Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

NCKH L2 learning motivation BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.6 KB, 91 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC
TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –
MARKETING
Mã số đề tài: …………
Người hướng dẫn: Phạm Thị Kim Thanh
Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Quốc Bảo
2. Nguyễn Huỳnh Đăng

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

Ngành học: Kế toán doanh nghiệp

TP. HCM, Tháng 05 năm 2022


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1

CHỮ VIẾT TẮT
DB

TÊN ĐẦY ĐỦ
Sự đảm bảo về cách làm việt
của nhân viên



2

DC

Sự đồng cảm

3

DU

Sự đáp ứng

4

EFA

Exploratory Factor Analysis


DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài...............................................................27
Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu đề nghị....................................................................28
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.............................................................46
Bảng 4.2. Bảng kiểm định thang đo biến CI bằng hệ số Cronbach Alpha...............48
Bảng 4.3. Bảng kiểm định thang đo biến CO bằng hệ số Cronbach Alpha..............49
Bảng 4.4. Bảng kiểm định thang đo biến LE bằng hệ số Cronbach Alpha..............51
Bảng 4.5: Bảng kiểm định thang đo biến MA bằng hệ số Cronbach Alpha.............52
Bảng 4.6: Bảng kiểm định thang đo biến SP bằng hệ số Cronbach Alpha...............53
Bảng 4.7:Bảng kiểm định thang đo biến SC bằng hệ số Cronbach Alpha...............55

Bảng 4.8. Bảng kiểm định thang đo biến SI bằng hệ số Cronbach Alpha................56
Bảng 4.9. Bảng kiểm định thang đo biến MO bằng hệ số Cronbach Alpha.............57
Bảng 4.10: Bảng ma trận xoay các nhân tố độc lập.................................................59
Bảng 4.11 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc............................................62
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh...............................................................64
Bảng 4.12: Bảng phân tích tương quan Pearson......................................................65
Bảng 4.13 : Tóm tắt mơ hình hồi quy (Model Summary)........................................65
Bảng 4.14: Phân tích phương sai (ANOVA)............................................................66
Bảng 4.15: Hệ số phương trình hồi quy...................................................................66
Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đốn chuẩn hóa...............69
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu.......................72


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................7
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.......................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................8
5. Kết cấu của đề tài.............................................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA
HỌC SINH, SINH VIÊN.........................................................................................9
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến động cơ học ngoại ngữ và
các nhân tố ảnh hưởng............................................................................................9
1.1.1.

Các nghiên cứu trên thế giới..................................................................9

1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam..................................................................10

1.2.

Kết quả đạt được và những vấn đề cần nghiên cứu....................................11

1.2.1.

Kết quả đạt được..................................................................................11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG CƠ HỌC NGOẠI NGỮ VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG...........................................................................13
2.1.

Tổng quan về ngoại ngữ - Tiếng Anh.........................................................13

2.1.1.

Vai trò của Tiếng anh...........................................................................13

2.1.2.

Nhu cầu/yêu cầu học Tiếng anh...........................................................14

2.1.3.

Phương pháp học tiếng anh..................................................................16

2.2.

Lý thuyết “Động cơ học ngoại ngữ thứ 2 - L2 Learning Motivation”........16


2.2.1.

Khái quát về sự hình thành và phát triển của L2 theory.......................16

2.2.2.

Mơ hình L2 Motivational Self System.................................................20

2.3.

Động lực.....................................................................................................21

2.3.1.

Khái niệm động lực.............................................................................21

2.3.2.

Vai trò của động lực với học tập..........................................................22

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH - MARKETING...............................................................................24
3.1.

Quy trình nghiên cứu..................................................................................24

3.1.1.

Khung nghiên cứu................................................................................24


3.1.2.

Quy trình nghiên cứu...........................................................................24

3.2.

Nghiên cứu định lượng...............................................................................25


3.2.1.

Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................25

3.2.2.

Nghiên cứu chính thức.........................................................................26

3.3.

Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu đề nghị.................................................26

3.3.1.

Mơ hình nghiên cứu.............................................................................26

3.3.2.

Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................27


3.4.

Mô tả thang đo...........................................................................................28

3.4.1.

Mô tả thang đo cho “Hứng thú văn hóa, chính trị”..............................28

3.4.2.

Mơ tả thang đo cho "Nhu cầu giao tiếp du lịch ”.................................29

3.4.3.

Mô tả thang đo cho "Nhu cầu học tập, nghề nghiệp"...........................30

3.4.4.

Mô tả thang đo cho "Nhu cầu thực hiện giá trị bản thân"....................32

3.4.5.

