Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn đọc nhạc cho học sinh lớp 6 trường thcs ngô thì nhậm – tp đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.3 KB, 43 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN
ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGƠ THÌ NHẬM – TP
ĐÀ NẴNG

1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng dạy học phân môn Đọc nhạc cho học sinh lớp 6 trường THCS Ngơ Thì Nhậm” là
cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình!
Người cam đoan

Lê Cơng Đạt

Lời cảm ơn
Có được kết quả này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ giáo trong
khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện
giúp đỡ cho em nghiên cứu và hồn thành khóa luận. Đặc biệt, em xin chân thành bày
tỏ tấm lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo - ThS.Trương Quang Minh Đức, người đã dày
công dạy dỗ em suốt thời gian qua, đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ và hướng dẫn
em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, với lượng thời gian có hạn, khóa luận khơng tránh khỏi những sai sót và
hạn chế. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Lê Công Đạt

2




CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

TĐN

: Đọc nhạc

THCS : Trung học cơ sở
SGK

: Sách giáo khoa

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục tiêu nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục khoá luận
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MƠN
ĐỌC NHẠC
1.1.1 Vai trị của mơn âm nhạc trong đời sống xã hội và trong trường THCS
1.1.2 Vai trò âm nhạc trong trường THCS…………………………………..
1.2. Vài nét về trường THCS Ngơ Thì Nhậm……………………………….
1.2.1. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giáo viên……………………………………
1.2.2. Cơ sở vật chất……………………………………………………………
1.3. Thực trạng dạy học phân mơn Đọc nhạc tại trường THCS Ngơ Thì Nhậm
1.3.1. Phương pháp giảng dạy của giáo viên…………………………………….
1.3.2. Khả năng tiếp thu của học sinh……….……………………………….
* Tiểu kết chương 1
Chương 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
PHÂN MÔN ĐỌC NHẠC
2.1. Đổi mới một số phương pháp dạy học
2.1.2. Phương pháp thuyết trình………………………………………………
2.1.2. Phương pháp dạy nghe nhạc…………………………………………….
2.1.3. Phương pháp dạy học trực quan…………………………………………
4


2.1.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá……………………………………………
2.1.5. Phương pháp thực hành, luyện tập…………………………………………..
2.2. Một số phương pháp dạy học phân môn Đọc nhạc theo định hướng phát
triển năng lực……………………………………………………………………
2.2.1. Giúp học sinh cách ghi nhớ nốt nhạc………………………………………
2.2.2. Hướng dẫn kỹ năng đọc đúng cao độ, trường độ và tiết tấu………………..

2.2.3. Hướng dẫn học sinh đọc nhạc kết hợp vỗ đệm…………………………….
2.2.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh ghi chép nhạc…………………………..
2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đọc nhạc…………………..
2.4. Các giải pháp khác…………………………………………………………..
2.4.1. Tổ chức sinh hoạt âm nhạc chuyên môn cho giáo viên…………………….
2.4.2. Bổ sung các tư liệu, tài liệu, phương tiện trực quan phục vụ dạy và học phân
môn ……………………………………………………………………………….
2.4.3. Tăng cường các hoạt động âm nhạc ngoại khóa cho học sinh………………
GIÁO ÁN
* Tiểu kết chương 2………………………………………………………………
KẾT LUẬN
- Về mặt lí luận…………………………………………………………………..
- Về mặt ứng dụng……………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Âm nhạc phổ thơng nhằm giáo dục học sinh phát triển tồn diện,
không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hố mà cịn phát huy năng lực
cảm thụ âm nhạc, tạo điều kiện để học sinh bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp
phần phát triển tồn diện và hài hịa về nhân cách cho các em.
Mơn âm nhạc ở trường THCS được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành thông
qua ba phân môn: Học hát, Đọc nhạc và Âm nhạc thường thức. Trong đó, lấy học
hát làm trung tâm, đọc nhạc làm cơ sở, âm nhạc thường thức nâng cao hiểu biết

