BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng – Năm 2011
Luan van
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:
60.31.05
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH LIÊM
Đà Nẵng – Năm 2011
Luan van
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong là trung thực và chưa từng ai công bố bất kỳ cơng
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thanh Vân
Luan van
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC MỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRANG TRẠI. .............................................................................................. 17
1.1.Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại ................................................................ 17
1.1.1Trang trại và Kinh tế trang trại ...................................................................... 17
1.1.2Các đặc điểm của trang trại ........................................................................... 19
1.1.3Tiêu chí xác định trang trại ............................................................................ 21
1.1.4Phân loại trang trại ........................................................................................ 22
1.1.4.1Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý. ................................................... 22
1.1.4.2Phân loại theo cơ cấu thu nhập ................................................................... 22
1.1.4.3Phân loại theo cơ cấu sản xuất .................................................................... 23
1.1.4.4Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất......................................... 23
1.1.5Vai trò của phát triển kinh tế trang trại .......................................................... 24
1.2.Phát triển kinh tế trang trại.......................................................................... 27
1.2.1.Khái niệm và nội dung phát triển kinh tế trang trại ....................................... 27
1.2.1.1Tăng trưởng và phát triển ........................................................................... 27
1.2.1.2Nội dung phát triển kinh tế trang trại .......................................................... 28
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế trang trại ......................................... 29
1.2.3.Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế trang trại ................................... 31
1.2.3.1.Các nhân tố tạo môi trường ....................................................................... 32
1.2.3.2.Các nhân tố tác động đến đầu vào ............................................................. 33
1.2.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu ra............................................................. 35
Luan van
1.3.
Kinh Nghiệm về phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương ....... 35
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
HUYỆN HOÀ VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................. 40
2.1Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với phát triển
kinh tế xã hội huyện Hồ Vang nói chung và sự phát triển kinh tế trang trại
Huyện hồ vang nói riêng ................................................................................... 40
2.1.1.Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 40
2.1.1.1Vị trí địa lý ................................................................................................. 40
2.1.1.2Địa hình ...................................................................................................... 40
2.1.1.3Đặc điểm khí hậu........................................................................................ 41
2.1.2Điều kiện kinh tế- xã hội ............................................................................... 42
2.1.2.1Tình hình đất đai của huyện........................................................................ 42
2.1.2.2Tình hình dân số và lao động của huyện ..................................................... 43
2.1.2.3Cơ sở hạ tầng của huyện ............................................................................. 43
2.2Thực trạng phát triển kinh tế trang trại Huyện Hòa Vang Thành phố Đà
Nẵng ..................................................................................................................... 44
2.2.1Phát triển về số lượng và loại hình trang trại ................................................. 44
2.2.2 Về quy mơ và sử dụng các nguồn lực sản xuất ............................................. 50
2.2.2.1 Về đất đai .................................................................................................. 50
2.2.2.2. Về vốn ...................................................................................................... 54
2.2.2.3 Về lao động: ............................................................................................ 56
2.2.3. Về quy mơ và trình độ sản xuất hàng hóa .................................................... 60
2.2.4.Hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất của trang trại ............................... 66
2.2.5.Thực trạng giải quyết đầu ra cho nông sản của các trang trại........................ 67
2.2.5.1 Tiêu thụ trực tiếp ....................................................................................... 67