Mô tả thang đo cho " Sự tự tin của bản thân"......................................33

3.4.6.

Mô tả thang đo cho "Áp lực của bản thân"..........................................33

3.4.7.


Mô tả thang đo cho biến “Sự tự tin của bản thân”...............................34

3.4.8.

Mô tả thang đo cho “Môi trường học tập”...........................................35

3.4.9.

Mô tả thang đo cho “Động lực học tiếng Anh”....................................36

3.5.

Mô tả cách chọn mẫu..................................................................................37

3.5.1.

Đối tượng khảo sát...............................................................................37

3.5.2.

Kích thước mẫu...................................................................................38

3.5.3.

Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................38

3.6.

Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................38


3.7.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng.........................................................42

3.7.1.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo sơ bộ.............................................42

3.7.2.

Phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo sơ bộ.................................43

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................44
4.1.

Mô tả bộ dữ liệu.........................................................................................44

4.2.

Kết quả nghiên cứu định lượng..................................................................46

4.2.1.

Thực hiện kiểm định chất lượng thang đo...........................................46

4.2.2.

Phân tích nhân tố khám phá.................................................................56

4.2.3.


Kiểm định mơ hình nghiên cứu...........................................................62

4.2.4.

Dị tìm các vi phạm giả định hồi quy...................................................65

4.2.5.

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu...................................................67

4.2.6.

Thảo luận kết quả nghiên cứu..............................................................68

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý................................................................71
5.1.

Kết luận......................................................................................................72


5.2.

Hàm ý.........................................................................................................72

5.2.1. Kiến nghị đối với nhóm yếu tố “hứng thú với văn hóa, chính trị của các
nước nói tiếng Anh”..........................................................................................73
5.2.2.

Kiến nghị đối với nhóm yếu tố “nhu cầu học tập, nghề nghiệp”..........73


5.2.3.

Kiến nghị đối với nhóm yếu tố “Áp lực từ bản thân người học”.........74

5.2.4.

Kiến nghị đối với nhóm yếu tố “Sự tự tin của bản thân”.....................74

PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT.........................................................................75
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................76


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội ngày nay, việc hiểu biết và sử dụng ngôn ngữ thứ hai ngày càng
phổ biến trên khắp thế giới. Việt Nam là một đất nước đang phát triển và đang trong
thời kỳ hội nhập. Việc sử dụng ngôn ngữ thứ hai đang là vấn đề cần thiết cho toàn
bộ sinh viên Việt Nam nói chung cũng như sinh viên Trường Đại học Tài chính –
Marketing nói riêng. Hiện nay, chuẩn đầu ra của Trường Đại học Tài chính –
Marketing đối với sinh viên hệ đại trà là 500 TOEIC, sinh viên chất lượng cao là 5.0
IELTS và 6.0 IELTS đối với chương trình quốc tế. Xác định tính cấp thiết của việc
học tiếng Anh, nhóm nghiên cứu mong muốn kết quả đạt được của bài là đưa ra
được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường cũng như nắm
bắt được tâm lý của các bạn sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing
Theo Đại hội Đại biểu toàn quốc sinh viên Việt Nam, điểm TOEIC bình quân
của sinh viên năm nhất dao động từ 220-245/990 điểm – rất thấp so với mức 450500 điểm – mức mà rất nhiều doanh nghiệp coi là tối thiểu để chấp nhận hồ sơ xin
việc. Để học có hiệu quả và tiến bộ thì một yếu tố quan trọng khơng thể thiếu chính
là động lực trong việc học. Học tốt tiếng Anh từ khi còn trên ghế nhà trường có thể
xem là đà hồn hảo để có thể đạt được các mục tiêu trước mắt cũng như sau khi ra

trường.
Hiện nay bằng TOEIC 650-750 là điều kiện đủ để giúp sinh viên cạnh tranh
việc làm và mức lương tốt ở các cơng ty, thậm chí là những cơng ty liên kết
và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến động
cơ học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing” để chỉ ra
các nhân tố quyết định, ảnh hưởng nhiều nhất đến việc học tập ngoại ngữ của sinh
viên trường. Qua kết quả nghiên cứu, nhóm cũng đưa ra một vài ý kiến nhận xét
cũng như kiến nghị các biện pháp cần cải thiện trong việc học tiếng Anh của sinh
viên trường.