về âm nhạc cho học sinh.
Phân môn Đọc nhạc có vị trí vơ cùng quan trọng trong việc học bộ mơn âm
nhạc. Tất cả tâm tư, tình cảm, những âm thanh cao thấp đều được biểu hiện qua
các hình nốt nhạc, các ký hiệu âm nhạc. Vì vậy muốn hiểu được cái hay, cái đẹp
của âm nhạc, muốn hát một bài hoặc đọc một bản nhạc đều nhờ vào sự hỗ trợ của
đọc nhạc đối với học sinh phổ thơng. Đọc nhạc giúp các em nhanh chóng làm
quen với nốt nhạc, các ký hiệu âm nhạc, giúp các em hát đúng cao độ, khơng bị
chênh phơ. Ngồi ra, đọc nhạc luyện cho các em có được một đôi tai chuẩn xác,
nhạy bén trong việc phân biệt được độ cao, thấp của âm thanh một cách nhuần
nhuyễn, giúp các em cảm thụ được các điều tinh tế trong âm nhạc cũng như trong
thực tiễn của cuộc sống.
Ở trường THCS, đọc nhạc không thể đạt được mục tiêu như ở trường âm
nhạc chuyên nghiệp là đọc thành thạo bản nhạc vì thời lượng học q ít và đối
tượng học sinh là đại trà. Vậy thì, là những giáo viên trực tiếp đứng lớp, để thực
hiện được mục tiêu là “Giáo dục văn hóa âm nhạc” ở trường THCS, chúng ta phải
tổ chức như thế nào để cho các em tiếp thu nhanh bài đọc nhạc, nắm được kỹ năng
đọc nhạc kết hợp với gõ phách, đánh nhịp để từ đó tạo nên sự hứng thú, sự u
thích đối với mơn học. Trên cơ sở đó, em đã lựa chọn “Giải pháp nâng cao chất
lượng dạy học phân môn đọc nhạc cho học sinh lớp 6 trường THCS Ngơ Thì
Nhậm - thành phố Đà Nẵng” làm đề tài cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
7


Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc của trường Sư phạm, xuất phát từ yêu
cầu của bộ môn, từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp và từ thực trạng kết
quả học phân môn tại trường, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy
học phân môn đọc nhạc cho học sinh lớp 6 trường THCS Ngơ Thì Nhậm - thành
phố Đà Nẵng”
2. Lịch sử đề tài
Trong q trình triển khai nghiên cứu, chúng tơi đã tham khảo một số tài

liệu có liên quan đến đề tài khố luận. Ngồi các khố luận, khóa luận trên, chúng
tơi cũng đã tham khảo một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của
mình và được trình bày rất nhiều dưới hình thức như sáng kiến kinh nghiệm, dưới
hình thức tiểu luận.
Tuy nhiên, với những điều kiện và đặc thù giáo dục của trường THCS Ngơ
Thì Nhậm – TP Đà Nẵng thì chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học nào đề
cập đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 6 trường THCS Ngơ Thì Nhậm – TP Đà Nẵng
Phân mơn Đọc nhạc – Môn âm nhạc 6
4. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên quá trình tìm hiểu thực trạng dạy và học phân mơn âm nhạc thường
thức, mục tiêu của khố luận là đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất
lượng dạy học phân môn đọc nhạc cho học sinh lớp 6 trường THCS Ngơ Thì Nhậm –
TP Đà Nẵng

5. Phương pháp nghiên cứu
Thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng, khoá luận đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Thu thập, tìm hiểu giáo trình, tài liệu,
học liệu được sử dụng trong việc dạy và học phân môn Âm nhạc thường thức.
- Các phương pháp thực nghiệm và phi thực nghiệm: Khảo sát, đánh giá
thực trạng dạy và học phân môn Âm nhạc thường thức.
6. Đóng góp của khố luận
8


Với các giải pháp đã đề xuất trong khoá luận, nếu thực nghiệm sư phạm thu
được kết quả tốt, nhận được đánh giá tích cực từ ban giám hiệu, các bậc phụ huynh
và học sinh, các giáo viên bộ môn âm nhạc trong và ngồi trường… thì khố luận

sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn đọc nhạc cho học sinh lớp 6
trường THCS Ngơ Thì Nhậm - thành phố Đà Nẵng.
7. Bố cục khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
khoá luận gồm 2 chương với các nội dung:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng dạy và học phân môn Đọc nhạc
- Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Đọc
nhạc