2.2.5.2 Tiêu thụ qua trung gian .............................................................................. 68
2.2.6.Công tác khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật sản xuất phục vụ cho KTTT
Huyện Hòa Vang ................................................................................................... 69
2.3Những tồn tại hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại Huyện Hòa Vang
.............................................................................................................................. 72
Luan van
2.3.1 Vấn đề thị trường và giá cả tiêu thụ nông sản phẩm ..................................... 72
2.3.2 Vấn đề về vốn sản xuất kinh doanh............................................................... 75
2.3.3 Vấn đề về lao động trong các trang trại ........................................................ 76
2.3.4 Chính sách đất đai cịn nhiều bất hợp lý......................................................... 77
2.3.5. Vấn đề ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật-công nghệ trong sản xuất ... 77
2.3.6. Vấn đề qui hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở ................................... 78
2.3.7. Vấn đề về công nghệ chế biến sản phẩm và sau thu hoạch ........................... 78
Chương 3 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRANG TRẠI HUYỆN HOÀ VANG .......................................................... 80
3.1Quan điểm phát triển kinh tế trang trại Huyện Hòa Vang.......................... 80
3.2Mục tiêu .......................................................................................................... 82
3.2.1 Mục tiêu chung:............................................................................................ 82
3.2.2 Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................ 82
3.3Giải pháp phát triển kinh tế trang trại Huyện Hòa Vang ........................... 83
3.3.1 Giải pháp về đất đai ...................................................................................... 83
3.3.2 Giải pháp về vốn ........................................................................................... 88
3.3.3.Các giải pháp về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ........................... 93
3 . 3 . 4 Giải pháp đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa
học, kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất .................................................................. 101
3.3.5.Các giải pháp về tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý cho
các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại............................................. 103
3.3.6 Giải pháp về quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng ..................................... 106
3.3.7 Những giải pháp riêng cho từng loại hình trang trại ........................................... 107
3.3.7.1 Đối với trang trại trồng cây lâu năm ........................................................ 107
3.3.7.2. Đối với trang trại chăn nuôi .................................................................... 109
3.3.7.3 Đối với các trang trại nuôi trồng thủy sản ................................................ 111
3.3.7.4 Đối với các trang trại kinh doanh tổng hợp ............................................. 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 116
Luan van
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PTNT
Phát triển nông thôn
CNH,HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KTTT
Kinh tế trang trại
DHNTB
Duyên Hải Nam Trung Bộ
GO
Gía trị sản xuất
VA
Gía trị gia tăng
IC
Chi phí trung gian
MI
Thu nhập hỗn hợp
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
VAC
Vườn ao chuồng
VACR
Vườn ao chuồng rừng
TX
Thường xuyên
TT
Trang trại
LLVT
Lực lượng vũ trang
HTX
Hợp tác xã
KHKT
Khoa học kỹ thuật
SXKD
Sản xuất kinh doanh
Luan van
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Bảng 2.1
Tổng số trang trại và thời gian thành lập
37
Bảng 2.2
Tổng số trang trại và loại hình trang trại
38
Bảng 2.3
Số lượng trang trại theo loại hình kinh doanh huyện Hịa
39
Trang
Vang giai đoạn 2006-2010
Bảng 2.4
Cơ cấu quy mơ diện tích của trang trại theo đơn vị hành chính
42
Bảng 2.5
Cơ cấu quy mơ diện tích theo loại hình trang trại
43
Bảng 2.6
Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại
44
Bảng 2.7
Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại năm 2009
45
Bảng 2.8
Tình hình sử dụng lao động của trang trại
47
Bảng 2.9
Tình hình sử dụng lao động của các trang trại
49
Bảng 2.10
Tổng hợp theo địa bàn cư trú chủ trang trại trên địa bàn huyện
50
Bảng 2.11
Giá trị sản xuất kinh doanh năm 2009 tính bình qn cho 1 trang
52
trại
Bảng 2.12
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 của các trang trại
53
Bảng 2.13
Các yếu tố gây rủi ro và mức độ rủi ro
55
đối với các trang trại năm 2009
Bảng 2.14
Tình hình sản xuất hàng hố năm 2009 của trang trại
56
Bảng 2.15
Hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất của trang trại
57
Bảng 2.16
Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất của các chủ
61
trang trại
Bảng 2.17
Khả năng tiếp cận thị trường của các trang trại năm 2009
64
Bảng 2.18
Giá cả, chất lượng và mức độ cạnh tranh của thị trường nông
66
nghiệp năm 2009
Bảng 2.19
Ý kiến về một số quyết định trong SXKD của các chủ trang trại
Luan van
66
