Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thực tiễn áp dụng về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----*****-----

TRẦN TRỌNG ĐẠI

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: Luật kinh tế
Mã sớ: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS TRƢƠNG HỒ HẢI

Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trần Trọng Đại



năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tơi xin cảm ơn PGS, TS Trương Hồ Hải - Viện
trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
người đã trực tiếp định hướng, hướng dẫn tơi trong q trình xây dựng và hồn
thiện Luận văn này. Đồng thời, tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các Thầy,
Cô giáo giảng dạy chương trình Cao họcKhoa Luật kinh tế - Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân đã tận tình, chu đáo giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu trong
thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường cũng như trong q trình nghiên cứu và
hồn thiện Luận văn; xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Sau Đại học - Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân đã quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành các thủ
tục bảo vệ Luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ đã có những ý kiến
nhận xét xác đáng, q báu giúp tơi có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung
của Luận văn.
Xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Tiền
Hải, tỉnh Thái Bìnhđã tạo điều kiện tốt nhất để tơi tham gia khóa học và cung cấp
thông tin, số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của tôi.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của các đồng nghiệp, bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ........................................ 7
1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng .................................. 7
1.1.1. Khái niệm môi trường ............................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường ................................................................... 8
1.1.3. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường .............................................. 9
1.1.4. Khái niệm áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường .............................. 11
1.1.5. Khái niệm áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng
thủy sản .............................................................................................................. 11
1.2. Nội dung của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong nuôi trồng
thủy sản ................................................................................................................. 12
1.2.1. Chủ thể của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng
thủy sản .............................................................................................................. 12
1.2.2. Khách thể của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng
thủy sản .............................................................................................................. 12
1.2.3. Nội dung của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng
thủy sản .............................................................................................................. 13
1.3. Các giai đoạn áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong nuôi trồng
thủy sản ................................................................................................................. 16
1.3.1. Giai đoạn 1: Phân tích, đánh giá nội dung, điều kiện hồn cảnh sự kiện
thực tế cần áp dụng pháp luật ............................................................................ 16
1.3.2. Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc
đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật........................................................... 17
1.3.3. Giai đoạn 3: Quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc ......... 18


1.3.4. Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật. ............. 18
1.4. Điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong ni

trồng thủy sản ....................................................................................................... 19
1.4.1. Đảm bảo về chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng là định hướng
chính trị cho chiến lược, chính sách áp dụng pháp luật về bảo vệ mơi trường
trong ni trịng thủy sản của Nhà nước ta ....................................................... 19
1.4.2. Bảo đảm về mặt pháp lý .......................................................................... 20
1.4.3. Bảo đảm về tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ áp
dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ..................... 22
1.4.4. Bảo đảm về vật chất, kỹ thuật, tài chính cho thực hiện áp dụng pháp luật
về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản............................................... 23
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆMÔI
TRƢỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢNTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN.... 25
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.................................................. 25
2.1.1. Thực trạng môi trường tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện nay .... 25
2.1.2. Khái quát hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình .................................................................................................................... 30
2.1.3. Tiềm năng kinh tế từ việc ni trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tiền
Hải, tỉnh Thái Bình ............................................................................................ 31
2.1.4. Những ảnh hưởng từ mơi trường đến việc nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.................................................................. 32
2.2. Những ưu điểm và nguyên nhân trong việc áp dụng pháp luật về bảo vệ
môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ........ 35
2.2.1. Những ưu điểm ........................................................................................ 35
2.2.2. Nguyên nhân của những ưu điểm trong áp dụng pháp luật về bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ............. 39
2.3. Những tồn tại, hạn chế của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải .................................................... 40
2.3.1. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế................................................ 43



CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VIỆC ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH ............................................. 45
3.1. Định hƣớng hoàn thiện áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong
nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ................................. 45
3.1.1. Áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản phải
dựa trên quan điểm phát triển bền vững ........................................................... 45
3.1.2. Áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình phải xuất phát từ đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và thực trạng môi trường của huyện ...................................................... 46
3.1.3. Áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản phải
đi đôi với việc nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi chủ
thể....................................................................................................................... 47
3.1.4. Áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản phải
đảm bảo đúng các quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về bảo
vệ môi trường..................................................................................................... 49
3.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong nuôi
trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.......................................... 50
3.2.1. Giải pháp về tăng cường áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong
nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ................................... 50
3.2.2. Giải pháp kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức
thực thi chính sách, pháp luật trong áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường
trong nuôi trồng thủy sản .................................................................................. 52
3.2.3. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công
tác áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở huyện
Tiền Hải ............................................................................................................. 52
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 59