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MƠN ĐỌC
NHẠC
1.1. Vai trị của mơn âm nhạc trong đời sống xã hội và trong trường
THCS
1.1.1. Vai trò âm nhạc trong đời sống xã hội
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật phổ cập nhất, có sức lan tỏa nhất, nó có
ảnh hưởng to lớn tới đời sống nhân dân lao động Việt Nam ngàn đời. Điều đó
được thể hiện rõ nét qua hệ thống dân ca Việt Nam, nhạc cụ dân tộc, các hình thức
diễn xướng đặc trưng mỗi thể loại dân ca ở các vùng miền.
Từ phản ánh hiện thực cuộc sống, âm nhạc là một yếu tố văn hóa quan trọng
của cộng đồng. Bởi tầm quan trọng đó, âm nhạc đã được đưa vào hệ thống giáo
dục Quốc gia là một môn học bắt buộc từ cấp học mầm non cho đến trung học cơ
sở và ở các trường chuyên nghiệp. Trong hệ thống giáo dục, âm nhạc mang nhiều
vai trò như: Giáo dục thẩm mĩ; Giáo dục đạo đức; Giáo dục trí tuệ; Giáo dục thể
chất.
Ở cấp trung học cơ sở, bộ môn âm nhạc cùng với các bộ môn khác giúp học
sinh phát triển nhân cách toàn diện ở tất cả các mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Chương

trình Giáo dục phổ thơng quy định: “Âm nhạc là một mơn văn hóa bắt buộc. Tất
cả học sinh đều được học để có một trình độ văn hóa Âm nhạc phổ thơng trong
nền học vấn chung ở Tiểu học và Trung học cơ sở”. Mơn Âm nhạc góp phần hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về mặt thẩm mỹ,
truyền đạt một số kiến thức cơ bản, cần thiết, mang tính phổ thơng nhằm thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu,
tạo điều kiện cho các em tiếp tục phát triển năng khiếu âm nhạc.
1.1.2. Vai trò âm nhạc trong trường THCS
Có thể nói, TĐN có vai trị quan trọng trong dạy học mơn âm nhạc cho
HSPT nói chung và cho HS tiểu học nói riêng, TĐN góp phần phát triển năng lực
âm nhạc và cảm thụ âm nhạc, giúp học sinh học các phân môn âm nhạc khác tốt
10


hơn... Xác định được tầm quan trọng của TĐN để có những phương pháp dạy học
phù hợp, kích thích được tinh thần học tập của HS, mang lại cho các em niềm
hứng thú, yêu thích và chăm chỉ học tập chính là nhiệm vụ của người giáo viên
âm nhạc, là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo hướng phát
triển phẩm chất và năng lực như hiện nay Bộ Giáo dục Đào tạo đang đề ra.
1.2. Vài nét về trường THCS Ngơ Thì Nhậm
Trường THCS Ngơ Thì Nhậm nằm trên địa bàn phường Hịa Khánh Nam,
quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, được thành lập năm 2007 tại Quyết định số
67/QĐ-UB ngày 16/07/2007 của UBND quận Liên Chiểu. Cơ sở vật chất của nhà
trường được đầu tư xây dựng tương đối đầy đủ, đáp ứng tối thiểu yêu cầu cơ bản
của đổi mới giáo dục.
Từ khi thành lập cho đến nay, tuy nằm địa bàn vừa thành phố, vừa nơng
thơn, điều kiện kinh tế khó khăn nhất ở khối phố Đà Sơn và Khánh Sơn, một số
học sinh ở phường Hòa Minh và số nơi khác chuyển đến tạm trú trên địa bàn
phường rất khó khăn trong việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã
hội nên khơng ít khó khăn trong việc giáo dục của nhà trường, nhưng Trường