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ 3.1
Cây giải pháp phát triển trang trại cây lâu năm
101
Sơ đồ 3.2
Cây giải pháp phát triển trang trại nhăn nuôi
102
Sơ đồ 3.3
Cây giải pháp phát triển trang trại kinh doanh tổng hợp
106
Luan van
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Q trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa
là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ. Theo xu hướng này, một
số nơng dân phát triển kinh tế thành cơng, tích lũy được vốn, thuê mướn
thêm lao động, mạnh dạn ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất kinh
doanh, họ trở nên ngày càng có ưu thế hơn về năng lực, kết quả và hiệu quả
sản xuất so với các hộ khác. Sự phát triển kinh tế nông hộ sẽ dẫn tới xu hướng
phân hóa về quy mơ và trình độ sản xuất… và kết quả làm xuất hiện loại hình
kinh tế trang trại.[12]
Trang trại là hình thức doanh nghiệp nhỏ trực tiếp sản xuất ra nông sản
phẩm, là đối tượng để phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa. Kinh tế trang trại là bước phát triển kinh tế cao có tính quy luật của kinh
tế nơng hộ, là mơ hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính chất phổ biến và
khơng ngừng phát triển cho đến nay. Trang trại là một loại hình sản xuất nơng
nghiệp khá phổ biến và đang đóng vai trị quan trọng trong phát triển nông
nghịêp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, kinh tế trang trại đã có từ lâu nhưng trang trại gia đình
mới chỉ phát triển từ thập kỷ 90 sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và
luật đất đai ra đời (1993) với đầy đủ 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, thừa kế và thế chấp.[8]
Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông
nghiệp, nông thôn hiện nay. Sự phát triển của trang trại đã góp phần khai thác
thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trồng, đồi núi trọc,
đất hoang hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông
thôn tạo ra sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, nhằm phát triển một nền
Luan van
nơng nghiệp bền vững. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng
giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp cả nước, kinh tế trang trại của
thành phố Đà Nẵng nói chung và huyện Hịa Vang nói riêng thực sự phát triển
từ khi có Chỉ thị 100CT/TW (tháng 1 năm 1981) và Nghị quyết 10 của Bộ
chính trị (tháng 4 năm 1998). Huyện Hòa Vang là khu vực quan trọng trong
sự phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Nơi đây hội tụ những điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại như: Nhân dân cần cù lao động, phát
triển kinh tế trang trại đã được các cấp chính quyền quan tâm, giao thông
thuận lợi cho sự phát triển giao lưu hàng hóa, đất đai rộng lớn thuận lợi cho
trồng cây lâu năm như bạc hà, keo… tạo việc làm cho hàng trăm lao động cho
nông dân. Bên cạnh những thuận lợi cịn gặp khơng ít những khó khăn làm
cản trở cho việc phát triển kinh tế trang trại như: chủ trang trại còn thiếu kiến
thức khoa học kỹ thuật, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn, lao động
trang trại chưa qua đào tạo, hầu hết các chủ trang trại có nguyện vọng được
vay vốn ngân hàng với số lượng lớn, thời gian dài, lãi suất ưu đãi để đầu tư
vào các loại hình mới có hiệu quả như cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản với
mô hình lớn.
Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, cần được quan tâm
giúp đỡ bằng các chính sách hợp lý, góp phần khai thác một cách có hiệu quả
và bền vững tiềm năng đất đai, lao động ở địa phương. Vì vậy, tơi chọn đề tài:
“Phát triển kinh tế trang trại huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu của đề tài
Luận văn nhằm hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về trang trại và
phát triển kinh tê trang trại.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại, tìm kiếm
những giải pháp kinh tế chủ yếu thúc đẩy phát triển tốt hơn nữa kinh tế trang
Luan van
trại trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng góp phần tăng thu nhập
và tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về thực trạng và giải
pháp phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình cơ bản của các trang trại ở huyện
- Nghiên cứu nội dung hoạt động của các loại hình kinh tế trang trại của
huyện (loại hình trang trại, quy mơ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu nhập).
- Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất và phát triển trang
trại (cơ chế chính sách, điều kiện nội tại của các trang trại và các điều kiện
khách quan tác động hạn chế tới sự phát triển). Những tiềm ẩn chưa được khai
thác cần được đưa vào phục vụ cho sự phát triển của các trang trại ở huyện.
* Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế trang
trại của huyện Hòa Vang trong khoảng thời gian từ năm 2005-2009
* Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin từ các tài liệu đã công bố ( Tài liệu thứ cấp)
Đó là những tài liệu liên quan đã được công bố của các cơ quan thống
kê các cấp, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan cấp
trên, kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu có cùng nội dung. Cập
nhật những thông tin, vấn đề phục vụ cho nội dung của đề tài. Tiến hành hệ
thống hoá bổ sung cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin về trang trại để
Luan van
nghiên cứu, xây dựng cơ sở định hướng.
