Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.25 KB, 2 trang )
Mô hình nuôi cá Bống Tượng kết hợp cá Sặc
Rằn
Khoảng tháng chạp, tháng giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc bổi từ khai thác
tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên nghề sản xuất cá giống bước
vào vụ mới. Nhiều người nuôi hiện đã rất thành công trong việc nuôi cá bống tượng kết
hợp với nuôi cá sặc bổi.
1. Thiết kế ao
- Ao có độ sâu khoảng 2m, chia ao làm hai phần, một phần thả cá bống tượng và một
phần thả cá sặc rằn. Giăng lưới cước và chèn các mí lưới vào đáy ao thật kỹ để ngăn
không cho cá bống tượng chui qua phần ao ương nuôi cá sặc rằn. Lưới được giăng cao
hơn mức nước ao chừng một tấc. Biện pháp cải tạo ao tương tự như nuôi các loài cá khác.
- Do cá sặc rằn có thể đẻ quanh năm, nên tạo điều kiện cho cá sặc rằn đẻ để làm mồi cho
cá bống tượng. Vì vậy, riêng bên phần ao thả cá sặc rằn cần phải thiết kế gờ đất có độ
ngập nước chừng vài tấc có cây cỏ thủy sinh mọc, để đến mùa sinh sản, khoảng tháng 2 –
3, cá sặc rằn có chỗ làm tổ đẻ. Đồng thời là nơi trú ẩn tốt cho những tổ bọt có chứa trứng
thụ tinh, và cũng là điều kiện thuận lợi cho cá bố mẹ bảo vệ cá con.
2. Thả cá
Cá giống bống tượng và sặc rằn được mua ở trại sản xuất cá giống. Để thu hoạch cá bống
tượng đồng loạt với cá sặc rằn, cần mua cá bống tượng giống có chiều dài cỡ 3 phân. Mật
độ thả cá bống tượng là 3 – 5 con/m2 ao. Thả cá sặc rằn giống có trọng lượng khoảng 200
con/kg và thả khoảng 10 con/m2 ao. Mỗi loại cá được thả ở một ngăn ao riêng.
3. Chăm sóc
- Đối với cá bống tượng: Có thể cho cá ăn trùn quế ở giai đoạn nhỏ. Trùn quế có hàm
lượng dinh dưỡng cao, lại là sinh vật sống nên cá bống tượng rất thích. Nếu có điều kiện