Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.53 KB, 85 trang )

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan dằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận
này là chung thực, chưa được sử dụng trong bất kì tài liệu nghiên cứu nào. Các
tài liệu tham được trích dẫn đầy đủ và chính xác.
Tơi xin cam đoan rằng tất cả sự giúp đỡ và nghiên cứu trong quá trình
nghiên cứu và hồn thành khố luận đều được cảm ơn trân thành. Các trích dẫn
trong khố luận đều được ghi rõ nguồn gốc. Đồng thời trong quá trình thực tập
tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi nội quy, quy chế của địa phương
nơi tôi thực hiện đề tài.

2


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận này, ngồi sự nỗ lực của bản than mình tơi cịn
nhận được nhiều sự chia sẻ, giúp đỡ tận tình của những cá nhân, tập thể trong và
ngồi học viện.
Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế và Phát triển nông thôn
đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học
tập cũng như tu dưỡng đạo đức.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo TKS. Nguyễn
Thanh Phong – giảng viên Bộ mơn Kinh tế nơng nghiệp chính sách, Khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt qua trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị làm việc tại
Uỷ ban Nhân dân xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã chỉ bảo và


tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tơi trong q trình tìm hiểu nghiên cứu đề
tài.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình cùng bạn bè, những người luôn động
viên sát cánh bên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Do thời
gian và kiến thức có hạn, đề tài của tơi khơng tránh được những thiếu sót và hạn
chế, vì vậy rất mong nhận được những phê bình, đóng góp ý kiến của tồn thể
thầy cơ và bạn đọc.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 6 tháng7 năm 2022
Tác giả khoá luận

Phạm Văn Tân

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC BẢNG

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật


CNH – HĐH

Công nghệ hoá- Hiện đại hoá

ĐBDTTS

Đồng bào dân tộc thiểu số

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐX-HT

Đông xuân – Hạ thu

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT


Khoa học kĩ thuật

NN – PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSG

Năng suất giống

TM – DV

Thương mại và dịch vụ

UBND

Uỷ ban nhân dân

6


TĨM TẮT KHỐ LUẬN

Cây lúa là cây trồng quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốc
gia,tuy nhiên trong những năm gần đây gặp nhiều khó khan, thách thức nên đã
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của người nông dân. Xã
Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là 1 xã đã gắn bó lâu đời với cây
lúa, xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nơng nghiệp nói chung cũng
như trồng lúa nói riêng. Những năm gần đây, tình hình gieo trồng có bước

chuyển biến. Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng sản xuất của các giống lúa
này và tìm hiểu những thuận lợi và khó khan từ đó đê xuất những giải pháp cần
thiết. Xuất phát từ những lí do đó, tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Trung Thành, huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định”
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất
lúa của hộ nông dân. Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, tăng nguồn thu nhập của các hộ nông dân trên
địa bàn xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Số liệu sơ cấp được thu
thập thồng qua việc điều tra 60 hộ nông dân trong xã đại diện cho 4 thôn: Thôn
Phạm, thôn Chinh, thôn Bá và thôn Nội.
Kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
Thứ nhất: Các giống lúa được sản xuất chủ yếu trong địa bàn xã là Bắc
Thơm, Tạp Giao, Dự Hương và Nếp, diện tích canh tác giống đang ngày càng
giảm đi qua các năm trong cơ cấu trồng lúa của tồn xã. Diện tích giảm từ 1142
sào xuống cịn 1135 sào. Tuy diện tích trồng lúa qua các năm giảm nhưng năng
suất và sản lượng đang được tăng lên thể hiện được người dân trong xã đã áp
dụng được KHKT, các loại máy móc tiên tiến và các giống lúa có chất lượng và
trong sản xuất. sản lượng tăng 281,5 tấn(2019) lên 287,01 tấn (2021). Và năng
suất lúa tăng từ 1,34 tạ/sào (2019) lên 1,55 tạ/sào(năm 2021). Các khoản chi phí
sản xuất lúa bào gồm : chi phí vật chất ( giống, phân bón, thuốc BVTV), chi phí
dịch vụ ( làm đất, tưới nước), chi phí thuê lao động, máy gặt và các khoản chi
phí khác.
Thứ hai, năng suất lúa của vụ Chiêm Xuân cao hơn vụ Mùa nhưng chênh
lệch không đáng kể. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở địa phương có sự khác biệt
giữa các giống và các nhóm hộ. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng các giống được
chọn để sản xuất trên đại bàn xã là Bắc Thơm và Tạp Giao. Trong dó nhóm hộ
khá có hiệu quả kinh tế với giá trị GO/LĐ là 172/98 nghìn đồng, VA/LĐ là
121,75 nghìn đồng, MI/LĐ là 97,74 nghìn đồng. Trong đó hiệu quả kinh tế thấp
7



