệu

8

PKD

Phòng kinh doanh

9

QLSX

Quản lý sản xuất


10

QT

Quy trình

11

Thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp

12

TP

Thành phẩm

13

VN

Việt Nam

14

VSV

Vi sinh vật


2. Tiếng Anh
STT Viết Tắt

Đầy Đủ Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

1

CCP

Critical Control Point

Kiểm soát điểm tới hạn

2

CEO

Giám đốc điều hành cao cấp

3

CWQI

4

GDP


Chief Executive Officer
Company wide quality
improvement
Gross Domestic Product

5

GMP

Good Manufacturing Practice

6

HACCP

Hazard Analysis and Critical
Control Point

7

ISO

International Organization for
Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

8

JIT


Just In Time

Hệ thống quản lý hàng tồn kho

9

KCS

Knowledge Centered Support

10

KPI

Key Performance Indicator

Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Chỉ số đánh giá thực hiện cơng
việc

Cải tiến chất lượng tồn cơng ty
Tổng sản phẩm quốc nội
Tiêu chuẩn thực hành sản xuất
tốt
Phân tích các mối nguy và kiểm
soát điểm tới hạn


11


PDCA

Plan - Do - Check - Action

Chu trình cải tiến liên tục

12

QA

Quality Assurance

Phòng đảm bảo chất lượng

13

QC

Quanlity control

14

SPC

Statistical Process Control

15

SQC


Statistical Quality Control

Kiểm sốt chất lượng
Kiểm sốt quy trình bằng kỹ
thuật thống kê
Kiểm soát chất lượng bằng
thống kê

16

SSOP

Sanitation Standard Operating
Procedures

17

TBT

Technical Barriers to Trade

18

TPP

19

Quy phạm vệ sinh


TQC

Trans-Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement
Total quality control

Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại
Hiệp định đối tác kinh tế chiến
lược xun Thái Bình Dương
Kiểm sốt chất lượng tồn diện

20

TQCo

Total quality commitment

Cam kết chất lượng đồng bộ

21

TQM

Total quality management

Quản lý chất lượng toàn diện

22


WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1. 1
Bảng 1. 2
Bảng 1. 3
Bảng 2. 1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17
Bảng 2.18

Bảng 2.19
Bảng 2.20

Bảng so sánh hai xu hướng quản lý chất lượng6
Bảng so sánh hai mơ hình quản lý kiểu cũ và kiểu TQM...................9
Bảng liệt kê các công cụ thống kê áp dụng trong TQM...................12
Một số chỉ tiêu tài chính của Bảo Minh...........................................43
Giá trị tiêu thụ theo dòng SP của Bảo Minh.....................................44
Nguồn mua nguyên vật liệu của Bảo Minh......................................47
Quản lý nguyên vật liệu mua vào của Bảo Minh.............................48
Thống kê nhập NVL chính của Bảo Minh.......................................49
Quy trình xử lý nước sạch cho sản xuất...........................................51
Hệ thống kho bãi của Bảo Minh......................................................53
Kiểm soát chất lượng NVL đầu vào của Bảo Minh.........................54
Thống kê Hệ thống, máy móc trang thiết bị sản xuất của Bảo Minh56
Tỷ lệ sản phẩm sản xuất của Bảo Minh..........................................56
Thống kê chất lượng sản xuất của Bảo Minh...................................57
Kiểm soát khối lượng sản phẩm sản xuất của Bảo Minh.................58
Mô tả sản phẩm Bánh Bông Nhài....................................................61
Thống kê số lần Cơ Quan Quản Lý kiểm tra Bảo Minh...................64
Thống kê lượng sản phẩm hủy của Bảo Minh..................................65
Lượng mở mới ĐL, NPP, ST Bảo Minh..........................................67
Doanh số theo dòng sản phẩm của Bảo Minh..................................67
Doanh số theo khu vực địa lý của Bảo Minh...................................68
Thống kê hàng trả lại từ hệ thống phân phối của Bảo Minh............71
Thống kê các vụ khiếu nại của hệ thống phân phối Bảo Minh.........74