2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
-

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định và đánh giá mức độ tác động của các

nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học Tiếng Anh của sinh viên đại học Tài chính Marketing.
-

Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao động cơ học tiếng Anh của

sinh viên đại học Tài chính - Marketing.
-

Câu hỏi nghiên cứu:

+ Q1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến động cơ học tiếng anh của sinh
viên UFM?
+ Q2: Các giải pháp nào để nâng cao động cơ học tiếng Anh cho sinh viên

UFM?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh vien đang theo học tại trường Đại học Tài
chính – Marketing
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian: từ tháng 09/2021 đến tháng 05/2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định lượng: được thực hiện bằng phương pháp khảo sát
bằng bảng câu hỏi online
- Việc xử lý số liệu, kiểm định thang đo và phân tích kết quả thơng qua sử
dụng phần mềm SPSS.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu theo 5 chương:
Chương 1:Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến động cơ học ngoại ngữ của học sinh, sinh viên.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về động cơ học ngoại ngữ và các nhân tố ảnh
hưởng.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học
tiếng anh của sinh viên trường Đại học Tài Chính- Marketing.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC
NGOẠI NGỮ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến động cơ học ngoại

ngữ và các nhân tố ảnh hưởng

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới hiện tại có rất nhiều nghiên cứu về động cơ, các nghiên cứu
về học ngơn ngữ thứ hai thì lại càng nhiều. Tất cả các nghiên cứu đều đưa ra những
thuận lợi và các yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ của sinh viên
các trường đại học trên thế giới.
Nghiên cứu “Factors influencing second language acquisition” của Siti
Khasinah (2014) được thực hiện dựa trên bài viết của Ellis (1985), Richard (1985),
Gardner và Lambert (1972). Bài viết mô tả việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai qua các
khía cạnh ảnh hưởng đến việc tiếp thu ngơn ngữ thứ hai như động lực, thái độ, tuổi
tác, trí thơng minh, năng khiếu, phong cách nhận thức, và tính cách,… Nghiên cứu
chỉ ra rằng động lực là yếu tố quan trọng nhất trong việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai.
Các yếu tố còn lại như thái độ, tuổi tác, năng khiếu, phong cách nhận thức đều là
những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc học ngơn ngữ thứ hai. Bên cạnh đó
cịn có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng nhất định đến việc học tập của người học
như: yếu tố cá nhân như nhận thức hoặc trạng thái tình cảm của người học, lịng tự
trọng, lo lắng, sự đồng cảm và hướng ngoại,…
Nghiên cứu “The Factors Affecting Learners’ Motivation in English
Language Education” của Seda Ekiz và Zahitjan Kulmetov (2016). Đối
tượng nghiên cứu là 40 học sinh tiểu học trong khóa giảng dạy tiếng Anh. Đối
tượng nghiên cứu là 40 học sinh trung học (20 nam và 20 nđịnh tính và định lượng.
Theo Dornyei (1998) nhấn mạnh về sự ảnh hưởng của độnữ), tuổi từ 18-20. Phương
pháp thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi bao gồm cả câu hỏi g lực như là một trong
những yếu tố lớn nhất trong việc học ngôn ngữ thứ hai. Bên cạnh đó một số yếu tố
như mơi trường, phương pháp giảng dạy của giáo viên, yếu tố gia đình.


Kết quả: hơn 70% người tham gia nghiên cứu cho rằng động lực của họ bị
ảnh hưởng tích cực từ cha mẹ, gần 88% học sinh cho rằng đã có động lực hơn từ
giáo viên, và hầu hết các học sinh đều xác nhận động lực của họ bị ảnh hưởng bởi
những yếu tố trong lớp như tiếng ồn, không khí trong lớp, vv.

1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Từ nghiên cứu : “PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
HỌC ANH NGỮ CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ” của Quan Minh Nhựt và Phạm Phúc
Vinh (2013), Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc phân tích và xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến việc học và thi lấy bằng của sinh viên trường đại học Cần
Thơ. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp Phân tích nhân tố
( Factor analsis) để rút gọn và tóm tắt dữ liệu trong những nghiên cứu khi phải thu
thập một lượng biến khá lớn trong phân tích. Thơng qua hệ số Cronbach’s Alpha, có
thể kiểm định mức độ chặt chẽ của các câu hỏi trong thang đo có tương quan với
nhau không. Kết quả thấy được nhân tố người dạy và môi trường ngoại ngữ ảnh
hưởng rất nhiều đối với việc học và thi lấy chứng chỉ anh văn của sinh viên trường.
Còn đối với nghiên cứu : “HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC TIẾNG ANH CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TRONG ĐÀO TẠO
THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ” của Lê Thị Hồng Lam (2013) khảo sát tìm hiểu thực
trạng học tiếng Anh của sinh viên ở các phương diện: hình thức, thời gian, địa điểm,
phương tiện trang thiết bị hỗ trợ và xác định những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc
tự học Tiếng Anh cũng như vai trò của giáo viên trong việc hỗ trợ sinh viên tự học
ngoại ngữ. Kết quả nhận được từ nghiên cứu thấy rõ nhiều điều bất cập từ thái độ,
động cơ, cách thức tự học của sinh viên trường đại học nông nghiệp Hà Nội. Sinh
viên vẫn cịn tâm lý e ngại, khơng dám hỏi thầy cô tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn trong
việc tự học ngoại ngữ.
Qua nghiên cứu : “ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC
TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM” của Trương Cơng Bằng
(2016), bài viết trình bày về mối quan hệ giữa niềm tin của sinh viên vào khả năng


