Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của VN tại EU những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.71 KB, 160 trang )

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
CUỐI KHÓA
Đề tài:
VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA CỦA
VIỆT NAM TẠI EU: NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
Giáo viên hướng dẫn : TH.S NGUYỄN THỊ THANH HÀ
Sinh viên : TRẦN THỊ THANH TÚ
Mã sinh viên : CQ483258
Lớp : KINH TẾ QUỐC TẾ 48B
HÀ NỘI - 2010
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện chuyên đề “Vụ kiện chống bán phá
giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và
bài học kinh nghiệm rút ra.”, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
và giúp đỡ từ phía Nhà trường và cơ quan thực tập.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại
học Kinh tế quốc dân, các thầy cô giáo trong trường và đặc biệt là các
thầy cô trong Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã chỉ dạy và giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình bốn năm học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo,
thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà, người đã trực tiếp quan tâm, chỉ bảo và
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập


cuối khóa. Cô đã luôn theo sát và đưa ra những lời khuyên quý báu
giúp tôi sửa chữa và hoàn thiện hơn chuyên đề của mình.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú
lãnh đạo Vụ Kinh tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại đây. Cũng
trong quá trình thực tập tại Vụ Kinh tế dịch vụ, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ hết sức nhiệt tình của chị Nguyễn Nhật Mai và các anh chị
trong nhóm Xuất nhập khẩu, Vụ Kinh tế dịch vụ trong việc thu thập
tài liệu và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn
tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trần Thị Thanh Tú, sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 48B,
Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
Tôi xin cam đoan chuyên đề cuối khóa “Vụ kiện chống bán phá
giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài
học kinh nghiệm rút ra.” là do tôi tự viết dưới sự hướng dẫn của cô giáo,
thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà và sự giúp đỡ của các cán bộ trong Vụ Kinh
tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chứ không sao chép từ bất kỳ nguồn
nào khác. Các dữ liệu được sử dụng trong chuyên đề đều trung thực và có
trích dẫn nguồn cụ thể.
Tôi xin chấp nhận mọi hình thức xử lý của trường và khoa nếu có vi
phạm những điều đã cam kết ở trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thanh Tú
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
EC European Committee Ủy ban Châu Âu
EU European Union Liên minh Châu Âu
GTT - Giá thông thường
GXK - Giá xuất khẩu
SPTT - Sản phẩm tương tự
TNHH - Trách nhiệm hữu hạn
UBCA - Ủy ban Châu Âu
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Phân đoạn thị trường theo người sử dụng tại các nước tiêu thụ giày dép lớn
nhất EU .................................................................................................. 23
Bảng 2.2: Tình hình ngành sản xuất giày dép EU ....................................................27
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giày dép của EU..............28
Bảng 2.4: Các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào EU giai đoạn 2000 - 2005......31
Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép chủ yếu nhập khẩu vào EU.......................33
Bảng 2.6: Số lượng và kim ngạch giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn
2000 - 2005..............................................................................................34
Bảng 2.7: So sánh giá giữa các mặt hàng giày da của Việt Nam và Trung Quốc tại thị
trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006...........................................43
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu
giày dép của EU.......................................................................................62
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Phân đoạn thị trường giày dép EU theo chất lượng và giá cả................25

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU giai đoạn 2000 - 2005.............30
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2000 - 2005..................................................................................31
Biểu đồ 2.4: Thị phần giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU
năm 2004.............................................................................................32
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép nhập khẩu vào EU năm 2005................34
Biểu đồ 2.6: Thị phần giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn 2002-2005
.............................................................................................................35
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2001 - 2009..................................................................................60
Biểu đồ 2.8: Số lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn
2005 - 2008..........................................................................................61
Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU trong tổng
kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam .......................................62
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép
của EU...............................................................................................63
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 1 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện
nay, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và tích cực hợp tác nhiều mặt với
các nước trên thế giới là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá
trình phát triển kinh tế của mình. Cũng trong xu thế chung đó, Việt Nam đang tham
gia ngày một cách tích cực hơn vào các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.
Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, một số mặt
hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy sản, dệt may, da giày đã thực sự tạo nên

thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam và khẳng định được chất lượng, uy tín với các
bạn hàng quốc tế.
Đạt được nhiều thành tựu khả quan trong những năm vừa qua nhưng hoạt
động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện đang gặp phải không ít khó khăn trong
quá trình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường
lớn đầy tiềm năng như EU, Hoa Kỳ. Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng
tự do hơn, các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan, hạn ngạch đang dần
bị dỡ bỏ thì các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đang có xu hướng sử
dụng ngày một nhiều các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong
nước. Trước làn sóng thâm nhập một cách ồ ạt của hàng nhập khẩu từ các quốc gia
đang phát triển với giá cả rẻ hơn rất nhiều, các quốc gia phát triển đã không ngần
ngại áp dụng bất kỳ biện pháp nào có thể để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của mình,
trong đó, kiện bán phá giá là một biện pháp hiện đang được các quốc gia áp dụng khá
phổ biến.
Theo thống kê từ năm 1994 đến nay thì Việt Nam đã phải đối mặt với 34 vụ
kiện chống bán phá giá, trở thành nước đứng thứ 7 trong số 100 nước bị kiện nhiều
nhất trên thế giới với tỉ lệ thua kiện gần 70%.
1
Trong đó EU trở thành thị trường khó
tính nhất với 10 vụ kiện, mà trong số đó vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá giá tại
thị trường EU là một điển hình. EU luôn được xác định là thị trường chủ lực và đầy
1
Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan tính đến 31/10/2009 -
Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC) - chongbanphagia.vn
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 2 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
tiềm năng với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới, tuy
nhiên thực tế này cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn từ các vụ
kiện chống bán phá giá tại thị trường này. Trong khi đó, sự hiểu biết về pháp luật
thương mại quốc tế nói chung và quy định về chống bán phá giá của EU nói riêng

của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
Chính vì vậy mà chúng ta thường bất ngờ và trở nên lúng túng khi phải ứng phó với
các vụ kiện loại này từ EU.
Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam ngày càng gia tăng nguy cơ bị kiện chống
bán phá giá, để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU thì việc hiểu
biết sâu sắc luật pháp về chống bán phá của EU để có biện pháp ứng xử hợp lý trước
các vụ kiện là một yêu cầu cấp thiết. Trong vài năm trở lại đây đã có một số đề tài
nghiên cứu về luật pháp chống bán phá giá của WTO nói chung cũng như các quy
định về chống bán phá giá của các bạn hàng lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU nói
riêng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này thường chỉ đề cập đến khía cách pháp
lý chứ chưa đi sâu tìm hiểu diễn biến các vụ kiện để từ đó rút ra những bài học quý
báu cho các cơ quan Nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ứng
phó với các vụ kiện bán phá giá. Chính vì lẽ đó em đã chọn đề tài “Vụ kiện chống
bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài
học kinh nghiệm rút ra” với mong muốn thông qua một trường hợp điển hình là vụ
kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam để tìm hiểu về luật pháp chống bán
phá giá của EU, đánh giá những tác động nhiều mặt của vụ kiện, từ đó đề xuất các
giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các
vụ kiện chống bán phá giá tại EU nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường đầy tiềm năng này.
2.Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của
Việt Nam tại thị trường EU.
3.Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu:
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 3 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp giúp các cơ quan
Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá
của EU nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa các quy định pháp luật về chống bán phá giá của EU
- Tìm hiểu diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU
- Phân tích nhận định của các bên về kết quả của vụ kiện
- Đánh giá những tác động của vụ kiện đến các bên có liên quan.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ vụ kiện.
4.Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt
Nam sang thị trường EU trong chuỗi thời gian từ năm 2000 cho đến hết năm 2009.
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu giày
dép của Việt Nam sang thị trường EU.
- Giác độ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên cả hai giác độ vi mô và vĩ mô,
vừa đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước đồng thời cũng đưa ra các
giải pháp đối với các doanh nghiệp nhằm ứng phó một cách hiệu quả với các vụ kiện
chống bán phá giá của EU.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp thu
thập số liệu thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, kết hợp với các phương pháp tư
duy logic, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp biện chứng.
6.Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về cơ quan thực tập
Chương 2: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU:
diễn biến, những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra
Chương 3: Giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các
vụ kiện chống bán phá giá của EU
CHƯƠNG 1
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 4 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.1.1. Giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Tên gọi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ministry of Planning and Investment)
- Địa chỉ: Số 6B Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 04-38433360; 08044094; 08043485
- Website:
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, ngày
31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến
thiết, chính là tổ chức tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày nay. Từ đó đến nay,
trải qua 65 năm xây dựng, ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã
từng bước trưởng thành và phát triển qua những mốc son quan trọng.
Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-
SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết
trước đó. Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính
phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề
quan trọng khác.
Ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch
Quốc gia và ngày 14/10/1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg
thông báo quyết định này. Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của
các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các
dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch.
Ngày 9/10/1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó
xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 5 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa
quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,

Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Ủy ban
Kế hoạch Nhà nước bao gồm các nghị định số 158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP,
10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v...
Ngày 27/11/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 151/HĐBT giải thể Ủy
ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban Kế
hoạch Nhà nước.
Ngày 1/1/1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản
lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế
phục vụ công cuộc đổi mới.
Ngày 1/11/1995, Chính phủ ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy
ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Ngày 17/8/2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao
Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu
tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư
trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và
cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Theo Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành,
vùng lãnh thổ.
2. Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên
quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 6 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

3. Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả các nguồn từ nước ngoài để xây
dựng và trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
4. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban
nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp
kế hoạch.
5. Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
6. Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế - kỹ
thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phối quản
lý và sử dụng nguồn vốn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên
doanh.
7. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước.
8. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh
tế - xã hội.
9. Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công
chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách
kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm 22
đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệp
trực thuộc. Từ chỗ chỉ có 55 người khi mới thành lập năm 1955, năm 1988 biên chế
của Bộ đạt số lượng cao nhất 930 người; đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 760 cán
bộ công nhân viên, trong đó 420 cán bộ đang tham gia trực tiếp vào quá trình xây
dựng và điều hành kế hoạch. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Bộ cũng không ngừng
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 7 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
lớn mạnh, hiện nay trong cơ cấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 2 giáo sư, 7 phó giáo

sư, 126 tiến sĩ, 42 thạc sĩ và 479 người có trình độ đại học.
1.2. Vụ Kinh tế dịch vụ
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chính của Vụ Kinh tế dịch vụ
Vụ Kinh tế dịch vụ là một đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ
trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch phát triển các
ngành dịch vụ, chuyên trách về các ngành dịch vụ du lịch, thương mại trong nước và
thương mại quốc tế (bao gồm cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ).
Vụ Kinh tế dịch vụ có các nhiệm vụ sau đây:
1. Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ,
ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế; phối hợp với các đơn
vị liên quan trong Bộ để tổng hợp, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
chung của cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển các ngành liên
quan.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng
năm về phát triển chung các ngành dịch vụ; trực tiếp theo dõi các ngành dịch vụ du
lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế; lập các bảng cân đối tổng cung,
tổng cầu về các hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của nền kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hoá
và dịch vụ, cán cân thương mại quốc tế.
3. Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư trong và ngoài nước thuộc
lĩnh vực Vụ phụ trách; làm đầu mối quản lý các chương trình, dự án được Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
4. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành dịch vụ,
thương mại trong nước và thương mại quốc tế; phối hợp với các đơn vị liên quan
trong Bộ nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
trong kế hoạch 5 năm, hàng năm; trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn
bản quy phạm pháp luật cụ thể khi được Bộ giao. Làm đầu mối tham gia thẩm định
các cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành và lĩnh
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 8 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
vực thuộc Vụ phụ trách để các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ hoặc các ban

ngành theo thẩm quyền.
5. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án
(kể cả dự án ODA, FDI), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý
và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách; đề xuất các giải pháp xử
lý những vướng mắc trong quá trình điều hành triển khai thực hiện kế hoạch.
6. Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định kế
hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền
quyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
hoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực Vụ
phụ trách để các Bộ, ngành, địa phương quyết định theo thẩm quyền; chủ trì thực
hiện giám sát đầu tư đối với các chương trình, dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực
được Bộ trưởng giao phụ trách; phối hợp thẩm tra quy hoạch phát triển các ngành
dịch vụ, ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế.
7. Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế phục
vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách;
phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp thông tin về phát triển
các ngành dịch vụ, ngành du lịch, thương mại trong nước và thương mại quốc tế.
8. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch đầu tư phát triển đối với các ngành, lĩnh
vực sau:
- Về các ngành dịch vụ: Lĩnh vực Du lịch thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; các dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của các Bộ chuyên ngành chưa giao cho các đơn vị khác thuộc Bộ;
- Thương mại trong nước (bao gồm cả thương mại biên giới và kinh tế cửa
khẩu) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Thương mại quốc tế (bao gồm cả xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ,
thương mại điện tử) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Kho tàng thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành.
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 9 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
- Ngành dự trữ quốc gia (bao gồm cả vật tư, hàng hóa, kho tàng) thuộc Bộ Tài