BIỂU
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2

Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4

Biểu đồ doanh thu của Bảo Minh giai đoạn 2011-2015...................44
Biểu đồ chi phí của Bảo Minh giai đoạn 2011-2015........................45
Biểu đồ lợi nhuận của Bảo Minh giai đoạn 2011-2015....................46
Trung bình SP hủy/ngày của Bảo Minh...........................................65


SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.4
Sơ đồ 2.5

Mơ hình sơ đồ quản lý bộ máy sản xuất...........................................42
Quy trình sản xuất bánh bơng nhài..................................................60
Biểu đồ quyết định hình cây để xác định CCP.................................63
Quy trình bán hàng..........................................................................70
Quy trình xử lý phản hồi khách hàng của Bảo Minh........................73


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng là vấn đề then chốt đối với sự sống còn của bất cứ doanh nghiệp
nào. Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, kinh tế vừa
trải qua một cuộc khủng hoảng toàn cầu, các nước phát triển đang tìm cách mở rộng

thị trường, chính phủ thực hiện nhiều biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế,
người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu. Các doanh nghiệp, để có thể thắng thế trong
cạnh tranh trong giai đoạn này thì vấn đề quan tâm tới chất lượng là vấn đề cốt lõi
mà doanh nghiệp nào cũng chú trọng. Tuy nhiên, quan tâm tới chất lượng khơng có
nghĩa là chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.
Trong giai đoạn khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng gay gắt, thị trường nguồn lao động có thâm niên, tay nghề và tri
thức cao ngày càng lớn, thị hiếu người tiêu dùng ngày càng nâng lên, các sản phẩm
thay thế, bổ sung ngày càng nhiều. Bởi vậy quan tâm tới chất lượng trong giai đoạn
hiện nay phải quan tâm đồng bộ và toàn diện vào mọi mặt của quá trình sản xuất
kinh doanh cả trước, trong và sau quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Quản lý
chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào
chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên, nhằm đem lại sự thành công
dài hạn thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của cơng
ty và xã hội. Bởi vậy, quản lý chất lượng toàn diện là phương pháp quản lý khoa
học, hiệu quả và triệt để giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, phát
triển doanh nghiệp nhanh và bền vững.
Được thành lập từ năm 1955, Bảo Minh từ một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đã xây
dựng được thương hiệu của mình, với số lượng nhân viên hữu cơ trên 200 lao động,
có nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn, với máy móc thiết bị tiên tiến. Tuy nhiên
thương hiệu Bảo Minh vẫn chỉ là một thương hiệu nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh
bánh mứt kẹo. Đi lên từ sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, từ đội ngũ lãnh đạo đến các nhân
viên chủ chốt đều chưa đáp ứng được sự tiến bộ của kinh tế tri thức. Toàn bộ quy


2
trình từ sản xuất tới kinh doanh của Cơng Ty Cổ Phần Bánh Mứt Kẹo Bảo Minh
còn tồn đọng nhiều hạn chế. Trong khi đó, cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh
bánh mứt kẹo đang ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi Bảo Minh
cần thay đổi trong phương thức quản lý, tổ chức lại toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh

doanh của mình. Với yêu cầu như trên, phương pháp quản lý chất lượng toàn diện là
một phương pháp phù hợp với Bảo Minh trong giai đoạn này. Đây là một phương
pháp quản lý chất lượng mới, tác động tới tất cả các cấp, các bộ phận, các cá nhân
thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp giữa tất cả các phòng ban liên quan. Quản lý chất
lượng tồn diện sẽ giúp cho Bảo Minh có cái nhìn tổng thể về hệ thống kinh doanh
của mình, để tìm ra những yếu kèm, thay đổi và sửa chữa trong từng cá nhân, bộ
phận, phòng ban. Để thắng thế trong cạnh tranh, phát triển thương hiệu và mở rộng
thị trường thì vấn đề áp dụng phương pháp quản lý chất lượng toàn diện trong kinh
doanh sản phẩm bánh mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh là một
vấn đề cấp thiết, cần phải nghiên cứu và triển khai toàn diện.