nhất là nhóm hộ nghèo với GO/LĐ là 155,08 nghìn đơng, VA/LĐ là 102,8 nghìn
đồng, MI/LĐ là 81,41 nghìn đồng.
Thứ ba, tìm hiểu được các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
và hiệu quả kinh tế sản xuất tại xã Trung Thành năm 2021 bao gồm các yếu tố:
thời tiết khí hậu, thị trường, đất đai, trình độ, kinh nghiệm sản xuất của người
nông dân, khoa học kĩ thuật, tập huấn, khuyến nơng và các chính sách của địa
phương.
Thứ tư, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa chất
lượng cao cho các hộ nông dân xã Trung Thành trong thời gian tới. Các giải
pháp bao gồm: quy hoạch hợp lí vùng sản xuất lúa chất lượng cao, giải pháp về
kĩ thuật ( giống, phân bón, thuốc BCTV, áp dụng tiến bộ KHKT tiên tiến,…)
giải pháp về đảm bảo thị trường đầu ra và các giải pháp về chính sách.

8


Phần I: Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân.
Con người sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, sản xuất ra lương thực,
thực phẩm thiết yếu cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp…. Nông nghiệp là ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều ngành nhỏ: trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sơ chế nông sản….
Là một nước có nền nơng nghiệp lâu đời, với khoảng 50-60% dân số làm
nghề nông. Việt Nam luôn chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp. Trong
những năm qua, ngành nông nghiệp ln giữ vai trị quan trọng trong cơ cấu
kinh tế với mức đóng góp hơn 14,75% vào tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Chính vì thế dù đang từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng

nghiệp hóa hiện đại hóa, giảm dần tỉ trọng nơng nghiệp, tăng tỉ trọng đóng góp
của ngành cơng nghiệp, dịch vụ nhưng ngành nông nghiệp mà đặc biệt là ngành
lúa gạo vẫn là mỗi quan tâm hàng đầu của nước ta (Đặng Thị Kim Thanh,
2015).
Cho đến nay, ngành lúa gạo Việt Nam đã phát triển vượt bậc, có vai trị
ni sống 90 triệu dân trong nước và đảm bảo một phần an ninh lương lực thế
giới. Sản xuất và xuất khẩu gạo đã góp phần tạo ra thu nhập và nâng cao đời
sống của nhân dân, bên cạnh đó đã nâng cao giá trị hạt gạo của Việt Nam. Như
vậy có thể thấy được vai trò quan trọng của cây lúa đối với nền kinh tế nước
nhà. Tuy nhiên hiện nay người nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn trong sản xuất lúa như: thị trường lúa gạo nhiều biến động, biến đổi
khí hậu, chi phí sản xuất lúa ngày càng tăng, việc đưa các giống mới vào sản
xuất không đạt được những kết quả như mong đợi… đã làm giảm hiệu quả kinh
tế từ việc trồng lúa nên một phần diện tích đất trồng lúa đã bị thu hẹp, hiệu quả
kinh tế của các giống lúa mới chưa được khai tác và tận dụng (Hồ Cao Việt,
2011).

