Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT (4) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.59 KB, 57 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SANA-WMT”.
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài.
Ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không gắn
việc kinh doanh của mình với thị trường. Sự cứng nhắc của các kế hoạch ngắn hạn
cũng như dài hạn đã không còn phù hợp với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp cần
thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch mới có đủ tính linh hoạt để
ứng phó với thay đổi bất ngờ của thị trường. Đó chính là chiến lược kinh doanh. Chiến
lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ,
điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được những thông
tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp.
Từ đó xây dựng các mục tiêu chiến lược, lựa chọn chiến lược tối ưu nhất và xây dựng
các chính sách đạt được mục tiêu đó, đồng thời với việc kiểm tra, điều chỉnh chiến
lược cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh
doanh giúp cho doanh nghiệp không rơi vào thế bị động mà luôn luôn đứng trên thế
chủ động trước những biến đổi của môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh
ngày càng thể hiện rõ vai trò là một công cụ cạnh tranh sắc bén trong kinh tế thị
trường.
Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh đã được khẳng định trong thực
tiễn kinh doanh ở các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. Tạp chí Fortune tiến hành
một cuộc phỏng vấn với 200 nhà lãnh đạo của các công ty xuyên quốc gia trong danh
sách của Fortune thì có tới 88,7% các nhà lãnh đạo nhất trí về vai trò quan trọng của
hoạch định chiến lược đối với thành công lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời có đến
72% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phản đối quan niệm cho rằng hoạch định chiến
lược là sự xa xỉ.
Thực tế tại Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lượng chiếm
tới 96% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, lại rất ít quan tâm đến vấn đề chiến lược,
thậm chí không xác định được cho mình một chiến lược kinh doanh, họ thường cho
rằng chỉ có những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nước ngoài mới cần công tác


SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
1
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
hoạch định chiến lược kinh doanh. Đây là một suy nghĩ sai lầm, và cần được nhận thức
đúng đắn hơn về vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh .
Xét riêng trong ngành sản xuất và kinh doanh nước tinh khiết đóng chai tại Việt
Nam, chúng ta cũng có thể thấy sự biến động thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt
hơn. Vào những năm đầu thập kỷ 90, thị trường nước khoáng, nước uống tinh khiết tại
Việt Nam hoàn toàn bị bỏ ngỏ, nhưng kể từ năm 1995, với mức tăng trưởng trung bình
hàng năm là 26% đã thu hút rất nhiều sự đầu tư. Trên thị trường Việt Nam, thậm chí
chỉ riêng địa bàn Hà Nội, điểm qua các nhãn hiệu của các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm nước tinh khiết đóng chai cũng có tới hàng 200 nhãn hiệu của các Công ty lớn
bé khác nhau: Aquafina của Pepsi, Joy của Coca-Cola… hay Vihawa của Công ty Cổ
phần Nước Khoáng Vĩnh Hảo, Sapuwa của nhà máy nước tinh khiết Sài Gòn…
Theo các chuyên gia ngành nước giải khát, nhu cầu tiêu dùng nước tinh khiết
đóng chai sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. Như vậy, tiềm năng ngành
là khá khả quan nhưng sự cạnh tranh cũng báo hiệu ngày càng phức tạp và gay gắt. Là
sản phẩm có mặt trên thị trường, nên nước tinh khiết mang nhãn hiệu AQUAPLUS
của Công ty Cổ Phần Liên doanh SANA cũng chịu chung áp lực này. Sản phẩm
AQUAPLUS chiếm tới 50% trên tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Liên doanh
SANA-WMT, và doanh số bán trên thị trường Hà Nội chiếm khoảng 30% tổng doanh
số bán của mặt hàng này. Nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm với sự hoạt
động kinh doanh của Công ty, sự cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt, cũng
như nhận thức được vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh, các nhà quản trị của
Công ty cũng bắt đầu có sự quan tâm tới công tác hoạch định chiến lược kinh doanh
cho sản phẩm nước tinh khiết đóng chai của Công ty mình. Tuy nhiên, công tác hoạch
định chiến lược kinh doanh của Công ty chưa được thực một cách bài bản, chưa theo
quy trình khoa học, và chưa có bản chiến lược kinh doanh ở dạng văn bản cụ thể.
Với mong muốn đóng góp một phần công sức dù là nhỏ cho sự hoạt động của
Công ty, giúp Công ty có thể đưa ra những phương án chiến lược kinh doanh theo

