Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thực trạng và Giải pháp giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.19 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là vấn đề mang tính toàn cầu, nó
không loại trừ một quốc gia nào, cho dù quốc gia đó là nước đang phát triển hay nước
có nền công nghiệp phát triển. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các mặt kinh tế,
chính trị và xã hội của mỗi quốc gia. Những hậu quả mà nó gây ra không dễ gì khắc
phục được trong một thời gian ngắn. Do vậy, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm việc làm,
ổn định đời sống cho người lao động trở thành mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, xuất phát từ một nước nghèo, có nền kinh tế kém phát triển,
dân số tăng nhanh trong nhiều thập kỷ qua, thất nghiệp (đặc biệt là thất nghiệp ở khu
vực thành thị) đang là một vấn đề gây sức ép rất lớn đối với các nhà hoạch định chính
sách cũng như sự lo lắng đối với từng người lao động.
Xuất phát từ điều đó, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp giảm thất
nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam” để nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm
khái quát một số vấn đề lý luận về thất nghiệp, phân tích đánh giá thực trạng thất nghiệp
ở khu vực thành thị Việt Nam (bằng cách sử dụng các phương pháp thống kê toán, phân
tích số liệu) và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực
này.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Ý nghĩa của việc giảm thất nghiệp ở thành thị Việt Nam.
Phần thứ hai: Thực trạng thất nghiệp ở thành thị Việt Nam.
Phần thứ ba: Giải pháp giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam hiện nay.
1
PHẦN THỨ NHẤT: Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢM THẤT NGHIỆP Ở
THÀNH THỊ VIỆT NAM
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
a.Thất nghiệp
- Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi
một số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm
ở mức lương thịnh hành”.
(1)
- Theo Giáo trình Kinh tế lao động - Trường đại học Kinh tế quốc dân: “Thất


nghiệp là sự mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất”.
(2)

b.Người thất nghiệp
Tùy theo quan điểm nhận thức, mục đích hoàn cảnh của mỗi nước người ta có
thể đưa ra các khái niệm khác nhau về người thất nghiệp. Chẳng hạn:
- Ở Nga: “Những người thất nghiệp được thừa nhận là những công dân có khả
năng lao động, không có việc làm và thu nhập; đã đăng ký ở các cơ quan dịch vụ việc
làm với mục đích tìm kiếm những công việc thích hợp, đang đi tìm việc làm và sẵn sàng
làm việc. Những công dân chưa đủ 16 tuổi và những người đã về hưu theo độ tuổi thì
không được công nhận là những người thất nghiệp”.
(3)

- Ở Mỹ: “Người thất nghiệp là những người không có việc làm trong tuần điều
tra, mặc dù có khả năng làm việc, mong muốn tìm được việc làm trong vòng 4 tuần đã
qua, có liên hệ với các trung tâm dịch vụ việc làm hoặc trực tiếp với người thuê lao
động”.
(3)

- Ở Anh: “Người thất nghiệp là những người không làm việc 1h nào trong vòng
2 tuần điều tra”.
(3)
- Ở Cộng hoà Liên bang Đức: “Người thất nghiệp là người lao động tạm thời
không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện những công việc ngắn hạn”.
(1)
- Ở Thái lan: “Người thất nghiệp là người lao động không có việc làm, muốn
làm việc, có năng lực làm việc”.
(1)

- Tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Người thất nghiệp là người lao động không

có việc làm, không làm kể cả 1h trong tuần lễ điều tra đang đi tìm việc làm và có điều
kiện là họ làm ngay”.
(1)

- Ở Việt nam (Bộ LĐTB&XH): “Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi
trở lên, có nhu cầu làm việc nhưng không có việc làm trong tuần lễ điều tra và tính đến
thời điểm điều tra có đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần
(1)
PGS. TS. Nguyễn Văn Định. Chương III: Bảo hiểm thất nghiệp. Giáo trình bảo hiểm. Nxb Thống kê. Hà Nội
– 2005. Tr 81
(2)
PTS. Trần Xuân Cầu. Chương 17: Thất nghiệp. Giáo trình Kinh tế lao động. Nxb Giáo dục – 1998. Tr 273
(3)
Xem: Phạm Đức Chính. Vấn đề thất nghiệp và sự cần thiết phải hình thành bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Số 325. Tháng 6/2005.
2
qua với các lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu… hoặc trong tuần lễ
trước điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8h, muốn làm thêm nhưng không tìm được
việc”.
Có rất nhiều khái niệm về người thất nghiệp, nhung dù thế nào đi chăng nữa thì
một người lao động được coi là thất nghiệp phải thể hiện đầy đủ 4 đặc trưng sau:
+ Là người lao động
+ Có khả năng lao động
+ Đang không có việc làm
+ Đang đi tìm việc làm
c.Tỷ lệ thất nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp so với dân số
hoạt động kinh tế.
Ngoài khái niệm trên người ta còn thường dùng một số tỷ lệ thất nghiệp theo các
đặc trưng như:

