TT
1
2
Tên văn
bản
Chiếu dời
đơ (Thiên
đơ chiếu)
(1010)
Tác giả
Thể loại
Lí
Cơng
Uẩn
(Lí Thái Tổ)
(974-1028)
Chiếu
Chữ
Hán
Nghị
luận
trung đại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
Phản ánh khát vọng về Kết câu chặt chẽ, lập
một đất nước độc lập, luận giàu sức thuyết
thống nhất đồng thời phục, hài hịa tình - lí:
phản ánh ý chí tự trên vâng mệnh trờicường của dân tộc Đại dưới theo ý dân
Việt đang trên đà lớn
mạnh.
Hịch
Hưng Đạo Hịch
Tinh thần yêu nước Áng văn chính luận
tướng sĩ
Vương Trần Chữ Hán nồng nàn của dân tộc ta xuất sắc, lập luận chặt
(Dụ chư Quốc Tuấn Nghị
trong cuộc kháng chiến chẽ, lí lẽ hùng hồn,
tì tướng (1231?luận
chống quân Mông - đanh thép, nhiệt huyết
hịch văn) 1300)
trung đại Nguyên xâm lược (thế chứa chan, tình cảm
(1285)
lỉ XIII), thể hiện qua thống thiết, rung động
lòng căm thù giặc, ý lịng người sâu xa;
chí quyết chiến quyết đánh vào lịng người,
thắng, trên cơ sở đó, tác lời hịch trở thành
giả phê phán khuyết mệnh lệnh của lương
điểm của các tì tướng, tâm, người nghe được
khuyên bảo họ phải ra sáng trí, sáng lịng.
sức học tập binh thư,
rèn qn chuẩn bị sát
thát. Bừng bừng hào
khí Đơng A.
ƠN VĂN BẢN: CHIẾU DỜI ĐÔ, HỊCH TƯỚNG SĨ
II. Luyện tập:
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 1
Cho đoạn văn sau:
“Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung
tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đơng
tây; lại tiện hướng nhìn sơng dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà
thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất
mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật
là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc
nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh
nghĩ
thế nào?”
Năm học 2021 - 2022
1
Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn
cảnh
ra đời của tác phẩm đó?
Câu 2 (1 điểm): Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn văn trên ra đời có ý
nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ?
Câu 3 (1 điểm):
a. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của hai câu sau: (1) “Trẫm
muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (2) Các khanh nghĩ thế
nào?”
b. Hãy cho biết mỗi câu văn trên thực hiện hành động nói nào?
Câu 4 (3 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, làm sáng tỏ nhận
định:
“Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”,
trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ).
Gợi ý
CÂU
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
Phần 2
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
)
- Văn bản: Chiếu dời đô
- Tác giả: Lí Cơng Uẩn
- Hồn cảnh ra đời: Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010),
Lí Cơng Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
Tác phẩm Chiếu dời đô ra đời có ý nghĩa:
- Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất.
- Phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.”
→ Câu trần thuật; hành động trình bày (nêu ý kiến).
- “Các khanh nghĩ thế nào?”
→ Câu nghi vấn; hành động hỏi.
* Yêu cầu về hình thức: đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ
dung lượng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc
* Yêu cầu tiếng Việt: câu cảm thán (phải gạch chân và chú thích được)
* Yêu cầu về nội dung: cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
“Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô bậc nhất của đế vương mn đời”
- Vị trí địa lí: ở trung tâm đất nước, mở ra bốn hướng nam, bắc, tây, đông;
“được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “lại tiện hướng nhìn sơng dựa núi”.
- Về địa thế: “Rộng mà bằng”, “đất đai cao mà thoáng”, tránh được cảnh ngập
lụt.
Năm học 2021 - 2022
2
- Về vị thế chính trị, văn hố: Là đầu mối giao lưu, “Chốn tụ hội trọng yếu của
bốn phương”, là mảnh đất hưng thịnh “Muôn vật cũng rất mực phong phú tối
tươi”.
→ Thực tiễn lịch sử gần một nghìn năm qua đã cho thấy sự tiên đoán và
khẳng định của vua Lí Thái Tổ về kinh đơ Thăng Long là hoàn toàn đúng đắn.
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 2
Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:
… (1)Nếu có giặc Mơng Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm
thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu
rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân q nghìn vàng khơn chuộc, vả lại vợ bìu
con díu, việc qn cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc,
chó săn tuy khỏe khơn đuổi được qn thù; chén rượu ngon không thể làm cho
giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. (2)Lúc bấy giờ, ta
cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (3)Chẳng những thái ấp của ta
khơng cịn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị
tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo,
mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này
chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khơn rửa, tên xấu cịn lưu, mà đến gia
thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. (4)Lúc bấy giờ, dẫu
các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được khơng?
1- Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm.
2- Ghi lại nội dung của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh.
3- Xác định kiểu câu của các câu (1), (2), (4) trong đoạn và cho biết mục đích
nói của các câu đó.
4- Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc
của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước
mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa
trang giấy thi) để chia sẻ với bạn bè về khát vọng, ước mơ của em và cả những dự
định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.
Gợi ý
Câu
Yêu cầu
1
HS trả lời được:
- Đoạn văn trích từ:”Hịch tướng sĩ”
- Tác giả: Trần Quốc Tuấn
- Hoàn cảnh ra đời: Vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên
Năm học 2021 - 2022
3
lần thứ hai (1285), nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn”Binh thư yếu lươc”do chính
ơng biên soạn
2 - Nội dung đoạn văn: Chỉ ra cái hậu quả của giặc ngoại xâm.
- HS xác định đúng kiểu câu và mục đích nói của mỗi câu được 0.5 điểm. Cụ thể:
+ Câu 1: Kiểu câu trần thuật; hành động trình bày nhằm phê phán thói hưởng lạc của
các tướng sĩ
3
+ Câu 2: Kiểu câu cảm thán; hành động bộc lộ cảm xúc thể hiện thái độ đau đớn, xót
xa của tác giả
+ Câu 4: Kiểu câu nghi vấn; hành động bộc lộ cảm xúc nhằm khơi gợi sự đồng cảm
của các tướng sĩ
Học sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình theo yêu cầu của đề, nhứng phải đạt
được những nội dung cơ bản sau:
- Từ tư tưởng của Hịch tưởng sĩ để thấy rằng khơng thể làm nên điều gì lớn lao
nếu khơng có khát vọng.
4
- Nêu ước mơ của cá nhân
- Từ ước mơ bày tỏ được thái độ trách nhiệm.
* Hình thức: đoạn văn hướng đến đối tượng bạn bè, đảm bảo độ dài, diễn đạt rõ
ràng, mạch lạc
Đề bài : Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ
của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần
Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
I- Xác định đề:
- Kiểu loại: Nghị luận (văn học + xã hội).
- Vấn đề nghị luận: vai trị của những người lãnh đạo anh minh Lí Cơng Uẩn và Trần Quốc
Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
- Phạm vi dẫn chứng : từ 2 văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ.
II- Lập dàn ý:
1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận.
- Từ xưa đến nay trải qua bao năm lịch sử, trải qua bao đời vua chúa, anh minh có, tàn
bạo có, ta không thể không nhắc tới hai nhà quân sự tài ba, người lãnh đạo anh minh là Lí
Cơng Uẩn và Hưng Đạo Vương- Trần Quốc Tuấn. Tại sao họ lại được lưu truyền như vậy?
Phải chăng họ luôn chăm lo đến hạnh phúc lâu bền của muôn dân, họ là những người thủ
lĩnh tài ba?
2. Thân bài:
* Luận điểm 1: Giải thích
Năm học 2021 - 2022
4
- Trước hết chúng ta cần hiểu được như thế nào là “nhà lãnh đạo anh minh”? Việc
làm của họ ảnh hưởng như thế nào tới vận mệnh đất nước?
+ Nhà lãnh đạo là những người đứng đầu một đất nước hay một tổ chức. Họ có nhiệm
vụ điều hành mọi hoạt động quan trọng của đất nước. Vì vậy đòi hỏi họ phải là những
người lãnh đạo anh minh, có tầm nhìn xa trơng rộng, có quyết sách đúng đắn, kiên quyết.
+ Bởi những quyết định của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn đến vận mệnh đất nước.
Một quyết định đúng đắn, sáng suốt giúp cho đất nước bền vững, hưng thịnh nhưng chỉ cần
một quyết định sai lầm sẽ làm cho đất nước suy vong, nhân dân cực khổ.
* Luận điểm 2: Vai trò của Lý Công Uẩn – “Chiếu dời đô”
Quả đúng như vậy, văn bản “Chiếu dời đơ” của Lí Cơng Uẩn giúp ta hiểu hơn về
vai trò của những người lãnh đạo anh minh với vận mệnh đất nước.