đúng quy trình khoa học, ứng phó linh hoạt hơn với bao nguy cơ phát sinh khó lường
của môi trường kinh doanh em mạnh dạn làm đề tài “Hoạch định chiến lược kinh
doanh của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT” nhằm đưa ra được một số các
giải pháp để hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
2
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
Căn cứ vào đề tài đã lựa chọn, luận văn sẽ nghiên cứu các nội dung sau:
- Chiến lược kinh doanh là gì? Bản chất và nội dung của chiến lược kinh
doanh, các nhân tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh?
- Nội dung chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh sản phẩm nước
tinh khiết đóng chai là gì?
- Hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? Vai trò, quy trình và phương pháp
hoạch định chiến lược kinh doanh, trong đó luận văn nghiên cứu sâu vào nội dung các
hoạt động trong mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh của sản phẩm nước tinh khiết đóng chai
gồm những hoạt động nào?
- Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần
Liên doanh Sana- WMT, trong đó tập trung vào quy trình hoạch định chiến lược kinh
doanh cho sản phẩm truyền thống của Công ty là nước tinh khiết đóng chai mang nhãn
hiệu AQUAPLUS.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và hoạch định
chiến lược kinh doanh gắn với đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm
nước tinh khiết đóng chai.
- Vận dụng cơ sở lý luận trên để tiếp cận, phân tích và đánh giá thực trạng quy
trình và các hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết
đóng chai của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT. Từ đó rút ra được các thành
công và hạn chế cùng với nguyên nhân.

- Đề xuất một số các giải pháp để hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh
sản phẩm nước tinh khiết đóng chai của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT ,
theo hướng tập trung thiết lập một số phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm nước
tinh khiết đóng chai trong giai đoạn từ nay đến 2015.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Giải quyết và hoàn thiện quy trình hoạch định chiến
lược kinh doanh, và các hoạt động trong quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
của công ty, chủ yếu tập trung ở 6 bước đầu của quy trình hoạch định chiến lược kinh
doanh. (Các bước trong quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh được đề cập sâu
hơn trong chương 2).
Sản phẩm: Tập trung vào sản phẩm truyền thống của Công ty là Nước tinh
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
3
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
khiết đóng chai mang nhãn hiệu Aquaplus. Dựa trên vị trí quan trọng của sản phẩm
này trong cơ cấu các sản phẩm của Công ty, nó chiếm tới 50% tổng doanh thu hàng
năm. Và dựa trên tiềm năng khả quan của sản phẩm này trên thị trường nước tinh khiết
đóng chai.
Không gian thị trường: giới hạn là trên địa bàn thành phố Hà Nội, thị trường
chính của Công ty. Doanh thu tính trên địa bàn Hà Nội chiếm 30 % tổng doanh thu của
sản phẩm nước tinh khiết đóng chai.
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của Công ty,
số liệu cập nhật từ 2008 đến năm 2010.
1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công
ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT”.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh của các
công ty kinh doanh sản phẩm đóng chai.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng hoạch định chiến

