Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu thống kê tổng sản phẩm trong nước( gdp) của việt nam giai đoạn 1990 2003 (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 105 trang )

cft

H
>
J

B Ộ G IẨ O B Ợ C V Ằ

TẬO

T S .Ơ Ờ N G Đ Ậ I K Ọ C K IN K TỀ

DẲN

N G U Y ỄN T H Ị TH Ữ H U Y ầN

N

/p í ¥ T T 17? 7 7

^

7

7

r* T n

" T *y T

C ỈM iíỉiX i ( u tỉ L



___

" /p

lililiM

___ _____^ _
<7

1711

7 ! '7 W 7 íH

■ 713 'r >.'v'*Ci Yv'^ 7 7 ^ , / ^ ^ r D v 7 F Ĩ Ă
I l Ị O i ^ l 13* n u U l i 1 1 1 J l J J r J Ị i U ầ

S iẨ -

B Q

Ẹ M

o

j n u
\7'V
ẨM
WiLJpi 1 r i m


Ĩ8 3 € = S § S B

LUẬN VĂM TH Ạ C si

H Ằ N Ộ I - 2®D4

IN H T E


Bộ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO
T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C K IN H T Ế Q u ố c D Â N
y- £9

N G U Y Ễ N THỊ T H U H U Y ỀN

NGHIÊN

THỐNG KÊ TỔNG SẢ N PHẨM

c ú ll

TRONG N ư ứ c ỈGDPỈ CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1 9 9 0 - 2 0 0 3

C

M

h


u

â

y

s

ê



n

ĩ

n

g

à

n

h

:

THỐNG KẼ
5.02.10


LU Ậ N V Ă N T H Ạ C s ĩ K IN H

tẽ'

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KH O A H Ọ C:

P G S .T S . T R Ầ N N G Ọ C P H Á C
đạihọcktqd

TRUNG T^ljus,
TH__
ƠNG__
TINTHỪVIẸN



N



i

- 2004


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo khoa Sau Đại học,
khoa Thống kê, trườhg Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đặc biệt là người
hướng dẫn khoa học - PGS.TS. Trần Ngọc Phác đã giúp đỡ rất nhiều để em có

thể hồn thành bản luận văn này.
%

Nhân dịp này, em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo
Viện Khoa học Thống kê cũng như các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo
điều kiện, giúp đỡ về mặt thời gian cũng như động viên, chia sẻ để em có thể
hồn thành cơng việc học hành này của mình.

Tác giả
Nguyễn Thị Thu Huyền

1


M ỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn



I

Mục lục

.

ii

Danh mục các chữ viết tắt


iv
%

Danh mục các bảng, sơ đồ, hình vẽ

V

LỊI MỎ ĐẦUI

1

CHƯƠNG I:

NHỮNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN cơ BẢN VỂ CHỈ TIÊU
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP)

4

1

Một sô vấn đề cơ bản về Hệ thống^tàr khoản quốc gia
(SNA)

4

7.7.

Các khái niệm và phân tổ chủ yếu của Hệ thông tài khoản
quốc gia


4

1.2.

Các loại giá sử dụng trong Hệ thống tài khoản quốc gia

8

1.3.

Một s ố vấn đề khác có liên quan trong SNA

12

2

GDP - Chỉ tiêu trung tâm trong SNA ở Việt Nam.

14

2.1.

Khái niệm, thời kỳ và phạm vi thống kê GDP (Gross
domestic Product)

2.2.

Vai trò và ý nghĩa của việc nghiên cứu thống kê GDP

15


2.3.

Phương pháp tính GDP theo SNA ở Việt Nam

16

2.3.1.

Nguyên tắc tính GDP

16

2.3.2.

Căn cứ khoa học của các phương pháp tính GDP

16

2.3.3.

Phương pháp tính GDP theo giá thực tế, ưu nhược điểm và
điều kiện vận dụng

21

2.3.4.

Phương pháp tính GDP theo giá so sánh, ưu nhược điểm và
điều kiện vận dụng


CHƯƠNG H:
1

7.7.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ Dự ĐỐN CHỈ TIÊU GDP

14

22

28

Phương pháp phán tích GDP

28

Nguyên tắc lựa chọn phương pháp phân tích GDP

28

11


7.2.

Lựa chọn một s ố phương pháp thống kê phân tích GDP

29


1.2.1.

P h ư ơ n g p h á p p h ân tổ v à ứ ng d ụ n g tro n g p h ân tích G D P

29

1.2.2.

P h ư ơ n g p h áp p h ân tích d ãy số th ờ i g ia n v à ứ n g d ụ n g tro n g
p h â n tích' G D P

30

12 3

P h ư ơ n g p h á p h ồ i q u y tư ơ ng q u an v à ứ n g d ụ n g tro n g p h ân
tíc h G D P

31

P h ư ơ n g p h á p c h ỉ số v ả ứ ng d ụ n g tro n g p h ân tích G D P

34

1.2.4.


2.


2 .7.

Phương pháp dự đốn GDP
»

Khái niệm và vai trị của dự đốn thống kê trong nghiên
cứu kinh tế

41
41

2.2.

Phân loại dự đoán

41

2.3.

Nguyên tắc lựa chọn phương pháp dự đoán GDP

42

2.4.

Lựa chọn một s ố phương pháp dự đoán GDP

42

C H Ư Ơ N G III:


P H Â N T ÍC H C H Ỉ T IÊ U G D P G IA I Đ O Ạ N 1 9 9 0 -2 0 0 3 V À

51

D ự Đ O Á N Đ Ế N N Ă M 2010

1

Đặc điểm v à xu hướng phát triển kinh tê xã hội Việt
Nam giai đoạn 1990-2003

51

2

Phân tích sự biến động GDP giai đoạn 1990-2003

53

3.