học tiếng Anh thành công, những giá trị mà tiếng Anh sẽ mang lại cho họ ảnh
hưởng trên hai yếu tố: (1) kết quả học tập tiếng Anh và (2) việc tham gia các khóa

học tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
kết quả học tiếng Anh của sinh viên là niềm tin vào khả năng học thành công môn
này.
Nhận xét chung: Qua tìm hiểu của nhóm nghiên cứu về những đề tài có liên
quan đến đề tài của nhóm từ nguồn tài liệu cả trong và ngồi nước nhóm có nhận
xét sợ bộ như sau: phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng yếu tố động lực cá nhân
là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến động lực học ngôn ngữ thứ hai (tiếng Anh, tiếng
Trung,...) của học sinh và sinh viên. Bên cạnh đó nhóm yếu tố về mục tiêu (mục tiêu
cá nhân, mục tiêu hiệu quả, mục tiêu xã hội) và nhóm yếu tố thái độ, tuổi tác, môi
trường học tập cũng là những yếu tố ảnh hưởng nhất định đến động lực và kết quả
của người học trong q trình tiếp thu ngơn ngữ thứ hai.
1.2. Kết quả đạt được và những vấn đề cần nghiên cứu
1.2.1. Kết quả đạt được
Từ các tài liệu nghiên cứu trong nước và nước ngồi có liên quan mà nhóm
đã tìm hiểu và tổng hợp được tóm tắt sơ bộ trong bảng sau:
Nhân tố

Siti

Seda Ekiz và

Quan Minh

Lê Thị

Trương

Khasinah

Zahitjan


Nhựt và

Hồng

Công

(2014)

Kulmetov

Phạm Phúc

Lam

Bằng

(2016).

Vinh (2013)

(2013)

(2016)

Ideal L2 self x
x

Ought to
L2 self

Động lực

x

x

x

x
x

cá nhân
Mục tiêu xã

x

hội
Mục

x


tiêu hiệu
quả
Mục tiêu cá
nhân
Thái độ

x


x

Tuổi tác

x

x

Mơi trường
(trường học,
gia đình)

x

x


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG CƠ HỌC NGOẠI
NGỮ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
2.1. Tổng quan về ngoại ngữ - Tiếng Anh
2.1.1. Vai trò của Tiếng anh
Theo Wikipedia, Tiếng anh có nguồn gốc từ một ngơn ngữ là Gremen tây.
Trong suốt hơn 1400 năm phát triển, nhờ một phần ảnh hưởng đế quốc Anh cũng
như sự nổi lên của Hoa Kỳ cho nên tiếng anh được lan rộng ra tồn thế giới và trở
thành ngơn ngữ dẫn đầu trong giao tiếp quốc tế. Hầu hết các nước phát triển và tại
các thành phố lớn trên thế giới thì ngơn ngữ tiếng anh góp một phần vai trị quan
trọng trong cuộc sống hằng ngày của người dân nơi đây. Theo xu hướng hội nhập
thế giới và các quốc gia phát triển ở Châu Á như Singapore, Việt Nam cần phải thay
đổi để mở rộng thị trường, đầu tư và phát triển kinh tế .Việc học ngoại ngữ nói
chung và tiếng Anh nói riêng giúp Việt Nam tìm được tiếng nói chung từ đó có thể