lược kinh doanh sản phẩm nước đóng chai của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-
WMT.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh sản
phẩm nước đóng chai của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY
KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC ĐÓNG CHAI
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
4
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
2.1 Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1 Chiến lược kinh doanh: khái niệm và bản chất.
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh được xem như tổng thể
dài hạn của một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu lâu dài, hạn chế của cách tiếp cận này là
chiến lược khó thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Bruce Henderson kết nối chiến lược với lợi thế cạnh tranh:“Chiến lược là sự
tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh
tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi
thế của bạn”. Chúng ta có thể đi theo một khái niệm khá tổng quát và đầy đủ của Alan
Rowe: “Chiến lược kinh doanh là chiến lược cạnh tranh (chiến lược định vị), là các
công cụ, giải pháp nguồn lực để xác lập vị thế chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu dài
hạn của doanh nghiệp”
Bản chất của chiến lược kinh doanh chính là việc làm thế nào một doanh
nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường hoặc đoạn thị trường cụ thể.
Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các
ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để
phân bổ các nguồn lực hiệu quả.
Nội dung chiến lược kinh doanh bao gồm các quyết định chiến lược về không
gian thị trường mục tiêu, xác định giá trị gia tăng, cường độ đầu tư, quy hoạch nguồn

lực cho SBU và các chiến lược chức năng.
Các loại hình chiến lược kinh doanh gồm: Chiến lược tích hợp, chiến lược đa
dạng hoá, chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược M&A, chiến lược đổi mới và
loại bỏ SBU, liên minh chiến lược, sáp nhập và mua lại….Những loại chiến lược cơ
bản này vừa thích hợp với những công ty kinh doanh nhiều ngành nghề, nhiều loại sản
phẩm dịch vụ, vừa thích hợp với những công ty, xí nghiệp chỉ tham gia một ngành hay
sản phẩm dịch vụ. Tùy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh hay tăng trưởng ổn định mà
quyết định theo đuổi chiến lược nào.
2.1.2 Các nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh
sản phẩm nước tinh khiết đóng chai.
Như vậy phần trên, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và bản chất chiến lược
kinh doanh, vậy các nhân tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh của một công ty
kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai là gì? Có thể tóm lại trong 3 nhân tố
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
5
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
chính:
• Mục tiêu chiến lược dài hạn: Mục tiêu dài hạn là kết quả mong muốn được đề
ra cho một khoảng thời gian thường từ 3 đến 5 năm. Đối với các công ty kinh doanh
sản phẩm nước tinh khiết thì mục tiêu dài hạn thường là các lĩnh vực sau:
+ Mức lợi nhuận và khả năng sinh lời: Sự ước lượng về mức tăng trưởng của doanh
thu bao nhiêu phần trăm trên năm, hoặc lợi nhuận trong thời kỳ nhất định.
+ Thị phần: Mong muốn chiến lĩnh và mở rộng thị phần trên thị trường.
+ Vị thế cạnh tranh: Là lòng tin dùng, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp kinh
doanh nước tinh khiết đóng chai với khách hàng tương quan với đối thủ cạnh tranh.
+ Năng suất: ước lượng tỷ lệ phần trăm mức sản lượng sản xuất hàng năm, nâng cao
năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, sản phẩm có chất lượng cao, tỷ lệ hư hỏng ít.
• Phương thức cạnh tranh: là các cách thức doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lợi
thế cạnh tranh, để định vị và cũng chính là yếu tố quyết định lý do mà khách hàng lựa
chọn sản phẩm nước tinh khiết đóng chai của doanh nghiệp chứ không phải sản phẩm

cùng loại của doanh nghiệp khác. Với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nước
tinh khiết đóng chai, chủ yếu các phương thức cạnh tranh được sử dụng là:
+ Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm:
Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán dự
định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi hàng hoá trên thị trường.
Các chính sách định giá bán: Chính sách định giá thấp, chính sách định giá cao, chính
sách định giá theo giá thị trường… Chính sách định giá theo giá thị trường là cách
định giá phổ biến của các doanh nghiệp kinh doanh nước tinh khiết đóng chai hiện
nay. Mức sống của người dân ngày càng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh
quan trọng nhất của doanh nghiệp nữa, nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp công cụ
giá với các công cụ khác thì kết quả thu được sẽ tốt hơn.
+ Cạnh tranh phi giá: Là sự lựa chọn phương thức cạnh tranh khác giá để tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho mình như: chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, mẫu mã, thời
gian giao hàng, hình thức thanh toán….
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện
nhất định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng sản phẩm nước tinh khiết đóng chai là một
chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau tính cơ lý hoá đúng như các chỉ tiêu
quy định. Nước tinh khiết đóng chai cũng cần có hình dáng, và mẫu mã phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng, phải thỏa mãn gọn nhẹ, dễ sử dụng, đẹp mắt… Với các công
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
6
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
ty kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai, ngoài yêu cầu sản xuất tốt còn phải
biết tổ chức mạng lưới bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi
sản xuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy. Phương thức cạnh tranh này phải đảm bảo
nhu cầu tiêu dùng của khách hàng được đáp ứng nhanh nhất về cả thời gian và chất
lượng gia hàng. Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng doanh nghiệp có thể tiến
hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, … để tác động đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vì sẽ thu hút khách hàng, đối tác làm ăn trên thị
trường, thậm chí còn giúp giảm mạnh hiện tượng sản xuất hàng giả.