- Thu thập thông tin qua điều tra (Tài liệu sơ cấp)
Tài liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các
chủ trang trại theo phiếu điều tra với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn,
phạm vi điều tra là các trang trại trên địa bàn huyện.
Theo báo cáo của Phịng Thống kê và Phịng Nơng nghiệp & PTNT
huyện, đến nay tồn huyện có 157 trang trại, phân bố trên địa bàn của 11
xã. Trong đó tập trung nhất là ở 3 xã: xã Hoà Phú, Hoà Liên, Hồ Ninh.
Về loại hình sản xuất được chia ra như sau: trang trại trồng cây lâu
năm 33; trang trại chăn nuôi 30; trang trại nuôi trồng thuỷ sản 15 và trang
trại sản xuất kinh doanh tổng hợp 79
Việc chọn mẫu điều tra : Trong năm 2009, toàn huyện Hoà Vang có
157 trang trại phân bố rải rác ở các xã khác nhau. Dựa trên số liệu điều tra
khảo sát tình hình trang trại năm 2009 của Sở Nơng nghiệp và PTNT thành
phố Đà Nẵng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được hiệu quả,
khó khăn của các loại hình trang trại, chúng tơi chọn 60 trang trại để nghiên
cứu sâu. Để thu thập số liệu sơ cấp, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu
sau:
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn( PRA) : trực tiếp tiếp xúc
với chủ trang trại, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều
kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và mong muốn của
họ, để thu thập được thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó
khăn khi tạo lập, vận hành trang trại làm cơ sở đưa ra định hướng và giải
pháp.
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại:
Phiếu điều tra chúng tơi có đủ thơng tin về trang trại như nguyên
nhân tạo lập trang trại, kết quả sản xuất. Phiếu điều tra được xây dựng cho
Luan van
từng trang trại và đã được chuẩn bị từ trước.
Những thơng tin về tình hình cơ bản của trang trại như: họ tên, tuổi,
dân tộc, giới tính, trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật, loại hình trang trại,
số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị sản
xuất.
Những thơng tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
trại như: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị.
Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn
của chủ trang trại. Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị
trường, các chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡ
của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại.
4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Khi đủ số liệu, sẽ tiến hành làm kiểm tra, rà sốt và chuẩn hố lại thơng tin,
loại bỏ thơng tin khơng chính xác, sai lệch trong điều tra.
Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính tốn và phân tổ
thống kê theo những tiêu thức khác nhau, các chỉ tiêu giá trị được hiện
tại hoá bằng đơn giá thống nhất theo giá hiện hành của năm điều tra. Trên
cơ sở đó sử dụng các phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê kinh tế
+ Phân tích so sánh kết quả của số liệu điều tra, thu thập: tính hiệu
quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại
(vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý), so sánh kết quả loại hình trang
trại, nhận xét xu hướng của trang trại. Hạch toán các khoản mà trang trại đã
chi ra, các khoản thu của trang trại, sử dụng phương pháp này trong cơng tác
điều tra, tính các chỉ tiêu hiệu quả làm cơ sở cho sự định hướng đưa ra các
giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại.
- Phương pháp phân tích định lượng bằng hàm sản xuất
Luan van
Dùng để lượng hoá mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố đầu vào
và kết quả đầu ra trong sản xuất của trang trại. Từ đó thấy được các mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố để có hướng tác động tối ưu cho kinh tế trang trại phát
triển.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Đảm bảo tính chính xác chúng tơi tham khảo ý kiến của các chuyên gia
trong ngành, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài,
thu thập thêm thông tin của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở địa phương,
cán bộ cơ sở. Những tài liệu sách báo đã được công bố ở các trường đại học,
trung học nông nghiệp. Chúng tôi dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu,
và trong quá trình đưa ra định hướng, giải pháp.
5.Ý nghĩa của luận văn.
- Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về
kinh tế trang trại
- Phân tích đánh giá được thực trạng về các nguồn lực sản xuất và kết
quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.
- Thông qua quá trình nghiên cứu tìm ra những nhân tố cản trở sự phát
triển kinh tế trang trại của huyện, nguyên nhân của nó. Phát hiện những nhân
tố tốt thuận lợi còn tiềm ẩn. Đưa ra phương hướng và giải pháp kinh tế chủ
yếu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hòa Vang
phù hợp với yêu cầu của thị trường.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển KTTT
Nội dung chương này tác giả đã trình bày các vấn đề liên quan đến trang trại,
kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại. Nêu lên khái niệm, đặc điểm
của kinh tế trang trại, khái niệm, nội dung và vai trò của phát triển KTTT.