2. Tổng quan nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tiễn, tác giả đã thu thập và tìm hiểu
về các luận văn thạc sỹ cũng như luận án tiến sỹ về phương pháp quản lý chất lượng
tồn diện nói chung và tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh nói riêng, cụ thể
như sau:
 Về phương pháp quản lý chất lượng toàn diện
 Luận văn cao học của tác giả Lê Thành Nam (2007) đề tài: “Nghiên cứu áp
dụng công cụ quản lý chất lượng trong xây dựng hệ thống sản xuất Lean tại Công ty
Goldsun” bảo vệ tại ĐH Kinh tế Quốc dân, luận văn nghiên cứu về việc áp dụng
công cụ quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất Lean tại cơng ty Goldsun.
 Luận văn cao học của tác giả Vũ Thị Thanh Hương (2008) Đề tài: “Cải tiến
các qui trình trong hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát
triển công nghệ FPT” tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân, luận văn nghiên cứu về việc
cải tiến các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần đầu tư
và phát triển công nghệ FPT .


3
 Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Quyên (2008) Đề tài: “Nghiên cứu áp dụng

một số công cụ cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Kỹ Thương Việt Nam” tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân, luận văn nghiên cứu
việc áp dụng một số công cụ để cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.
 Luận văn của tác giả Hoàng Mạnh Dũng (2002) Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống
quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Sau đại học tại Việt Nam” tại
trường ĐH Kinh tế Quốc dân, luận văn nghiên cứu việc hoàn thiện hệ thống quản lý
chất lượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học tại Việt Nam,


Về công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh



Luận văn cao học của tác giả Nguyễn Thị Kim Chi (2014) Đề tài: “Hồn

thiện kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bánh
mứt kẹo Bảo Minh” tại trường Học Viện Tài Chính, luận văn đã nghiên cứu về việc
hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cơng ty cổ phần
bánh mứt kẹo Bảo Minh.
Như vậy, chưa có đề tài trước đó nghiên cứu cụ thể về quản lý chất lượng tồn
diện và chưa tìm hiểu sâu trong việc áp dụng phương pháp quản lý chất lượng tồn
diện vào q trình sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh sản phẩm bánh mứt
kẹo nói riêng. Tại cơng ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh chưa có đề tài nào
nghiên cứu về vấn đề quản lý chất lượng toàn diện trong kinh doanh sản phẩm bánh
mứt kẹo của công ty.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý chất lượng tồn diện và thực tế của

cơng ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh, luận văn đề xuất kiến nghị và giải pháp
nhằm tăng cường quản lý chất lượng toàn diện trong kinh doanh sản phẩm bánh
mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục tiêu tổng quan ở trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
 Hệ thống hóa lý luận về quản lý chất lượng toàn diện trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp sản xuất.


4
 Phân tích đánh giá thực trạng quản lý chất lượng, tác động đến chất lượng
sản phẩm của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.
 Kiến nghị giải pháp và tăng cường quản lý chất lượng toàn diện trong kinh
doanh sản phẩm bánh mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lý luận về quản lý chất lượng toàn diện và thực trạng
quản lý chất lượng tồn diện của cơng ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Quản lý chất lượng toàn diện với sản phẩm bánh mứt kẹo.
- Phạm vi không gian: Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2010 đến năm 2015 và kiến
nghị đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Với các công cụ thu thập số liệu bao gồm xác định các biến số cần nghiên cứu
như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá trị nhập, xuất, sản lượng, chất lượng, nhu cầu

thị trường… để thu thập số liệu, tổng hợp, so sánh, xử lý và phân tích số liệu. Đồng
thời nhận định tình hính, vấn đề đưa ra những kết luận khoa học, có cơ sở.

6. Kết cấu của luận văn
Ngồi lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng, biểu, sơ
đồ, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn kết cấu ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý chất lượng toàn diện trong kinh doanh
sản phẩm của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng trong kinh doanh sản phẩm bánh
mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý chất lượng toàn
diện trong kinh doanh sản phẩm bánh mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo
Bảo Minh


5

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TOÀN DIỆN TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Mơ hình và các nguyên tắc quản lý chất lượng toàn diện
1.1.1. Khái niệm, vai trò và các xu hướng quản lý chất lượng toàn
diện
a. Khái niệm
Theo ISO 9000, Quản lý chất lượng toàn diện là cách quản lý một tổ chức tập
trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức,
nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi
ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội. Quản lý chất lượng toàn diện
được viết tắt là TQM – Total Quality Management.