THCS Ngơ Thì Nhậm đã từng bước khẳng định được uy tín, chất lượng so với
các trường trong toàn quận Liên Chiểu. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ
giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ. Hằng năm, đội ngũ giáo
viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp quận đạt nhiều thành tích đáng ghi
nhận. Trong các phong trào thi đua yêu nước, nhà trường đã có cán bộ giáo viên
được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở các cấp. Đặc biệt nhiều năm qua,
nhà trường đã bồi dưỡng được nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quận, cấp
thành phố ở các môn văn hóa, giải tốn bằng máy tính, cầm tay, học sinh năng
khiếu TDTT; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS luôn đạt từ 96,1-100%; tỷ lệ đỗ vào các
trường THPT đạt từ 78,6-85,7%; có em thi đỗ vào các trường THPT chuyên Lê
Quý Đôn, Phan Châu Trinh... riêng chất lượng giáo dục đại trà luôn ổn định và
giữ vững từ 96,5% từ trung bình trở lên.

11


Trường có tổ chức Chi bộ Đảng gồm 25 đảng viên, nhiều năm liền đạt danh
hiệu tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo trong
toàn bộ hoạt động của nhà trường. Các tổ chức khác như Cơng đồn, Đội thiếu
niên, Đoang thanh niên, Ban Đại diện cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực,
góp phần cùng nhà trường hồn thành tốt nhiệm vụ giáo dục.
Với sự cố gắng của tập thể Hội đồng Sư phạm, nhà trường đã vinh dự được
UBND thành phố tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cho trường THCS Ngơ
Thì Nhậm đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2013-2014 tại quyết định số
5160/QĐ-UBND ngày 01/8/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc tặng Cờ
thi đua và công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Chủ tịch UBND
thành phố Đà Nẵngvà nhiều bằng khen, giấy khen của UBND thành phố, quận
Liên Chiểu.
1.2.1. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giáo viên
Năm học 2017-2018, trường có 73 cán bộ , giáo viên, nhân viên , trong đó

có 58 giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, 55 giáo viên có trình độ Đại học, 08
giáo viên trình độ Cao đẳng trong đó có 03 trình độ Thạc sĩ. Tổng số học sinh của
trường là 1324 em, chia thành 33 lớp. Để thực hiện tốt các cuộc vận động và các
phong trào thi đua của ngành, trường THCS Ngơ Thì Nhậm đã quan tâm đến công
tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bằng việc triển khai
tích cực ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh
giá đối với học sinh; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy
học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế
hoạch dạy học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy
nghề, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh.
100% giáo viên tốt nghiệp Đại học, trong đó hơn 30% giáo viên có trình độ
Thạc sĩ, một nhà giáo ưu tú. Đội ngũ giáo viên của trường là những giáo viên giỏi,
chiến sĩ thi đua được tuyển chọn từ những trường THCS có uy tín của Đà Nẵng,
có năng lực chun mơn vững vàng, có kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi, du học
12


quốc tế; phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có phong cách ứng xử thân
thiện với học sinh và phụ huynh học sinh. Ngồi ra, trường cịn mời đội ngũ giáo
viên người nước ngồi có kinh nghiệm giảng dạy, thân thiện với học sinh.
Hiện nay, tại trường THCS Ngơ Thì Nhậm có 02 giáo viên dạy mơn âm
nhạc, cả 02 giáo viên đều ở trình độ đại học, đáp ứng được trình độ chun mơn
nghiệp vụ sư phạm.
Qua khảo sát thực tế tại trường THCS Ngơ Thì Nhậm – thành phố Đà Nẵng
cho thấy, các giáo viên thực hiện đúng yêu cầu về phương pháp đối với môn âm
nhạc, nhất là đối với phân môn học hát, nhạc lí – đọc nhạc và âm nhạc thường
thức.
1.2.2. Cơ sở vật chất
Nhà trường hiện có 19 phịng học được xây dựng kiên cố, có 01 phịng dạy