Luan van
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Hịa Vang thành phố
Đà Nẵng
Nội dung chương này trình bày về thực trạng phát triển KTTT như: Phát triển
về số lượng, quy mơ sử dụng các nguồn lực, trình độ sản xuất của trang trại,
vấn đề tiêu thụ, công tác khuyến nơng và chuyển giao kỹ thuật…Trên cơ sở
đó rút ra những hạn chế.
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế trang trại
huyện Hòa Vang
Dựa trên cơ sở chương 1, chương 2, quan điểm, mục tiêu. Từ đó xây dựng các
giải pháp phát triển KTTT trong thời gian đến.
Luan van
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI.
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại
1.1.1
Trang trại và Kinh tế trang trại
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nơng nghiệp của các hộ gia đình
nơng dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường
khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.
Một số tác giả khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang
trại trên thế giới cho rằng, các trang trại được hình thành từ cơ sở các hộ tiểu
nông sau khi từ bỏ sản xuất tự cung tự cấp khép kín, vươn lên sản xuất hàng
hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh.[1][2]
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hố phát triển
trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả
vốn và kĩ thuật, có thể th mướn nhân cơng để sản xuất ra một hoặc vài loại
sản phẩm hàng hố tư nơng nghiệp với khối lưọng lớn cho thị trường.[7]
Về thực chất trang trại và kinh tế trang trại là những khái niệm không
đồng nhất. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và
các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và phát triển của trang
trại ; còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ
thể của các quan hệ kinh tế đó. Các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình
tồn tại và phát triển của trang trại có thể tóm lược thành hai nhóm đó là quan
hệ giữa trang trại với mơi trường bên ngồi và quan hệ giữa trang trại với môi
trường bên trong.
- Quan hệ giữa trang trại với mơi trường bên ngồi bao gồm hai cấp độ:
Mơi trường vĩ mơ (cơ chế, chính sách chung của nhà nước… ) và môi trường
vi mô (các đối tác, khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh).
Luan van
- Quan hệ nội tại bên trong trang trại rất đa dạng và phức tạp như các
quan hệ về đầu tư, phân bổ nguồn lực cho các ngành, các bộ phận trong trang
trại, các quan hệ lợi ích kinh tế liên quan đến việc phân phối kết quả làm ra,
trong đó lợi ích của chủ trang trại với tư cách là người chủ sở hữu tư liệu sản
xuất và lợi ích của người lao động làm thuê là rất quan trọng.
Như vậy, nói kinh tế trang trại là nói mặt kinh tế của trang trại. Ngồi
mặt kinh tế, cịn có thể nhìn nhận trang trại về mặt xã hội và mặt môi trường.
Về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó có
các quan hệ xã hội đan xen nhau : Quan hệ giữa các thành viên của hộ trang
trại, quan hệ giữa chủ trang trại và những người lao động thuê ngoài, quan hệ
giữa người lao động làm thuê cho chủ trang trại với nhau.
Về mặt môi trường, trang trại là một khơng gian sinh thái, trong đó diễn
ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trang trại có quan hệ
chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng.
Như vậy, có thể thấy khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm kinh tế
trang trại. Tuy nhiên, trong các mặt kinh tế, xã hội và mơi trường của trang
trại thì mặt kinh tế là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang
trại. Vì vậy trong nhiều trường hợp khi nói đến kinh tế trang trại, tức nói tới
mặt kinh tế của trang trại, người ta thường gọi tắt là trang trại.
Vậy có thể hiểu khái niệm trang trại về mặt kinh tế như thế nào ? Khái
niệm này phải thể hiện được những nét bản chất về kinh tế, tổ chức và kỹ
thuật sản xuất của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường.
Trước hết trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong
nơng, lâm, ngư nghiệp. Là một hình thức tổ chức sản xuất, trang trại không
phải là một thành phần kinh tế và theo cách phân định thành phần kinh tế như
hiện nay thì các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế hoạt động sản
Luan van
xuất kinh doanh nơng nghiệp đều có thể chọn hình thức tổ chức sản xuất theo
kiểu trang trại nếu có đủ điều kiện.