- Tỷ lệ thất nghiệp theo giới: là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp ở nam
giới hoặc nữ giới so với tổng dân số nam giới hoặc nữ giới hoạt động kinh tế.
- Tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi (nhóm tuổi): là tỷ lệ phần trăm của số người thất
nghiệp ở độ tuổi x hoặc nhóm tuổi (x, x+n) so với tổng dân số hoạt động kinh tế của độ
tuổi hoặc nhóm tuổi đó.
- Tỷ lệ thất nghệp theo vùng: là tỷ lệ phần trăm của số nghười thất nghiệp của
vùng so với tổng dân số hoạt động kinh tế của vùng đó.
2. PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP
a. Theo ý chí của người lao động, người ta phân thành 2 loại sau:
•Thất nghiệp tự nguyện: là hiện tượng người lao động từ bỏ một công việc nào
đó do một số nguyên nhân, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc.
Một số nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp tự nguyện:
- Thay đổi chỗ ở: Thông thường trước khi người lao động chuyển đến nơi ở
mới, từ bỏ công việc cũ., họ thường giải quyết việc đảm nhận chỗ làm mới. Tuy nhiên,
cũng không ít trường hợp điều đó không đạt được và người lao động rơi vào tình trạng
không có việc làm.
- Mức lương: Với một ngành nghề nhất định, người lao động cho rằng họ là
người có năng lực trên thị trường lao động. Do đó, họ chỉ đi làm khi mức lương được
trả cao hơn mức lương bình quân phổ biến của ngành nghề đó.
- Người lao động đang trong thời gian đợi thuyên chuyển công tác.
- Sinh viên mới rời khỏi ghế nhà trường đang trong quá trình đi tìm việc.
- Công việc hiện tại của người lao động không còn phù hợp (chuyên môn, trình
độ), họ sẵn sàng từ bỏ công việc đó để đi tìm một công việc khác thích hợp hơn.
3
•Thất nghiệp không tự nguyện: là hiện tượng người lao động có khả năng lao
động, trong độ tuổi lao động, có mong muốn làm việc nhưng do một số nguyên nhân mà
không được tuyển dụng, không có việc làm và trở thành thất nghiệp.
Một số nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp không tự nguyện:
- Người lao động mong muốn làm việc với mức lương bình quân phổ biến của
ngành nghề mà họ có năng lực trên thị trường lao động nhưng tại nơi mà họ đang tìm

việc không có người sử dụng (không có vị trí công việc trống, nên không có người
tuyển dụng).
- Người lao động bị sa thải do cắt giảm sản xuất, tinh giảm biên chế, vi phạm kỷ
luật lao động và một số nguyên nhân khác.
b. Theo tính chất của thất nghiệp, có thể phân thành những loại sau:
•Thất nghiệp tạm thời (hay thất nghiệp bề mặt): Phát sinh do sự di chuyển của
con người giữa các vùng, các miền, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của
cuộc sống và họ cần có thời gian để tìm được việc làm thích hợp.
Đây là loại thất nghiệp khá phổ biến và thường xuyên diễn ra, thậm chí một nền
kinh tế được coi là đầy đủ công ăn việc làm thì loại thất nghiệp này vẫn tồn tại.
Nguyên nhân:
- Do quá trình đi tìm việc làm của sinh viên mới ra trường
- Do sự thay đổi chỗ ở của người lao động
- Phụ nữ quay lại lực lượng lao động sau khi có con
- Đợi thuyên chuyển công tác
- Mất việc làm do doanh nghiệp bị phá sản
•Thất nghiệp cơ cấu: Do không có sự đồng bộ giữa kỹ năng tay nghề của người
lao động với cơ hội việc làm do nhu cầu lao động và sản xuất thay đổi. Điều này phát
sinh do sự mất cân đối giữa cung và cầu về các loại lao động. Cầu của loại lao động này
tăng, cầu loại lao động khác giảm, cung không điều chỉnh kịp cầu.
Nguyên nhân:
Trong quá trình vận động của nền kinh tế thị trường, sẽ có những ngành phát
triển thu hút nhiều lao động, nhưng cũng có nhiều ngành bị thu hẹp làm dư thừa lao
động. Nhưng lượng lao động này chưa kịp được đào tạo và đào tạo lại để bổ sung vào
chỗ cầu tăng lên. Điều này thấy rõ nhất giữa hai ngành công nghiệp và nông nghiệp. Do
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp làm dư thừa lao động
trong nông nghiệp. Trong khi đó cầu lao động trong công nghiệp tăng do thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, nhưng lượng lao động dư thừa chưa được đào tạo hoặc đào tạo lại để
kịp thời bổ sung.
•Thất nghiệp chu kỳ:

