Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cảm nhận về chuyến đi Bảo tàng Hồ Chí Minh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61 KB, 3 trang )

Đề tài: Cảm nhận về chuyến đi Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Hôm nay, theo hành trình môn học “tư tưởng Hồ Chí Minh”, chúng tôi có dịp cùng đi đến bảo
tàng Hồ Chí Minh để tham quan và học tập,. Tại nơi đây, chúng tôi được xem các hiện vật, tranh ảnh và
rất nhiều những bút tích của vị chủ tịch nước kính yêu, nơi đây trưng bày hơn 12 vạn tư liệu hiện vật và
những thước phim ảnh phác hoạ cuộc đời và sự nghiệp của Người. Chuyến đi đọng lại trong tôi rất nhìều
suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà chúng ta đều
thương mến gọi tên “Bác Hồ”. Đặc biệt qua những gì được tận mắt chứng kiến, cuộc viếng thăm còn đưa
tôi đến với nhiều thực tế sinh động mà có thể trước đây tôi mới chỉ được nghe trên sách vở hoặc chưa hề
nghĩ tới.
Thứ đầu tiên tôi nhìn thấy và có lẽ là ấn tượng nhất trong tôi chính là bức ảnh “Ngôi nhà quê nội”
tại Làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đó chính là nơi mà Hồ chủ tịch đã lớn
lên, nơi mà từ nhỏ Người sớm được cha và các bạn của cha đàm đạo việc nước. Là nơi mà cụ Nguyễn
Sinh Sắc, thân sinh của Người, với tư tưởng yêu nước tiến bộ và nhân cách cao thượng đã ảnh hưởng sâu
sắc tới Người; là nơi đầu tiên mà Bác tiếp cận với tư tưởng Cách mạng tân tiến từ ông cha như Phan
Châu Trinh, Phan Bội Châu và những nhà yêu nước khác, khi các vị tiền bối đã đến đây bàn việc nước
với cha Người. Đây cũng là nơi Người xác định đặt sự nghiệp Cách mạng lên làm nghĩa vụ và nuôi ý định
ra đi tìm đường cứu nước của mình. Tuy nhiên, mặc dù rất kính trọng những vị tiền bối, nhưng Bác lại
không tán thành và đi theo con đường cứu nước của họ, Bác quyết định đi theo con đường của mình, đó
sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân chủ và khoa học tiên tiến, nhất là nước Pháp, nơi
cổ động phong trào tự do lan truyền khắp trên thế giới.
Hình ảnh thứ hai mà mang lại cho tôi suy nghĩ tôi nhìn thấy là hình con tàu Latouche Tréville,
một chiếc tàu buôn của Pháp. Ngày 05/6/1911, trên chiếc tàu này, Bác đã bắt đầu con đường vạn dặm tìm
đường cứu nước để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc bằng đôi bàn tay lao động của mình. Đứng trước
dòng sông mênh mông ấy, tôi tưởng tượng ra cảnh anh thanh niên Nguyễn Văn Ba bước lên con tàu đó,
mỗi một bước chân là vì lý tưởng vĩ đại. Mỗi một hành động của Bác là một hành động yêu nước thiết
tha, thể hiện một ý chí kiên cường, dũng cảm và sáng suốt. Bác quyết chí đi tìm con đường cứu nước giải
phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, mà bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn
chưa làm được. Người vẫn biết, con đường ở phía trước còn dài, rất gian nan, vất vả nhưng Người vẫn
vững niềm tin vào con đường chính nghĩa, tin vào sức lao động chân chính của mình. Trong quá trình bôn
ba khắp thế giới gian nan ấy, Bác đã làm vô số những công việc như phụ bếp, bồi bàn; vượt qua những
đêm đông rét mướt của châu Âu; đi qua nhiều nơi, từ Châu Á, Âu, Phi, Mỹ, đến nơi nào Bác cũng cố