Dự đoán GDP đến năm 2010

74

KẾT LUẬN V À KIẾN

nghị


80

Danh mục tài liệu tham khảo

83

Phụ lục

86

111


D A N H M Ụ C T Ừ V IÊ T t Ắ t

A

ì

Phân tích (Analysis)

Bảng 1-0

Bảng vào - ra

Bảng SUT

Bảng nguồn và sử dụng

F


Dự đoán (Forecast)

FDI


Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

HDI

Chỉ số phát triển con người

ICOR

Hiệu quả sử dụng vốn đầu ra

KTQD

Kinh tế quốc dân

ML

Phương pháp khả năng tối đa

MPS


Bảng cân đối kinh tế quốc dân

NIEs

Các nước cơng nghiệp phát triển

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

ODA

Viện trợ họp tác phát triển chính thức

SE

Sai số chuẩn

SNA

Hệ thống tài khoản quốc gia •

SSE

Tổng bình phương các sai số

SSR

Tổng bình phương các phần dư


TFP

Năng suất các nhân tố tổng hợp

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

VA

Giá trị tăng thêm

VAT

Thuế giá trị gia tăng

WLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất gia quyền

IV


n \ M I M Ụ C C Á C B A N G , S ơ Đ ổ , H ÌN H V Ế
ì


T rang

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa giá cơ bản, giá sản xuất và giá sử dụng

10

Bảng 1.1? Mơ hình đơn giản của Bảng nguồn và sử dụng

13

Bảng 3.1. Bien động chung GDP của Việt Nam giai đoạn 1990-2003
theo giá so sánh năm 1994

53

Bảng 3.2. Tốc độ tăng GDP hàng năm theo khu vực kinh tế giai đoạn
1990-2003 theo giá so sánh năm 1994

57

Bảng 3.3. Cơ cấu GDP theo khu vực

59

Bảng 3.4. Tốc độ tăng GDP hàng năm theo loại hình kinh tế và thành
phần kinh tế giai đoạn 1995-2002 theo giá so sánh năm 1994

61

Bảng 3.5. Cơ cấu GDP theo loại hình kinh tế


62

Bảng 3.6. Số liệu GDP theo giá thực tế và giá so sánh năm 1994

67

Bảng 3.7. Kết quả tính tốn phân tích biến động GDP theo mơ hình 1A

69

Bảng 3.8. GDP theo giá so sánh năm 1994 và tổng số lao động bình
quân đang làm việc trong các ngành kinh tế

70

Bảng 3.9. Kết quả tính tốn phân tích biến động GDP theo mơ hình 2A

73

Bảng 3.10. Kết quả tính tốn sai số chuẩn của mơ hình 1F (SEị)

75

Bảng 3.11. Kết quả tính tốn sai số chuẩn của mơ hình 2F (SE2)

76

Bảng 3.12. 10 giá trị SSE bé nhất của mơ hình Holt


77

Bảng 3.13. Kết quả tính tốn sai số chuẩn của mơ hình theo ARIMA

78

Bảng 3.14. Kết quả dự đốn GDP theo giá so sánh năm 1994 của
Việt Nam đến năm 2010 theo mơ hình 5F

79


Hình 3.1. Đồ thị phát triển GDP của Việt Nam giai đoạn 1990-2003
theo giá so sánh năm 1994

54

Hình 3.2. Toe độ tăng GDP bình quân năm qua các giai đoạn khác
nhau
^

55

Hình 3.3: Tốc độ tăng GDP đầu người hàng năm bình quân các giai
đoạn

56

Hình 3.4. Tốc độ tăng BQ năm cửa GDP theo các khu vực kinh tế


58

Hình 3.5+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ

60

Hình 3.6. Tốe độ tăng GDP BQ năm theo thành phần kinh tế

61

Hình 3.7: Dạng hàm tuyến tính

63

Hình 3.8: Dạng hàm bậc hai

64

Hình 3.9: Dạng hàm bậc ba

64

VI


LỜ I M ỏ Đ Ầ U

1. Sự cần thiết của vỉệc nghiên cứu đề tài
Bất kỳ quốc gia nào dù ở trình độ phát triển đến đâu đều phải để tâm
nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêp kinh tế tổng hợp phản ánh thực trạng phát

triển kinh tế của nước mình, đồng thời phải phân tích và dự đốn hệ thống chỉ
tiêu đó nhằm đề ra sách lược, chiến lược phát triển đồng bộ trong tương lai.
Chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) là một trong những chỉ tiêu quan
trọng trong hệ thống các chỉ tiêu đó, nên việc đặt vấn đề nghiên cứu GDP ln
có ý nghĩa thực tiễn, nhất là trong xu thế hội nhập và quốc tế hoá nền kinh tế
thế giới như hiện nay.
Đã có một số tài liệu trong và ngồi nước đề cập đến các phương pháp
phân tích và dự đốn. Đặc biệt đã có nghiên cứu phân tích về chỉ tiêu này
nhưng với tên gọi cũ của chỉ tiêu là “Thu nhập quốc dân” tính trên tồn nền
kinh tế hay “Sản phẩm thuần tuý song song” theo phạm vi ngành, với những số
liệu khi nền kinh tế còn trong thời kỳ kế hoạch hoá và nền kinh tế quốc dân
hạch toán theo quan điểm của Hệ thống Bảng cân đối kinh tế quốc dân (MPS).
Gần đây ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về GDP theo Hệ thống Tài
khoản quốc gia (SNA) nhưng các nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở một khía
cạnh nhất định và phạm vi chưa được mở rộng. Trong giai đoạn hiện nay, nền
kinh tế quốc dân được hạch toán theo quan điểm mới của SNA, cùng với sự
xuất hiện, công bố rộng rãi, đa dạng của nhiều phương pháp phân tích và dự
đốn mới, sự trợ giúp của cơng cụ máy tính làm cho việc nghiên cứu trở Hên
thuận tiện và có điều kiện để đi sâu hơn và với kỳ vọng nghiên cứu chỉ tiêu này
trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân, việc đặt ra đề tài: “NGHIÊN c ứ u THỐNG KÊ
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐỌẠN 1990-2003” để
nghiên cứu là cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