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ADPL

: Áp dụng pháp luật

CCN

: Cụm công nghiệp

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KBM

: Kế hoạch bảo vệ môi trường

KCN

: Khu công nghiệp

QPPL

: Quy phạm pháp luật

UBND


: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----*****-----

TRẦN TRỌNG ĐẠI

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: Luật kinh tế
Mã sớ: 8380107

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, năm 2020


i

LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng đối với con người. Mỗi chúng ta,

khơng ai có thể sống được nếu thiếu môi trường tự nhiên. Ngày nay, vấn đề môi
trường và bảo vệ môi trường là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của mỗi nước
mà là của tất cả các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, để có được cuộc sống văn minh,
hiện đại; con người đã phải “trả giá rất đắt” cho những hành vi thiếu ý thức bảo vệ
trong khai thác và sử dụng quá mức các thành phần của mơi trường tự nhiên phục
vụ cho mục đích phát triển kinh tế như tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt,
bn bán và giết mổ các lồi động vật hoang dã đến mức nguy cơ tuyệt chủng, khai
thác và sử dụng không hợp lý các nguồn nguyên liệu thiên nhiên hóa thạch (than đá,
dầu mỏ…), tình trạng ồ ạt xây dựng các nhà máy thủy điện… dẫn đến hậu quả là
môi trường sống bị tàn phá hết sức nặng nề đe dọa trực tiếp sự sống của con người,
sự tồn vong của nhân loại, dẫn đến sự xuất hiện các hiện tượng thiên tai cực đoan
như siêu bão, lũ ống, lũ quét, biến đổi khí hậu, trái đất ngày càng nóng lên, các lớp
băng vĩnh cửu ở các ngọn núi cao và ở Bắc Cực tan nhanh chóng, tình trạng nước
triều dâng… Do đó, vấn đề ơ nhiễm mơi trường là một trong những thách thức lớn
nhất của loài người trong Thế kỷ XXI. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển
cũng khơng nằm ngồi thực trạng đáng báo động này. Để thực hiện thắng lợi mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”, đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận về tốc độ tăng
trưởng kinh tế, xây dựng hệ thống kết cấu công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội đồng bộ, làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thơng ngày càng văn minh, hiện
đại… thì q trình này cũng để lại những hệ lụy về môi trường rất đáng lo ngại. Các
báo cáo về thực trạng môi trường trong những năm gần đây của Bộ Tài nguyên và
Môi trường cho thấy chất lượng môi trường tự nhiên ngày càng xuống cấp, rừng bị
tàn phá nặng nề, nhiều loại động vật hoang dã bị tuyệt chủng, tình trạng nguồn nước
bị ơ nhiễm, nồng độ khói, bụi và tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép (đặc biệt là ở
khu vực đô thị, các khu công nghiệp)… Hơn nữa, Việt Nam được đánh giá là một


