Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đề tài lý thuyết độc quyền và độc quyền nhà nước, tác động độc quyền trong nền kinh tế và vận dụng giải quyết các hạn chế độc quyền ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.28 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Mã học phần: PEC1008

Đề tài
Lý thuyết độc quyền và độc quyền nhà nước, tác động độc quyền trong nền
kinh tế và vận dụng giải quyết các hạn chế độc quyền ở Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Thu Giang

Hà Nội - 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------

Đề tài
Lý thuyết độc quyền và độc quyền nhà nước, tác động độc quyền trong nền
kinh tế và vận dụng giải quyết các hạn chế độc quyền ở Việt Nam

Thành viên nhóm
STT

Mã sinh viên

Họ & Tên


1

21050626

Bùi Việt Hà

2

21050642

Trần Thị Huyền

3

21050646

Nguyễn Thu Hương

4

21050647

Hà Thị Thu Hường

5

21050648

Hoàng Mai Hường


6

21050656

Hoàng Diệu Khánh Linh

7

21050679

Bùi Thị Ngọc Mai

8

21050685

Đào Thị Minh

Hà Nội - 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................
1. Độc quyền.................................................................................................................
1.1. Khái niệm độc quyền, nguyên nhân hình thành độc quyền................................
1.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền..................................................
1.2.1. Sự thống trị nền kinh tế của các tổ chức độc quyền....................................
1.2.2. Sự thống trị của tư bản tài chính.................................................................
1.2.3. Xuất khẩu tư bản.........................................................................................
1.2.4. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh ĐQKT................

1.2.5. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc và
cuộc đấu tranh để phân chia lại thế giới................................................................
2. Độc quyền nhà nước................................................................................................
2.1. Bản chất, nguyên nhân ra đời của độc quyền nhà nước.....................................
2.2. Những hình thức chủ yếu của độc quyền nhà nước...........................................
3. Tác động của độc quyền..........................................................................................
3.1. Tác động tích cực...............................................................................................
3.2. Tác động tiêu cực...............................................................................................
4. Vận dụng giải quyết các hạn chế độc quyền Việt Nam........................................
KẾT LUẬN................................................................................................................


MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội trong tiến trình phát
triển của lồi người, bắt đầu từ châu âu và sau đó phát triển rộng sang các nước
khác. Từ hình thức chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, chủ nghĩa tư bản dần phát
triển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nước ta xác định nền kinh tế là kinh tế
thị trường nhiều thành phần, đi theo con đường định hướng XHCN. Chính phủ
đã áp dụng thành cơng những lý luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền, độc quyền
nhà nước vào công cuộc xây dựng kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, q trình đó vẫn
khơng tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, trên cơ sở vận dụng lý
thuyết của độc quyền, độc quyền nhà nước và những tác động của nó, bài tiểu
luận đưa ra một số kiến nghị để giải quyết các hạn chế độc quyền ở Việt Nam.

1


1. Độc quyền
1.1. Khái niệm độc quyền, nguyên nhân hình thành độc quyền


 Khái niệm độc quyền:
Độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản để chi phối việc sản xuất
và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được siêu lợi nhuận ( lợi nhuận độc quyền cao).

 Nguyên nhân chủ yếu:
Độc quyền được hình thành do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là:
Thứ nhất, cạnh tranh là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa; cạnh tranh
gay gắt làm cho những doanh nghiệp kém hiệu quả bị phá sản, các doanh nghiệp
lớn suy yếu. Để tiếp tục phát triển buộc họ phải tăng cường tích tụ, tập trung sản
xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng lớn hơn.
Thứ hai, dưới tác động của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, địi
hỏi phải có quy mơ sản xuất đủ lớn với số vốn sản xuất rất lớn; từ đó thúc đẩy
tập trung tư bản bằng nhiều hình thức khác nhau, đồng thời làm tăng khối lượng
giá trị thặng dư nhanh và đẩy mạnh tích tụ tư bản.
Thứ ba, khủng hoảng kinh tế là tất yếu trong CNTB. Trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, sáp nhập vào các doanh
nghiệp khác. Các doanh nghiệp lớn để tồn tại buộc họ phải đẩy nhanh q trình
tích tụ và tập trung sản xuất hình thành doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn.
1.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền
1.2.1. Sự thống trị nền kinh tế của các tổ chức độc quyền
Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để nắm trong
tay phần lớn những năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một ngành,
một địa phương; cho phép liên minh này giữ vai trò quyết định đến q trình sản
xuất và lưu thơng của ngành, địa phương đó. Khi mới bắt đầu q trình độc
quyền hóa, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới
chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau các tổ
chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác
2



nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản là cácten, xanhđica, tơrớt,
cơngxcxiom, conson, cơnggơlơmêrát.
1.2.2. Sự thống trị của tư bản tài chính
Cùng với q trình tích tụ và tập trung sản xuất trong cơng nghiệp cũng
diễn ra q trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng dẫn đến hình thành
các tổ chức độc quyền trong ngân hàng; từ đó, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai
trị mới: nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội, khống chế mọi hoạt động
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Q trình độc quyền hóa trong cơng nghiệp và
trong ngân hàng liên kết chặt chẽ với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh tư
bản tài chính.
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ
độc quyền, chi phối tồn bộ đời sống kinh tế và chính trị của tồn xã hội tư bản
gọi là tư bản tài phiệt. Bằng chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đồn
theo kiểu móc xích, tư bản tài phiệt vươn ra thống trị tồn bộ nền kinh tế, qua đó
chi phối các hoạt động của cơ quan nhà nước, các chính sách đối nội và đối
ngoại của nhà nước, biến nhà nước thành cơng cụ phục vụ lợi ích của chúng.
1.2.3. Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản là đầu tư tư bản ra nước ngồi nhằm mục đích giá trị
thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác từ các nước nhập khẩu tư bản. V.I.Lênin
vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự
do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Vì ở những nước tư bản phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và
nảy sinh tình trạng một số “tư bản thừa” cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận
so với đầu tư ở trong nước.
Trong khi đó, trên thế giới ở nhiều nước lạc hậu về kinh tế, giá ruộng đất
tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nhưng lại rất thiếu tư bản nên tỷ
suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản.Xét về hình thức đầu tư, xuất khẩu
tư bản phân chia thành xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp) và xuất
3



khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp). Còn xét về chủ sở hữu tư bản, có thể
phân chia thành xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân. Bản
chất của xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra
nước ngồi, là cơng cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nơ dịch của
tư bản tài chính trên phạm vi tồn thế giới.
1.2.4. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh ĐQKT
Q trình tích tụ và tập trung tư bản khơng ngừng phát triển cả về quy mơ
và trình độ. Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền luôn đi
cùng cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp, ký kết
các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và
những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự phân chia thế giới về kinh tế có những biểu
hiện mới là xu hướng quốc tế hố, tồn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế. Hàng
loạt các tổ chức kinh tế khu vực hình thành: Liên minh châu u (EU), Diễn đàn
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (OPEC), Ngân hàng Thế giới (WB)... Đồng
thời, các công ty xuyên quốc gia cũng tăng lên đáng kể.
1.2.5. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc và
cuộc đấu tranh để phân chia lại thế giới
CNTB phát triển càng cao, nhu cầu về nguyên liệu, năng lượng, nguồn
nhân lực, thị trường tiêu thụ…càng lớn. Vì vậy, các cường quốc tư bản ra sức
xâm chiếm lãnh thổ thế giới, biến những vùng đất xâm chiếm được thành thuộc
địa của mình. Vào đầu thế kỷ XX, việc phân chia thế giới về lãnh thổ căn bản đã
hoàn thành. Nhưng do tác động của quy luật phát triển không đều của CNTB tất
yếu dẫn đến cuộc đấu tranh địi chia lại lãnh thổ thế giới. Đó là ngun nhân
chính dẫn đến chiến tranh thế giới.
Hiện nay, các cường quốc tư bản vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh
hưởng bằng cách thực hiện "chiến lược biên giới mềm", ra sức bành trướng
"biên giới kinh tế" rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém
4



phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị vào
các cường quốc dưới mọi hình thức lúc ngấm ngầm, lúc cơng khai. Mặc dù,
nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng tiềm ẩn nguy cơ chạy đua vũ
trang, chiến tranh thương mại, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo,... mà đứng đằng sau
là các cường quốc tư bản.
2. Độc quyền nhà nước
2.1. Bản chất, nguyên nhân ra đời của độc quyền nhà nước

 Bản chất
Chủ nghĩa độc quyền nhà nước là sự kết hợp hay dung hợp sức mạnh của
các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một
thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền
và xoa dịu những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản.

 Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Thứ nhất, quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã thúc đẩy sự tích tụ và tập
trung sản xuất hóa ngày càng cao làm cho trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất
đạt đến trình độ rất cao, mâu thuẫn gay gắt với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa.
Thứ hai, khoa học-công nghệ ngày càng phát triển, có vai trị hết sức to
lớn trong việc giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Thứ ba, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, những khuyết
tật của nó dần trở thành nhân tố đe dọa sự tồn tại của các tổ chức độc quyền và
của chủ nghĩa tư bản.
Thứ tư, các tổ chức tư bản độc quyền các nước cũng như các tổ chức tư
bản quốc tế trong quá trình xuất khẩu tư bản, bành trướng thế lực ra nước ngoài
nhằm thực hiện âm mưu xâm lược các dân tộc đã gặp phải sự đấu tranh quyết
liệt của nhân dân lao động các nước cũng như những cuộc đụng độ gay gắt giữa

các tập đoàn tư bản độc quyền các nước.
Thực tế đó địi hỏi chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời để điều
tiết các quan hệ kinh tế, chính trị trên thế giới nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ
5


chức tư bản độc quyền; duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản trong những điều
kiện mới.
2.2. Những hình thức chủ yếu của độc quyền nhà nước

 Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước
Để sử dụng sức mạnh của nhà nước, bảo vệ lợi ích của mình, các tổ chức
độc quyền tìm cách kiểm soát, chi phối nhà nước bằng việc cử người tham gia
bộ máy nhà nước. Đồng thời, nhà nước tư sản cũng cử người tham gia vào ban
quản trị của các tổ chức độc quyền, nhằm tạo cơ sở kinh tế và chính trị. Thơng
qua các cuộc bầu cử, các đảng phái cử người của mình nắm giữ những chức vụ
chủ chốt trong bộ máy nhà nước: tổng thống, thủ tướng, nghị viện…
Ngồi các đảng phái tư sản cịn có sự xuất hiện của các hội chủ doanh
nghiệp với những tên gọi khác nhau: Hội Cơng thương nghiệp tồn quốc Mỹ,
Hội đồng Quốc gia giới chủ Pháp, Tổng liên đồn cơng thương Anh,... Vai trị
của các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là những chính phủ
đằng sau chính phủ.

 Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ
XX, sở hữu nhà nước không ngừng mở rộng và được sử dụng như một công cụ
điều tiết nền kinh tế, bảo vệ lợi ích của tư bản độc quyền. Sở hữu nhà nước được
sử dụng để can thiệp vào nền kinh tế dưới những hình thức: nhà nước hỗ trợ
doanh nghiệp tư nhân có nguy cơ bị phá sản; nhà nước bỏ tiền mua hàng hóa của
một số công ty tư nhân; nhà nước mở rộng chi tiêu cho hoạt động của chính bộ

máy nhà nước và chi tiêu cho quốc phòng; nhà nước sử dụng sức mạnh kinh tế
của mình can thiệp vào thị trường nơng sản; nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng của nền kinh tế; nhà tư đầu tư để phát triển khoa học-công nghệ.
Đặc trưng của sở hữu trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là tính
chất đồng sở hữu giữa nhà nước tư sản và độc quyền tư nhân. Từ đó tạo ra sự
dung hợp, đan xen cả trách nhiệm và lợi ích của hai bên trên tất cả các mặt của
quan hệ sở hữu. Ở đây, mục đích sở hữu của nhà nước tư sản là tạo điều kiện để
6


kinh tế-xã hội phát triển và bảo tồn chủ nghĩa tư bản, cịn mục đích sở hữu của
tư bản độc quyền tư nhân là lợi nhuận độc quyền cao.

 Sự điều tiết của nền kinh tế
Khi mà trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất đã phát triển rất cao,
vượt khỏi giới hạn tầm quản lý của độc quyền tư nhân và sự điều tiết của cơ chế
thị trường thì tất yếu cần có sự điều tiết của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Sự điều
tiết đó được thực hiện dưới nhiều hình thức: hướng dẫn, kiểm sốt, định hướng
nền kinh tế bằng những chỉ tiêu, bằng các cơng cụ kinh tế kết hợp với hành
chính và pháp lý; bằng cả ưu đãi và trừng phạt… Trong đó, các chính sách kinh
tế của nhà nước tư bản chủ nghĩa là công cụ điều tiết kinh tế quan trọng nhất của
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Tuy nhiên, việc đề cao quá mức vai trò điều tiết của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường đã khiến nền kinh tế nhiều nước tư bản chủ nghĩa rơi vào
trạng thái suy thoái và lạm phát trầm trọng dẫn đến xu thế mới: kết hợp sức
mạnh của nhà nước và sức mạnh của của cơ chế thị trường, nền kinh tế thị
trường hỗn hợp được hình thành. Bởi vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
cũng phải có những biến đổi nhằm thích ứng với tình hình mới để duy trì và phát
triển chủ nghĩa tư bản.
3. Tác động của độc quyền

3.1. Tác động tích cực
Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các
hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.Độc quyền là kết quả
của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao. Theo đó, các tổ chức độc
quyền có khả năng tập trung các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực về tài chính trong
việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến
bộ kỹ thuật. Tuy nhiên khả năng ấy có thể trở thành hiện thực hay khơng cịn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là phụ thuộc vào mục đích kinh tế của các tổ
chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường.
7


Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh
tranh của bản thân tổ chức độc quyền. Là kết quả của tập trung sản xuất và sự
liên minh của các doanh nghiệp lớn, độc quyền tạo ra được ưu thế về vốn trong
việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp
dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến, làm tăng năng suất lao động, giảm
chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.
Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.Với ưu thế là sức mạnh kinh tế to lớn,
nhất là sức mạnh về tài chính, độc quyền tạo điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực
kinh tế trọng điểm, mũi nhọn. Từ đó, nền kinh tế thị trường được thúc đẩy phát
triển theo hướng sản xuất tập trung, hiện đại và quy mô lớn.
3.2. Tác động tiêu cực
Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh khơng hồn hảo, gây thiệt hại
cho người tiêu dùng và xã hội.Vì độc quyền là nhà cung cấp duy nhất nên họ có
thể ấn định bất kỳ giá nào họ muốn bất kể nhu cầu của người tiêu dùng. Độc
quyền không chỉ vừa có thể tăng giá dẫn đến tình trạng lạm phát mà lại vừa có
thể cung cấp các sản phẩm kém chất lượng hơn.
Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát

triển kinh tế, xã hội. Độc quyền khiến doanh nghiệp mất mọi động lực để đổi
mới hoặc cung cấp các sản phẩm "mới và cải tiến". Một nghiên cứu năm 2017
của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia cho thấy các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu
tư ít hơn dự kiến kể từ năm 2000 do sự cạnh tranh giảm sút. Điều đó đúng với
các cơng ty cáp cho đến khi các ăng-ten đĩa vệ tinh và dịch vụ phát trực tuyến
phá vỡ sự nắm giữ của họ trên thị trường.
Độc quyền làm tăng sự phân hóa giàu nghèo. Với địa vị thống trị kinh tế
của mình và mục đích lợi nhuận độc quyền cao, độc quyền có khả năng và
khơng ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp với các
nhân viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với sức mạnh
nhà nước hình thành độc quyền nhà nước, chi phối cả quan hệ, đường lối đối
8


nội, đối ngoại của quốc gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền, khơng vì lợi
ích của đại đa số nhân dân lao động.
4. Vận dụng giải quyết các hạn chế độc quyền Việt Nam
Để duy trì cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền, Việt Nam cần
phải thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, cần phải tiếp tục đổi mới nhận thức về cạnh tranh, thống nhất
quan điểm đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế đối với thị trường
nước ta. Theo đó nên coi cạnh tranh trong nền kinh tế pháp luật hợp thức là
động lực của sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp. Xác định một cách rõ ràng và hợp lý vai trò của Nhà nước cũng như vai
trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế, hạn chế bớt
những doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh để có thể tạo ra mơi
trường cạnh tranh thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thứ hai, cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được vận
hành một cách thuần thục nhất và hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trên thị trường. Tạo các điều kiện gia nhập và rút lui khỏi thị trường để

khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh. Theo đó thì vấn đề
việc hình thành nên khung pháp lý chung cho các loại hình kinh doanh thuộc các
khu vực kinh tế khác nhau là điều cần thiết. Việc cải tổ pháp luật về cạnh tranh
cần phải sửa đổi từ quy trình ban hành pháp luật.
Thứ ba, thực hiện xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát
các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Theo đó cần sốt lại và hạn
chế bớt số lượng các lĩnh vực độc quyền, kiểm soát giám sát độc quyền chặt chẽ
hơn. Nhà nước cần giám sát chặt chẽ hơn các hành vi lạm dụng của các doanh
nghiệp lớn để cho những doanh nghiệp khác cũng có cơ hội phát triển đồng đều.
Cần phải đổi mới chế độ chứng từ, kế toán kiểm toán để tạo điều kiện thuận lợi
cho cơng tác giám sát tài chính của các doanh nghiệp.
9


Thứ tư, thực hiện những kế hoạch cải thiện môi trường thông tin và pháp
luật theo hướng minh bạch và kịp thời hơn, bên cạnh đó cũng phải nhanh chóng
cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
tham gia cạnh tranh.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tất yếu dẫn đến độc quyền. Khi
xuất hiện các tổ chức độc quyền đã đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển sang một
giai đoạn mới cao hơn - giai đoạn độc quyền. Theo V.I.Lênin, chủ nghĩa tư bản
độc quyền có 5 đặc điểm kinh tế cơ bản. Các đặc điểm này trong điều kiện hiện
nay có những biểu hiện mới. Trong nền kinh tế thị trường, tư bản chủ nghĩa độc
quyền phát triển đến một trình độ nhất định sẽ xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải là giai đoạn
phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là nấc thang phát triển cao hơn của
chủ nghĩa tư bản.

10




×