1


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, phân tích và dự đốn chỉ tiêu GDP của Việt Nam, đồng thời
đề xuất những kết luận và kiến nghị cho việc nâng cao tốc độ tăng GDP trong
tương lai tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của quốc

gia.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
%

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chỉ tiêu GDP của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu GDP của Việt Nam theo Hệ
thống tài khoản quốc gia (SNA), ở giai đoạn 1990-2003.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn vận dụng phương pháp nghiên
cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu của
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Sử dụng rộng rãi các phương pháp nghiên cứu của lý
thuyết hệ thống, phương pháp mơ hình kinh tế lượng, phương pháp phân tích
các sự kiện kinh tế, đặc biệt là các phương pháp thống kê như: phân tổ, phân
tích dãy số thời gian, chỉ số, hồi quy tương quan; sử dụng các chương trình
phân tích và dự đốn thống kê nhằm giúp công tác nghiên cứu thuận lợi và đạt
kết quả tốt.
5. Những đóng góp của đề tài


Hệ thống hoá lại những vấn đề lý luận cơ bản của chỉ tiêu GDP;



Hệ thống hố lại các phương pháp tính GDP và điều kiện vận dụng của từng
phương pháp;



Hộ thống hóa lại một số phương pháp phân tích và dự đốn thống kê;




ứng dụng một số phương pháp phân tích và dự đốn thống kê trong phân
tích và dự đốn chỉ tiêu GDP;



Đề xuất các kiến nghị và kết luận thiết thực trong việc phát triển GDP theo
hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong tương lai.
2


6. Kết cấu của đề tài

Ngoài “Lời mở đầu” và “Kết luận, kiến nghị”, luận văn gồm 3
chương:
Chương I:

i
Những vấn đề lý luận cơ bản về chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước

Chương II:

Phương pháp phân tích và dự đốn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong
nước

Chương III: Phân tích chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam giai
' đoạn 1990-2003 và dự đoán đến năm 2010

3



CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN B Ể LÝ LUẬN c ơ BẢ N
V Ề C H Ỉ T lỂ c T ổN G SẢ N P H A M t r o n g n ư ớ c

1. M Ộ T S Ố V Ấ N Đ Ề C ơ B Ả N V Ê H Ẹ T H ố N G T À I K H O Ả N Q ư ố c G I A


Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA - System of National Account) là
một hệ thống các bảng cân đối hoặc những tài khoản được hình thành bởi một
hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm
phản ánh quá trình tái sản xuất sản phẩm xã hội và tổng sản phẩm trong nước
trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm.
SNA được chính thức áp dụng vào Việt Nam trong phạm vi cả nước từ
sau quyết định sơ 183/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm
1992. Từ đó, ngành thống kê Việt Nam đã từng bước áp dụng và liên tục cập
nhập tính mới trong SNA của Liên hợp quốc vào công tác của ngành. Cho đến
nay ở Việt Nam đã tính được các hệ số cơ bản của Tài khoản quốc gia, lập Tài
khoản sản xuất, Tài khoản tạo thu nhập; Tài khoản thu nhập và phân phối thu
nhập .v.v...và lập bảng cân đối liên ngành với số ngành sản phẩm ngày càng
mở rộng.
1.1. Các khái niệm và phân tổ chủ yếu của SNA
1.1.1. Sản xuất
Tài khoản quốc gia 1993 của thống kê Liên hợp quốc định nghĩa: “Sản
xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế
để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và
dịch vụ khác. Tất cả hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng
bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế
khác có thu tiền hoặc không thu tiền”1

Khái niệm sản xuất áp dụng trong thống kê tài khoản quốc gia của Việt
Nam phù hợp với phạm trù sản xuất của thống kê tài khoản quốc gia 1993 của
1Mục 1.20 Tài khoản quốc gia 1993
4


Liên hiệp quốc nhưng có điểm khác là khổng bao gồm các hoat đỏng bất hơp
pháp bi cấm trong Hiến pháp và các bỏ luât hiên hành như: buôn lậu ma tuý;
hoạt động mại dâm; hoạt động mê tín dị đoan...
1.1.2. Thường trú j
Tài khoản quổc gia định nghĩa nền kinh tế là tập hợp toàn bộ các đơn vị
thể chế thường trú. Một đơn vị thể chế được gọi là thường trú của một quốc gia
nếu đơn vị đó có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia
đó, tức là có trụ sở của đơn vị, có địa điểm sản xuất hoặc nhà cửa trong lãnh
thổ kinh tế của quốc gia, tiến hành các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh tê
với thời gian lâu dài (thường trên 1 năm).
I

Lãnh thổ kinh tế của 1 quốc gia bao gồm lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý
của Nhà nước mà ở đó cư dân, hàng hoá, tài sản và vốn được tự do lưu thơng.
Những quốc gia có biển, lãnh thổ kinh tế cịn bao gồm các hịn đảo thuộc quốc
gia đó và chịu sự điều chỉnh của những chính sách tài khoá và tiền tệ như đất
liền. Cụ thể, lãnh thổ kinh tế của 1 quốc gia bao g ồ m :2
+ Vùng đất, vùng trời, thềm lục địa nằm trong lãnh hải quốc tế mà quốc
gia có quyền bất khả xâm phạm trong khai thác cá và các tài nguyên;
+ Lãnh thổ quốc gia ở nước ngoài sử dụng cho mục đích ngoại giao (đại
sứ quán, lãnh sự quán), mục đích quân sự (căn cứ quân sự), nghiên cứu khoa
học (trạm nghiên cứu khoa học)....;
Từ định nghĩa lãnh thổ kinh tế của quốc gia và trung tâm lợi ích kinh tế,
thành viên của hộ gia đình thường trú rời khỏi lãnh thổ kinh tế của quốc gia

dưới 1 năm vẫn coi là cư dân thường trú của quốc gia đó.
Các đại sứ quán, lãnh sự quán, căn cứ quân sự của nước ngồi đóng trên
lãnh thổ Việt Nam thuộc lãnh thổ kinh tế của nước ngoài. Tuy nhiên, những
nhân viên người Việt Nam làm việc cho các đại sứ quán nước ngoài và các tổ
chức quốc tế tại Việt Nam là cư dân thường trú của Việt Nam.
1.1.3. Các phản tổ chủ yếu
1.13.1. Pliân ngành kinh tế quốc dân (KTQD)
Định nghĩa ngành kinh tế trong SNA thống nhất với định nghĩa trong
phân ngành kinh tế theo tiêu chuẩn quốc tế (ISIC): “Ngành kinh tế là ngành
2Mục 14.9 Tài khoản quốc gia 1993
5