9


Trung Thành là xã thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là một xã thuần
nông với điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp để canh tác lúa
nước, nơng dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Bên cạnh những thuận lợi,
thì xã cũng gặp một số khó khăn như chi phí ngày càng tăng cao, khó khăn trong
q trình tiêu thụ, vận chuyển, việc bảo quản sau thu hoạch nên cịn chưa hiệu
quả. Ngồi ra, sự biến động của thị trường khiến giá cả bấp bênh, không ổn
định…, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa bị ảnh hưởng (UBND xã
Trung Thành năm 2021)
Trước những khó khăn và thách thức trên, việc nghiên cứu, đánh giá tình
hình sản xuất và tiêu thụ lúa tại xã là vấn đề hết sức cần thiết, nhằm đưa ra được

các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Do vậy tôi lựa
chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại xã Trung Thành,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định”.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng sản suất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Trung Thành
như thế nào?
(2) Hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Trung Thành
như thế nào
(3) Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa? Sự tác
động của các yếu tố đố như thế nào?
(4) Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông
hộ trên địa bàn xã trong thời gian tới?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa tại xã Trung Thành,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất lúa của xã trong thời gian tới.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
10


- Hệ thống hố cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa
- Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn
xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Phân tích các yếu tố liên quan đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
trên đại bàn xã.
- Đề suất 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
lúa trên địa bàn xã trong thời gian tới.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề vê yếu tố sản xuất, tiêu thụ, quản
lí, kinh tế - kĩ thuật liên quan đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bà
xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Đối tượng khảo sát chính: Các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dụng: Đề tài nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa trên địa bà xã
Trung Thành, từ đó đề xuất 1 số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất lúa trên địa bàn trong thời gian sắp tới
Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu trên địa bàn xã Trung
Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
Phạm vi thơi gian:
-Đề tài sử dụng số liệu trong vòng 3 năm gần đây (năm 20192021)
-Đề tài thực hiện từ tháng 3/2022 đến tháng 7 năm 2022

PHẦN 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Lí luận về sản suất và hiệu quả kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm về sản suất
11


Có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về sản xuất. Theo các cách
tiếp cận đơn giản và phổ biến thì sản suất là quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ
(Hoàng Minh Phương 2010)
Sản suất là quá trình phối hợp và điều hồ các yếu tố đầu vào ( tài nguyên
hoặc các yếu tố sản suất) để tạo ra hang hố hoặc dịch vụ (đầu ra) (Hồng Minh
Phương 2010)

Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến 1 cách có hệ thống với trình độ sử
dụng đầu vào hợp lí người ra sẽ mơ tả đầu vào và đầu ra bằng 1 hàm sản xuất:
Q=f ( X 1 , X 2 , … , X n )

Trong đó:
Q – Biểu thị số lượng 1 loại hàng hoá nhất định
X 1 , X 2 , … , X n- Lượng của 1 yếu tố đầu vào nào đó được sử

đụng trong quá trình sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Ở đây, sản xuất được hiểu là hoạt động của
con người sử dụng các công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động
nhằm tạo ra sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Hay nói
cách khác là quá trình sử dụng kết hợp các tài nguyên nhằm tạo ra các sản phẩm
có giá trị đáp ứng nhu cầu của xã hội (Dương Văn Hiểu và cộng sự, 2010).
Có hai phương thức sản xuất là tự cung tự cấp và sản xuất cho thị trường
tức là sản xuất theo hướng hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường thì người sản
xuất phải tự mình quyết định trả lời được ba câu hỏi cốt lõi trong hoạt động sản
xuất: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?
Tóm lại, sản xuất là q trình con người tác động vào các đối tượng sản
xuất thông qua các hoạt động sản xuất để mục đích cuối cùng là tạo ra các sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống.
2.1.1.2 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
 Khái niệm
12