Cơng nghệ thơng tin và 05 phịng bộ mơn (Hóa – Sinh, Tiếng Anh, Tin học, Vật
lý và Âm nhạc). Tất cả các phòng học đều đảm bảo chất lượng sử dụng, được
trang bị hệ thống điện chiếu sáng, mỗi phịng có 8 bóng đèn, 4 quạt máy, 1 bảng
chống lóa theo quy định ; Có sơ đồ các phịng học trong khn viên trường để tạo
thuận lợi cho giáo viên và học sinh đến lớp; Nhà trường thực hiện tốt công tác
theo dõi quản lý tài sản, thiết bị giáo dục hiện có của trường; Tất cả các lớp học
thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, được trang trí các hình ảnh, khẩu hiệu, bảng nội
quy học sinh tạo cảnh quan nhẹ nhàng, thân thiện.
Trong mỗi phịng học được bố trí 24 bộ bàn học sinh, mỗi bộ bàn ghế có 02 chỗ
ngồi, được xếp thành 4 dãy dọc, đảm bảo đủ chỗ cho tất cả học sinh trong lớp.
Nhà trường có 05 phịng học bộ mơn, trong đó có 03 phịng bộ mơn đạt chuẩn
quốc gia gồm: Vật lý, Hóa - Sinh, Tin học. Có 01 phịng dạy cơng nghệ thơng tin
với tổng diện tích là 65,74m2; Mặc dù trường đã có 03 phịng bộ mơn đạt chuẩn
nhưng vẫn cịn thiếu. Đối với phịng học bộ mơn Âm nhạc, trường trang bị đầy đủ
máy tính, máy chiếu, đàn Organ. Tuy nhiên vì thời gian sử dụng đã lâu nên chất
lượng đàn chưa được tốt lắm.

13


1.3. Thực trạng dạy học phân môn Đọc nhạc tại trường THCS Ngơ Thì
Nhậm
1.3.1. Phương pháp giảng dạy của giáo viên
Đối với phân môn Đọc nhạc, khi hướng dẫn HS đọc cao độ của bài TĐN,
GV thường sử dụng đàn để đàn mẫu cho HS nghe cao độ và tiết tấu của từng câu
nhạc và làm mẫu cho HS, sau đó HS sẽ thực hiện theo và ghép từng câu nhạc
thành bài hoàn chỉnh và kết hợp gõ phách.
Các GV âm nhạc đều áp dụng đầy đủ 8 bước như sau vào dạy phân môn
Đọc nhạc:
Bước 1: Giới thiệu bài Đọc nhạc để học sinh biết về bản nhạc, tác giả, nội

dung bài.
Bước 2: Tìm hiểu, nhận xét bài Đọc nhạc để học sinh nhận biết tên nốt,
hình nốt có trong bài TĐN.
Bước 3: Luyện tập tiết tấu giúp cho học sinh có khả năng nghe, ghi nhớ và
tái hiện âm hình tiết tấu qua các kí hiệu. Giúp các em xây dựng cảm giác về nhịp
điệu, tạo khơng khí học tập hào hứng.
Bước 4: Luyện tập cao độ (đọc tên nốt trong bài TĐN trên thang âm) giúp
học sinh ghi nhớ tên nốt trên khng nhạc, cịn có tác dụng thay thế khởi động
giọng.
Bước 5: Tập đọc từng câu là bước giúp học sinh lắng nghe, ghi nhớ và thể
hiện giai điệu từng câu nhạc sau khi nghe giáo viên đàn.
Bước 6: Tập đọc cả bài nhằm liên kết các câu nhỏ thành bài hoàn chỉnh.
Bước 7: Ghép lời ca để học sinh biết phối hợp giữa giai điệu và ca từ, giúp
học sinh biết hát đúng cao độ, trường độ của nốt nhạc, nên cho học sinh gõ đệm.
Bước 8: Củng cố và kiểm tra những kiến thức, kỹ năng vừa học.
Cách dạy này đã được kiểm nghiệm thực tế và rất phù hợp với cách dạy ở trường
phổ thơng. Nó vừa giúp các em phát triển khả năng nghe và nâng cao khả năng
cảm thụ âm nhạc. Ở trường phổ thơng, mỗi lớp học thường có 35 – 40 em. Thời
lượng dành cho phân môn không nhiều, do đó dạy Đọc nhạc phải thật nhẹ nhàng
14


va linh động với đại đa số học sinh. Như vậy tiết dạy mới đạt hiệu quả, thu hút
được học sinh như mong muốn. Tuy nhiên, với phương pháp dạy học truyền thống
thì hoạt động của GV cịn rất nhiều và vẫn chưa phát huy được hết sự sáng tạo
của HS, chính vì thế để có thể nâng cao được khả năng và sự tương tác của HS,
lấy HS làm trung tâm thì ở mỗi phương pháp, GV nên đưa ra các hình thức mới
mẻ, phù hợp với nội dung của bài học và có thể phát huy được hết khả năng của
HS để tạo cho các em sự hứng thú đối với bộ mơn Âm nhạc nói chung và phân
mơn TĐN nói riêng.