thể hiện tiềm năng kinh tế từ đó thu hút được các nguồn vốn và nhà đầu tư từ nước
ngồi.
Hiện nay, có thể nói tiếng anh là một ngôn ngữ rất phổ biến và thơng dụng
thậm chí đóng vai trị rất quan trọng. Đây là một ngơn ngữ có thể đáp ứng các nhu
cầu đa dạng của người sử dụng như công việc, học tập, giao tiếp,... Theo tìm hiểu
của nhóm nghiên cứu, tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai được học và sử dụng nhiều
nhất và là ngơn ngữ chính thức (Quốc ngữ) của gần 60 quốc gia có chủ quyền trên
thế giới, là ngơn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu và nhiều
tổ chức quốc tế và khu vực khác.
Trước xu thế tồn cầu hóa, tiếng anh là một cơng cụ hữu hiệu, đóng vai trị to
lớn phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam. Ngày càng có nhiều tập đồn và
cơng ty lớn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức
đối với nguồn nhân lực ở Việt Nam. Được làm việc ở Unilever, Coca Cola, Nestle
hay thậm chí là Big4 là mơ ước của rất nhiều người. Để đạt được điều này, ứng viên
không những phải giỏi về chun mơn mà cịn phải có chứng chỉ nhất định về trình
độ tiếng Anh như Toeic, Ielts,... Tóm lại, có thể nói tiếng Anh là chìa khóa quan
trọng bậc nhất trong việc phát triển kinh tế của đất nước.


2.1.2.
2.1.2.1.


Nhu cầu/yêu cầu học Tiếng anh
Trung tâm học tiếng anh
Giáo viên

Tiếng Anh là một ngôn ngữ khô khan với nhiều người, nên việc tiếp thu đơi
khi rất khó khăn đối với người mới bắt đầu học. Giáo viên là người truyền cảm
hứng về việc học tiếng anh, do đó việc tiếp thu của người học phụ thuộc rất lớn vào

phương pháp giảng dạy của giáo viên. Ngồi ra, để có được chất lượng giảng dạy
tốt, đòi hỏi giảng viên phải có chứng chỉ quốc tế liên quan tới tiếng anh và chứng
chỉ để tham gia giảng dạy. Thêm vào đó kinh nghiệm, phương pháp dạy và sự quan
tâm đến học viên cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình tiếp thu của người học.


Chương trình học

Chương trình học cũng là một phần quan trọng khơng kém, vì nó tùy thuộc
vào ý định và lịch trình học tùy vào mục đích của mỗi người. Mỗi chương trình và
lộ trình học khác nhau mang đến những kết quả khác nhau đối với mỗi người ví dụ
người học phần nghe và phần viết tốt thì họ có chương trình học bồi dưỡng thêm
phần đọc và phần nói,ngược lại. Vì thế tìm hiểu về chương trình học của mỗi trung
tâm cũng là điều cần thiết đối với người học


Môi trường học tập

Môi trường học là tiêu chí tiếp theo mà người học cần phải tìm hiểu, mỗi
trung tâm đều có mơi trường học riêng cho học viên, từ trình độ, nhu cầu và thời
gian theo yêu cầu của học viên sao cho tối đa kết quả mang lại. Ví dụ việc kiểm tra
trình độ đầu vào giúp người học tìm được lớp học phù hợp với trình độ, cùng với
các học viên khác cùng trình độ, người học có thể học hỏi khơng chỉ từ giáo viên mà
cịn từ bạn học. Vì vậy, việc chọn môi trường học cũng quan trọng không kém với
việc chọn giáo viên và chương trình học.


Quy mơ lớp học

Quy mô lớp học là một phần trong việc chọn trung tâm, số lượng quá đông sẽ

khiến mức độ quan tâm của giáo viên đối với mỗi học viên sẽ không cao, từ đó mà
làm giảm sút đi hiệu quả học tập. Vì thế, quy mơ lớp học lý tưởng nhất là từ 10 – 15
người.




Học phí

Việc theo học ở một trung tâm với mức học phí phù hợp với điều kiện kinh tế
cũng rất quan trọng. Lớp học chất lượng phải phù hợp với giá tiền mà người học
mong muốn. Vì thế học phí là tiêu chí mà người học cần phải quan tâm.
2.1.2.2.


Tại nhà
Tìm kiếm giáo viên dạy tiếng anh tại nhà

Việc tiếp thu từ vựng và ngữ pháp đối với một môn ngữ mới rất khó khăn mà
hiện nay đại đa số người học tiếng anh có tâm lý ngại giao tiếp, nên trình độ sẽ
khơng được cải thiện nhiều. Vì thế giải pháp chọn một giáo viên dạy tại nhà có thể
giải quyết được vấn đề này.


Tự học

Tùy theo lộ trình và trình độ của từng người, tự học cũng là một phương
pháp rất hữu hiệu để cải thiện trình độ tiếng Anh. Người học có thể linh động cả
trong thời gian bản thân mà không phụ thuộc bất kỳ điều gì, ngồi ra cịn có thể học
theo phương pháp riêng phù hợp nhất với bản thân. Nhược điểm duy nhất của

phương pháp này chính là người học cần phải có thái độ tự giác và sự u thích nhất
định vì khơng có người đốc thúc hay quản lý. Để tự học đạt kết quả như mong đợi,
ngồi việc có phương pháp phù hợp, thời gian hợp lý thì tài liệu cũng rất quan trọng.
Để chọn được tài liệu phù hợp với trình độ và lộ trình học trong vơ vàn đầu sách
trên thị trường hiện nay là một vấn đề khá nan giải. Nhóm nghiên cứu xin đề xuất
một số tiêu chí để lựa chọn sách để tự học tại nhà.