chính và các Bộ, ngành khác làm chức năng dự trữ quốc gia.
9. Tổng hợp kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế về dịch vụ và xuất nhập khẩu
hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả đàm phán quốc tế và thực thi các cam kết quốc tế).
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
1.2.2. Vai trò của vụ Kinh tế dịch vụ trong các vụ kiện chống bán phá giá
Ở Việt Nam, Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xử lý các
vụ kiện chống bán phá giá. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đóng một vai
trò quan trọng giúp Bộ Công Thương giải quyết các vụ kiện này. Trong hai vụ kiện
chống bán phá giá gần đây là vụ kiện cá ba sa của Việt Nam bán phá giá tại thị
trường Hoa Kỳ và vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá giá tại EU, Bộ Công
Thương đều đã có công văn tham vấn ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tùy theo
yêu cầu của các bên liên quan và Bộ Công Thương gửi sang, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
sẽ chuẩn bị hồ sơ và cho ý kiến góp ý xử lý đối với các vụ kiện chống bán phá giá đó.
Trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kinh tế dịch vụ là cơ quan chuyên trách về thương
mại trong nước và thương mại quốc tế (bao gồm cả thương mại hàng hóa và thương
mại dịch vụ), do đó Vụ Kinh tế dịch vụ sẽ là đầu mối xử lý ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với mỗi vụ kiện thì nhiệm vụ của Vụ Kinh tế dịch vụ là khác nhau phụ thuộc vào
yêu cầu của Bộ Công thương gửi sang, nhưng khái quát lại thì Vụ Kinh tế dịch vụ là
cơ quan đầu mối xem xét các yêu cầu được gửi đến từ Bộ Công thương, lấy ý kiến từ
các vụ khác trong Bộ, thu thập và tổng hợp thông tin sau đó ban hành công văn trả lời
Bộ Công thương. Trong một số trường hợp nếu có yêu cầu tham vấn từ phía Bộ Công
thương về các vụ kiện chống bán phá giá, Vụ Kinh tế dịch vụ sẽ thay mặt Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đề xuất những kiến nghị và giải pháp đối với những vụ kiện này.
CHƯƠNG 2
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 10 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ GIÀY MŨ DA VIỆT NAM TẠI
THỊ TRƯỜNG EU: DIỄN BIẾN, NHỮNG TÁC ĐỘNG NHIỀU MẶT
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
2.1. Giới thiệu tổng quan pháp luật về chống bán phá giá của EU

2.1.1 Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của EU
EU không chỉ được đánh giá là một thị trường khó tính với rất nhiều yêu cầu
khắt khe về chất lượng và mẫu mã sản phẩm mà còn được coi là một điển hình trên
thế giới về bảo hộ sản xuất nội địa. Nhằm mục tiêu bảo vệ các ngành sản xuất nội
khối trước sự thâm nhập mạnh mẽ của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là
từ các nước đang phát triển với lợi thế chi phí nguyên vật liệu và nhân công rẻ, bên
cạnh các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt, EU còn xây dựng một Quy
chế chống bán phá giá hết sức chặt chẽ.
Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời từ năm 1968 và hiện
nay được quy định tập trung tại Quy chế 384/96 ngày 22/12/1995 của Hội Đồng Bộ
Trưởng EU.
Qui định này sau đó đã được sửa đổi, bổ sung bởi các văn bản sau:
- Qui định của Hội đồng (EC) số 2331/96 ngày 2/12/1996
- Qui định của Hội đồng (EC) số 905/98 ngày 27/4/1998
- Qui định của Hội đồng (EC) số 2238/2000 ngày 9/10/2000
- Qui định của Hội đồng (EC) số 1972/2002 ngày 5/11/2002
Các quy định trên được áp dụng đối với tất cả các nước không phải là thành
viên EU. Riêng đối với các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc đang
trong quá trình chuyển đổi thì EU có thể áp dụng những điều khoản đặc biệt khác.
2.1.2. Các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra chống bán phá giá của EU
2.1.2.1. Ủy ban Châu Âu (European Commission)
UBCA là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thi hành luật
chống bán phá giá của EU. Đây là cơ quan có trách nhiệm nhận đơn đề nghị điều tra
phá giá, quyết định xem có mở cuộc điều tra hay không, sau đó trực tiếp tiến hành
điều tra (bao gồm cả điều tra về việc bán phá giá và điều tra thiệt hại). Sau khi có kết
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 11 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
luận sơ bộ về việc hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá trên thị trường EU, UBCA có
thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời hoặc chấp nhận cam kết giá được
đưa ra bởi các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài. UBCA cũng là cơ quan có