- Luận cứ 1: Quyết định dời đô
+ Như chúng ta đã biết sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta mới dành được độc
lập, đất nước cần được phục hưng trên một tầm cao mới. Chính vì vậy ngay sau khi lên
ngơi (năm 1010), Lí Cơng Uẩn đã có quyết định vơ cùng táo bạo là dời đơ từ Hoa Lư (Ninh
Bình) ra Đại La (Hà Nội). Quyết định táo bạo ấy thể hiện tình yêu nước, thương dân của
một vị vua anh minh.
+ Theo ông sự chuyển dời đô là điều rất nên làm vì nó sẽ là một động lực mạnh mẽ giúp
đất nước ngày một phồn thịnh, nhân dân ấm no hơn. Những việc làm ấy hết sức bình
thường phù hợp với quy luật lịch sử “trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân.” Lịch sử Trung
Quốc đã có nhiều lần dời đơ, tìm đến những vùng đất mới, xây dựng triều đại hùng mạnh.
Cịn nước ta, trước đó hai triều Đinh, Lê vì theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, cố
thủ ở Hoa Lư nên triều đại không được bền lâu, trăm họ hao tổn, loạn lạc triền miên, nhân
dân phải đổ biết bao xương máu, của cải. Nhắc lại kinh nghiệm ấy, Lí Cơng Uẩn nói:
“Trẫm rất đau xót về việc đó, khơng thể khơng dời đơ”. Nhà vua đau xót vì thương nước
loạn li, thương dân lầm than.
Có thể nói Lí Cơng Uẩn đã phân tích và đã chỉ ra rằng việc dời đơ lúc này là vô cùng
cần thiết bởi thế và lực của Nhà Lí đã đủ mạnh khơng cần dựa vào nơi địa lí núi rừng hiểm
Năm học 2021 - 2022
5
trở nữa. Như vậy quyết định dời đô cho ta thấy Lí Cơng Uẩn là một nhà lãnh đạo anh
minh đã đưa ra quyết định táo bạo, sáng suốt.
-Luận cứ 2: Quyết định chọn đơ.
+ Lí Cơng Uẩn khơng chỉ là một nhà lãnh đạo anh minh có quyết định đúng đắn
sáng suốt mà còn là một vị lãnh đạo có tầm nhìn xa trơng rộng. Bằng nhãn quan của vị
vua có tầm vóc vĩ đại lớn lao, Lí Cơng Uẩn đã nhìn thấy lợi thế mọi mặt của thành Đại La
về lịch sử, đia lý, văn hoá, kinh tế, chính trị. Ơng thấy nơi đây là “Trung tâm trời đất, được
cái thế rồng cuộn hổ ngồi,…” là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Một vùng đất
mà ở nơi đó chính trị quốc phịng đều đảm bảo thì tất nhiên dân cư sẽ thuận lợi làm ăn bn
bán.
+ Vì thương dân, lo cho dân nên Lí Cơng Uẩn mới phải ngày đêm “lao tâm khổ tứ” suy
nghĩ tìm ra một vùng đất thay thế cho Hoa Lư. Từ quyết định dời đô cho đến quyết định
chọn Đại La làm kinh đơ đều cho thấy Lí Cơng Uẩn là một vị vua anh minh. Những
việc làm đó đều xuất phát từ tấm lòng của một vị vua chăm lo cho dân, cho nước, xuất phát
từ khát vọng, xây dựng đất nước giàu đẹp bền vững. Sự đúng đắn trong quyết định của ông
đã được lịch sử chứng minh, nhà Lí nhờ quyết định đó đã phát triển phồn thịnh. Từ đó đến
nay đã trải qua hàng nghìn năm nhưng Đại La vẫn là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị
của cả nước, ln vững vàng trong mọi thử thách.
* Luận điểm 3: Vai trò lãnh đạo anh minh của Trần Quốc Tuấn – Hịch tướng sĩ.