Tên tác giả

Tên tác giả là thương hiệu, cũng phần nào nói lên được chất lượng, uy tín và
giá trị của cuốn sách. Khi một tác giả hoặc một tổ chức nổi tiếng phát hành một đầu
sách thì giá trị của quyển sách càng cao và phổ biến, từ đó giá trị sử dụng và hiệu
quả cũng được nâng cao.


Tham khảo từ bạn bè

Người học có thể tham khảo từ bạn bè, thầy cô, những người mà đọc qua
hoặc đã học qua. Từ đó, người học có thể chọn lọc được sách phù hợp, cũng như
tránh được việc tốn thời gian vào những quyển sách không hiệu quả.




Nội dung cuốn sách:

Khi chọn một đầu sách, quan trọng nhất là nội dung cuốn sách có phù hợp
với trình độ, phương pháp và lộ trình học khơng.
2.1.3.



Phương pháp học tiếng anh
Học từ vựng, ngữ pháp

Người học có thể học từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp theo từng chủ đề hoặc
từng nhóm nghĩa hoặc chủ đề người học mong muốn, đam mê yêu thích để ghi nhớ
một cách hiệu quả và đa dạng hơn. Ngồi ra, người học có thể học thông qua đọc
các truyện ngắn, các bài báo bằng tiếng anh hoặc qua đài truyền hình, các tác phẩm
nước ngồi. Thêm vào đó, có thể đọc và học các từ ngữ chuyên ngành từ các sách
và giáo trình nước ngồi.


Học nghe

Người học có thể học nghe thơng qua các bài hát tiếng Anh để quen với
giọng và cách phát âm của người bản địa. Ngoài ra, người học cịn có thể luyện
nghe từ các chương trình hoặc từ các phim điện ảnh nước ngồi. Có thể nói đây là
phương pháp rất hiệu quả để học tiếng Anh mà khơng gây căng thẳng.


Học nói

Ngồi việc học nói với người nước ngoài ở trung tâm trong giờ lên lớp,
người học có thể tìm cách nói chuyện với người nước ngồi ở cơng viên hoặc các
qn cafe có người nước ngồi, các câu lạc bộ tiếng Anh,... Nhưng tốt nhất vẫn nên
đi học ở các trung tâm vì họ có thể chỉnh phát âm, các câu từ và các lỗi sai từ mà
người học hay mắc phải.
Tóm lại, để tạo động lực học tích cực và có hiệu quả thì người học nên phân
bổ thời gian hợp lý chia đều cho các kỹ năng, không nên chỉ tập trung quá nhiều vào

một kỹ năng và nên học khoảng thời gian mà bản thân thấy thoải mái nhất để việc
tiếp thu đạt hiệu quả cao nhất.


2.2. Lý thuyết “Động cơ học ngoại ngữ thứ 2 - L2 Learning
Motivation”
2.2.1.

Khái quát về sự hình thành và phát triển của L2

theory
Động lực là yếu tố cơ bản trong q trình học một ngơn ngữ. Nó được các
giáo viên và nhà nghiên cứu nhận định là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất
đến sự thành cơng trong việc học ngôn ngữ thứ hai (Gardner 1972; Oxford, 1996).
Động lực cung cấp cho người học sự thúc đẩy để bắt đầu học ngơn ngữ thứ hai và
duy trì q trình học về sau (Dornyei, 2001a). Ngồi ra, động lực cũng giúp xác
định mức độ tích cực và tính cá nhân trong việc học ngoại ngữ cũng như ngôn ngữ
thứ hai (Oxford, 1996:121). Vì lý do đó, những học sinh khơng có động lực sẽ
khơng tích cực trong việc học của mình, dẫn tới việc khơng thể phát triển những kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Như Rajab et al. (2012:419) đề cập, khơng có động
lực, những học sinh dù có năng khiếu cũng khơng thể hồn thành những mục tiêu
dài hạn, bất kể người đó sử dụng giáo trình hay học với giáo viên nào.
Với tầm quan trọng đó, những lý thuyết về động lực học đã đang là trung tâm
của
những nghiên cứu chuyên sâu. Trong 50 năm qua, những nhà nghiên cứu về
động lực học đã cố gắng tìm ra những yếu tố quyết định đến việc tạo động lực cho
học sinh cũng như những phương pháp giáo viên có thể áp dụng để thúc đẩy động
lực của học sinh trong lớp học.
Theo Dornyei, lịch sử của việc dạy và học ngoại ngữ trải qua ba giai đoạn:
thời kỳ tâm lý xã hội, thời kỳ nhận thức và thời kỳ định hướng quy trình