quyền ra quyết định đình chỉ quá trình điều tra và có hay không thực hiện việc tiến
hành “rà soát lại” và “rà soát hoàng hôn”. Về việc áp dụng biện pháp chống bán phá
giá chính thức, tuy UBCA không có thẩm quyền quyết định vấn đề này nhưng có một
tiếng nói quan trọng trong việc đề xuất Hội đồng Châu Âu đưa ra quyết định cuối
cùng về mức thuế áp dụng.
2.1.2.2.Hội đồng Châu Âu (European Council)
Hội đồng Châu Âu là cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn kiến nghị từ
UBCA và ra quyết định cuối cùng về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
chính thức. Đồng thời Hội đồng cũng ra các quyết định xử lý biện pháp chống bán
phá giá sau khi có kết quả của “rà soát hoàng hôn” hoặc “rà soát lại”. Ngoài ra, đối
với những quyết định thuộc thẩm quyền của UBCA, Hội đồng Châu Âu có thể có
quyết định khác và quyết định của Hội đồng là quyết định cuối cùng.
2.1.2.3. Ủy ban tư vấn (Advisory Committee)
Ủy ban tư vấn gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên Liên
minh và một đại diện của UBCA đóng vai trò là chủ tịch. Ủy ban Tư vấn có chức
năng đưa ra ý kiến tham vấn (khi được yêu cầu hoặc khi pháp luật qui định việc tham
vấn là bắt buộc). Tuy không có giá trị bắt buộc nhưng ý kiến của Ủy ban tư vấn phải
được các cơ quan có thẩm quyền tính đến khi ban hành quyết định. Trong trường hợp
Ủy ban Tư vấn có ý kiến khác với UBCA về cùng một vấn đề thì Hội đồng Châu Âu
sẽ là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng.
2.1.2.4. Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên
Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên có trách nhiệm
phối hợp với UBCA trong việc tiến hành điều tra về việc bán phá giá và thiệt hại. Sau
khi có quyết định áp thuế chính thức, các nước thành viên sẽ chịu trách nhiệm thu
thuế chống bán phá giá thông qua cơ quan hải quan nước mình.
2.1.2.5. Tòa án
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 12 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
Sau khi có quyết định cuối cùng về việc áp dụng biện pháp chống bán
phá giá chính thức, các bên có liên quan có quyền khởi kiện các quyết định này ra

Tòa án sơ thẩm Châu Âu. Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn có thể tiếp tục bị kháng cáo
lên Tòa án Châu Âu. Quyết định của tòa án này sẽ là quyết định cuối cùng.
2.1.3. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá tại EU
Qui định của Hội đồng (EC) số 2331/96 ngày 2/12/1996 về việc sửa đổi Quy
chế chống bán phá giá đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp chống
bán phá giá theo bốn điều kiện sau:
- Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá vào EU;
- Ngành sản xuất SPTT của EU bị thiệt hại đáng kể;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại;
- Việc áp đặt thuế chống bán phá giá là cần thiết vì lợi ích của Cộng đồng
Như vậy, so với qui định chung của WTO, các điều kiện áp đặt thuế chống
bán phá giá theo pháp luật của EU có thêm một điều kiện thứ tư là phải đảm bảo phù
hợp với lợi ích của cộng đồng. Qui định nay thể hiện một sự kiềm chế nhất định của
EU trong việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá. Nếu như trong pháp luật
chống bán phá giá của Hoa Kỳ, quyết định áp thuế sẽ ngay lập tức được ban hành khi
có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây ra thiệt hại thì tại EU, ngay
cả khi hội tụ đủ ba điều kiện đầu tiên, các biện pháp chống bán phá giá vẫn có thể
không bị áp dụng nếu việc này đi ngược lại với lợi ích Cộng đồng.
2.1.4. Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá
2.1.4.1. Bắt đầu vụ kiện
Theo quy định, một cuộc điều tra chống bán phá giá tại EU phải được khởi
xướng bởi một đơn kiện bằng văn bản. Bất kỳ thể nhân, pháp nhân hoặc hiệp hội nào
đại diện cho ngành sản xuất nội địa của EU đều có quyền khởi kiện bằng văn bản yêu
cầu điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đơn kiện có thể được gửi trực
tiếp đến UBCA hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên.
Khi yêu cầu khởi xướng một vụ điều tra bán phá giá, đơn đề nghị điều tra phải
đảm bảo bao gồm các nội dung sau:
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 13 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
- Thông tin xác định danh tính của chủ thể nộp đơn, các mô tả về số lượng và