Từ những nhận thức nêu trên và trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của
thế giới cũng như thực tiễn kinh tế trang trại ở nước ta, khái niệm trang trại về
mặt kinh tế có thể hiểu như sau :
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm,
ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được
tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn
với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt dộng tự
chủ và luôn gắn với thị trường
1.1.2
Các đặc điểm của trang trại
Để phân biệt trang trại với hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, hầu hết
cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều dựa vào các
đặc điểm sau đây :
- Các hoạt động chủ yếu của trang trại phải là sản xuất nông nghiệp.
Theo định nghĩa, trang trại là đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
nơng nghiệp, do đó dấu hiệu đầu tiên cần có để nhận diện trang trại là hoạt
động chính của nó phải là nơng nghiệp. Trong trang trại cũng có thể có hoạt
động khác như chế biến, tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ nông
nghiệp.
- Phần lớn sản phẩm của trang trại được bán ra trên thị trường. Trang
trại tham gia sản xuất nông nghiệp là để tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, đã là
trang trại thì sản phẩm của nó phần lớn phải được bán ra trên thị trường. Nói
cách khác, sản phẩm của trang trại là hàng hóa. Đây chính là đặc trưng quan
trọng nhất để phân biệt giữa trang trại với hộ nơng dân tự cấp tự túc vì hộ
nơng dân làm ra sản phẩm chủ yếu là để tiêu dùng.
Luan van
-Trang trại phải có quy mơ sản xuất lớn hơn hộ gia đình. Trong nơng
nghiệp, quy mơ sản xuất được thể hiện qua chỉ tiêu « Gía trị tổng sản lượng
nông sản » được sản xuất ra trong năm. So với hộ gia đình sản xuất hàng hóa
nhỏ và hộ tự cấp tự túc, trang trại phải có quy mơ sản xuất lớn hơn, tức là trang
trại phải có sự vượt trội đáng kể so với hộ gia đình về quy mơ sản xuất hàng
hóa.
- Có th mướn nhân cơng thường xuyên : Xuất phát từ mục đích hoạt
động của trang trại là kinh doanh kiếm lời, do đó việc thuê mườn nhân công
thường xuyên để mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa là đặc trưng khơng thể
thiếu của trang trại. Có nhiều hộ gia đình có quy mơ sản xuất lớn, mức độ đầu
tư cao, tạo ra nhiều nơng sản hàng hóa có giá trị, nhưng nếu chỉ thuần túy sử
dụng lao động trong gia đình mà khơng thuê mướn nhân công, hoặc chỉ thuê
mướn nhân công khi thời vụ khẩn trương thì vẫn khơng được xem là trang
trại.
- Tư liệu sản xuất chủ yếu của trang trại phải thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Mặc dù các hộ gia đình nhận khốn có thể
đáp ứng các tiêu chí như hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, quy mô sản
xuất lớn...Nhưng do tư liệu sản xuất chủ yếu không thuộc quyền sở hữu của
chủ hộ và họ khơng có quyền quyết định việc sử dụng các tư liệu đó một cách
độc lập nên nó khơng được xem là trang trại.
- Trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý và khả năng tiếp cận thị
trường của trang trại tốt hơn. Hoạt động sản xuất của trang trại diễn ra với quy
mô lớn, phạm vi rộng, tính chất đa dạng, phức tạp hơn so với hộ gia đình nên
bắt buộc chủ trang trại phải có biện pháp hữu hiệu để tổ chức sản xuất hợp lý.
Để quyết định sản xuất, chủ trang trại cần có những thơng tin chính xác về thị
trường để các quyết định của họ không bị sai lầm. Điều đó hồn tồn khác với
quyết định sản xuất của hộ gia đình, do khơng hướng tới mục tiêu lợi nhuận
Luan van
nên hộ nông dân không quan tâm nhiều đến các vấn đề thị trường, họ chỉ cần
biết gia đình họ cần gì và có thể sử dụng nguồn lực nào hiện có để sản xuất
được những sản phẩm đó một cách tốt nhất.