Ở Việt Nam, nhằm hưởng ứng cuộc vận động lớn về “Thập niên chất lượng”
tiến tới sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng đã khuyến cáo rằng: “Để hòa nhập với hệ thống quản lý chất lượng và
hệ thống tiêu chuẩn hóa khu vực ASEAN, ở Việt Nam cần thiết phải đưa mơ hình
quản lý TQM vào áp dụng trong các doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng và
vượt qua hàng rào TBT” đồng thời thành lập ban chuyên ngành quản lý chất lượng
toàn diện (Ban TQM – VN) theo quyết định số 115/TĐC-QĐ.
b.Vai trị
Hệ thống quản lý chất lượng tồn diện là một trong những công cụ quan trọng
giúp các nhà sản xuất vượt qua được các hàng rào kỹ thuật trong thương mại thế
giới. Nhiều công ty đã áp dụng phương pháp này và trờ thành ngôn ngữ chung trong
lĩnh vực quản lý chất lượng. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này là một
trong những điều kiện cần thiết trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
thế giới. Sau quyết định 115/TĐC-QĐ, hội nghị chất lượng toàn quốc lần thứ nhất
tháng 8 năm 1995 và lần 2 năm 1997, phong trào TQM đã bắt đầu được khởi động.


6
Nhà nước công bố giải thưởng chất lượng hàng năm để khuyến khích các hoạt động
quản lý và nâng cao chất lượng.
c. Các xu hướng quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng phát triển là xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp,
các quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung. Nó trở thành một phần khơng thể
thiếu trong hệ thống quản lý và là công cụ giúp nhà sản xuất kiểm tra, kiểm soát
được sản phẩm của mình sản xuất ra. Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát
triển ở từng quốc gia, từng vùng miền khác nhau lại có những phương thức thực
hiện, các đặc trưng và dẫn tới hiệu quả khác nhau. Xét chung trên thế giới, hiện nay
có hai xu hướng tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng khác nhau. Xu hướng thứ nhất
là quản lý chất lượng của Nhật Bản và Mỹ. Xu hướng thứ hai là quản lý chất lượng
của Tây Âu. Cụ thể hai xu hướng phát triển như sau:

Bảng 1. 1 Bảng so sánh hai xu hướng quản lý chất lượng
Tiêu

Xu hướng quản lý chất lượng

Xu hướng quản lý chất lượng của

chuẩn
của Nhật Bản và Mỹ
Tây Âu
Quan Coi vấn đề chất lượng sản phẩm là Chất lượng được tạo ra từ toàn bộ quá
điểm

những vấn đề kỹ thuật, phụ thuộc

trình, phải được thể hiện ngay từ khâu

vào các tiêu chuẩn, các yêu cầu kỹ

thiết kế, tổ chức sản xuất và trong tiêu

thuật do những yếu tố về nguyên

dùng. Chất lượng phải được đảm bảo

vật liệu, máy móc, thiết bị, cơng

trong mọi tiến trình, mọi cơng việc và

nghệ quyết định.


liên quan đến mọi thành viên trong tổ

Cơ Sở Để quản lý chất lượng người ta
dựa vào các phương pháp kiểm tra

chức.
Coi quản lý chất lượng là nhiệm vụ
của mọi thành viên. Bắt đầu từ những

bằng thống kê và áp dụng các thiết hoạt động thường xuyên và có kế
bị kiểm tra tự động trong và sau

hoạch của lãnh đạo cấp cao, sau đó

sản xuất.

phổ biến cơng khai các chương trình

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất nâng cao chất lượng tới từng thành
lượng cho các sản phẩm.

viên. Tất cả mọi người sẽ nghiên cứu

So sánh giữa sản phẩm thực tế với

các cách thức tốt nhất để hoàn thành.


7

hệ thống tiêu chuẩn để loại bỏ

Việc đảm bảo chất lượng là nhiệm vụ

Cách

những sản phẩm lỗi.
Hình thành các phương pháp quản

hàng đầu của mỗi thành viên.
Hình thành các phương pháp quản lý

Thức

lý chất lượng như:

chất lượng như:

QC (Quanlity control) kiểm sốt

TQM (Total Quality Management)

chất lượng.