giá trị sản phẩm do chủ thể nộp đơn sản xuất ra.
- Thông tin mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi là bán phá giá, tên nước xuất
xứ; danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và các nhà nhập khẩu;
- Bằng chứng về việc sản phẩm đó bị bán phá giá: GTT, GXK, biên độ phá
giá, sự gia tăng số lượng hàng nhập khẩu bị nghi ngờ bán phá giá…
- Bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất EU và mối quan hệ nhân quả
giữa việc hàng nhập khẩu bị bán phá giá với những thiệt hại này.
Sau khi nhận được đơn kiện, để ra quyết định có bắt đầu điều tra phá giá theo
đơn yêu cầu hay không, UBCA phải tiến hành kiểm tra những điều kiện sau:
- Tính đại diện cho ngành sản xuất EU của chủ thể nộp đơn: Chủ thể nộp đơn
kiện chỉ được công nhận là đại diện cho ngành sản xuất EU khi có sản lượng chiếm
tối thiểu là 25% tổng sản lượng SPTT của toàn ngành sản xuất EU. Và sản lượng của
các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải chiếm ít nhất là 50% tổng sản lượng của các
nhà sản xuất EU bày tỏ ý kiến (tán thành hay phản đối) về việc điều tra.
- Tính xác thực và đầy đủ của những thông tin và bằng chứng được đưa ra
trong đơn kiện: UBCA sẽ chỉ bắt đầu cuộc điều tra khi nhận thấy các thông tin được
đưa ra trong đơn kiện là xác thực và các chứng cứ về việc bán phá giá và thiệt hại
được trình bày là tương đối đầy đủ.
UBCA có 45 ngày để xem xét đơn đề nghị điều tra. Sau thời hạn này, nếu xét
thấy đã đầy đủ căn cứ, Ủy ban sẽ quyết định khởi xướng vụ kiện và đồng thời công
bố quyết định này trên Công báo của Liên minh Châu Âu. Quyết định này bao gồm
các thông tin về tên sản phẩm sẽ bị điều tra, tên nước xuất xứ sản phẩm đó, tóm tắt
những thông tin EC đã nhận được, thời gian tiến hành điều tra và thời gian cho phép
các bên có liên quan trình bày quan điểm của mình.
2.1.4.2. Điều tra sơ bộ
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 14 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
Theo quy định của EU, UBCA là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc
tiến hành điều tra về bán phá giá và các thiệt hại do việc bán phá giá hàng nhập khẩu
gây ra. Cùng phối hợp với Ủy ban còn có các quốc gia thành viên Liên minh. Thời