- Đến với “Hịch tướng sĩ” của TQT một lần nữa ta hiểu thêm về vai trò của những
vị lãnh đạo anh minh với vận mệnh đất nước. Nếu “Chiều dời đô” mở đầu cho kỷ
nguyên Thăng Long của Đại Việt thì “Hịch tướng sĩ” lại ra đời khi Tổ quốc lâm nguy, đất
nước đang bị đế quốc Mông Nguyên đe doạ và thơn tính. Trong tình cảnh đất nước vơ cùng
nguy cấp ở vào thế “ngàn cân treo sợi tóc” thì Trần Quốc Tuấn có một vai trị vơ cùng quan
trọng. Là một vị chủ tướng thống nhất các đạo quân, khi thấy thế giặc rất mạnh, kẻ thù
huênh hoang, hống hách làm nhục quốc thể, Trần Quốc Tuấn đã xác định nhiệm vụ cấp
bách của quân và dân nhà Trần là phải đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhưng khi đó các tướng
sĩ cịn đang do dự, khơng biết phải làm gì lúc này. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ”
để khích lệ các tướng sĩ. Có thể nói “Hịch tướng sĩ” như một tiếng kèn thúc giục quân sĩ ra
Năm học 2021 - 2022
6
trận để bảo vệ giang sơn đất nước. Với bài Hịch ơng đã khích lệ tinh thần trung qn ái
quốc của các tướng sĩ, phơi bày tội ác của kẻ thù để khơi gợi lòng căm thù, truyền cho các
tướng sĩ tinh thần xả thân hi sinh vì đất nước, bảo vệ sự sống còn của Đại Việt. Như vậy,
Trần Quốc Tuấn viết bài hịch này để khơi gợi tinh thần yêu nước, đấu tranh của nhân
dân ta há chẳng phải vì dân đó sao?
- Quan tâm, lo lắng cho dân khơng chỉ khun nhủ nhẹ nhàng mà ơng cịn thẳng thắn,
nghiêm khắc phê phán lối sống bàng quan, vô trách nhiệm của các tướng sĩ “Nay các
người nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn”. Khơng chỉ có
thế , Trần Quốc Tuấn cịn chỉ ra nhiệm vụ quan trọng của các tướng sĩ, động viên,
khuyên bảo họ chăm chỉ luyện tập võ nghệ, ra sức học tập theo cuốn “Binh thư yếu lược”.
Như vậy trong tình cảnh đất nước vơ cùng nguy cấp, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện rõ vai
trò của vị chủ tướng anh minh. Ông đã đề ra được sách lược đúng đắn, anh minh,
khích lệ lịng căm thù giặc, sẵn sàng xả thân, hi sinh vì đất nước của các tướng sĩ.
Chính điều đó đã tạo nên sức mạnh vơ song nhấn chìm kẻ thù. Nhưng hơn hết những quyết
định của ơng đều xuất phát từ tấm lịng của nhà lãnh đạo ln đặt lợi ích quốc gia lên hàng
đầu. Tiếng nói, nguyện vọng của Trần Quốc Tuấn chính là tiếng nói, nguyện vọng của nhân
dân. Vì thế “Hịch tướng sĩ” là một tác phẩm tiêu biểu nhất cho chủ nghĩa yêu nước tươi
đẹp của thời đại chống Nguyên Mơng, đồng thời cũng là minh chứng cho lịng u thương
binh sĩ của vị tiết chế tài ba Hưng Đạo Vương- Trần Quốc Tuấn.
* Luận điểm 4: Đánh giá
- Có thể khẳng định “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” giúp ta hiểu hơn về vai trò lãnh
đạo anh minh của Lí Cơng Uẩn và Trần Quốc Tuấn. Hai áng văn ra đời trong hai hoàn cảnh
lịch sử khác nhau nhưng cảm hứng yêu nước là cảm hứng chủ đạo của hai tác phẩm. Hai
triều đại, hai con người, hai trái tim, dù làm vua hay làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân
thì lúc nào cũng hướng về tương lai tươi sáng tốt đẹp của nhân dân. Trong thâm tâm họ lúc
nào cũng có một suy nghĩ “Làm thế nào cho dân giàu nước mạnh, nhân dân đỡ đói khổ?”
Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn tuy không sống trong một thời đại, cách làm cho dân giàu
nước mạnh cũng khác nhau nhưng trong trái tim họ tất cả đều là vì dân, họ là những người
lãnh đạo anh minh, là những nhà quân sự tài ba, chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của muôn
Năm học 2021 - 2022
7
dân. Những quyết định sáng suốt của họ có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến vận mệnh của đất
nước. Bởi vậy mà “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” đã trở thành những bản anh hùng ca
muôn thuở về lòng yêu nước của nhân dân Đại Việt ta.
3. Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề nêu suy nghĩ.
- Liên hệ bản thân.
- Tên tuổi của Lí Cơng Uốn và Trần Quốc Tuấn mãi mãi là tấm gương sáng cho thế hệ
sau noi theo về tài năng và đức độ của những nhà lãnh đạo anh minh. Sống trong thời đại
hoà bình ngày nay chúng ta phải ghi nhớ cơng ơn của họ. Là học sinh, lúc này chúng ta
phải chịu khó, chăm chỉ học tập để sau này trở thành một công dân tốt xứng đáng với sự hi
sinh của cha ông.
Năm học 2021 - 2022
8