ii


trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài.
Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, vào cuối thế kỷ XXI, sẽ có
khoảng 40% diện tích vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, 11% diện tích vùng Đồng
bằng sơng Hồng và 3% diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển
sẽ bị ngập nước. Khi đó sẽ có khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực
tiếp, với tổn thất khoảng 10% GDP. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập
trên 20% diện tích thành phố; là một trong năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu mà minh chứng điển hình nhất là tình trạng hạn
hán chưa từng có trong gần 100 năm qua ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long và Tây Nguyên vào những tháng đầu năm 2016 đã gây thiệt hại rất nghiêm
trọng về đời sống và sản xuất. Đồng thời, thảm họa môi trường đặc biệt nghiêm
trọng do Nhà máy Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh làm ô nhiễm vùng
biển của 04 tỉnh miền Trung bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên - Huế làm cá biển chết hàng loạt, tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái biển mà
đến nay chưa thể đánh giá hết được hậu quả thiệt hại… Điều này đặt ra yêu cầu cần
thống nhất và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung
và bảo vệ mơi trường bằng pháp luật nói riêng vì mục tiêu phát triển đất nước bền
vững là yêu cầu cấp thiết và là địi hỏi tất yếu khơng thể chậm trễ.
Tiền Hải là huyện ven biển, có điểm chiến lược quan trọng về quốc phòng,
an ninh cũng như về kinh tế (đặc biệt là phát triển kinh tế biển và phát triển công
nghiệp). Trong những năm qua, Tiền Hải đã đạt được những thành tựu nổi bật về
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2018 tăng
bình quân 13,64%/năm, cao nhất so với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (bình
qn tồn tỉnh đạt 11,55%/năm).
Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào thì huyện Tiền Hải đang phải đối mặt
với rất nhiều thách thức về tình trạng ơ nhiễm và suy thối mơi trường ngày một
trầm trọng như tình trạng ơ nhiễm khơng khí, khói, bụi và khí thải tại các nhà máy,
nước thải công nghiệp, chất thải rắn, rác thải… có xu hướng ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân của thực trạng này là do ý thức chấp hành pháp luật nhất là pháp luật



iii

về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và người dân chưa cao, tình trạng vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra phổ biến, hệ thống các văn bản về tổ chức
thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và việc áp dụng pháp luật ở địa phương chưa đầy
đủ, thống nhất, cịn thiếu; thậm chí cịn mâu thuẫn, chồng chéo; các cơ quan quản lý
chuyên trách về bảo vệ môi trường vừa yếu lại vừa thiếu, sự phối kết hợp giữa các
cơ quan chuyên môn của tỉnh và huyện cũng như cấp xã chưa cao, đôi lúc cịn đùn
đẩy trách nhiệm, tình trạng "cha chung khơng ai khóc" cịn thường xun diễn ra...
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra nhận định rằng việc áp dụng pháp luật về bảo vệ
môi trường nhất là trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải nói chung và ở tỉnh
Thái Bình cịn có nhiều bất cập, hạn chế so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Để khắc phục hạn chế, yếu kém này thì cần thiết phải tăng cường hiệu quả,
hiệu lực quản lý nhà nước về áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi
trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải. Với những lý do cơ bản trên, em lựa chọn đề tài
“Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” làm Luận văn thạc sĩ luật học.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
Bảo vệ môi trường là một khái niệm ra đời kể từ khi con người nhận thức
được sự nguy hiểm, tác hại do các hành vi của mình gây ra cho mơi trường. Hiện có
rất nhiều quan niệm về bảo vệ mơi trường, tơi chỉ viện dẫn ra một số quan niệm cụ
thể sau đây:
- Theo GS. TSKH Lê Huy Bá: “Bảo vệ môi trường gồm các chính sách, chủ
trương, các chỉ thị nhằm ngăn chặn hậu quả xấu của con người đối với môi trường,
các sự cố môi trường do con người và thiên nhiên gây ra. Bảo vệ mơi trường cịn

bao hàm cả ý nghĩa sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”.


iv

- Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Bảo vệ mơi trường là tập hợp các biện
pháp giữ gìn, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi sinh vật, thực vật,
động vật và môi sinh, đất nước, khơng khí, lịng đất) nghiên cứu, thử nghiệm thiết
bị sử dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ ít có hoặc khơng có phế
liệu… nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người. Ngồi ra,
bảo vệ mơi trường cịn tạo ra điều kiện tinh thần, văn hóa khiến cho đời sống con
người được thoải mái”.
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cho rằng: “Bảo vệ môi trường
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội và nghĩa vụ của mọi công
dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm sốt, ngăn ngừa, khắc phục ơ nhiễm với khôi phục
và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu
dùng sạch. Coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với q
trình biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên. Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng
hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia”.
- Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: “Hoạt động bảo
vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến mơi
trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi
mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường
trong lành”.
Từ các khái niệm về bảo vệ môi trường trên, tôi thấy rằng cho dù cách diễn
đạt hoặc quan niệm có thể khác nhau song các quan điểm về bảo vệ môi trường đều
thống nhất ở điểm chung là bảo vệ môi trường là hoạt động có ý thức của Nhà nước,
các tổ chức và mọi người dân trong xã hội trong việc giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, khắc phục những tác động xấu của con người đối với mơi trường vì sự
phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường không chỉ là nghĩa vụ của mỗi quốc gia mà

còn là nghĩa vụ của mọi thành viên trong cộng đồng thế giới để giữ cho trái đất mãi
mãi xanh tươi. Hơn nữa, bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của tồn dân và phải tiến
hành thường xuyên, liên tục, lâu dài và bền bỉ; trong đó, Nhà nước có vai trị quan
trọng trong quản lý, bảo vệ môi trường bằng pháp luật.