• Nguồn lực: Từ những mục tiêu dài hạn, phương thức cạnh tranh và định vị mà
chiến lược kinh doanh đã xác định được ở trên thì chiến lược phải đưa được ra kế
hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của tổ chức như con người, tài sản, tài chính…
thể thực hiện các mục tiêu, và phương thức đó. Ví dụ như doanh nghiệp chọn phương
thức cạnh tranh phi giá mà chủ yếu tập trung vào thời gian giao hàng thì nguồn lực mà
doanh nghiệp kinh doanh nước tinh khiết đóng chai sẽ phải chuẩn bị là tài chính để
đầu tư vào hệ thống mạng lưới bán hàng, tuyển dụng hay đào tạo nguồn nhân lực
chuyên nghiệp cho công tác vận chuyển hàng hóa…
2.2 Một số lý thuyết liên quan hoạch định chiến lược kinh doanh.
2.2.1 Khái niệm.
Trong lĩnh vực kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh chỉ bắt đầu được
nghiên cứu thực sự từ những năm 1950, đến nay, hoạch định chiến lược kinh doanh dã
trở nên phổ biến trong kinh doanh hiện đại. Theo Robert N.Anthony: “Hoạch định
chiến lược là một quá trình quyết định các mục tiêu của doanh nghiệp,về những thay
đổi trong các mục tiêu,về sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu, các chính
sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng và sắp xếp các nguồn lực.” Theo Denning:
“Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong tương lai có liên quan
đặc biệt tới tình trạng sản phẩm-thị trường, khả năng sinh lợi, quy mô, tốc độ đổi mới,
mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinh doanh.”
Chiến lược kinh doanh là một vấn đề rất rộng lớn và phong phú về nội dung,
chính vì thế hoạch định chiến lược kinh doanh cũng có nhiều cách tiếp cận và nhiều
quan niệm khác nhau tùy theo góc nhìn của từng tác giả. Tuy nhiên, cơ bản có thể hiểu
khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh như sau: “Hoạch định chiến lược kinh
doanh là một quá trình tư duy nhằm tạo lập chiến lược kinh doanh trên cơ sở nghiên
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
7
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
cứu và dự báo các thông tin cơ bản”.
2.2.2 Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh.
Trên cơ sở các công trình của các nhà nghiên cứu và xuất phát từ bản chất của