Hiệu quả là một phạm trù kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất và mặt
lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và là đặc trưng của mọi nền sản xuất

xã hội (Bùi Thị Hoài Thu, 2016). Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan
so sánh giữa phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra với phần giá trị các yếu
tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó được xem xét và so sánh cả tương đối
và tuyệt đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng đó.
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh chất lượng của các
hoạt động kinh tế. Nâng cao HQKT là đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất
xã hội: nhu cầu cuộc sống tăng, nhu cầu công tác quản lý, tổ chức…
Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực được sử dụng và sản xuất trong những điều kiện
cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật
liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị
nguồn lực sử dụng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá cả, sản phẩm
và yếu tố đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm một đồng chi
phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu
quả kĩ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế
nó cịn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định
các điều kiện về lí thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghi là giá trị
biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản
xuất (Đỗ Kim Chung, 1997).
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả về
hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bố. Điều đó nghĩa là cả hai yếu tố hiện
vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong nông
nghiệp. Nếu đạt được một trong các yếu tố hiệu quả kĩ thuật hay hiệu quả
phân bổ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu
quả kinh tế (Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà, 1997).

13



Như vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng,
trình độ tổ chức và quản lí các yếu tố đầu vào hay nguồn lực của chủ thể tham
gia sản xuất kinh doanh trên thị trường.
 Bản chất của hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và sự phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, đó là sự thỏa mãn ngày càng tăng về
nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội. Đánh giá kết quả
sản xuất là đánh giá về mặt số lượng, giá trị sản phẩm sản xuất ra đã thỏa mãn
được nhu cầu của xã hội hay chưa. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất là xem
xét tới mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó. Trong q trình sản xuất có sự
liên kết mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của
các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả sản xuất. Do đó, hiệu quả kinh tế được
hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ
ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh quan
hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chủ yếu quan tâm đến quan hệ tuyệt đối
(phép trừ), cũng chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại
lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Hiệu quả kinh tế ở đây được biểu hiện
bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (Bùi
Thị Thu Hoài, 2016).
- Cần phân biệt rõ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Nếu hiệu quả kinh
tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh tế đạt được và lượng chi
phí thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi
phí bỏ ra. Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với
nhau, chúng là tiền đề của nhau, là phạm trù thống nhất. Bản chất của hiệu quả
kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Làm rõ hiệu quả cần phân định sự khác nhau và mối quan hệ giữa “kết quả” và
“hiệu quả”.
- Kết quả là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người,
14



được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào những trường
hợp cụ thể. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu
ngày càng tăng lên của con người làm người ta xem xét kết quả đó được tạo ra
như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có mang lại kết quả hữu ích hay
khơng. Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không
chỉ dừng ở việc đánh giá kết quả mà cịn phải đánh giá chất lượng cơng tác hoạt
động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động
sản xuất kinh doanh chính là nội dung đánh giá của hiệu quả. Trên phạm vi xã
hội, hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương
quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã
hội, cịn mục tiêu của hiệu quả là tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong
điều kiện nguồn tài ngun hữu hạn.
- Hiệu quả kinh tế chính là sự chênh lệnh giữa kết quả sản xuất thu được
với chi phí sản xuất cần phải bỏ ra để có được kết quả đó. Sự chênh lệch này
càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế cũng càng lớn. Vì vậy, mọi hoạt động
sản xuất cần phải đảm bảo được chi tiêu hiệu quả kinh tế nhất định của nó.
 Phân loại hiệu quả kinh tế
 Căn cứ vào nội dung bản chất
- Theo Vũ Ngọc Trường (2010) thì hiệu quả kinh tế thể hiện qua quan hệ
so sánh giữa lượng kết quả đạt được về mặt kinh tế với lượng chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó. Do vậy, khi xác định HQKT phải xem xét đầy đủ mối quan
hệ giữa hai đại lượng tuyệt đối và tương đối. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là
tối đa hóa về kết quả sản xuất và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện nguồn lực
bị giới hạn. Hiệu quả kinh tế được phân loại như sau:
- Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh kết quả đạt được về mặt xã
hội với chi phí sản xuất bỏ ra. Hiệu quả xã hội phản ánh mối quan hệ giữa kết
quả hữu ích về mặt xã hội và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó đánh giá
chủ yếu về mặt xã hội của hoạt động sản xuất. Các loại hiệu quả có liên quan