bao gồm 1 nhóm các đơn vị sản xuất có liên quan tới cùng một loại hoạt động
hay các hoạt động tương tif*.
Cơ sở'để phân ngành kinh tế là các đơn vị sản xuất (đơn vị cơ sở). Đơn
vị sản xuất trong thọng kê Tài khoản quốc gia là đơn vị chỉ thực hiện 1 loại
hoạt động sản xuất hay hoạt động sản xuất chính chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ
tiêu giá trị tăng thêm của đơn vị trong trường hợp có 2 hoạt động sản xuất trở
lên.
Do đặc trưng của ngành kinh tế là một nhóm các đơn vị có liên quan tới
cùng mộuhoạt động nên phân ngành kinh tế có vai trị quan trọng trong việc
đánh giá chỉ tiêu GDP bằng phương pháp sản xuất. Phân ngành kinh tế còn
giúp cho việc xác định cơ cấu kinh tế theo ngành, xác định mối quan hệ kinh
tế giữa các ngành.
Phân ngành kinh tế áp dụng trong Tài khoản quốc gia của Việt Nam cơ
bản dựa trên phân loại hoạt động kinh tế theo chuẩn mực quốc tế (ISIC). Ngày
27 tháng 10 năm 1993, Chính phủ đã ký Nghị định số 75/CP ban hành Hệ
thống ngành kinh tế quốc dân áp dụng thống nhất trong cả nước. Trong bảng
phân ngành này có 20 ngành kinh tế cấp I, 60 ngành kinh tế cấp n , 159 ngành

kinh tế cấp III, 299 ngành kinh tế cấp IV và cần lưu ý một số quy định sau:
+ Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã
hội có nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước được xếp vào ngành Quản lý
Nhà nước và An ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc.
+ Hoạt động xổ số được xếp vào ngành Tài chính tín dụng.
1.13.2. Phân ngành sản phẩm
Sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) là kết quả hoạt động sản xuất của các
đơn vị thể chế. Phân ngành sản phẩm phục vụ cho thống kê, đánh giá các hoạt
động giao dịch hàng hoá và dịch vụ giữa các đơn vị thường trú với nhau, giữa
đơn vị thường trú và không thường trú.
Nguyên tắc áp dụng trong phân ngành sản phẩm dựa trên tính chất lý,
hố học của sản phẩm, nghĩa là dựa trên nguyên, vật liệu dùng để tạo ra sản
phẩm; quy trình sản xuất; mục đích sử dụng; sản phẩm có thể cất giữ trong kho
hay không.

3Muc 5.40 Tài khoản quốc gia 1993
6


Căn cứ cụ thể để xác định các sản phẩm giống nhau xếp vào 1 ngành
như sau: .
4Căn cứ vào công dụng của sản phẩm: các sản phẩm xếp trong cùng 1
ngành phải có cơng đụng giống nhau. Để biết công dụng của sản phẩm phải
xét tới giá trị sử dụng của nó dùng trong sản xuất và tiêu dùng. Đối với sản
phẩm có nhiều cơng dụng thì dựa vào cơng dụng chính;
+ Căn cứ vào ngun, vật liệu chính: các sản phẩm dùng nguyên, vật
liệu chính giống nhau để sản xuất ra chúng được xếp cùng vào một ngành sản
phẩm, nói cách khác một ngành sản phẩm bao gồm những sản phẩm sản xuất
ra từ những nguyên, vật liệu chính giống nhau;
+ Căn cứ vào quy trình cơng nghệ sản xuất ra sản phẩm: những sản

phẩm được tạo ra có quy trình cơng nghệ giống nhau và gần giống nhau được
xếp vào cùng một nhóm ngành sản phẩm.
Trong các căn cứ kể trên, căn cứ vào công dụng sản phẩm được xếp thứ
tự ưu tiên đầu tiên, tiếp đến căn cứ vào nguyên, vật liệu chính và căn cứ vào
công nghệ.
Phân ngành sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế được gọi là “Phân loại sản
phẩm trung tâm” (CPC - Central Product Classification), bao gồm: 10 nhóm
ngành sản phẩm cấp I; 69 nhóm ngành sản phẩm cấp H; 291 nhóm ngành sản
phẩm cấp III; 1036 nhóm ngành sản phẩm cấp IV và 1787 nhóm ngành sản
phẩm cấp V. Ngày 2 tháng 12 năm 1996, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
đã ra Quyết định sô 582/TCTK-PPCĐ về việc ban hành Hệ thống phân loại sản
phẩm chủ yếu của Việt Nam. Trong Hệ thống phân loại sản phẩm này gồm 10
loại sản phẩm cấp I; 68 loại sản phẩm cấp II; 294 loại sản phẩm cấp III; 1047
loại sản phẩm cấp IV và 1813 loại sản phẩm cấp V.
1.13.3. Phân theo thành phần kinh tế
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH nên còn tồn tại nhiều
thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh ở tất cả các ngành kinh tế. Cơ sở để phân loại các đơn vị sản
xuất, kinh doanh theo thành phần kinh tế là dựa trên chế độ sở hữu về tư liệu
sản xuất. Mục đích phân loại theo thành phần kinh tế nhằm phản ánh cơ cấu
kinh tế theo chế độ sở hữu và sự biến động của nó.