hạn điều tra dài hay ngắn là tùy thuộc vào từng vụ kiện nhưng trong mọi trường hợp
không được kéo dài quá 15 tháng. Còn giai đoạn điều tra
2
thì được EU quy định tối
thiểu là 6 tháng và tối đa là 12 tháng trở về trước tính từ thời điểm khởi xướng điều
tra.
a. Tiến hành lựa chọn mẫu trong trường hợp có quá nhiều đối tượng điều tra
Trong trường hợp số lượng nguyên đơn, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, loại
sản phẩm hoặc số giao dịch liên quan quá lớn thì việc điều tra có thể chỉ giới hạn ở
một số lượng thích hợp các công ty, sản phẩm hoặc giao dịch. Việc lựa chọn mẫu này
được thực hiện trên cơ sở những thông tin sẵn có và cần phải đảm bảo tính đại diện ở
mức cao nhất có thể. UBCA có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về việc lựa chọn
mẫu này. Các doanh nghiệp sản xuất muốn được lựa chọn làm mẫu điều tra có 15
ngày để tự giới thiệu về mình với UBCA và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đặc
biệt là các thông tin về lượng xuất khẩu và lượng hàng bán trong nội địa.
b. Tiến hành thu thập thông tin
- Thông qua bảng câu hỏi
Thông thường, ngay sau khi ra thông báo về việc tiến hành điều tra, UBCA sẽ
gửi bảng câu hỏi cho tất cả các bên quan tâm gồm người nộp đơn, các nhà xuất khẩu,
nhập khẩu và đại diện của họ. Nội dung bảng câu hỏi này gồm thông tin về công ty,
về sản phẩm đang bị điều tra, số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh số bán
sản phẩm trong nước và xuất khẩu, giá thành sản xuất... Các nhà xuất khẩu có 30
ngày để hoàn thành bảng câu hỏi này.
- Thông qua việc các bên có liên quan trình bày quan điểm
2
Giai đoạn điều tra là khoảng thời gian mà những lô hàng nhập khẩu trong khoảng đó sẽ là đối tượng bị điều
tra và những thiệt hại xảy ra trong giai đoạn đó sẽ được xem xét để đi đến kết luận về thiệt hại và mối quan
hệ nhân quả với việc bán phá giá.
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 15 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế

Ngoài việc trả lời bảng hỏi, các bên liên quan có thể trực tiếp trình bày quan
điểm của mình trước UBCA nếu trong thời hạn qui định gửi yêu cầu tới UBCA dưới
dạng văn bản trong đó chứng minh được rằng họ là một bên liên quan có thể bị ảnh
hưởng bởi các kết quả của quá trình điều tra chống bán phá giá và có lý do chính
đáng cho yêu cầu trình bày quan điểm của mình.
- Các cơ quan có thẩm quyền tự tiến hành thu thập thông tin
Ngoài những thông tin do các bên cung cấp, để đi đến các quyết định, cơ quan
có thẩm quyền phải tiến hành thu thập thêm thông tin nếu thấy cần thiết. Việc có thu
thập thêm thông tin hay không do UBCA quyết định nhưng phần thực thi chủ yếu
được tiến hành bởi các quốc gia thành viên nếu Ủy ban có yêu cầu.
c. Tiến hành xác minh thông tin thông qua điều tra thực địa
Về nguyên tắc, mọi thông tin do các bên cung cấp được cơ quan có thẩm
quyền sử dụng trong quá trình ra quyết định đều phải được kiểm tra tính xác thực một
cách kỹ càng nhất có thể. Do đó, sau khi phân tích bản trả lời và những thông tin
được cung cấp bổ sung bởi các bên, UBCA có thể quyết định điều tra thực địa. Đây là
quá trình cơ quan điều tra trực tiếp đến doanh nghiệp để thăm cơ sở sản xuất kinh
doanh, kiểm tra sổ sách tài chính kế toán, xem xét các chứng từ và một vài giao dịch
lớn điển hình, phỏng vấn nhân viên của công ty để đánh giá tính xác thực của những
thông tin đã nhận được. Việc điều tra thực địa sẽ được thực hiện trong vòng từ 2 đến
4 ngày ở mỗi công ty hoặc mỗi nhóm công ty. Hai điều kiện để tiến hành điều tra
thực địa là: có được sự chấp thuận của công ty bị kiểm tra và Chính phủ nước xuất
khẩu đã được thông báo chính thức và không có ý kiến phản đối.
Bên cạnh đó, UBCA sẽ không tiến hành việc điều tra thực địa đối với các
công ty không gửi bản trả lời theo đúng cách thức và thời hạn qui định.
2.1.4.3. Kết luận sơ bộ vụ việc
Để có thể đưa ra kết luận sơ bộ, UBCA phải thực hiện các tính toán dựa trên
các thông tin đã thu thập được để xác định chính xác việc bán phá giá và những thiệt
hại mà nó gây ra cho ngành sản xuất SPTT của EU.
a. Xác định việc bán phá giá
SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 16 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
Việc xác định một hàng hóa nhập khẩu có bị bán phá giá hay không được thực
hiện theo một quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định giá trị thông thường
Trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế thị trường
Trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, GTT được định nghĩa là giá
bán SPTT tại thị trường nước xuất khẩu. Do đó Quy chế về chống bán phá giá của
EU quy định GTT được xác định dựa trên giá bán trong điều kiện thương mại thông
thường của SPTT khi nhà sản xuất bán hàng hóa đó cho người mua độc lập tại thị
trường nước xuất khẩu. Trường hợp nhà xuất khẩu không đồng thời là nhà sản xuất
hoặc có sản xuất nhưng không bán SPTT tại thị trường trong nước thì GTT sẽ được
xác định trên cơ sở giá bán SPTT của các nhà xuất khẩu khác.
Đây được coi là cách tính chuẩn và được ưu tiên áp dụng đầu tiên, để có thể
sử dụng cách tính GTT này cần hội tụ đủ các điều kiện sau đây:
- Lượng SPTT tiêu thụ tại thị trường nước xuất khẩu không ít hơn 5% lượng
sản phẩm bị điều tra nhập khẩu vào EU.
- SPTT được bán trong điều kiện thương mại thông thường tại thị trường nước
nội địa cho phép so sánh với GXK một cách hợp lý.
Nếu không thoả mãn một trong hai điều kiện trên thì theo qui định của Liên
minh Châu Âu có thể sử dụng một trong hai cách sau để tính GTT:
- GTT được xác định theo giá bán SPTT trong điều kiện thương mại thông
thường sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là giá này phải mang tính đại
diện và có thể so sánh được với GXK.
- GTT được tính toán dựa trên giá thành sản xuất tại nước xuất xứ cộng với
một khoản hợp lý các chi phí và lợi nhuận.
Trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường
Không giống như Hoa Kỳ đưa ra các tiêu chí cụ thể để xem xét việc một nước
nào đó có hay không có nền kinh tế thị trường, EU liệt kê sẵn một danh sách các
nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp
này, UBCA sẽ lựa chọn một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường và có các điều