v

1.2. Nội dung của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong nuôi
trồng thủy sản
 Chủ thể của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
 Khách thể của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
 Nội dung của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản

1.3. Các giai đoạn áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong ni
trồng thủy sản
 Giai đoạn 1: Phân tích, đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực
tế cần áp dụng pháp luật
 Giai đoạn 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra
các quyết định áp dụng pháp luật
 Giai đoạn 3: Quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc
 Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật.

1.4. Điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong
nuôi trồng thủy sản
 Đảm bảo về chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng là định hướng chính
trị cho chiến lược, chính sách áp dụng pháp luật về bảo vệ mơi trường trong
ni trịng thủy sản của Nhà nước ta
 Bảo đảm về mặt pháp lý
 Bảo đảm về tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ áp dụng

pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
 Bảo đảm về vật chất, kỹ thuật, tài chính cho thực hiện áp dụng pháp luật về
bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản


vi

CHƢƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện
2.1.1. Thực trạng môi trường tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện nay
Huyện Tiền Hải được thành lập từ năm 1828 do công cuộc khai hoang lấn
biển của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Tiền Hải nằm phía Đơng Nam tỉnh Thái
Bình, với 34 xã, 01 thị trấn, dân số toàn huyện là 215.535 người. Tổng diện tích tự
nhiên của huyện là 22.604,47 ha.
+ Phía Bắc giáp huyện Thái Thụy;
+ Phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ;
+ Phía Nam giáp huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định);
+ Phía Tây giáp huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

2.1.2. Khái quát hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình
Có thể nói, nghề ni trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải nói riêng và cả nước
nói chung có từ rất lâu đời nhưng đi lên từ xuất phát điểm rất thấp, nhỏ lẻ, manh
mún và phân tán tự phát. Nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải xuất hiện từ
những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.
Nghề nuôi ngao: ban đầu xuất hiện là các hộ gia đình, cá nhân đi đánh bắt

ngao ngồi tự nhiên về được nhiều khơng bán kịp và để dự phịng khi mưa gió, thời
tiết khơng cho phép đi khai thác... thì họ thả ngao xuống những vùng bãi bồi ven đê
và dùng lưới, bả để vây lại và bảo vệ. Dần dần thấy con ngao phát triển bình thường
và cho hiệu quả kinh tế cao hơn việc bn bán nhỏ lẻ và từ đó nghề ni ngao xuất
hiện, nhưng cũng chỉ ở mức nhỏ lẻ, manh mún. Đến đầu những năm 2000 thì nghề
ni ngao mới phát triển mạnh, người dân có thể cải tạo những vùng bùn lầy sau đó


vii

bơm cát vào để ni thả ngao (vì con ngao chỉ thích hợp sống trong những vùng bãi
bồi nhiều cát và nước triều lên xuống hàng ngày) từ đó năng xuất nuôi được nâng
lên và hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt.
Nhưng đối với con tơm thì việc ni trồng được các hộ gia đình ở Hải
Phịng, Quảng Ninh, Nam Định đến đầu tư hợp tác cùng nuôi thả (khoảng từ những
năm 1990). Hiện nay, có một số doanh nghiệp và người dân tự bỏ vốn để đầu tư
những ao, đầm để ni tơm theo mơ hình cơng nghiệp, những ao, đầm nuôi tôm này
được đầu tư rất tốt về kỹ thuật (nhưng vấn đề về xử lý nước thải cũng như chất thải
từ phân, thức ăn thừa tại các ao tôm đang là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi
phải đầu tư rất lớn về vốn cũng như công nghệ để xử lý vấn đề này, nếu không xử lý
kịp thời sẽ mang lại hậu quả trực tiếp các gia đình đó bị ảnh hưởng mà cả vùng ni
trồng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng... nên địi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa nhà nước,
nhân dân cũng như các doanh nghiệp).
Từ xuất phát điểm là một huyện ven biển chỉ dựa vào khai thác thủy hải sản
tự nhiên, nay người dân Tiền Hải đã làm chủ kỹ thuật trong việc nuôi trồng thủy sản
(nhất là nuôi ngao, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá song, cá vược, cua biển...) và đã
đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, làm thay đổi diện mạo cả vùng quê.