7


Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên
chế độ sở.hữu tư liệu sản xuất. Từ hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tồn dân, sở
hữu tập thể hình thành nên nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ
chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp.
ì'

Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, ở nước ta hiện nay
tồn tại 6 thành phần kinh tế như sau: kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế
tư bản Nhà nước; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có
vốn đầu tư nước ngồi.
Ngồi các phân tổ cơ bản đã giới thiệu ở trên, SNA còn phân tổ nền
KTQD theo vùng, lãnh thổ; theo khu vực thể chế.v.v...
1.2. Các loại giá sử dụng trong SNA
Nếu xét theo phạm vi hình thành và nội dung kỉnh tế của giá, SNA
đưa ra: giá cơ bản, giá sản xuất và giá sử dụng.
Để hiểu được sự khác biệt giữa các loại giá này, trước hết phải nắm được
nội dung của chỉ tiêu thuế sản xuất kinh doanh và trợ cấp sản xuất kinh doanh.
Thuế sản xuất kinh doanh là khoản phải nộp bắt buộc, một chiều, bằng
tiền hoặc hiện vật từ đơn vị sản xuất và kinh doanh cho nhà nước. Thuế sản
xuất kinh doanh bao gồm thuế sản phẩm và thuế sản xuất khác.
Thuế sản phẩm là thuế tính theo đơn vị hàng hoá và dịch vụ theo tỷ lệ
phần trăm nào đó của giá hàng hố và dịch vụ. Thuế này phải nộp vào thời
điểm đưa sản phẩm vào khâu lưu thơng dưới bất kỳ hình thức nào như: bán,
chuyển nhượng, xuất nhập khẩu, cho thuê hoặc dùng sản phẩm tự sản xuất ra
để tiêu dùng. Thuế sản phẩm gồm: thuế giá trị gia tăng (VAT); thuế tiêu thụ
đặc biệt; thuế tem; thuế xuất, nhập khẩu; thuế đánh vào các dịch vụ như: vui
chơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng, quảng cáo.v.v...được phân thành 4 nhóm
như sau:
i.

Thuế dạng giá trị gia tăng, gồm VAT theo mặt hàng; VAT được
khấu trừ và VAT không được khấu trừ; VAT hàng nhập khẩu.

ii.

Thuế nhập khẩu và thuế hàng nhập khẩu, không kể VAT, gồm

thuế nhập khẩu và thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Thuế đánh vào
hàng nhập khẩu gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế đánh vào các

8


dịch vụ đặc biệt; thuế do hệ thống đa tỷ giá hối đoái đối với bên
nhập khẩu.
iii.
iv.

Thuế xuất khẩu, gồm thuế xuất khẩu; thuế do hệ thống đa tỷ giá
hối đối,đối với bên xuất khẩu.
í
Th sản phẩm khác, gồm th doanh thu; thuê tiêu thụ đặc biệt;
thuế đánh vào các dịch vụ đặc biệt; thuế giao dịch vốn và tài
chính; lợi nhuận độc quyền tài khoá.
%

Riêng đối với VAT đơn vị phải nộp cho Nhà nước sẽ bằng phần VAT
ghi trong hoá đơn khi bán sản phẩm cho khách hàng (phần thu hộ Nhà nước từ
người tiêu dùng) của đơn vị trừ đi VAT đơn vị phải trả khi mua nguyên, vật
liệu dùng trong chi phí trung gian hay mua tài sản tạo thành tích luỹ TSCĐ của
đơn vị (phần đã nộp cho đơn vị khác). Như vậy VAT bao gồm phần thuế được
khấu trừ và không được khấu trừ. Hiện nay loại thuế này đang bộc lộ những
nhược điểm trong việc tạo khe hở cho đơn vị cố tình tăng khoản VAT được
khấu trừ và giảm khoản VAT không được khấu trừ dẫn đến việc in lậu, ghi
khống hoá đơn và tạo điều kiện cho thị trường buôn bán hoá đơn VAT đang
hoạt động rất mạnh mẽ, chưa kể đến việc vi phạm pháp luật trong việc thu lợi
hai lần từ việc trốn lậu VAT của Nhà nước.

Thuế sản xuất khác là tất cả các loại thuế khác trừ thuế sản phẩm đã kể
ở trên do đơn vị phải nộp cho Nhà nước khi tiến hành hoạt động sản xuất, như
thuế đánh vào quỹ lương hoặc lực lượng lao động; thuế đất, nhà xưởng và vật
kiến trúc khác; thuế tài nguyên, thuế giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép
hành nghề; thuế sử dụng TSCĐ; thuế tem; thuế ô nhiễm mơi trường và các loại
lệ phí.
Trơ câb sản xuất kinh doanh là chuyển nhượng một chiều của Nhà nước
cho doanh nghiệp, gồm trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản xuất khác. Cũng giống
như thuế sản phẩm và thuế sản xuất khác nhưng ngược chiều, trợ cấp sản phẩm
là khoản tiền đơn vị nhận được từ nhà nước khi đưa sản phẩm vào khâu lưu
thơng dưới bất kỳ hình thức nào, còn trợ cấp sản xuất là khoản tiền đơn vị nhận
được từ Nhà nước khi tham gia vào hoạt động sản xuất.
Xét trên phạm vi tài khoản quốc gia, có thể đơn giận và mơ hình hố
mối quan hệ giữa giá cơ bản, giá sản xuất và giá sử dụng như sau:

9


Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa giá cơ bản, giá sản xuất và giá sử dụng

C hi phí

L ợi nhuận

sản x u ấ t

x í p g h iê p
T h u ế sản p h ẩm

GIÁ Cơ BẬN


tr ừ đ i tr ợ c ấ p s ả n
phẩm

GIÁ SẢN XUẤT

T h u ế d ạ n g g iá

C h i p h í v ậ n tả i

tr ị g i a t ă n g

v à th ư ơ n g

không được

n g h iệ p



k h ấ u tr ừ

GIÁ SỬ DỤNG

bằng giá cơ bản cộng với thuế sản phẩm (không bao gồm
VAT hay thuế được khấu trừ tương tự do người mua phải trả) trừ đi trợ cấp sản
phẩm.
G iá s ả n x u ấ t

bằng giá sản xuất cộng với VAT không được khấu trừ hay

loại thuế tương tự không được khấu trừ, cộng với phí vận tải và phí thương
nghiệp do đơn vị khác cung cấp.
G iá s ử d ụ n g