gắng học tập, để ý xem xét tình hình và suy nghĩ những điều mắt thấy tai nghe, mong mỏi thực hiện ước
vọng cao cả của mình. Nhìn vào tấm gương ấy tôi thấy thật khâm phục Bác vì ý chí, nghị lực và những lí
tưởng cao đẹp đã vượt qua tất cả các thử thách, khó khăn, chông gai của con đường Bác chọn. Nhìn lại
mình hiện tại, khi mà xã hội tự do, những cơ hội tốt đẹp của tương lai đang mở ra với chúng tôi, cho
chúng tôi muôn vàn sự chọn lựa thì lý tưởng và hành động của tôi sẽ là cố gắng học tập theo tấm gương
Hồ Chí Minh để xây dựng một tương lai tốt đẹp cho đất nước và xã hội.
Con đường sự nghiệp cách mạng của Bác càng được hiện ra trong tôi ngày một rõ ràng hơn khi
tôi nhìn thấy những hiện vật trưng bày xung quanh bảo tàng, Những vật dụng tư trang của Bác, nào là
chiếc mũ cối cũ kĩ, chiếc áo kaky sờn vai, đôi dép cao su đã mòn, những vật dụng đã theo chân Bác từ
những ngày đầu tiên, thật là mộc mạc, giản dị, gần gũi; một hình tượng mà với mọi người dân Việt Nam,
dù đang ở tại đất nước hay đang bôn ba nước ngoài vẫn còn nhớ, vẫn còn thân thương. Chỉ cần con đường
Cách mạng còn đó là Bác thấy tâm hồn mình được nhận quá nhiều. Một vĩ nhân của thế giới, một lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc, thế mà lại quá giản dị, đơn sơ đó, vì thế Bác luôn được mọi người yêu quý và kính
trọng. Nhưng không chỉ được yêu mến và kính trọng trong cuộc sống đơn sơ, người ta còn thấy được cái
ý chí mạnh mẽ trong Bác. Trong những năm bôn ba nước ngoài, Bác còn phải chịu cả cảnh lao tù, thế mà
Bác vẫn không nản chí. Nét chữ còn đây lưu lại những dòng mà Bác viết trong “Nhật kí trong tù”, thể
hiện những ngày chịu cảnh lao tù: “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao” thật là một con người quá
kiên cường, trong từng hoàn cảnh Bác đều lạc quan. Lúc nào cũng nghĩ cho vận mệnh dân tộc và luôn đặt
vận mệnh lên trên cả cuộc sống khó khăn gian khổ. lấy những ngày còn làm cách mạng là niềm vui và tự
hào của bản thân Bác. Như Bác từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành” và Bác đã đạt được điều đó b ằng chính sức lực và đôi tay của chính mình
Sau chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, tôi cảm nhận được sự gian khổ, vất vả, cảm thấy
tình yêu quê hương và đất nước to lớn và đẹp đẽ, càng trân trọng thêm công lao to lớn của bác. Sau mỗi
chuyến tham quan đã phần nào mang lai cho tôi thêm nhiều những hình ảnh và tư liêu mà tôi mới chỉ
được đọc trong sách vở, thêm vào cả tình cảm và tri thức về Bác. Qua những câu chuyện được nghe, tôi
cũng học tập được rất nhiều từ những đức tính tốt đẹp của Bác về tinh thần lạc quan, sự tin tưởng vào đôi
tay lao đông chân chính. Đúc kết được từ những điều đó tôi tự thấy rằng phải sống có lý tưởng và sẽ
đem lý tưởng của tôi để tự tin cống hiến cho xã hội. Tôi cũng sẽ học cách yêu thương để mở rộng con tim
của mình như Bác. Sau chuyến đi này tôi càng thêm yêu và tự hào về giống nòi; càng thêm yêu đất nước

Việt Nam – đất nước mà Bác đã cùng nhân dân ta phải đánh đổi bằng biết bao xương máu để dành lại.

×