Loại thất nghiệp này gắn với chu kỳ của ngành và nền kinh tế. Nó xảy ra khi chu
kỳ kinh tế chuyển sang giai đoạn suy thoái, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng,
4
lạm phát gia tăng làm tỷ lệ tăng trưởng của tổng cầu về sản lượng giảm, doanh nghiệp
thu hẹp sản xuất làm cho mức cầu lao động giảm xuống.
Có hai dạng chu kỳ khác nhau:
- Chu kỳ công nghiệp (chu kỳ đền bù): Chu kỳ này thường kéo dài từ 7 – 8 năm
và gắn với quá trình đổi mới máy móc sản xuất trong công nghiệp và những ngành khác
phụ thuộc vào nhịp độ đổi mới máy móc, mức độ khấu hao tự nhiên các nguồn vốn sản
xuất cơ bản và những nguyên nhân khác.
- Chu kỳ Kondrachep: Chu kỳ này do nhà bác học người Nga Kondrachep
Nicolai Dmitrievich tìm ra. Chu kỳ này thường kéo dài từ 40 – 50 năm và gắn với
những biến đổi cơ bản tất cả những yếu tố cấu thành sản xuất và thay đổi thế hệ công
nhân lao động.
•Thất nghiệp mùa vụ: Loại thất nghiệp này phát sinh theo chu kỳ sản xuất kinh
doanh và xuất hiện phổ biến trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp với
những công việc mang tính chất mùa vụ. Đây là loại thất nghiệp dễ dự đoán trước.
•Thất nghiệp do thiếu cầu: Đây là loại thất nghiệp theo lý thuyết của Keynes, nó
xảy ra khi tổng cầu giảm mà tiền lương và giá cả chưa kịp điều chỉnh để phục hồi mức
hữu nghiệp toàn phần.
Chúng ta biết rằng: Tiền lương và giá cả được điều chỉnh theo mức cân bằng
dài hạn. Vì thế khi tổng cầu giảm một mức nhất định thì trong ngắn hạn sẽ làm cho sản
lượng giảm và mức hữu nghiệp thấp hơn. Một số công nhân muốn làm việc tại mức
lương thực tế hiện hành nhưng không thể tìm được việc làm. Chỉ trong dài hạn, khi tiền
lương và giá cả giảm đến mức cần thiết để phục hồi tổng cầu ở mức hữu nghiệp toàn
phần thì thất nghiệp do thiếu cầu mới bị triệt tiêu.
•Thất nghiệp cổ điển (thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường): Xảy ra khi tiền
lương được cố ý duy trì (ấn định không bởi các lực lượng thị trường) ở mức cao hơn
mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động (mức mà tại đó đường cung và
đường cầu lao động cắt nhau).