hoạch định chiến lược kinh doanh, có thể rút ra các vai trò chủ yếu của nó như sau:
- Thứ nhất, tạo lập chiến lược để giành lợi thế cơ bản trong kinh doanh. Sản phẩm
chủ yếu của hoạch định chiến lược kinh doanh là chiến lược kinh doanh. Chính nhờ có
chiến lược mà doanh nghiệp có thể lường trước các tình huống kinh doanh, tính toán
phương án kinh doanh, từ đó chủ động hơn trong môi trường kinh doanh đầy biến
động, tận dụng các cơ hội kinh doanh, tăng thế lực và lợi thế cạnh tranh để đạt được
hiệu quả kinh doanh một cách chủ động.
- Thứ hai, nhờ có chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thực hiện quản trị
một cách hiệu quả hơn. Bởi trong quá trình hoạch định chiến lược, doanh nghiệp sẽ
phải phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, để tìm ra điểm mạnh,
điểm yếu, thời cơ, thách thức trong hiện tại và tương lai, từ đó cân đối tài nguyên, và
nguồn lực của doanh nghiệp với cơ hội thị trường nhằm đảm bảo tốt mục tiêu đề ra, và
có thể ứng phó một cách chủ động với những biến đổi của môi trường kinh doanh.
- Thứ ba, phát triển niềm tin và ý chí cho các thành viên của doanh nghiệp luôn giữ
vững hướng đi chung của công ty. Người lao động, chủ sở hữu, nhà quản lý sẽ có được
niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp khi họ biết rằng tương lai đó đã được cân
nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Thậm chí họ sẽ hứng khởi làm việc hơn khi chính họ được
tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình, bản
thân họ không còn thấy bị gò bó bởi phải thực hiện những quyết định cứng nhắc mang
tính chỉ tiêu như trước.
2.2.3 Phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Phương pháp ma trận: Là việc sử dụng các loại ma trận trong quá trình hoạch
định chiến lược của doanh nghiệp, từ đó đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn
chọn. Các ma trận loại thường được sử dụng là: ma trận BCG, mô thức TOWS, ma
trận GE, ma trận HOFER, ma trận SPACE Trong đó, hai loại ma trận điển hình là mô
thức TOWS và ma trận BCG.
- Phương pháp kinh nghiệm: Là phương pháp Philippe Laserre đưa ra, trong đó
chiến lược kinh doanh được hoạch định nhờ kinh nghiệm học hỏi từ thực tiễn, và trực
giác của những nhà hoạch định. Phương pháp này thường được sử dụng khi doanh
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4

8
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
nghiệp hoạt động tại thị trường có quy mô nhỏ bé và manh mún, phân tán, môi trường
kinh doanh không ổn định và lộn xộn, các thông số thông tin thường thiếu thốn và
không đáng tin cậy, ảnh hưởng mạnh của các nhân tố phi thị trường, tác động mạnh
mẽ của nhà nước, công nghệ thứ cấp, hệ thống kinh doanh đóng kín…
- Phương pháp tư vấn chuyên gia. Là phương pháp mà doanh nghiệp thông qua
các cuộc hội thảo, hoặc mời các nhà hoạch định chiến lược có uy tín để lấy ý kiến tư
vấn của họ, hoặc rút kinh nghiệm từ thực tế của họ để hoạch định chiến lược kinh
doanh cho doanh nghiệp mình.
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
về hoạch định chiến lược kinh doanh.
Trên thế giới.
- Michael Porter là một trong những giáo sư lỗi lạc nhất trong lịch sử của Đại học
Harvard. Với những tác phẩm kinh điển như “Chiến lược cạnh tranh” (Competitive
Strategy năm 1980 ), “Lợi thế cạnh tranh” (competitive advantage) …được xem như
là sách gối đầu giường của giới quản trị kinh doanh trên khắp thế giới trong suốt gần
30 năm qua.
- Henry Mintzberg người Canada, từng làm việc ở hai trường kinh doanh: McGill
ở Montreal và INSEAD ở Pháp tập trung nghiên cứu lĩnh vực quản trị chiến lược với
sự kết nối của tính chuẩn xác học thuật và sự tận tụy tìm kiếm những triển vọng mới.
Đỉnh điểm của công việc này là ấn phẩm “The Rise and Fall of Strategic Planning”
(“Những thăng trầm của hoạch định chiến lược).
- Gần đây nhất có cuốn sách đang được độc giả Việt Nam hứng khởi đón đọc là
cuốn Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả - Đại Học Harvard đã trình bày tất cả chủ
đề quan trọng để bạn có được một nền tảng kiến thức cơ bản cùng sự khởi đầu đầy tự
tin khi hoạch định và thực hiện chiến lược cho tổ chức của mình.
Nhìn chung những công trình đã nêu rõ ràng và đầy đủ nội dung của chiến lược
kinh doanh cũng như hoạch định chiến lược kinh doanh làm nền tảng để các doanh
nghiệp có thể áp dụng vào hoạt động hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh

của mình.
Trong nước và trong trường Đại học Thương Mại.
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, em đã phát hiện có một số công trình
nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh như: Lê Thế Giới (2007) với "Quản
trị chiến lược" của NXB Thống kê, Nguyễn Bách Khoa (2004) với "Chiến lược kinh
doanh quốc tế"của NXB Thống kê, Ngô Kim Thanh & Lê Văn Tâm với “Quản trị
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
9
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
chiến lược” của NXB ĐH KTQD… Ngoài ra, tại trường ĐHTM cũng có khá nhiều
luận văn đã làm về đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh như:
1. Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Nhà
nước một thành viên Dệt 8/3 (EMTEXCO) – Luận văn tốt nghiệp 2006 – Trần Tố
Loan
2. Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty rau quả
nông sản Việt Nam – Luận văn tốt nghiệp 2006 – Chiêu Thị Anh Thư
3. Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Trung tâm thương mại
BITI’S Miền Bắc – Luận văn tốt nghiệp 2006 –Mạc Thị Hồng Vương – Khoa QTDN.
Những luận văn trên đã đưa ra được một số giải pháp khá hữu ích và khả thi
nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty mà luận văn
nghiên cứu tuy nhiên vẫn không tránh khỏi một số hạn chế. Mặt khác, các công trình
này nghiên cứu từ năm 2006, nên một số giải pháp đưa ra giờ không còn phù hợp với
tình hình biến động không ngừng của nền kinh tế. Phương pháp nghiên cứu của các
công trình trên chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê, so sánh, chưa sử dụng phương
pháp điều tra, phỏng vấn nên chưa có tính khách quan và đánh giá của các chuyên gia.
Vì thế, việc nghiên cứu về các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác hoạch định
chiến lược kinh doanh là rất cần thiết.
2.4 Phân định nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của các công ty kinh
doanh sản phẩm nước đóng chai.
2.4.1 Mô hình quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty kinh

doanh sản phẩm nước đóng chai.
Dưới đây, luận văn lựa chọn nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh của
công ty kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai theo quy trình mà Giáo sư
Tiến sĩ Nguyễn Bách Khoa (Đại học Thương mại) đã tổng kết gồm có 6 bước. Tuy
nhiên, để phù hợp với nội dung nghiên cứu, thì bài luận văn sẽ tập trung nghiên cứu
vào 4 bước đầu tiên.
Hình 2.1: Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
10
Nhận dạng
& hoạch
định sứ
mạng SBU
Phân tích
TOWS
chiến lược
kinh doanh
Thiết lập
mục tiêu
chiến lược
kinh doanh
Thiết lập
nội dung
các phương
án CLKD
Thiết lập
quy hoạch
triển khai
CLKD
Kiểm tra và