Quản lý chất lượng tồn diện

KCS – Kiểm tra chất lượng sản

TQCo – Cam kết chất lượng toàn diện


phẩm.

CWQI – Cải tiến chất lượng toàn cơng

TQC (Total Quality control) –

ty

Kiểm sốt chất lượng tồn diện

Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong

Hình thành bộ phận kiểm tra chất

từng khâu, từng cơng đoạn hình thành

Thực

lượng độc lập.
Tiến hành kiểm tra, so sánh giữa

nên sản phẩm.
Thực hiện đảm bảo chất lượng đối với

Hiện

sản phẩm sản xuất ra với tiêu

từng người, từng khâu, từng công


chuẩn sản phẩm yêu cầu. Để loại

đoạn hình thành nên sản phẩm.

bỏ những sản phẩm lỗi.

Có thể khai thác hết tiềm năng con

Muốn nâng cao chất lượng sản

người trong tổ chức, nâng cao hiệu

phẩm cần xây dựng các tiêu chuẩn

quản sản xuất, kinh doanh trong từng

với những yêu cầu cao hơn hoặc

bộ phận, phòng ban.

tiến hành kiểm tra chặt chẽ hơn.

Để nâng cao chất lượng phải nâng cao

Việc sản xuất và kiểm tra được

cả công nghệ sản xuất, kỹ năng quản

thực hiện bởi hai bộ phận khác


trị, điều hành và thích ứng với những

nhau.

thay đổi của thị trường.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Như vậy xu hướng thứ nhất là phương pháp quản lý thụ động, không tạo điều
kiện cải tiến, nâng cao chất lượng. Thiếu sự phối hợp đồng bộ và sự quan tâm của
các thành viên trong tổ chức, thực hiện cứng nhắc và thiếu sự linh động, linh hoạt.
Còn xu hướng thứ hai là phương pháp chủ động, không những đảm bảo được chất
lượng sản phẩm mà còn nâng cao được hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh


8
doanh. Xu hướng thứ hai góp phần kích thích sự sáng tạo của các cá nhân, giúp đơn
vị áp dụng thường xuyên thay đổi và dễ dàng thích nghi với điều kiện môi trường
thay đổi hơn. Tuy nhiên lựa chọn xu hướng nào để áp dụng vào đơn vị doanh
nghiệp cụ thể cần phải có sự đánh giá mọi mặt, hoàn cảnh đặc thù của từng đơn vị,
từng quốc gia khác nhau.

1.1.2. Mơ hình quản lý chất lượng tồn diện
Hệ thống quản lý trong TQM có cơ cấu, chức năng chéo nhằm kiểm soát, phối
hợp một cách đồng bộ các hoạt động khác nhau trong hệ thống, tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động tổ, nhóm. Việc áp dụng TQM cần thiết phải có sự tham gia
của lãnh đạo cấp cao và cấp trung gian. Công tác tổ chức phải nhằm phân cơng
trách nhiệm một cách rành mạch. Vì vậy, TQM địi hỏi một mơ hình quản lý mới,
với những đặc điểm khác hẳn với các mơ hình quản lý trước đây.
Để thực hiện tốt TQM thì đầu tiên cần làm là phải đặt đúng người đúng chỗ và
phân định rạch ròi trách nhiệm của ai, đối với việc gì. Vì thế, trong TQM việc

quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng là trách nhiệm của các nhà
quản lý chủ yếu trong doanh nghiệp. Những người này lập thành phòng đảm bảo
chất lượng (QA: Quality Assurance) dưới sự chỉ đạo của Giám đốc điều hành cấp
cao nhất (CEO: Chief Excutive Officer) của doanh nghiệp để thực hiện việc
phịng ngừa bằng quản lý chứ khơng dành nhiều thời gian cho việc thanh tra, sửa
sai. Cấp lãnh đạo trực tiếp của phịng đảm bảo chất lượng có trách nhiệm phải
đảm bảo dây chuyền chất lượng không bị phá vỡ. Mặt khác, công việc tổ chức
xây dựng một hệ thống TQM cịn bao hàm việc phân cơng trách nhiệm để tiêu
chuẩn hóa cơng việc cụ thể, chất lượng của từng bộ phận sản phẩm và sản phẩm
ở mỗi công đoạn.