Nguyên nhân:
- Do sự đấu tranh của công đoàn đòi tiền lương ở mức cao hơn mức tiền lương
cân bằng.
- Do sự quyết định một cách cứng nhắc của chính phủ về luật tiền lương tối thiểu
với mức lương cao hơn mức tiền lương cân bằng trên thị trường lao động.
•Thất nghiệp dai dẳng:
Loại thất nghiệp này xảy ra do người lao động có tật về thể xác và thần kinh nên
hầu như không thể được thuê làm việc và những người tạm thời không có việc làm
trong thời gian chuyển công việc trong nền kinh tế, nơi mà các công việc mời chào luôn
luôn thay đổi.
5
•Thất nghiệp công nghệ: Do sự áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ vào sản xuất ngày càng được tăng cường làm cho người lao động trong các dây
chuyền sản xuất bị dôi ra, từ đó làm phát sinh thất nghiệp công nghệ.
Trên thực tế không phải loại hình thất nghiệp nào cũng là vấn đề nghiêm trọng.
Chỉ có một loại hình luôn làm nhiều người lo lắng và chiếm nhiều thời gian thảo luận
nhất của các nhà lập chính sách đó là thất nghiệp cơ cấu.
Ngoài các loại thất nghiệp trên còn một loại thất nghiệp mà chúng ta hay đề cập
đến đó là thất nghiệp tự nhiên.
Trong bất kỳ một quốc gia nào, luôn có một lượng thất nghiệp nhất định (thậm
chí khi quốc gia đó được đánh giá là toàn dụng công nhân). Đó là sàn thất nghiệp tối
thiểu phải chấp nhận được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Hạ thất nghiệp đến mức
đụng sàn có thể xem như là thành công trong mục tiêu toàn dụng hay thất nghiệp thấp.
Tỷ lệ thất nghiệp này luôn tồn tại vì những nguyên nhân khách quan sau:
- Luôn tồn tại một tỷ lệ lao động lười biếng, thực sự không muốn làm việc.
- Có những lao động chấp nhận thất nghiệp tạm thời để tìm cơ hội có việc làm
khác với mức lương cao hơn vì không hài lòng với thu nhập thấp hiện tại.
- Nhiều lao động không cập nhật tay nghề, bị đào thải, đang chờ xin việc khác
hoặc phải học lại nghề.
- Lao động đang chờ phân công do chuyển việc.

- Lao động đang làm việc một phần thời gian.
- Lao động thất nghiệp vào những thời điểm nông nhàn ở nông thôn.
Vì các nhân tố trên nên việc hạ thất nghiệp xuống 0% là điều hoang tưởng. Một
số nhà kinh tế học thì cho rằng việc duy trì một tỷ lệ thất nghệp tự nhiên là điều cần
thiết. Đó sẽ là nguồn lực dự trữ cho quốc gia khi cần phải sản xuất vượt tiềm năng, họ là
đối tượng để giữ cân bằng tiền lương, không làm lương bổng tăng nóng và bất hợp lý
mỗi khi thị trường khan hiếm.
3. ĐẶC TRƯNG CỦA THẤT NGHIỆP
•Theo tuổi: Thất nghiệp có xu hướng nhiều nhất ở các nhóm tuổi trẻ nhất, giảm
dần cho đến độ tuổi lao động chính. Một số nguyên nhân dẫn đến điều đó là:
- Cũng giống như bất kỳ sự chuyển đổi nào, cần phải có một thời gian nhất định
để người lao động trẻ thích nghi khi chuyển từ ghế nhà trường sang môi trường làm
việc. Họ cần một thời gian để tìm hiểu các điều kiện của thị trường lao động, chẳng hạn
như có thể có những loại công việc gì, với mức lương bao nhiêu, yêu cầu công việc như
thế nào và nó có phù hợp với bản thân hay không? Hơn thế nữa, thanh niên vẫn ở giai
đoạn đầu của cuộc đời, phần lớn vẫn có chỗ dựa là cha mẹ và chưa lập gia đình nên
trách nhiệm của họ đối với gia đình là không quá cao. Họ có thể chấp nhận thất nghiệp
tạm thời một thời gian để chờ một công việc có thu nhập cao hoặc có điều kiện làm việc
tốt hơn hoặc phù hợp hơn với bản thân.
6
- Ở độ tuổi lao động chính, người lao động thường phải có trách nhiệm với gia
đình, đòi hỏi phải có một việc làm với thu nhập ổn định. Thất nghiệp ở nhóm tuổi này
thực sự là thử thách đối với gia đình họ.
- Tuổi càng cao, người lao động tích luỹ được càng nhiều kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn kỹ thuật được nâng cao, cơ hội tìm kiếm việc làm ngày càng cao.
•Theo giới: Tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới thường cao hơn nam giới. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến điều đó, một trong những nguyên nhân chính là:
- Mặc dù trong điều kiện hiện nay, nam nữ bình đẳng nhưng tâm lý chung của
các nhà tuyển dụng vẫn thích tuyển nam giới hơn nữ giới. Bởi vì trong quá trình công
tác, nam thường có điều kiện đi công tác xa, ít phải bận công việc gia đình nhất là con