1.3.2. Khả năng tiếp thu của học sinh
Qua q trình khảo sát tại trường THCS Ngơ Thì Nhậm, tơi nhận thấy đa
số học sinh đều có hứng thú với mơn Âm nhạc. Nhưng cũng cịn một số ít học
sinh lại xem mơn Âm nhạc là “cực hình”, nhất là học phân môn Đọc nhạc và nhạc
lý, đặc biệt là thực hành các bài TĐN. Vậy tại sao học sinh lại khơng thích học
Đọc nhạc? Theo tơi, có rất nhiều lý do: Có thể do học sinh chưa xác định được
phương pháp khi đọc một bài TĐN hoặc do GV chưa áp dụng đúng phương pháp
làm cho HS khó hiểu, xác định chưa rõ mục tiêu của phân mơn nên địi hỏi cao ở
HS dẫn đến việc HS sợ khi phải đọc TĐN hoặc khi đọc nhạc HS không tập trung,
đọc một cách qua loa, ghi sẵn tên nốt vào trong bản nhạc.
Phân môn TĐN ở trường THCS là phân môn tổng hợp các kiến thức về âm
nhạc mà HS cần phải giải mã được những ký hiệu âm nhạc đã được học trong
phần nhạc lý và ứng dụng chúng vào bài TĐN. Để giải quyết dễ dàng các bài đọc
nhạc, HS cần phải đọc nhuần nhuyễn các tên nốt và cao độ của các nốt nhạc. Tuy
nhiên, thực tế một số HS vẫn chưa nhớ được tên nốt và vị trí nốt nhạc trên khng.
Từ đó dẫn đến khi GV dạy sang một phần mới, HS sẽ không hiểu được hết dẫn
đến bị hổng một lượng kiến thức và điều này làm cho HS cảm thấy nhàm chán,
không hứng thú với việc đọc nhạc.
Tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về khả năng đọc nhạc của học sinh
khối lớp 6, cụ thể tôi cho các HS đọc thử một bài TĐN mà các em đã được học ở
tiết học trước, kết quả thu được như sau:
15


Phân loại học sinh đọc bài Đọc nhạc
Học sinh đọc bài đọc nhạc tốt, trôi chảy
Học sinh đọc được bài đọc nhạc
Học sinh chưa đọc được bài đọc nhạc

Tỉ lệ

15%
40%
45%

Qua kiểm tra, tôi thấy được rằng, việc học phân môn TĐN vẫn chưa được
các em chú trọng cho lắm, tỉ lệ các em đọc được bài TĐN vẫn chưa cao, rất nhiều
em vẫn chưa xác định được tên nốt nhạc trên khng, một số em thì nhớ được giai
điệu của bài TĐN nhưng đọc sai tên nốt, rất nhiều em dùng bút chì ghi tên nốt
nhạc vào bài thì mới có thể đọc được bài, một số em nhớ tên nốt nhưng lại đọc
không đúng cao độ và tiết tấu của bài TĐN. Chính vì thế, điều được chú trọng
hiện nay đối với phân mơn TĐN đó là GV cần phải áp dụng những biện pháp nào
phù hợp nhằm thu hút các em học phân mơn một cách tích cực và hiệu quả hơn.
* Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tơi đã làm rõ được vai trị, tầm quan trọng của bộ mơn âm
nhạc nói chung và phân mơn đọc nhạc nói riêng, nội dung của chương trình âm
nhạc và phân mơn đọc nhạc. Đồng thời tơi cũng tìm hiểu về tình hình dạy và học
bộ mơn âm nhạc cũng như phân môn đọc nhạc cho học sinh lớp 6 tại trường THCS
Ngơ Thì Nhậm
. Trường THCS Ngơ Thì Nhậm là một ngơi trường có lịch sử hình thành
lâu đời cùng với đó là bề dày thành tích về mọi mặt. Cơ sở vật chất tương đối đầy
đủ, mỗi phòng học đều được trang bị đầy đủ máy chiếu, máy tính và có phịng học
bộ mơn. Đội ngũ giáo viên là quý thầy cô nhiều năm trong nghề, dày dặn kinh
nghiệm. Qua q trình thực tập tại trường, tơi nhận thấy rằng hầu hết các em học
sinh đều rất yêu thích bộ mơn âm nhac, đặc biệt là đối với phân môn học hát. Đa
số các em đều cảm thấy khó khăn khi học phân mơn nhạc lý – đọc nhạc, đặc biệt
là các em rất ngại đọc nhạc. Đối với các em, mỗi lần học đến phân môn đọc nhạc,
các em thường rụt rè, các tiết học không được sôi nổi cho lắm.