2.1.3. Tiềm năng kinh tế từ việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Ni trồng thủy hải sản vẫn là thế mạnh giúp người dân huyện Tiền Hải phát
triển kinh tế vững chắc, đến nay (theo số liệu năm 2018) đã có 5.200 ha diện tích
ni trồng thủy sản, trong đó: diện tích ni nước ngọt 919 ha, diện tích ni nước
lợ 1.976 ha, cịn lại là diện tích ni nước mặn. Tổng sản lượng ni trồng và đánh
bắt thuỷ sản đạt trên 88 nghìn tấn. Với diện tích ni trên 2.305 ha ngao đã cho đạt
sản lượng và có giá trị kinh tế cao, làm tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn
huyện. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của Tiền Hải đạt khoảng 52 triệu
đồng/người (mức cao thứ 2 chỉ sau Thành phố Thái Bình).
Có thể nói, tiềm năng về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tiền Hải là
rất lớn, nó đem lại thu nhập cao, đời sống ổn định cho nhân dân, góp phần làm ổn


viii

định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Để nâng cao hơn nữa năng suất cũng
như chất lượng sản phẩn thì cần phải tập trung vào những mặt hàng có thế mạnh của
địa phương (như ngao, tơm, cá song, cá vược, cua biển...). Đây chính là bước đột
phá để đưa huyện Tiền Hải đạt tốc độ tăng trưởng cũng như thu nhập bình quân trên
đầu người cao.

2.1.4. Những ảnh hưởng từ môi trường đến việc nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Sự phát triển "ồ ạt" các đầm, ao nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao đang
đặt ra nhiều vấn đề về môi trường nước, nhiều loại dịch bệnh mới phát sinh trong
chính con tơm mà người ni cũng khơng thể kiểm sốt được… Đặc biệt, vùng bãi
triều ni ngao và vùng đầm nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao hồn tồn tự
phát, khơng theo quy hoạch. Điề u này đã gây khó khăn cho vi ệc quản lý , xử lý về
môi trường và th ực hiện quy hoạch đề án phát triể n nuôi ngao ven biể n của huy ện
Tiền Hải.
Việc nuôi trồng thủy sản tự phát làm ảnh hưởng đến một số diện tích rừng

ngập mặn (do việc phun cát vào rừng ngập mặn nên lượng cây sú, vẹt bị ảnh hưởng,
chậm phát triển có khi còn bị chết), nhiều hệ sinh thái đất ngập mặn vùng biển đang
bị phá hủy do phát triển kinh tế, dẫn đến mất nơi cư trú, sinh trưởng, phát triển...
của nhiều loại động vật thủy sinh. Nguồn giống tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm
trọng, nhiều lồi thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng.
Mơi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển có hàm lượng sắt (phèn hóa)
trong nước do q trình phèn hóa mạnh mẽ, N-NH3, Coliforms... gây ảnh hưởng
đến nuôi trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản phải gánh chịu các rủi ro từ những hoạt động bất khả
kháng bên ngồi như bão lũ, nắng nóng, từ các nguồn gây ô nhiễm của các ngành
sản xuất khác: chất thải từ nông nghiệp (thuốc trừ sâu, diệt cỏ...); chất thải cơng
nghiệp (hóa chất, kim loại nặng, nước thải chưa qua xử lý...); giao thơng, du lịch,
khai thác dầu khí…


ix

2.2. Những ưu điểm và nguyên nhân trong việc áp dụng pháp luật về bảo vệ
môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
2.2.1. Những ưu điểm
Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thứ hai, thực hiện tốt việc áp dụng pháp luật về môi trường tại các KCN,
CCN, khu dân cư trên địa bàn huyện.
Thứ ba, thực hiện việc áp dụng pháp luật về môi trường ở nông thôn.
Thứ tư, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về
môi trường.
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trên địa bàn
huyện Tiền Hải.