Trường hợp người sử dụng mua trực tiếp hàng hoá từ người sản xuất, giá
sử dụng lớn hơn giá sản xuất bởi 2 yếu tố: (a) giá trị. của VAT không được
khấu trừ do người mua phải nộp và (b) chi phí vận tải do người mua phải trả
khi mua hàng hoá.
Giá sản xuất là giá “ngoại lai” giữa giá cơ bản và giá sử dụng vì nó
khơng bao gồm một số loại thuế sản phẩm như thuế nhập khẩu và thuế hàng
nhập khẩu; thuế xuất khẩu; thuế sản phẩm khác. Giá sản xuất không phải số
tiền người sản xuất nhận được khi bán sản phẩm và cũng không phải là số tiền
người sử dụng phải trả khi mua hàng.
N ế u x é t th e o th ờ i k ỳ tín h to á n , các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong SNA

được tính theo hai loại giá: giá thực tế và giá so sánh.
G iá t h ự c t ê '(hay

giá hiện hành) là giá hình thành trên thị trường của kỳ
nghiên cứu. Đây là mức giá mà theo đó “người bán” bán sản phẩm và “người
mua” mua sản phẩm trên thị trường. Giá thực tế phản ánh giá trị trên thị trường
của hàng hoá, dịch vụ chu chuyển từ quá trình sản xuất, phân phối tới sử dụng
10


cuối cùng gắn liền với sự vận động của tiền tệ, tài chính và thanh tốn. Qua đó
giúp ta nhận thức đúng đắn thực tiễn khách quan về cơ cấu kinh tế, mối quan
hệ phân phối thu nhập, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động
vào ngân sách Nhà nước, các mối quan hệ cân đối .. .trong từng năm.
V


Đối với năm gốc, giá so sánh và giá thực tế là một. G iá s o s á n h là giá
thực tế của thời kỳ được chọn làm gốc so sánh và được sử dụng để tính đổi các
chỉ tiêu kinh tế của thời kỳ nghiên cứu theo giá thời kỳ gốc, nhằm loại trừ ảnh
hưởng của biến động giá khi nghiên cứu biến động khối lượng sản phẩm; đánh
giá tốc đệ phát triển kinh tế; phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến tăng trưởng
sản xuất, đánh giá tình hình cải thiện đời sống nhân dân....
»

Trường hợp giá so sánh được Nhà nước quy định thống nhất và áp dụng
trong nhiều năm gọi là giá cố định, v ề thực chất giá cố định là giá bình quân
giữa các vùng và giữa các thời gian khác nhau trong một năm nào đó có tình
hình sản xuất và lưu thông sản phẩm tương đối ổn định và lập thành bảng giá
cố định áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước liên tục trong nhiều năm. ở
Việt Nam đã từng xây dựng bảng giá cố định năm 1959 áp dụng đến năm
1969, giá cố định năm 1970 áp dụng đến năm 1981, giá cố định năm 1982 áp
dụng đến năm 1988, giá cố định năm 1989 áp dụng đến năm 1993, và bảng giá
cố định năm 1994 áp dụng cho đến nay.
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá nhất là sản phẩm của
ngành cơng nghiệp chế biến có quy cách và phẩm cấp đa dạng, chất lượng mẫu
mã thay đổi theo từng ngày, từng giờ. Nhiều sản phẩm mới xuất hiện nhưng
không có kịp điều tra giá để xuất hiện trong bảng giá cố định, ngược lại nhiều
sản phẩm có giá trong bảng giá cố định lại khơng cịn xuất hiện trên thị trường.
Đồng thời, việc xây dựng bảng giá cố định mới thì khơng phải ngày một ngày
hai mà phải có thời gian nhất định để tiến hành điều tra giá tồn bộ. Theo chủ
trương, ở Việt Nam sẽ khơng tiếp tục xây dựng bảng giá cố định nữa, mà sẽ
thay bằng hệ thống chỉ số giá. Hộ thống chỉ số giá có tác dụng tương tự như
bảng giá cố định, nhưng tính mới, tính cập nhật của hệ thống chỉ số giá nhanh
hơn do khối lượng tính tốn ít hơn. Căn cứ vào hệ thống chỉ số giá có thể
chuyển đổi từ giá thực tế về giá so sánh cho các chỉ tiêu một cách dễ dàng, hỗ

trợ cho việc đánh giá đúng thực trạng tăng trưởng và phát triển khơng có sự
ảnh hưởng của yếu tố giá.

11


Hiện nay, hệ thống chỉ số giá của Việt Nam bao gồm 8 loại sau: chỉ số
giá tiêu dùng (CPI); chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông, lâm
nghiệp và thụỷ sản; chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất công nghiệp;
chỉ số giá bán buôn vật tư cho sản xuất (WPI); chỉ số giá cước vận tải; chỉ số
giá xuất khẩu; và chỉ‘số giá nhập khẩu.
Ngồi cơng dụng chủ yếu trên, giá so sánh còn được sử dụng trong so
sánh quốc tế. Để thực hiện mục tiêu so sánh giữa các quốc gia, các chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp phải được tính đổi từ đồng nội tệ (VND) ra đồng ngoại tệ mà
đang được nhiều quốc gia sử dụng nhất (hiện tại là đồng USD) theo phương
pháp quy đổi thống nhất. Hiện nay, thường áp dụng hai phương pháp quy đổi
chủ yếu phương pháp tỷ giá hối đoái và phương pháp sức mua tương đương
(PPP-Purchasing Power Parity).
Trong thực tế, còn xuất hiện các thuật ngữ về giá khác như: giá CIF, giá
BOP để áp dụng cho các loại hàng hoá xuất nhập khẩu; giá giao dịch để chỉ
mức giá thoả thuận được giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu; giá thị
trường để chỉ giá thực tế thoả thuận giữa các đối tượng khi thực hiện giao
dịch.v.v...
1.3. Một sô vấn đề khác liên quan trong SNA
Để phản ánh và mơ tả được tồn bộ quá trình tái sản xuất sản phẩm xã
hội, SNA thiết lập một hệ thống các tài khoản có quan hệ hữu cơ với nhau, bao
gồm các tài khoản chủ yếu như:
+ Tài khoản I- Tài khoản sản xuất;
+ Tài khoản II - Tài khoản phân phối thu nhập;
+ Tài khoản III - Tài khoản vốn -tài sản -tài chính;