Thời kỳ tâm lý xã hội (1959-1990)
Thời kỳ này được nhắc đến trong nghiên cứu của Robert Gardner trong bối
cảnh Canada – quốc gia sử dụng hai ngôn ngữ. Theo Gardner (2010), động lực là
một hệ thống phức tạp rất khó để định nghĩa. Tuy nhiên, ơng nói rằng một cá nhân
có động lực là người đặt ra mục tiêu và kiên trì theo đuổi mục tiêu đó. Động lực
cũng là kết quả của q trình tương tác với ngơn ngữ và cộng đồng của ngơn ngữ
đó. Vì vậy, dựa trên nghiên cứu của Gardner, bối cảnh xã hội và thái độ đối với ngôn


ngữ thứ hai và cộng đồng sử dụng ngôn ngữ thứ hai là nền tảng để hiểu được động
lực của người học. Fishbein và Ajze định nghĩa rằng thái độ là những phản hồi tích
cục hoặc tiêu cực của một cá nhân đối với một đối tượng cụ thể (ngôn ngữ thứ hai).
Ngồi ra, khơng thể khơng nhắc đến những nghiên cứu khác về động lực
trong giai
đoạn này ngoài những nghiên cứu của Gardner và Lambert. Clément năm
2010 đã phát triển một khái niệm gọi là sự tự tin ngôn ngữ (linguistic selfconfidence). Lý thuyết này cho rằng việc trở thành một phần của cộng đồng nói
nhiều thứ tiếng sẽ tạo động lực cho bất kỳ cá nhân nào muốn tiếp xúc với cộng đồng
sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Năm 1986, Schumann đề xuất thuyết tiếp nhận văn hóa
(acculturation theory). Tiếp nhận văn hóa là việc người học sẽ hịa nhập vào cộng
đồng sử dụng ngơn ngữ đích. Tuy nhiên, việc này chỉ là bước khởi đầu trong quá
trình học. Có được mơi trường học ngoại ngữ, người học có thể giao tiếp với người
bản địa và tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.
Trong giai đoạn này, Gardner là người đưa ra nhiều lý thuyết về động lực
học ngôn ngữ thứ hai nhất. Mặc dù bị chỉ trích bởi nhiều nhà nghiên cứu khác trong
cùng lĩnh vực, những lý thuyết của Gardner đã hiển nhiên trở thành nền tảng và
truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà nghiên cứu khác có cái nhìn tồn diện hơn về
động lực trong lĩnh vực ngôn ngữ học cũng như trong những lĩnh vực khác.
Thời kỳ dựa trên nhận thức ( Những năm 90)
Trong khi những nghiên cứu ở thời kỳ trước tập trung vào tầm quan trọng
của thái độ và cảm giác của người học đối với ngôn ngữ thứ hai và cộng đồng sử

dụng ngơn ngữ đó thì những nghiên cứu trong thời kỳ này lại tập trung nhấn mạnh
sự nhận thức. Bối cảnh học tập, nhu cầu của giáo viên và học sinh được tập trung
xem xét nhiều hơn là yếu tố cộng đồng và bối cảnh cảnh xã hội. Điều này khơng có
nghĩa những kết quả từ những nghiên cứu ở thời kỳ trước bị xem nhẹ mà thực tế
những ý tưởng này chủ yếu dùng để mở rộng những lý thuyết trước đây trên khía
cạnh nhận thức
Những nhà nghiên cứu đầu tiên chỉ trích những nghiên cứu của thời kỳ tâm
lý xã hội là Crookes và Schmidt. Họ cho rằng có những khía cạnh cần được xem xét