9
Bảng 1. 2 Bảng so sánh hai mơ hình quản lý kiểu cũ và kiểu TQM
MƠ HÌNH CŨ
Cơ cấu quản lý
Cơ cấu thứ bậc dành uy quyền cho các

MƠ HÌNH MỚI
Cơ cấu mỏng, cải tiến thông tin và

nhà quản lý cấp cao (quyền lực tập trung) chia xẻ quyền uy (uỷ quyền)
Quan hệ cá nhân
Quan hệ nhân sự dựa trên cơ sở chức vụ, Quan hệ thân mật, phát huy tinh thần
địa vị.
sáng tạo của con người.
Cách thức ra quyết định
Ra quyết định dựa trên kinh nghiệm quản Ra quyết định dựa trên cơ sở khoa
lý và cách làm việc cổ truyền, cảm tính.


học là các dữ kiện, các phương pháp
phân tích định lượng, các giải pháp
mang tính tập thể.

Kiểm tra - Kiểm sóat
Nhà quản lý tiến hành kiểm tra, kiểm

Nhân viên làm việc trong các đội tự

sốt nhân viên.
Thơng tin
Nhà quản lý giữ bí mật tin tức cho mình

quản, tự kiểm sốt.

và chỉ thơng báo các thơng tin cần thiết
Phương châm hoạt động
Chữa bệnh

nhân viên một cách công khai

Nhà quản lý chia sẻ mọi thơng tin với

Phịng bệnh
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Mơ hình quản lý cũ và mơ hình quản lý mới là hai mơ hình quản lý khác nhau
và có sự khác biệt rõ rệt trong mọi yếu tố quản lý. Mơ hình cũ là mơ hình cổ điển,
thực hiện theo cơ chế quan liêu, mệnh lệnh, khơng có tính linh hoạt và có tính cá
nhân sâu sắc. Cịn mơ hình quản lý mới tiếp cận vấn đề theo hướng năng động, tất

cả vì một tập thể vững mạnh, mọi người đều ý thức vị trí và vai trị của mình trong
hệ thống mà phấn đấu làm tốt vì một tập thể vững mạnh. Điều này giúp cho cá nhân
nâng cao trách nhiệm của mình trong cơng việc và giúp nâng cao hiệu quả làm việc
của từng cá nhân và cả tập thể. Để thành công cần phải có các biện pháp khuyến
khích sự tham gia của các nhân viên. Vì vậy, mơ hình quản lý theo lối mệnh lệnh
không phát huy được tác dụng, thay vào đó là một hệ thống trong đó viêc đào tạo,
hướng dẫn và ủy quyền thực sự sẽ giúp cho bản thân người nhân viên có khả năng


10
tự quản lý và nâng cao các kỹ năng của họ. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
như hiện nay địi hỏi các doanh nghiệp phải bỏ mơ hình quản lý kiểu cũ, áp dụng
mơ hình quản lý kiểu TQM để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
mình và giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.

1.1.3. Nguyên tắc quản lý chất lượng toàn diện
Để thực hiện hệ thống quản lý chất lượng cần thực hiện một số nguyên tắc cơ
bản sau:
Thứ nhất, Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện phải ngăn ngừa sự xuất hiện
của các khuyết tật, trục trặc về chất lượng ngay từ đầu. Sử dụng các kỹ thuật thống
kê, các kỹ năng của quản lý để kiểm tra, giám sát các yếu tố ảnh hưởng tới sự xuất
hiện các khuyết tật ngay trong hệ thống sản xuất từ khâu nghiên cứu, thiết kế, cung
ứng các dịch vụ khác liên quan đến quá trình hình thành nên chất lượng.
Thứ hai, Triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng một cách toàn diện.
Để thực thi hệ thống quản lý chất lượng toàn diện cần phải phát triển một cách đồng
bộ và thống nhất năng lực của các thành viên thông qua đào tạo, huấn luyện và
chuyển quyền hạn, nhiệm vụ cho họ. Với mục tiêu chủ yếu của TQM là cải tiến
nâng cao chất lượng bằng cách tận dụng các kỹ năng, sự sáng tạo của tồn thể nhân
lực trong cơng ty. Bởi vậy, để thực hiện TQM doanh nghiệp cần xây dựng một mơi
trường làm việc tích cực, trong đó các nhóm, các tổ, các nhân viên được đào tạo đa