+ Tài khoản IV - Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngồi.
Các tài khoản trên có thể phân một cách chi tiết hơn tuỳ theo mục đích
nghiên cứu. Ngồi 4 tài khoản chủ yếu kể trên và các tài khoản vệ tinh như y
tế, du lịch, giáo dục đào tạo, mơi trường...; SNA cịn xây dựng bảng cân đối
liên ngành (Bảng Vào-Ra hay Bảng I/O: The Input - Output table) được coi là
trung tâm của SNA. Để làm cơ sở xây dựng bảng I/O, SNA thường xây dựng 1

12


bảng trung gian được gọi là bảng nguồn và sử dụng (Bảng SUT: The Supply
and Use Table).
Cơ sở để xây dựng Bảng nguồn và sử dụng là căn cứ vào hai phương
pháp tính GDP theo

ịiấ

thực tế theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử

dụng. Bảng nguồn vẵ sử dụng gồm có hai bảng: Bảng nguồn: mơ tả chi tiết về
nguồn sản phẩm do sản xuất trong nước và nhập khẩu tạo nên; bảng sử dụng:
mô tả chi tiết về sử dụng nguồn sản phẩm cho tiêu dùng trung gian trong sản
xuất, tích luỹ tài sản, tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu. Bảng sử dụng cũng mô
tả tài khoẩn sản xuất và tài khoản thu nhập.
I

Bảng 1.1. Mơ hình đơn giản của Bảng nguồn và sử dụng
SỬ DUNG

NGUỒN


SẢN

Giá trị
sản
xuất

PHẨM

Ngành
kinh
tế

Nhập
khẩu

đc
(a)

đc
(b)

Thuế
trừ
trợ
cấp
sản
phẩm

C hi

TỔNG
SỐ

phí
trung TDCC
của
gian
hộ gia
Ngành đình
kinh
tế

Hàng
hố
Dịch
vu
đc (c)

TDCC

của
Nhà
nước

Tích
luỹ
tài
sản

Xuất

khẩu

SẢN
PHẨM



T ổng

sơ'

Trong đó:
đc (a) là điều chỉnh chuyển hàng hoá nhập khẩu theo giá FOB về giá cơ
bản (giá CIF);
đc (b) là điều chỉnh phí vận tải và phí thương nghiệp đối với hàng hố
(kể cả hàng nhập khẩu) lưu chuyển trong nền kinh tế, cộng với thuế sản phẩm
trừ đi trợ cấp sản phẩm để nhận được giá trị sản phẩm theo giá sử dụng;
đc (c) điều chỉnh đối với những sản phẩm xuất nhập khẩu trực tiếp
khơng có thơng tin theo từng loại sản phẩm.
*

*
*

13


Trong SNA có nhiều chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp, trong đó G D P
l à c h ỉ t i ê u q u a n i r o n s n h ấ t đ ư ơ c c h o n l à m t r u n g t â m để đánh giá tốc độ tăng
trưởng kinh tế, nghiên cứu các cân đối lớn trong nền kinh tế và tính tốn nhiều

chỉ tiêu quan trọng khác như GDP bình quân đầu người, chỉ số phát triển con
người (HDI), tốc độ !íăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), hiệu quả sử
dụng vốn đầu ra (ICỔR).V.V... Chính vì vậy, luận văn tập trung nghiên cứu chỉ
tiêu này.
%

2.

G D P - C H Ỉ T IÊ U T R U N G T Â M T R O N G S N A Ở V IỆ T N A M


2.1. Khái niệm, thời kỳ và phạm vi tính GDP
N.Gregory Mankiw - giáo sư kinh tế học, trường Đại học Tổng hợp
Harvard, Mỹ cho rằng: “GDP là giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước trong một thời kỳ
nhất định, thường là 1 năm”.
Vụ Hệ Thống Tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê, Việt Nam định
nghĩa: “GDP là giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh
tế trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm”.
Giáo trình Thống kê Kinh tế, khoa Thống kê, trường Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội, Việt Nam viết: “Giá trị tăng thêm (VA) và tổng sản phẩm
trong nước (GDP) là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi
phí trung gian. Đó là tồn bộ giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và một
phần giá trị chuyển dịch là khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định
(thường là 1 năm)”.
Như vậy các định nghĩa về GDP nêu ra trên đây đều thống nhất với nhau
về nội dung và phạm vi tính tốn GDP.
VA và GDP giống nhau về nội dung, nhưng khác nhau về phạm vi tính
tốn. Nếu xét trong phạm vi các ngành kinh tế gọi là VA, còn trên nền KTQD,
chỉ tiêu này được gọi là GDP. VA và GDP thường được tính theo hai loại giá:

giá thực tế và giá so sánh.
Cùng với sự phát triển của Thống kê Tài khoản quốc gia ở Việt Nam,
thống kê GDP cũng phát triển hơn nhằm kịp thời báo cáo phục vụ Chính phủ
và các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương. Hiện nay GDP ngoài
thống kê theo năm đã được thống kê theo quý. Xét về mặt phạm vi, ngoài

14


thống kê trên tồn bộ nền KTQD, GDP cịn được thống kê theo vùng và theo
tỉnh, thành, phố.
Trong khuôn khổ của luận văn này, xin tập trung nghiên cứu thống kê
GDP theo năm và trerVtồn bộ nền KTQD.
2.2. Vai trị và ý nghĩa của việc nghiên cứu thống kê GDP
GDP là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, nó có ưu điểm nổi bật
hơn các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác ở chỗ phản ánh phần giá trị mới sáng
tạo ra khơng bao gồm chi phí trung gian nên GDP là chỉ tiêu hồn tồn khơng
bị tính trùng giữa các đơn vị, ngành, vùng, lãnh thổ và nền KTQD. Điều này
đặt việc nghiên cứu thống kê GDP là rất cần thiết thể hiện trên các mặt sau:
y