cái hơn nữ.
- Nam giới thường có sức khoẻ cũng như điều kiện để nâng cao trình độ hơn nữ
giới nên khả năng tìm kiếm việc làm cao hơn.
•Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Người có trình độ chuyên môn lành nghề
càng cao thì thất nghiệp càng ít. Nguyên nhân:
- Do nhu cầu lao động chất lượng cao ngày càng nhiều trong khi cung ứng lao
động này lại ít nên người có trình độ chuyên môn lành nghề càng cao thì khả năng tìm
việc càng dễ dàng hơn.
- Hơn nữa người có trình độ chuyên môn kỹ thuật và học vấn càng cao thì càng
có khả nhận nhiều loại công việc hơn.
•Theo khu vực: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở thành thị luôn cao hơn
tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn.
Người ta nói rằng, nếu thất nghiệp là vấn đề của khu vực thành thị thì thiếu việc
làm vấn đề của khu vực nông thôn. Tại sao thất nghiệp là vấn đề của thành thị, điều này
sẽ được lý giải trong phần sau: Nguyên nhân thất nghiệp ở khu vực thành thị. Còn ở khu
vực nông thôn, mức sống chủ yếu là thấp, hơn nữa họ thường không có một nguồn thu
nhập nào khác nếu họ không làm việc. Vì vậy họ dễ chấp nhận bất kì công việc gì và
duy trì thời gian không làm việc là ngắn nhất. Tuy nhiên, do khối lượng công việc ít, lại
chủ yếu mang tính thời vụ nên tuy không thất nghiệp nhưng thiếu việc làm là rất nhiều.
4. ẢNH HƯỞNG CỦA THẤT NGHIỆP TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
c. Hậu quả kinh tế của thất nghiệp, được chia ra làm 3 cấp độ:
•Đối với quốc gia:
- Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội. Đây là một trong những
nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, hiệu quả sản xuất
kém hơn tiềm năng (tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng). Hơn thế nữa,
nếu thất nghiệp kéo theo sự gia tăng của lạm phát dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái và
khả năng phục hồi chậm.
7
- Thất nghiệp làm giảm tổng thu nhập GDP của quốc gia, do đó làm giảm cơ sở
đánh thuế dẫn đến nguồn thu thuế của nhà nước giảm.

- Thất nghiệp làm gia tăng chi phí của nhà nước trong giới hạn gia tăng của nó.
Khối lượng chi phí này được thực hiện nhờ quỹ việc làm.
•Đối với doanh nghiệp:
Thất nghiệp tạo cơ hội cho doanh nghiệp giảm giá sức lao động (đặc biệt khi thất
nghiệp kéo dài). Người thuê lao động (đặc biệt là các xí nghiệp nhỏ) kéo dài tuần làm
việc hơn so với quy định của pháp luật, kéo dài thời kỳ nghỉ không lương, không trả tiền
viện phí cho phụ nữ sinh con nhỏ, người lao động bị ốm đau, không nhận lao động nữ
vào làm việc, huỷ bỏ các hợp đồng lao động tuỳ tiện,… Từ đó làm ảnh hưởng rất lớn tới
lợi ích của người lao động.
•Đối với cá nhân người lao động:
- Thất nghiệp là sự mất mát nguồn thu nhập đều đặn, thường xuyên.
- Đối với người lao động có thu nhập thấp, không có điều kiện để tích luỹ tiền
hoặc hiện vật. Khi thất nghiệp xảy cuộc sống của họ sẽ vô cùng khó khăn. Nhiều khi vì
cuộc sống mưu sinh bắt buộc họ phải làm việc ở những chỗ ít thú vị, kém uy tín, không
phù hợp với trình độ cũng như khả năng. Do đó hiệu suất làm việc thấp, không đảm bảo
yêu cầu của công việc đặt ra.
d. Hậu quả xã hội của thất nghiệp:
Thất nghiệp không chỉ là vấn đề kinh tế mà nó còn là vấn đề xã hội. Những hậu
quả xã hội mà nó gây ra là:
- Thất nghiệp làm mất đi thu nhập của gia đình làm tăng khoảng cách về sự phân
hoá thu nhập của dân cư.
- Thất nghiệp đẩy người lao động vào tâm trạng hoang mang, buồn chán, thất
vọng, tinh thần luôn bị căng thẳng dẫn tới khủng hoảng lòng tin, đồng thời làm giảm sút
sức khoẻ của con người.
- Không chỉ có vậy thất nghiệp còn dẫn đến tình trạng không hoạt động và có thể
đem đến sự suy đồi, phân hoá trong con người như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ma
tuý… mắc phải những hoạt động phi pháp vô đạo đức. Nó chính là một trong những
nguyên nhân gây nên những hiện tượng tiêu cực, đẩy người lao động đến bất chấp kỷ
cương, luật pháp, đạo lý để tìm kế sinh nhai như: trộm cắp, làm ăn phi pháp, buôn lậu…
- Thất nghiệp làm cho các mối quan hệ trong gia đình bị yếu đi. Vì mải lo tìm kế