chặt chẽ với hiệu quả kinh tế và biểu hiện mục tiêu hoạt động của con người.
- Hiệu quả môi trường: Là mối tương quan so sánh kết quả đạt được về
15


mặt mơi trường và chi phí bỏ ra. Nó là hiệu quả mang tính dài lâu, bền vững
đảm bảo lợi ích hiện tại và tương lai, gắn với quá trình khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Hiệu quả môi trường là hiệu quả của
việc làm thay đổi môi trường do hoạt động sản xuất gây ra như: xói mịn, ơ
nhiễm đất, khơng khí, bệnh tật… việc xác định hiệu quả môi trường là tương đối
khó. Trong điều kiện hiện nay cịn xem xét đến yếu tố hiệu quả phát triển bền
vững: là hiệu quả kinh tế - xã hội có được do những tác động hợp lý để tạo ra
nhịp độ tăng trưởng tốt và đảm bảo những lợi ích kinh tế - xã hội, nhưng có tính
tới yếu tố mơi trường về lâu dài. Xét trên tầm vĩ mơ thì chính phủ phải điều tiết
nền kinh tế đảm bảo cho cả ba lợi ích đạt hiệu quả cao nhất, nghĩa là ba vòng
tròn hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trùng nhau là lớn
nhất.

 Căn cứ vào yêu cầu tổ chức quản lí kinh tế theo cấp ngành
- Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ nền
sản xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế ngành: lĩnh vực được xem xét đối với từng ngành sản
xuất và từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng vùng kinh tế
tự nhiên và phạm vi lãnh thổ hành chính.
- Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức.
- Hiệu quả kinh tế từng biện pháp kỹ thuật.
 Căn cứ vào các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Hiệu quả sử dụng lao động.

- Hiệu quả sử dụng đất.
- Hiệu quả sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới.
 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
- Bất kỳ một quốc gia, một ngành hay một đơn vị sản xuất nào khi tiến hành
16


các hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn thì
làm thế nào để tạo ra được lượng sản phẩm lớn nhất có giá trị cao và chất lượng tốt.
Bởi vậy, tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính tốn thật kỹ lưỡng sao cho đạt
hiệu quả cao nhất.
- Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu chất lượng phản ánh sự phát triển kinh tế
theo chiều sâu. Nếu như phát triển kinh tế theo chiều rộng là huy động mọi
nguồn lực vào sản xuất như: tăng diện tích, tăng vốn, bổ sung lao động và kỹ
thuật mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp,
tạo ra nhiều mặt hàng mới, mở rộng thị trường thì phát triển kinh tế theo chiều
sâu lại là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý,
đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, CNH-HĐH, chun mơn
hóa, hợp tác hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử
dụng các nguồn lực. Theo nghĩa này, phát triển kinh tế theo chiều sâu và nhằm
nâng cao HQKT. Do sự khan hiếm nguồn lực (vốn, đất đai, tài nguyên, …) làm
hạn chế sự phát triển theo chiều rộng và sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng
cao mà các đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng phát triển kinh tế theo
chiều sâu (Nguyễn Quỳnh, 2010).