16



Từ những vấn đề và thực tiễn nêu trên, đề tài hướng đến mục đích tìm ra
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học phân môn đọc
nhạc cho học sinh lớp 6 trường THCS Ngơ Thì Nhậm, thành phố Đà Nẵng, làm
cho tiết học TĐN thêm phong phú, hấp dẫn hơn, để thông qua đó, giáo dục những
kiến thức âm nhạc một cách hiệu quả.

17


Chương 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
PHÂN MÔN ĐỌC NHẠC
2.1. Đổi mới một số phương pháp dạy học
Hiện nay đổi mới phương pháp giảng dạy là xu thế, là tất yếu đối với tất cả
các bộ mơn. Đổi mới phương pháp giảng dạy khơng có nghĩa là hoàn toàn bỏ qua
các phương pháp giảng dạy truyền thống, theo chúng tôi đổi mới là ở việc phát
huy, cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống, phối hợp đa dạng với các
phương pháp, hình thức dạy học hiện đại, là ở việc áp dụng khoa học kĩ thuật tiên
tiến trong giảng dạy để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học.
Một số giải pháp cụ thể như sau:
2.1.2. Phương pháp thuyết trình
Đây là phương pháp giảng dạy có vai trị quan trọng, khơng thể thiếu trong
mọi hoạt động dạy học. Riêng trong phân mơn đọc nhạc, phương pháp thuyết trình
được sử dụng để hỗ trợ cho các phương pháp khác tạo nên sự trao đổi giao tiếp
giữa thầy và trò. Phương pháp thuyết trình được sử dụng khi tóm tắt, củng cố nội
dung kiến thức bài học, hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng:
+ Giới thiệu nội dung, yêu cầu của bài học
+ Hướng dẫn nội dung, mục tiêu rèn luyện kỹ năng
+ Phân tích các yếu tố khó và hướng dẫn HS thực hiện, sửa sai.

+ Bên cạnh đó, GV cịn dùng phương pháp vấn đáp để trao đổi, gợi mở tính
chủ động của HS.
Ví dụ: Tiết 21 - Lớp 6 - Nội dung âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phong Nhã
và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Thay vì giáo viên
thuyết trình tồn bộ phần tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phong Nhã thì có
thể phát vấn hoặc u cầu lần lượt:
- Cho biết một vài thông tin tiểu sử của nhạc sĩ Phong Nhã.
- Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Phong Nhã.
- Các sáng tác của nhạc sĩ Phong Nhã có đặc điểm gì?
18


