Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mô hình trồng Ca cao xen vườn Dừa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.56 KB, 3 trang )

Mô hình trồng Ca cao xen vườn Dừa

Mô hình trồng Ca cao xen vườn Dừa


Gần đây, nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã phát triển mạnh diện tích trồng cây ca cao,
chủ yếu là trồng xen trong vườn dừa, vườn điều hoặc vườn cây ăn trái. Do
lợi ích kép của mô hình này mang lại, Vĩnh Long cũng đã phát triển được
vài trăm hecta ca cao trồng xen trong vườn dừa, vườn cây ăn trái ở một số
địa phương của huyện Vũng Liêm. Tuy các vườn ca cao này mới trồng được
hơn 4 năm nhưng bước đầu đã cho kết quả khả quan. Trái ca cao được bao
tiêu cũng đang kích thích người dân tiếp tục mở rộng diện tích.




- Huyện Vũng Liêm có diện tích trồng cây lâu năm trên 9.000 ha, trong đó,
có gần 1/3 chuyên trồng dừa. Qua thống kê của ngành chức năng, đa số
vườn dừa đều cho hiệu quả kinh tế không cao, năng suất và sản lượng đạt
thấp, giá cả không ổn định . Thu nhập trên mỗi ha đất trồng dừa đạt bình
quân từ 40 – 50 triệu đồng/ năm. Nhiều bà con nông dân muốn đốn bỏ cây
dừa để trồng những loại cây ăn trái khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Trước tình trạng trên, để vừa giữ diện tích cây dừa, vừa nâng cao thu nhập
trên đất trồng dừa ở huyện Vũng Liêm, ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
đã đầu tư hỗ trợ cho huyện này thực hiện dự án trồng cây ca cao bền vững
xen trong vườn dừa hoặc vườn cây ăn trái. Đây là mô hình mà các tỉnh trong
vùng như Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ… đã thực hiện thành công. Theo
các chuyên gia nông nghiệp, cây ca cao là loại cây công nghiệp dài hạn, chịu
bóng râm, phù hợp với việc trồng xen trong vườn dừa và cây ăn trái khác.
Với đặc điểm này, bà con sẽ có lợi hơn vì vừa giữ được diện tích vườn dừa,
vừa tiếp tục phát triển thêm cây ca cao.


- Dự án trồng cây ca cao xen trong vườn dừa, vườn cây ăn trái ở Vĩnh Long
được triển khai thực hiện cuối năm 2006 trên địa bàn huyện Vũng Liêm,
diện tích ban đầu là 200 ha ở các xã Hiếu Nghĩa, Hiếu Thành, Hiếu Nhơn,
Hiếu Thuận, Trung An, Trung Nghĩa (số lượng trên 120.000 cây ca cao
giống). Các năm tiếp theo, dự án đã mở rộng thêm diện tích trên toàn huyện.
Đến nay, diện tích trồng phát triển trên 544 ha ca cao với số lượng gần
390.000 cây. Bà con trồng ca cao được hỗ trợ một phần chi phí cây giống,
được hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc và hỗ trợ phân bón ở giai đoạn đầu.
Chỉ sau gần 4 năm trồng, cây ca cao phát triển xanh tốt và đã bắt đầu cho
trái. Tuy diện tích cacao đã cho trái của toàn huyện chưa nhiều, chỉ trên
80ha, nhưng bước đầu đã cho kết quả khả quan.
- Anh Lê Văn Bòn – ở ấp Hiếu Văn, xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm – có
7 công vườn trồng chuyên canh dừa. Anh từng có ý định đốn bỏ dừa để
trồng những loại cây ăn trái khác. Đang lúc phân vân thì anh được ngành
Nông nghiệp và chính quyền địa phương khuyến cao nên giữ lại vườn dừa,
trồng xen cây ca cao. Thấy có lợi nên anh đăng ký nhận 400 cây ca cao
giống đợt đầu tiên để trồng vào cuối năm 2006. Do áp dụng đúng kỹ thuật và
chăm sóc tốt, nên sau 4 năm trồng, cây đã bắt đầu cho trái. Còn anh Lê
Trường Giang – ở ấp Hiếu Hậu, xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm – có 3
công vườn cây ăn trái. Do vườn cây trồng khá lâu năm, hiệu quả kinh tế
không cao nên anh trồng xen tiếp 150 cây cacao. Do trồng chia làm nhiều
đợt nên hiện nay anh có 60 cây cho trái. Theo anh, nếu chăm sóc đúng kỹ
thuật thì các năm sau, vườn cacao sẽ cho năng suất khá cao.
- Những hộ trồng cây ca cao xen trong vườn dừa hoặc vườn cây ăn trái đều
đánh giá khá cao mô hình này bởi tính tiện lợi và không tốn nhiều chi phí cải
tạo vườn và công lao động, chỉ tốn chi phí chăm sóc 1 lần mà thu nhập sản
phẩm được cả 2 loại cây. Theo tính toán của các nhà chuyên môn và bà con
nông dân, với 1 ha chuyên trồng dừa chỉ thu nhập trên 50 triệu đồng/năm,
nhưng nếu trồng xen thêm cây ca cao thì mức thu nhập sẽ tăng lên gấp đôi.
- Vấn đề đang được bà con trồng cây ca cao quan tâm là đầu ra của sản