2.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
 Phương pháp thứ nhất
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và
chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc ngược lại (dạng nghịch).
Công thức:

 Dạng thuận:
H=

KQ
CP

*Công thức này nói lên khi bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao
nhiêu đơn vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của chủ thể.
17


 Dạng nghịch:
H ’=

CP
KQ

Cơng thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả thì cần bỏ ra bao
nhiêu đơn vị chi phí.
 Trong đó:
H, H’ – Hiệu quả
KQ – Kết quả
CP – Chi phí
Hai chi tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với
nhau cùng để phản ánh hiệu quả kinh tế.
 Phương pháp thứ hai
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách xác định tỷ lệ giữa phần
tăng thêm của kết quả thu đượcvà phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
Cơng thức:
 Dạng thuận:

E=

ΔKQKQ
ΔKQCP

Cơng thức này thể hiện cứ tăng thêm 1 đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao
đơn vị kết quả
 Dạng nghịch:
E ’=

ΔKQCP
ΔKQKQ

Công thức này thể hiện tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao
nhiêu đơn vị chi phí
 Trong đó:
E, E’ – Hiệu quả
ΔKQ – Phần tăng (giảm) của kết quả
ΔCP – Phần tăng (giảm) của chi phí

18


2.1.2 Lí luận về nguồn gốc và giá trị của cây lúa
2.1.2.1 Nguồn gốc xuất xứ
Lúa là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời nhất. Theo
các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…thì cây lúa đã có từ năm
3000-2000 năm trước cơng nguyên. Ở vùng đất Triết Giang Trung Quốc đã xuất
hiện cây lúa khoảng 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu
những tài kiệu xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào

trồng trọt. Dù sao người ta vẫn cho lúa là một cây trồng có vai trị quan trọng
trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu người dân trên trái đất.
Từ trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển
ở cả hai hướng Đông và Tây. Cho đến thế kỉ thứ nhất, cây lúa được đưa vào
trồng ở vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha. Đến đầu thế kỉ
thứ XV cây lúa từ Bắc Italia nhập vào các nước Đông Nam Á như Pháp,
Rumani…Đầu thế kỉ thứ hai, cây lúa được trồng đáng kể ở Pháp, Hungari.
Đến thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở Virgina và hiện nay
trồng ở nhiều California, Texas, ….
Theo hướng Đông, đầu thế kỉ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào
Indonesia đầu tiên vào Java. Đến giữa thế kỉ XVII cây lúa từ Iran nhập vào trồng
ở Nga. Đến nay cây lúa đã có mặt trên khắc các Châu Lục, bao gồm các nước
nhiệt đới, bán nhiệt đới và một số nước khác (Hoàng Minh Phương, 2010).
2.1.2.2 Vai trò của cây lúa
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt
Nam, đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn
minh lúa nước Sông Hồng.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong
đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Hạt lúa và người nông dân cần cù,

19


mộc mạc là hình ảnh khơng thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây
giờ và mãi mãi sau này.
Là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương
thực chính của người dân Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung.
Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người
dân Việt Nam coi đó là một phần khơng thể thiếu trong cuộc sống. Từ những
bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc sang trọng, khơng thể thiếu sự góp mặt của

hạt gạo ở dạng này hay dạng khác.
Cây lúa Việt Nam không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã
hội mà cịn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn liền với lịch
sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm
của đất nước.
Trước đây, cây lúa, hạt gạo chỉ có thể đem lại sự no đủ cho con người thì
ngày nay nó cịn có thể làm giàu cho người nơng dân và cho cả đất nước nếu
chúng ta biết biến nó thành một thứ hàng hố có giá trị.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cây lúa cũng đang có những
biến đổi để thích ứng với nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, cần phải bảo tồn và phát
triển, làm phong phú thêm nguồn gen thực vật quý giá này (Hồ Đình Hải, 2012).
 Sản phẩm chính của cây lúa
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu
cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,
bánh chưng, bún, rượu. Ngồi ra cịn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng
chục loại thực phẩm khác từ gạo.
 Sản phẩm phụ của cây lúa
- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa
bệnh.
- Cám: Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp, sản xuất vitamin B1 để chữa
bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
- Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật
liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
20



×