GDP phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tồn bộ
nền KTQD. Đó là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập, nguồn gốc của sự
giàu có và phồn vinh của mọi quốc gia. Nói cách khác, GDP phản ánh
sản phẩm cuối cùng mà nền KTQD tạo ra, đáp ứng các nhu cầu: tiêu
dùng cuối cùng của cá nhân dân cư và chung tồn xã hội, tích luỹ tài sản
và xuất khẩu;

s


Là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá tăng trưởng và phát
triển kinh tế, nghiên cứu khả năng cải thiện đời sống dân cư, tính HDI,
tính ICOR, tính TFP... Là tiền đề cơ bản để tiến hành so sánh quốc tế và
xác định trách nhiệm của mỗi nước đối với các tổ chức quốc tế, đồng
thời đánh giá hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội;

s

Thường được sử dụng để nghiên cứu các cơ cấu quan trọng của nền kinh
tế quốc dân như: cơ cấu sản xuất (cơ cấu kinh tế), cơ cấu giá trị, cơ cấu
phân phối thu nhập, cơ cấu sử dụng cuối cùng sản phẩm xã hội, từ đó có
những phân tích sâu hơn về kết cấu của nền kinh tế;

s

Cho phép nghiên cứu những cân đối quan trọng của nền kinh tế quốc
dàn như: tích luỹ và tiêu dùng cuối cùng, xuất khẩu và nhập khẩu, chi
tiêu cho tiêu dùng cuối cùng và tiết kiệm, cán cân quan hệ kinh tế với
nước ngồi...;

•S

Là cơ sở để tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác như: tổng thu nhập
quốc gia (GNI), thu nhập quốc gia (NI), thu nhập quốc gia sử dụng
(N D I)I..

15


2.3. Phương pháp tính GDP ở Việt Nam

2 .3 .1 . N g u y ê n tắ c tín h G D P

GDP được tính theo các nguyên tắc sau:
•C

Nguyên tắc thường trú (hay theo lãnh thổ kinh tế): chỉ tính vào GDP kết
quả sản xuất của các đơn vị thường trú;

s

Tính theo thời kỳ sản xuất: sản phẩm được sản xuất ra trong thời kỳ nào
thì được tính vào kết quả sản xuất của thời kỳ đó;


s

Tính theo
giá thị trường, bao gồm giá thực tế và giá so sánh.
I

2 .3 .2 . C ă n c ứ k h o a h ọ c c ủ a c á c p h ư ơ n g p h á p tín h G D P
■S

Căn cứ vào học thuyết tái sản xuất;

•S

Căn cứ vào bản chất kinh tế của GDP;

•S


Căn cứ vào q trình vận động của GDP qua 3 giai đoạn: sản xuất, phân
phối và sử dụng cuối cùng.

2.3.3. P h ư ơ n g p h á p tín h G D P th e o g iá th ự c tê , ư u n h ư ợ c đ iể m và đ iều k iện
vậ n d ụ n g

Theo giá thực tế, GDP được xác định theo 3 phương pháp: sản xuất, thu
nhập và sử dụng.
2.3.3.1. Theo phương pháp sản xuất
Phương pháp này tính GDP trong giai đoạn sản xuất bằng cách cộng giá
trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở trong một quốc
gia, thể hiện ở công thức tổng quát sau:
GDP theo
phương pháp
sản xuất

Tổng chi phí trung gian
của nền KTQD (ilC )

Tổng giá trị sản xuất của
nền KTQD (IGO)

Khi tính GDP theo phương pháp sản xuất, người ta xuất phát từ giá trị
tăng thêm của các ngành kinh tế, do chưa tính đến thu nhập từ thuế nhập khẩu,
nên trong thực tế GDP được tính theo cơng thức:
GDP theo
phương pháp
SX


Tổng VA ngành theo
phương pháp sản xuất
16

+

Thuế nhập khẩu hàng hoá
và dịch vụ


Hay:
GDP theo .
phương pháp
sản xuất

_


Tổng giá trị
sản xuất của
các ngành
< kinh tế
: (SGOi)

'

Tổng chi phí
trung gian
của các
ngành kinh tế

(EICi)

Thuế nhập khẩu hàng
hố và dịch vụ

Vì tính trên tồn nền KTQD, tổng chi phí trung gian bằng tổng tiêu
dùng trung gian, nên cơng thức trên có thể viết lại là:
GDP theo
phương pháp
sản xuất

Tổng giá trị
sản xuất của
nền KTQD
(EGO)

Tổng tiêu
dùng trung
gian của nền
KTQD
(XTDTG)

Thuê nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ

Các chỉ tiêu dùng để tính tốn GDP theo phương pháp sản xuất được xác
định như sau:
L Tons siá tri sản xuất (GO-Gross output)
Tổng giá trị sản xuất của nền KTQD là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất
và dịch vụ do tất cả các đơn vị, các ngành trong nền KTQD tạo ra trong một

thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Tổng giá trị sản xuất của nền KTQD được tính bằng cách tổng họp giá
trị sản xuất của tất cả các ngành kinh tế theo các phương pháp khác nhau như:
phương pháp doanh nghiệp, phương pháp ngành và phương pháp KTQD.
Trong các phương pháp nói trên, phương pháp doanh nghiệp là phương
pháp cơ bản được SNA sử dụng trên thực tế để tính tổng giá trị sản xuất. Theo
đó, tổng giá trị sản xuất trong SNA bao gồm toàn bộ các yếu tố: chi phí trung
gian, trả cơng lao động, thuế sản xuất, khấu hao TSCĐ và giá trị thặng dư. Nói
cách khác tổng giá trị sản xuất bao gồm cả tổng chi phí trung gian và tổng sản
phẩm trong nước.
ii. Chi phí trims sign (IC-Intermediate Cost)
Chi phí trung gian là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất. Chi phí trung
gian bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất và khơng bao gồm khấu
hao TSCĐ. Đó là chi phí sản phẩm của các ngành và của bản thân ngành
nghiên cứu để sản xuất sản phẩm của ngành đó. Tổng chi phí trung gian của
tồn bộ nền KTQD bằng tổng cộng chi phí trung gian của tất cả các ngành
trong nền KTQD.
17


×