phẩm. Đây là cốt lõi của dự án, bởi tại Vĩnh Long, cây ca cao đã từng có một
thời kỳ bén rễ xanh tốt trên vùng đất màu mỡ này vào những năm 80 của thế
kỷ trước, nhưng cuối cùng đến lúc thu hoạch thì lại thất bại do giá cả bấp
bênh, không tiêu thụ được, cây đang cho trái bị nông dân đốn bỏ. Rút kinh
nghiệm lần trước, dự án trồng cây ca cao lần này được Ngành nông nghiệp
và chính quyền địa phương thực hiện chu đáo hơn, có sự đầu tư đúng mức,
kết hợp với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, giúp bà con an tâm sản xuất.
Quí 2 năm 2009 , Phòng Nông nghiệp – Phát triển Nộng thôn huyện Vũng
Liêm đã ký kết hợp đồng với Công ty Cồ phần Thu mua và Sản xuất nông
sản Thảo Li (TPHCM), tiến hành bao tiêu sản phẩm và xây dựng tại huyện
cơ sở thu mua ca cao trực tiếp cho nông dân. Ngoài ra, công ty này còn hỗ
trợ phân bón và ứng trước 40% giá trị cây giống cho nông dân, từng bước
phối hợp với ngành Nông nghiệp huyện Vũng Liêm thực hiện mục tiêu phát
triển diện tích cây ca cao đạt diện tích 1000 ha.
- Cây ca cao ở huyện Vũng Liêm đang có chiều hướng phát triển thuận lợi.
Năm 2010, toàn huyện đã tiếp tục mở rộng diện tích trồng ca cao xen trong
vườn dừa và cây ăn trái thêm 217 ha, với số lượng trên 130.000 cây. Tuy
nhiên, để mở rộng diện tích cây ca cao, ngành Nông nghiệp nên chú trọng
hơn nữa đến chất lượng cây giống, hướng dẫn nông dân cách chọn giống tốt
và phải sản xuất theo qui họach của địa phương, tránh phát triển tràn lan, tự
phát. Việc ngành chức năng thực hiện giải pháp hỗ trợ nông dân về kỹ thuật
canh tác, giá cả và đầu ra của sản phẩm một cách hợp lý đang giúp cho nông
dân an tâm sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để cây ca cao phát triển bền
vững trên vùng đất giàu tiềm năng này.
Mô hình trồng Ca cao xem vườn dừa, Nguồn: Sở Nông nghiệp Bến Tre.

×