Trang trại được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất
mạnh hơn. Ưu thế nổi trội của trang trại so với hộ gia đình sản xuất nông
nghiệp không đơn thuần là vấn đề quy mô sử dụng đất đai, vốn đầu tư, lao
động, mà cốt yếu phải là sự vượt trội về trình độ kỹ thuật, cơng nghệ để nhờ
đó trang trại đạt được năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá
thành hạ hơn nên thu được lợi nhuận cao.
1.1.3
Tiêu chí xác định trang trại
- Quy mô giá trị sản lượng hàng hóa : Hiện nay, các nước trên thế giới
trong đó có Việt Nam đang sử dụng tiêu chí này để xác định trang trại. Tùy
theo loại hình kinh doanh và các điều kiện cụ thể, mỗi nước có mức quy định
giá trị hàng hóa tối thiểu mà một trang trại phải đạt được trong năm. Ví dụ, ở
nước ta quy định một cơ sở sản xuất nông lâm, nuôi trồng thủy sản được xem
là trang trại phải có giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ mỗi năm trên 40
triệu đồng đối với các tỉnh phía bắc và DHNTB, riêng với miền Nam và Tây
Nguyên là trên 50 triệu đồng.[3]
- Quy mô sử dụng đất : Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, trang trại
trồng cây hàng năm phải có quy mơ diện tích trên 2ha ở các tỉnh phía Bắc và
Duyên Hải miền Trung ; từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây
Ngun. Nếu trồng cây lâu năm thì diện tích phải trên 3ha đối với các tỉnh
phía Bắc và Duyên hải miền Trung, trên 5ha đối với các hộ ở khu vực phía
Nam và Tây Nguyên. Đối với các trang trại trồng cây lâm nghiệp, diện tích tối
thiểu từ 10 ha trở lên.[4]
- Quy mô tài sản. Thực tế cho thấy nhiều cơ sở sản xuất mặc dù có giá
trị hàng hóa và quy mơ diện tích đủ lớn song tỷ suất hàng hóa thấp hoặc suất
Luan van
đầu tư quá nhỏ, chủ yếu là sản xuất quảng canh. Do đó, khơng nên xem các
cơ sở này là trang trại. Để khắc phục tình trạng này, ngồi các tiêu chí giá trị
sản lượng hàng hóa và quy mơ diện tích, cần sử dụng thêm tiêu chí « quy mô
tài sản » để xác định thêm trang trại.
1.1.4
Phân loại trang trại
Kinh nghiệm các quốc gia đã có bề dày phát triển cho thấy, trang trại
thường được phân loại theo các tiêu chí sau đây
1.1.4.1
Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý.
Theo hình thức này người ta chia trang trại ra thành hai loại :
- Trang trại gia đình : Đây là loại hình thơng dụng nhất hiện nay trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Đó là kiểu trang trại độc lập tổ chức sản xuất
kinh doanh do một người thay mặt cho một hộ gia đình hoặc một nhóm hộ gia
đình có quan hệ huyết thống gần gũi quản lý.[5]
- Trang trại phi gia đình. Các trang trại phi gia đình bao gồm các trang
trại được tổ chức dưới dạng các cơng ty phi gia đình, các hợp tác xã cũng như
các trang trại được điều hành bởi người quản lý được thuê mướn.
1.1.4.2
Phân loại theo cơ cấu thu nhập
Theo cách phân loại này trang trại được chia thành 2 loại là trang trại
« thuần nơng » và trang trại « khơng thuần nơng »
- Trang trại thuần nơng là những trang trại có nguồn thu nhập chính từ
các hoạt động sản xuất nơng nghiệp, đây là loại hình trang trại phổ biến ở
những nước nơng nghiệp kém phát triển, nguồn sống chính của người dân dựa
vào nông nghiệp
- Trang trại không thuần nông là trang trại mà thu nhập một phần hoặc
chủ yếu của nó là từ hoạt động ngồi sản xuất nơng nghiệp. Theo đà phát triển
của công nghiệp, xu hướng chung ở các nước trên thế giới là số trang
Luan van
trại « thuần nơng » mỗi ngày một giảm trong khi đó các trang trại « khơng
thuần nơng » có xu hướng ngày càng tăng.