2.2.2. Nguyên nhân của những ưu điểm trong áp dụng pháp luật về bảo vệ

môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Cơng tác bảo vệ mơi trường cũng như việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng thủy sản luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp,
các ngành, sự vào cuộc của cán bộ và nhân dân, coi đây là việc sống còn, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe, đời sống cộng đồng.
Xuất phát từ lợi ích kinh tế của việc ni trồng thủy sản đem lại, nên việc
đưa các chính sách pháp luật đặc biệt là chính sách pháp luật về môi trường vào áp
dụng trong thực tế được cán bộ và nhân dân hưởng ứng tự giác thực hiện.
Công tác tuyên truyền: tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức cũng như
đa dạng về nội dung cũng như chú ý đến các đối tượng khác nhau, như thông qua hệ
thống đài truyền thanh của huyện, xã, thôn; thông qua các hội nghị, qua các hoạt
động tôn giáo, các cuộc thi...

2.3. Những tồn tại, hạn chế của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải
- Tình trạng ơ nhiễm mơi trường cục bộ trên địa bàn huyện vẫn đang gia
tăng.


x

- Công tác phối hợp trong việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường giữa
các sở, ban, ngành của tỉnh với nhau và với Ủy ban nhân dân huyện cũng như Ủy
ban nhân dân cấp xã chưa chủ động, thường xuyên.
- Việc phát hiện, kiểm tra và xử lý các vi phạm chưa được kịp thời và chưa
nghiêm, vẫn cịn tình trạng cố tình vi phạm hoặc lợi dụng kẽ hở trong công tác quản
lý nhà nước về môi trường để vi phạm.
- Một số điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn chưa được
khắc phục kịp thời, còn để kéo dài, gây búc xúc trong cộng đồng và ảnh hưởng tới
sức khỏe nhân dân.

- Lực lượng cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý mơi trường nói chung
và trong việc áp dụng pháp luật về mơi trường mỏng, ít cán bộ có chun mơn sâu
về lĩnh vực này, đặc biệt đối với cấp huyện và cấp cơ sở.
- Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp
chưa nghiêm.
- Chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực nông
thôn chưa được thu gom và xử lý đúng quy định (nhất là tại vùng ven biển, nhân
dân và ngư dân còn xả chất thải trực tiếp xuống biển như túi nilon, các chất thải
rắn...); tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến
ô nhiễm môi trường nơng thơn ngày càng tăng. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở
một số làng nghề khó kiểm sốt, xử lý và khắc phục còn chậm.

2.3.1. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
2.3.1.1. Nguyên nhân khách quan
- Các văn bản QPPL về bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành đặc biệt ở trung ương rất nhiều (có thể nói là "rừng luật") nhưng
cịn thiếu tính đồng bộ và tính khả thi, gây khó khăn khi triển khai thực hiện, nhất là
đối với vấn đề về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
- Hệ thống văn bản QPPL chưa phân định rõ trách nhiệm của từng sở, ngành,
địa phương cụ thể trong công tác áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường nhất là


xi

bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản dẫn tới sự chồng chéo và
chưa đạt được hiệu quả cao của công tác quản lý.

2.3.1.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của một số cấp ủy đảng và chính quyền trong việc áp dụng pháp
luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái

Bình cịn hạn chế.
- Việc phân cơng trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về
tuyên truyền pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường giữa các sở, ngành và địa
phương chưa rõ ràng, còn nhiều hạn chế, chưa chủ động phối hợp trong công tác
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Kinh phí đầu tư cho cơng tác áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường chưa
đáp ứng được u cầu (kinh phí cấp huyện bố trí cho cơng tác sự nghiệp mơi trường
cịn rất thấp).
- Việc tun truyền, phổ biến pháp luật chưa thường xuyên, thiếu tính chủ
động, lâu dài, chưa có nhiều biện pháp để tập trung tuyên truyền, đặc biệt là các quy
định về trình tự lập các thủ tục về bảo vệ môi trường, quy định về quản lý chất thải
nguy hại, quy định về xử lý vi phạm hành chính,…

CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VIỆC ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG
NUÔITRỒNG THỦY SẢN TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI
BÌNH
3.1. Định hƣớng hồn thiện áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
trong nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Qua việc đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại của hệ
thống văn liên quan đến việc áp dụng pháp luật về bảo vệ mơi trường, có thể thấy
rằng, u cầu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi


xii

trường nói chung và hệ thống văn bản liên quan đến việc áp dụng pháp luật về bảo
vệ môi trường trong ni trồng thủy sản nói riêng đang trở thành một yêu cầu, đòi
hỏi cấp bách hiện nay.

Áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản phải
dựa trên quan điểm phát triển bền vững
Áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình phải xuất phát từ đặc điểm tình hình kinh tế - xã
hội và thực trạng môi trường của huyện
Áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản phải đi
đôi với việc nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi
chủ thể
Áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản phải
đảm bảo đúng các quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về
bảo vệ môi trường

3.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong
nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Giải pháp về tăng cường áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong
nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Giải pháp kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức thực
thi chính sách, pháp luật trong áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường
trong nuôi trồng thủy sản
Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác
áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở huyện
Tiền Hải


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----*****-----

TRẦN TRỌNG ĐẠI


THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: Luật kinh tế
Mã sớ: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS TRƢƠNG HỒ HẢI

Hà Nội, năm 2020


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường là yếu tố vô cùng quan trọng đối với con người. Mỗi chúng ta,
khơng ai có thể sống được nếu thiếu môi trường tự nhiên. Ngày nay, vấn đề môi
trường và bảo vệ môi trường là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của mỗi nước
mà là của tất cả các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, để có được cuộc sống văn minh,
hiện đại; con người đã phải “trả giá rất đắt” cho những hành vi thiếu ý thức bảo vệ
trong khai thác và sử dụng quá mức các thành phần của môi trường tự nhiên phục
vụ cho mục đích phát triển kinh tế như tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt,
buôn bán và giết mổ các loài động vật hoang dã đến mức nguy cơ tuyệt chủng, khai
thác và sử dụng không hợp lý các nguồn nguyên liệu thiên nhiên hóa thạch (than đá,
dầu mỏ…), tình trạng ồ ạt xây dựng các nhà máy thủy điện…dẫn đến hậu quả là
môi trường sống bị tàn phá hết sức nặng nề đe dọa trực tiếp sự sống của con người,
sự tồn vong của nhân loại, dẫn đến sự xuất hiện các hiện tượng thiên tai cực đoan

như siêu bão, lũ ống, lũ quét, biến đổi khí hậu, trái đất ngày càng nóng lên, các lớp
băng vĩnh cửu ở các ngọn núi cao và ở Bắc Cực tan nhanh chóng, tình trạng nước
triều dâng… Do đó, vấn đề ô nhiễm môi trườnglà một trong những thách thức lớn
nhất của loài người trong Thế kỷ XXI. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển
cũng không nằm ngoài thực trạng đáng báo động này. Để thực hiện thắng lợi mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”, đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận về tốc độ tăng
trưởng kinh tế, xây dựng hệ thống kết cấu cơng trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội đồng bộ, làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thông ngày càng văn minh, hiện
đại… thì quá trình này cũng để lại những hệ lụy về môi trường rất đáng lo ngại. Các
báo cáo về thực trạng môi trường trong những năm gần đây của Bộ Tài nguyên và
Môi trường cho thấy chất lượng môi trường tự nhiên ngày càng xuống cấp, rừng bị
tàn phá nặng nề, nhiều loại động vật hoang dã bị tuyệt chủng, tình trạng nguồn nước
bị ơ nhiễm, nồngđộ khói, bụi và tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép (đặc biệt là ở
khu vực đô thị, các khu công nghiệp)… Hơn nữa, Việt Nam được đánh giá là một