sinh nhai mà những người cha, người mẹ quên mất trách nhiệm của mình đối với gia
đình và con cái, dẫn đến không ít sự tan rã của bao gia đình.
- Thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị, xã hội bất ổn, hiện tượng
bãi công biểu tình có thể xảy ra. Người lao động giảm niềm tin vào chế độ, vào khả
năng lãnh đạo của nhà cầm quyền. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh
giá uy tín của nhà cầm quyền.
8
PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
1. THẤT NGHIỆP CHUNG CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC THÀNH THỊ
Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp chung của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực
thành thị
Đơn vị: %
Năm
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tỷ lệ thất nghiệp
chung của lực
lượng lao động
khu vực thành thị
Trong độ tuổi
lao động
6.71 6.42 6.28 6.01 5.78 5.6 5.31
Từ đủ 15 tuổi
trở lên
6.46 6.34
__
5.84 5.60 5.44 5.1
Nguồn: Lao động - việc làm ở Việt Nam 1996 – 2003. Nxb Lao động – xã hội. Hà Nội
năm 2004; Kết quả điều tra lao động và việc làm 1/7/2004; 1/7/2005
Nhìn chung, thất nghiệp chung của lực lượng lao động ở khu vực thành thị Việt

Nam có xu hướng giảm, song tốc độ giảm chậm. Từ năm 1999 đến năm 2005 tỷ lệ thất
nghiệp của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên giảm từ 6.46% xuống 5.1%, tỷ lệ thất
nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi giảm từ 6.74% xuống còn 5.3%, bình quân
mỗi năm giảm khoảng 0.2%, đạt mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra
là đến năm 2005 giảm xuống dưới 5.5%. Điều đó cho thấy rằng Đảng và Nhà nước ta đã
có sự quan tâm đúng đắn trong việc giải quyết thất nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật ở trên thì thất nghiệp ở khu vực
thành thị vẫn còn những tồn tại, điều đó sẽ được thể hiện khi phân tích thất nghiệp ở
khu vực này theo các đặc trưng ở các phần sau.
2. THẤT NGHIỆP CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC THÀNH THỊ THEO
VÙNG, LÃNH THỔ.
Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên ở
khu vực thành thị theo vùng lãnh thổ
Đơn vị: %
Vùng 1999 2000 2002 2003 2004
1. Đồng Bằng Sông Hồng 7.56 7.19 6.42 6.19 5.88
2. Đông Bắc 6.54 6.35 5.90 5.75 5.28
3. Tây Bắc 5.33 6.64 4.94 5.02 5.13
9
4. Bắc Trung Bộ 6.70 6.84 5.58 5.22 5.11
5. Duyên Hải Nam Trung Bộ 5.97 6.10 5.25 5.25 5.41
6. Tây Nguyên 5.21 5.33 4.75 4.28 5.8
7. Đông Nam Bộ 6.28 6.10 6.15 5.92 4.43
8. Đồng Bằng Sông Cửu Long 6.16 6.03 5.49 5.11 4.87
Nguồn: Lao động - việc làm ở Việt Nam 1996 – 2003.Nxb Lao động – xã hội. Hà Nội
năm 2004; Kết quả điều tra lao động và việc làm 1/7/2004
Bảng 3: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị theo
vùng lãnh thổ
Đơn vị: %
Vùng 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