1.1.4.3
Phân loại theo cơ cấu sản xuất
Theo cách phân loại này trang trại được chia thành các loại
- Trang trại trồng trọt : chuyên trồng cây lương thực, cây công nghiệp,
cây ăn quả hay trồng rau, trồng hoa và cây cảnh
- Trang trại lâm nghiệp : chuyên trồng, chăm sóc và tu bổ rừng
- Trang trại chăn nuôi: chuyên chăn nuôi gia súc, gia cầm để lấy thịt, sũa,
trứng
- Trang trại nuôi trồng thủy sản : nuôi tôm, nuôi cá, nuôi các loại thủy
đặc sản, sản xuất giống thủy sản
- Trang trại kinh doanh tổng hợp : Là những trang trai trong đó có sự
kết hợp giữa hoạt động nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp với lâm nghiệp,
với dịch vụ hoặc kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi, kết hợp giữa sản xuất
với chế biến nơng, lâm sản ở trình độ sơ chế hoặc tinh chế.
1.1.4.4
Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
Tùy thuộc vào mức độ sở hữu tư liệu sản xuất, trang trại được chia
thành các loại sau đây :
- Trang trại có chủ sở hữu tồn bộ tư liệu sản xuất : Đây là trường hợp
phổ biến ở các nước trên thế giới. Ví dụ : Ở Hoa Kỳ năm 1982 số chủ trang
trại sở hữu toàn bộ ruộng đất chiếm 59%
- Chủ trang trại chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất. Do đặc điểm lịch
sử, tại một số nước, ngoài các trang trại sở hữu hồn tồn về ruộng đất cịn có
các trang trại chỉ sở hữu một phần ruộng đất. Hiện nay, trên thế giới cũng tồn
tại một loại hình trang trại khá thơng dụng đó là : chủ trang trại sở hữu đất đai
nhưng phải thuê máy móc chuồng trại... để hoạt động
Luan van
- Chủ trang trại hồn tồn khơng có tư liệu sản xuất. Các trang trại này
phải thuê toàn bộ cơ sở vật chất của các trang trại khác hoặc của nhà nước để
sản xuất. Thực tế ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy, sở
hữu tư liệu sản xuất không phải là yếu tố chủ yếu quyết định sự thành công
của một trang trại. Ở Hoa Kỳ, khơng ít các chủ trang trại đi th tư liệu sản
xuất để kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận cao khơng kém các chủ
trang trại có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất.[6]
1.1.5
Vai trò của phát triển kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết 03 năm 2000 của Chính phủ[9] thì:
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hố trong
nơng nghiệp nơng thơn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy
mô và nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông lâm,
thuỷ sản.
- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất
đai, vốn, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững,
tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đơi với xố đói giảm
nghèo, phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nơng thơn mới.
- Q trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn
liền với quá trình phân cơng lại lao động ở nơng thơn, từng bước chuyển
dịch lao động nông nghiệp sang các ngành phi nơng nghiệp, thúc đẩy tiến
trình cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn.
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ
yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, có vai
trị to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất
ra phần lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các
ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.
Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển của kinh tế trang
Luan van
trại phải được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về mặt
kinh tế, xã hội và môi trường. Được thể hiện rõ trên các nội dung chủ yếu
sau:
● Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hố phát triển, góp phần đưa sản
xuất nơng nghiệp lên cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của nền sản xuất xã
hội, là nhân tố mới ở nông thôn, là động lực mới, nối tiếp và phát huy động
lực kinh tế hộ nông dân, là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất
nơng nghiệp hàng hố, tạo ra sức sản xuất mới, có khả năng tạo ra khối
lượng lớn về nơng sản hàng hoá đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.
Kinh tế trang trại làm ra sản phẩm để bán theo u cầu của thị trường,
nên nó kích thích sản xuất và đòi hỏi cạnh tranh để tồn tại, phát triển. Để
giành thắng lợi trong cạnh tranh, các trang trại phải nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Muốn vậy, các trang trại phải biết đầu tư quy mô sản xuất
hợp lý, đầu tư khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, tăng cường quản
lý..., do đó kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy nhanh việc sản xuất
hàng hố trong nơng nghiệp nơng thơn.
Sự tập trung sản xuất đòi hỏi các trang trại tất yếu phải tiến hành cơ giới
hố, điện khí hố các khâu của quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, kinh tế trang trại đã tạo điều kiện để đưa
nông nghiệp đi dần vào cơng nghiệp hố, hiện đại hố, tạo tiền đề đi lên sản
xuất lớn.
● Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất
mới trong nơng nghiệp và nơng thơn.
Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là xu
Luan van