Sau mỗi câu trả lời của học sinh, giáo viên nhận xét và kết luận. Cuối cùng
là cho biết thông tin về giải thưởng Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.
Khi sử dụng phương pháp thuyết trình, giáo viên cần chuẩn bị những nội
dung kiến thức cũng như hệ thống câu hỏi chi tiết và chủ động đưa ra rõ ràng,
rành mạch, tránh làm đứt mạch theo dõi của học sinh gây mất hứng thú. Điều này
cũng đòi hỏi giáo viên cần đầu tư hơn về công sức, thời gian để chuẩn bị mỗi tiết
dạy.
2.1.2. Phương pháp dạy nghe nhạc
Phương pháp nghe nhạc là phương pháp quan trọng cần được sử dụng tích
cực bởi cảm thụ âm nhạc là một mục tiêu của phân môn âm nhạc thường thức nên
đòi hỏi giáo viên phải thật linh hoạt, khéo léo. Dù cho nội dung giới thiệu tác
phẩm âm nhạc hay giới thiệu âm sắc các loại nhạc cụ thì giáo viên cũng cần tiến
hành theo các bước: Giới thiệu tác phẩm (/nhạc cụ) - Nghe nhạc (trọn vẹn hoặc
đoạn trích tác phẩm) - Phân tích, thảo luận - Hướng dẫn phát biểu cảm nhận. Giáo
viên cần hướng dẫn, gợi ý, khuyến khích các em học sinh phát biểu cảm nhận
bằng nhiều cách như liên hệ tình cảm trong bài với thực tế, cho xem các hình ảnh
minh họa gần với yêu cầu cảm thụ, phát vấn một số câu hỏi gợi mở như: “Em
thích hình ảnh nào trong bài? Nó gợi cảm xúc nào cho em?” hay “Bài hát có làm

em nhớ đến ai/ sự việc nào không? Em thấy mình cần phải có hành động gì cụ
thể?”… Thơng qua phát biểu cảm nhận của học sinh, giáo viên nắm được mức độ
đạt được mục tiêu tiết học, nắm được tinh thần, thái độ với nội dung bài học của
các em và từ đó có sự điều chỉnh cho hợp lí để đạt được hiệu quả cao cho các tiết
học sau.
2.1.3. Phương pháp dạy học trực quan
Phân môn âm nhạc thường thức cần đến rất nhiều phương tiện trực quan
như nhạc cụ, loa đài, mơ hình, bảng phụ, hình ảnh và âm thanh minh họa… Nếu
chỉ dựa vào sách giáo khoa mà khơng có các phương tiện trực quan đầy đủ thì nội
dung bài học sẽ trở nên nhạt nhẽo, không gây hứng thú cho học sinh. Các phương

19


tiện trực quan cần phong phú đa dạng để phù hợp với nội dung từng bài học và để
thu hút sự chú ý của các em học sinh.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Đối với môn đọc nhạc, phương pháp kiểm tra đánh giá khơng chỉ có vai trị
đánh giá chất lượng mà còn là một trong những phương pháp được sử dụng thường
xuyên trong giờ học nhằm tăng cường tính tích cực, tương tác giữa thầy và trị,
nâng cao hiệu quả học tập. Phương pháp dạy học sử dụng phương tiện dạy học
Âm nhạc bao gồm 3 nhóm:
Nhóm 1: Các loại nhạc cụ phổ thơng như: óoc-gan, ghi-ta, trống, mõ, sinh
tiền, lục lạc, quả xóc...
Sử dụng nhạc cụ khơng chỉ là Phương pháp sử dụng phương tiện dạy học
mà nó thể hiện trình độ học vấn âm nhạc, kiến thức, năng lực hoạt động âm nhạc
của giáo viên
Sử dụng nhạc cụ trình bày tác phẩm cho học sinh nghe để học sinh thực
hành, luyện tập các hoạt động âm nhạc, đệm cho các em biểu diễn trong hoạt động
ngoại khóa.

Nhóm 2: Các giáo cụ trực quan như: tranh ảnh, mơ hình... Khi sử dụng giáo
cụ trực quan giáo viên thường kết hợp phương pháp dùng lời.
Nhóm 3: Các trang thiết bị khác: đĩa, bang, máy thu, máy phát, trang âm,
loa đài… Sử dụng các trang thiết bị điên tử địi hỏi phải có cơ sở vật chất, chuẩn
bị chu đáo, thành thạo, thận trọng và tránh lạm dụng.
Tùy theo điều kiện cho phép của mỗi trường, mỗi địa phương có thể trang
bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy – học phục vụ cho dạy – học môn Âm nhạc ở mức
độ khác nhau:
+ Tối thiểu các trường cần có SGK cho học sinh, sách hướng dẫn giảng dạy
cho giáo viên, các sách báo về âm nhạc.
+ Trang thiết bị dạy học: nhạc cụ, băng, đĩa nhạc, bảng kẻ nhạc và bộ nốt
nhạc có đính nam châm, các hình ảnh, tranh vẽ về các loại nhạc cụ, các loại dàn

20



×