1. Đồng Bằng Sông Hồng 9.34 7.34 7.07 6.44 6.4 6.03 5.61
2. Đông Bắc 8.72 6.49 6.73 5.9 5.9 5.3 5.12
3. Tây Bắc 6.58 6.02 5.62 4.94 5.2 5.45 4.91
4. Bắc Trung Bộ 8.26 6.87 6.72 5.58 5.5 5.35 4.98
5. Duyên Hải Nam Trung Bộ 7.07 6.31 6.15 5.25 5.5 5.7 5.52
6. Tây Nguyên 5.95 5.16 5.55 4.74 4.4 4.53 4.23
7. Đông Nam Bộ 6.52 6.2 5.92 6.15 6.1 5.92 5.62
8. Đồng Bằng Sông Cửu
Long
6.53 6.15 6.08 5.5 5.3 5.03 4.87
Nguồn: Niên giám thống kê 2005.Nxb Thống kê 2006.
Cũng giống như thất nghiệp chung ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp của lực
lượng lao động ở khu vực thành thị theo các vùng lãnh thổ có xu hướng là giảm dần qua
các năm. Song bên cạnh đó nó còn có một số tồn tại sau:
- Có sự chênh lệch về tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành
thị giữa các vùng. Năm 2005, trong khi tỷ lệ này ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng là
5.61%, Đông Nam Bộ là 5.62%, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là 5.52 % thì vùng Tây
Nguyên chỉ có 4.23% và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 4.87%.
- Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm song tốc độ giảm không đồng đều giữa các
năm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh nhất vào giai đoạn 1999 – 2000: Đồng bằng sông
Hồng giảm từ 9.34% xuống 7.34%, Đông Bắc giảm từ 8.72% xuống 6.49%, Bắc Trung
Bộ giảm từ 8.26% xuống còn 6.8%. Những giai đoạn sau tốc độ giảm là chậm hơn.
3. THẤT NGHIỆP CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC THÀNH THỊ THEO
TỈNH, THÀNH PHỐ
10
Bảng 4: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị theo
tỉnh, thành phố
Đơn vị: %
Tỉnh, thành phố 1999 2000 2001 2002 2003 2004
1. Hà Nội 8.96 7.95 7.39 7.08 6.84 6.52

2. Hải Phòng 8.04 7,76 7.11 7.20 7.12 6.37
3. Vĩnh Phúc 4.87 4.83 3.44 5.35 4.36 2.30
4. Hà Tây 5.96 5.51 5.80 5.51 5.24 4.43
5. Bắc Ninh 6.91 6.56 5.66 5.28 4.61 4.57
6. Hải Dương 6.40 6.08 6.57 6.35 6.07 6.10
7. Hưng Yên 6.70 6.49 5.65 5.67 5.30 5.40
8. Hà Nam 7.92 7.06 6.11 5.87 5.52 5.77
9. Nam Định 6.76 6.59 5.75 5.98 6.04 5.94
10. Thái Bình 8.02 7.74 6.60 6.62 5.73 6.64
11. Ninh Bình 5.42 5.25 4.05 5.75 5.03 5.40
12. Hà Giang 5.82 5.64 4.33 5.60 5.58 4.76
13.Cao Bằng 8.12 5.97 4.76 4.45 4.88 5.26
14. Lào Cai 6.22 6.49 5.15 4.55 3.76 2.24
15. Bắc Cạn 5.99 5.47 4.55 5.01 5.79 3.67
16. Lạng Sơn 6.51 6.48 4.71 5.32 6.00 4.95
17. Tuyên Quang 5.65 5.61 5.09 5.51 5.28 4.63
18. Yên Bái 7.03 5.95 5.38 5.38 5.07 4.68
19. Thái Nguyên 7.85 7.66 7.64 7.16 6.38 5.97
20. Phú Thọ 5.46 5.41 5.25 5.80 5.55 6.45
21. Bắc Giang 6.55 6.25 5.86 6.17 6.08 6.04
22. Quảng Ninh 8.18 7.34 7.24 6.89 6.83 6.14
23. Lai Châu 5.32 5.92 5.20 5.51 5.40 4.30
24. Điện Biên
__ __ __ __ __
5.52
25. Sơn La 5.49 5.49 5.45 4.26 4.66 5.66
26. Hoà Bình 6.06 6.70 5.68 5.68 5.53 5.18
27. Thanh Hoá 7.27 7.01 6.85 6.00 5.76 5.55
28. Nghệ An 7.37 7.31 6.36 5.69 4.89 4.79
11

×