đưa vào nghiên cứu và nhiều khía cạnh quan trọng khác chưa được ghi nhận trong
lĩnh vực nghiên cứu về động lực học ngôn ngữ thứ hai. Hai tác giả đã sử dụng một
kết quả nghiên cứu của Keller về những yếu tố quyết định đến động lực: sự thích
thú, sự liên quan, kỳ vọng và kết quả để hiểu hơn về động lực được tạo ra trong
những bối cảnh cụ thể hơn, chẳng hạn như lớp học và giáo án (MacIntyre, 2002)
Trong giai đoạn này, Dornyei (1994) đã đề xuất ra thuyết động lực trong ba
phạm vi:
· Phạm vi ngôn ngữ: tập trung vào yếu tố ngôn ngữ và cộng đồng. Chủ yếu
dựa vào động cơ hòa nhập và động cơ thực dụng được đưa ra bời Gardner
· Phạm vi người học: bao gồm sự nhận thức về khả năng của bản thân và
mong muốn thành công của người học
· Môi trường học tập: tập trung chủ yếu vào ba phạm vi trong một lớp học
ngoại ngữ, đó là giáo viên, giáo án, và nhóm học tập
Trong thời kỳ này, sự chuyển tiếp từ khía cạnh khái quát sang khía cạnh cụ
thể hơn trong việc tiếp nhận động lực học ngôn ngữ thứ hai đã trở niên hiển nhiên.
Việc này không hề xem nhẹ những nghiên cứu trước đây dựa trên tâm lý xã hội.
Những lý thuyết ở thời kỳ trước chính là nền tảng cho việc nghiên cứu những khía
cạnh chưa được khám phá trong lĩnh vực động lực học, tiêu biểu là thuyết động lực
học dựa trên ba phạm vi được đề xuất bởi Dornyei (1994). Những nghiên cứu trong
giai đoạn này đã chứng minh được rằng động lực học ngôn ngữ thứ hai không chỉ bị

ảnh hưởng bởi tâm lý hay xã hội mà nó cịn bị ảnh hưởng bởi những khía cạnh cụ
thể hơn trong một lớp học như: giáo trình, nhu cầu của học sinh hay vai trị của giáo
viên. Tóm lại, những phạm vi đo lường động lực học được đưa ra bởi Dornyei là
cách đơn giản nhất để mọi người có được cái nhìn đúng đắn nhất về động lực trong
quá trình học ngơn ngữ thứ hai
Thời kỳ định hướng q trình
Có ba nghiên cứu quan trọng trong thời kỳ này:
Nghiên cứu đầu tiên là của Williams và Burden (2011) đã chỉ ra rằng mỗi
một cá nhân có động cơ học tập khác nhau. Theo hai tác giả, động cơ học tập bao
gồm ba yếu tố chính:


· Lý do học tập: ở đây lý do học tập chịu tác động của những nhân tố trong
và ngoài của mỗi cá nhân
· Quyết định để học
· Duy trì sự cố gắng cũng như sự bền bỉ chịu đựng để hoàn thành tốt việc học
Nghiên cứu tiếp theo là của Ushioda, tập trung vào động lực nhất thời của người
học. Lý thuyết này nhấn mạnh (1) động lực trong q trình trải nghiệm học tập
(những trải nghiệm tích cực trong quá khứ, trải nghiệm liên quan trong quá trình
học) và (2) động lực ảnh hưởng trực tiếp đến những mục tiêu tương lai của người
học (mục tiêu cá nhân, ưu tiên, động cơ)
Cuối cùng là những lý thuyết của Dornyei và Otto – được xem là toàn diện
nhất trong giai đoạn này. Lý thuyết của họ tập trung vào hai giai đoạn: (1) giai đoạn
hành động: mục tiêu được chuyển hóa thành hành động và thành tích, và (2) giai
đoạn tạo động lực: trước khi hành động (lập mục tiêu), khi hành động (đăng ký một
lớp học ngoại ngữ), và sau khi hành động (phản hồi ra bên ngoài hay niềm tin cá
nhân)
Sự nhận thức lại các lý thuyết động lực học xảy ra do mâu thuẫn với mô hình
truyền thống của động lực học ngơn ngữ thứ hai, vốn tập trung vào quan điểm về sự
hòa nhập. Các nhà nghiên cứu muốn mở rộng lý thuyết để nó có thể áp dụng cho

nhiều tình huống khác nhau, đặc biệt là những tình huống khơng thể sử dụng những
quan niệm về hịa nhập và cộng đồng nói ngơn ngữ thứ hai (Dörnyei et al., 2006).
Trong những năm gần đây, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ ngày càng phổ
biến, được gọi ngơn ngữ tồn cầu. Một trong những khác biệt trong động lực ngày
nay là người học muốn giao tiếp khơng chỉ với người bản ngữ mà cịn với cộng
đồng lớn hơn bên ngồi các nước nói tiếng Anh.
Mục đích của những nghiên cứu về động lực học nhằm điều tra những nhân
tố ảnh hưởng tới hiệu quả của q trình học ngơn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, tính phức
tạp của động lực học ngoại ngữ đã dẫn tới những kết quả đối lập và những khái
niệm khác nhau qua nhiều năm.



×