kỹ năng, có khả năng tự quản lý cơng việc của mình. Đặc biệt, mỗi cá nhân, bộ
phận phải liên tục hoàn thiện bản thân, các thao tác thực hiện, nâng cao tinh thần
trách nhiệm để hiệu quả công việc đạt mức cao nhất có thể. Đồng thời cải tiến liên
tục quy trình cơng nghệ, phương thức sản xuất để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị
trường và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ ba, Liên tục cải tiến bằng việc áp dụng vòng tròn Deming (PDCA). Cụ
thể vòng tròn Deming bao gồm các khâu trong sản xuất bao gồm Plan – lập kế
hoạch, Do – thực hiện, Check – kiểm tra, và Action – hoạt động. Đầu tiên, để đạt
được hiệu quả cần xây dựng một kế hoạch khả thi, kế hoạch là khâu quan trọng
nhất, quyết định nên sự thành bại của cả quá trình. Kế hoạch phải được xây dựng


11
dựa trên chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp. Nếu kế
hoạch được xây dựng tốt thì việc thực hiện sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao, đồng
thời khi xây dựng kế hoạch cần dự báo các rủi ro sảy ra để xây dựng các biện pháp
phòng ngừa hiệu quả. Tiếp đến là khâu thực hiện. Muốn kế hoạch được thực hiện
tốt thì người thực hiện phải hiểu rõ về yêu cầu của từng công việc, cách thức thực
hiện và thời gian hoàn thành cụ thể. Để làm được điều này thì cần phải tổ chức tập
huấn, hướng dẫn chi tiết cho từng bộ phận, phòng ban trước khi đưa kế hoạch vào
thực hiện. Đồng thời yêu cầu từng người thực hiện phải nghiêm túc thực hiện và
loại bỏ những lỗi sai ngay trong khâu thực hiện của chính mình, điều đó góp phần
giảm thiếu tối đa sự sai sót tổng thể sau này. Sau khi khâu thực hiện hoàn thành vẫn
cần một bộ phận kiểm tra lại giữa sản phẩm hiện thực và sản phẩm tiêu chuẩn. Bên
cạnh đó cần nhìn nhận lại kế hoạch ban đầu xây dựng đã phù hợp hay chưa, đã được
thực hiện nghiêm túc chưa, sự sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện do những nguyên
nhân nào. Việc kiểm tra lại cũng được thực hiện ở tất cả các khâu, trước tiên là khâu
lập kế hoạch, sau đó đến chính người thực hiện ở các bộ phận, tiếp đến là người
hoàn thiện, lắp ghép sản phẩm cuối cùng và trước khi đưa sản phẩm ra thị trường
cần kiểm tra lại lần cuối. Bên cạnh đó, người thực hiện khi phát hiện các lỗi do

nguyên nhân khách quan phải đưa ra cho tất cả mọi người biết và thảo luận đưa ra
những biện pháp khắc phục để công việc được hoàn chỉnh nhất. Cuối cùng là hoạt
động khắc phục và phịng ngừa sau khi đã tìm ra những trục trặc, sai sót, đề ra biện
pháp giải quyết và phịng ngừa sự tái diễn. Qua đó quay trở về điều chỉnh kế hoạch
ban đầu, để kế hoạch ban đầu được hồn chỉnh và tiếp đó là các khâu tiếp theo được
hồn chỉnh. Vịng trịn PDCA phải ln được thực hiện liên tục và liên tục cải tiến
để phù hợp với thị trường.
Thứ tư, Sử dụng các công cụ thống kế để cải tiến chất lượng. Hầu hết các doanh
nghiệp đều có bộ phận KCS để kiểm tra loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng,
tuy nhiên điều này làm cho chất lượng sản xuất ra không được đảm bảo. Theo nguyên
tắc của quản lý chất lượng toàn diện cần người sản xuất phải tự kiểm sốt cơng việc
của mình. Cụ thể là dùng các công cụ thống kê để thực hiện chi tiết như sau:
Bảng 1. 3 Bảng liệt kê các công cụ thống kê áp dụng trong TQM
TT

Công cụ

Đặc trưng

Ghi chú



×