2

trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài.
Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, vào cuối thế kỷ XXI, sẽ có
khoảng 40% diện tích vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, 11% diện tích vùng Đồng
bằng sơng Hồng và 3% diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển
sẽ bị ngập nước. Khi đó sẽ có khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực
tiếp, với tổn thất khoảng 10% GDP. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập
trên 20% diện tích thành phố;là một trong năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu mà minh chứng điển hình nhất là tình trạng hạn
hán chưa từng có trong gần 100 năm qua ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long và Tây Nguyên vào những tháng đầu năm 2016 đã gây thiệt hại rất nghiêm
trọng về đời sống và sản xuất. Đồng thời, thảm họa môi trường đặc biệt nghiêm

trọng do Nhà máy Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnhlàm ô nhiễm vùng
biển của 04 tỉnh miền Trung bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên - Huế làm cá biển chết hàng loạt, tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái biển mà
đến nay chưa thể đánh giá hết được hậu quả thiệt hại… Điều này đặt ra yêu cầu cần
thống nhất và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung
và bảo vệ mơi trường bằng pháp luật nói riêng vì mục tiêu phát triển đất nước bền
vững là yêu cầu cấp thiết và là địi hỏi tất yếu khơng thể chậm trễ.
Tiền Hảilà huyện ven biển, có điểm chiến lược quan trọng về quốc phòng, an
ninh cũng như về kinh tế (đặc biệt là phát triển kinh tế biển và phát triển công
nghiệp). Trong những năm qua, Tiền Hải đã đạt được những thành tựu nổi bật về
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2018 tăng
bình quân 13,64%/năm, cao nhất so với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (bình
qn tồn tỉnh đạt 11,55%/năm).
Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào thì huyện Tiền Hải đang phải đối mặt
với rất nhiều thách thức về tình trạng ơ nhiễm và suy thối mơi trường ngày một
trầm trọng như tình trạng ơ nhiễm khơng khí, khói, bụi và khí thải tại các nhà máy,
nước thải cơng nghiệp, chất thải rắn, rác thải… có xu hướng ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân của thực trạng này là do ý thức chấp hành pháp luật nhất là pháp luật


3

về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và người dân chưa cao, tình trạng vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra phổ biến, hệ thống các văn bản về tổ chức
thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và việc áp dụng pháp luật ở địa phương chưa đầy
đủ, thống nhất, cịn thiếu; thậm chí cịn mâu thuẫn, chồng chéo; các cơ quan quản lý
chuyên trách về bảo vệ môi trường vừa yếu lại vừa thiếu, sự phối kết hợp giữa các
cơ quan chuyên môn của tỉnh và huyện cũng như cấp xã chưa cao, đôi lúc cịn đùn
đẩy trách nhiệm, tình trạng "cha chung khơng ai khóc" cịn thường xun diễn
ra...Như vậy, chúng ta có thể đưa ra nhận định rằng việcáp dụng pháp luậtvề bảo vệ

môi trường nhất là trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải nói chung và ở tỉnh
Thái Bình cịn có nhiều bất cập, hạn chế so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Để khắc phục hạn chế, yếu kém này thì cần thiết phải tăng cường hiệu quả,
hiệu lực quản lý nhà nước về áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi
trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải. Với những lý do cơ bản trên, em lựa chọn đề tài
“Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” làm Luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Bảo vệ mơi trường vì sự phát triển bền vững là vấn đề toàn cầu do con người
nhận thức sâu sắc sự tác động tiêu cực của mình đối với mơi trường đã và đang đe
dọa trực tiếp đến sự sống trên trái đất. Điều này đã được ghi nhận trong các văn
kiện chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường do Liên hợp quốc tổ chức
tại Braxin (năm 1992), tại Nam Phi (năm 2010) và tại Pari (Pháp) năm 2015. Do đó,
bảo vệ mơi trường nói chung và áp dụng pháp luật về bảo vệ mơi trường nói riêng
đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của giới khoa học ở nước ta. Trên
cơ sở kế thừa những kết quả của các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài đã
công bố, luận văn đi sâu nghiên cứu việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường
trong nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.


4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là chỉ ra những bất cập, đề xuất
một số quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm thực thi việc áp dụng pháp luật về
bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện
nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên

cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường thông
qua việc:
+ Làm rõ khái niệm, đặc điểm của áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Làm rõ nội dung, vai trò của áp dụng pháp luật về bảo vệ mơi trường;
+ Đề cập ngun tắc, hình thức của áp dụng pháp luật về bảo vệ mơi
trường…
- Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi
trồng thủy sản ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây.
- Luận chứng khoa học một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm
áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiền
Hải, tỉnh Thái Bình hiện nay.
4. Đới tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi
trồng thủy sản dưới góc độ lý luận và thực tiễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu việc áp dụng pháp luật về bảo vệ môi
trường trong phạm vi nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình.


×