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Hà 17 Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
kiện sản xuất tương tự với nước xuất khẩu sản phẩm đang bị điều tra để làm nước
thay thế. Biên độ phá giá sẽ được tính toán dựa trên các thông tin thu thập được về
giá bán của SPTT tại thị trường nước thay thế này.
Tuy nhiên, theo Qui định 2238/2000 của Hội đồng Châu Âu, Việt Nam cùng
với Nga, Trung Quốc, Ukcaine và Kazkhstan được hưởng một qui chế đặc biệt, theo
đó các nước này vẫn bị coi là có nền kinh tế phi thị trường nhưng nếu cơ quan điều
tra xác định rằng các nhà sản xuất, xuất khẩu nhất định hoạt động theo các điều kiện
kinh tế thị trường thì có thể áp dụng các cách tính GTT như trong trường hợp các
nước có nền kinh tế thị trường đối với họ - tức là tiến hành điều tra trực tiếp, không
qua nước thay thế. Để được hưởng quy chế đặc biệt này, các nhà sản xuất, xuất khẩu
phải có đơn yêu cầu bằng văn bản gửi đến UBCA và trong đơn yêu cầu phải kèm
theo những chứng cứ chứng minh rằng họ hoạt động hoàn toàn theo các điều kiện của
nền kinh tế thị trường.
Nếu không đáp ứng được yêu cầu trên, thì theo Qui định số 1972/2002 của
Hội đồng Châu Âu ngày 5/11/2002, các nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan vẫn có
thể yêu cầu được áp dụng mức thuế riêng với điều kiện phải có đơn yêu cầu kèm theo
các chứng cứ chứng minh rằng họ hoạt động không chịu sự can thiệp của nhà nước,
đặc biệt là đến hoạt động xuất khẩu như: tự thỏa thuận số lượng và GXK, phần lớn
cổ phần thuộc sở hữu tư nhân, chuyển đổi ngoại tệ theo tỉ giá thị trường…
Bước 2: Xác định GXK
Theo định nghĩa trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO thì GXK là
giá bán sản phẩm từ nước sản xuất hay nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Theo
đó, EU quy định có 2 cách tính GXK:
Cách 1: GXK là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất hoặc nhà xuất
khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu.
Cách 2: GXK là giá tự tính toán trên cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu đó
cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc dựa trên những tiêu chí hợp
lý khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

SV: Trần Thị Thanh Tú Lớp: KTQT 48B

×