liên hệ
ngược
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
(Nguồn GS.TS Nguyễn Bách Khoa)
2.4.2 Nội dung các hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm nước
đóng chai.
2.4.2.1 Nhận dạng và hoạch định sứ mạng SBU.
a. Nhận dạng đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU):
Là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp các ngành kinh doanh
có liên quan (Cặp sản phẩm/ thị trường), có đóng góp quan trọng vào sự thành công
của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết
đóng chai, việc phân đoạn SBU có thể tiến hành theo dung tích của chai đóng nước:
Loại 500ml, 1500ml, vì mỗi loại có đặc điểm khác nhau, nhằm tới thị trường mục
tiêu khác nhau, cũng như có đóng góp doanh thu, và tỷ lệ tiêu thụ không giống nhau.
b. Hoạch định sứ mạng kinh doanh:
Sứ mạng kinh doanh được hiểu là lý do tồn tại, ý nghĩa của sự tồn tại và hoạt
động của doanh nghiệp. Sứ mạng thể hiện rõ hơn những niềm tin và những chỉ dẫn
hướng tới tầm nhìn đã được xác định và thường được thể hiện dưới dạng bản tuyên bố
về sứ mạng của doanh nghiệp. Bản tuyên bố sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp
kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết thường đề cập tới những nội dung như:
- Khách hàng: Khách hàng là các tổ chức, các đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ,
người tiêu dùng cuối cùng hay tất cả các thành phần trên.
- Sản phẩm: Sản phẩm chính của DN là các loại chai có dung tích bao nhiêu.
- Thị trường: Doanh nghiệp chủ yếu cung cấp cho thị trường nào? Địa bàn Hà Nội,
các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam hay trên phạm vi cả nước…
- Công nghệ: Công nghệ lọc nước tinh khiết thẩm thấu ngược (RO), tiệt trùng bằng
tia cực tím hay công nghệ ozone. Công nghệ của công ty hiện đại hay lạc hậu, có xuất
xứ từ Mỹ hay Nhật Bản, Trung Quốc?
- Quan tâm đến vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi: các mục tiêu
kinh tế mà doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai hướng tới là

doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường hay là vị thế cạnh tranh
- Triết lý kinh doanh: là niềm tin, giá trị và ưu tiên của DN kinh doanh sản phẩm
nước tinh khiết dành cho khách hàng, có thể là chất lượng, sự đáp ứng nhu cầu nhanh
chóng
- Tự đánh giá về mình: Năng lực đặc biệt hoặc lợi thế cạnh tranh chủ yếu của DN
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
11
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
kinh doanh nước tinh khiết đóng chai là gì? Năng lực về tài chính mạnh, công nghệ
hiện đại, hay lợi thế về chất lượng cao, giá thấp,…
- Mối quan tâm với hình ảnh cộng đồng: Doanh nghiệp kinh doanh nước tinh khiết
có quan tâm tới vấn đề môi trường, vấn đề đạo đức kinh doanh, từ thiện không…
- Mối quan tâm đối với nhân viên: Chính sách nhân sự và đãi ngộ đối với nhân viên
như thế nào?
2.4.2.2Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh.
a. Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp:
Phân tích và đánh giá các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh
nghiệp là việc phát hiện và xác lập một danh sách có giới hạn các cơ hội kinh doanh
mà doanh nghiệp có thể theo đuổi và những mối đe dọa từ phía môi trường mà doanh
nghiệp cần hoặc nên tránh né.
+ Môi trường vĩ mô:
• Nhóm lực lượng kinh tế:Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng nhất với doanh nghiệp
kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai là vấn đề về lãi suất và lạm phát. Lạm
phát có thể làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm nền kinh tế tăng trưởng chậm
hơn, lãi suất cao hơn, chi phí đầu vào tăng cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi
muốn mở rộng quy mô sản xuất, và áp lực chi phí quá cao.
• Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật: Tác động lớn với doanh nghiệp kinh doanh
sản phẩm nước tinh khiết đóng chai hiện nay, đó là sự kiểm tra kiểm soát gắt gao của
các cơ sở y tế, các cơ quan hữu quan liên quan. Đối với các Công ty sản xuất nước tinh
khiết không đạt chuẩn có thể bị đình chỉ kinh doanh, và thậm chí chịu trách nhiệm

trước pháp luật.
• Nhóm lực lượng văn hóa - xã hội: Các yếu tố như nhân khẩu học, thói quen
tiêu dùng nước tinh khiết đóng chai tại các cơ quan tập thể, các hộ gia đình ngày càng
có xu hướng tăng ảnh hướng khá lớn tới doanh nghiệp kinh doanh nước tinh khiết, vì
nó quyết định tiềm năng tiêu thụ sản phẩm này trên thị trường …
• Yếu tố tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông,
sự trong sạch của môi trường, nước, không khí tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh nước tinh khiết đóng chai, do nhu
cầu mang tính mùa vụ của sản phẩm này, và do đầu vào của quá trình sản xuất sản
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
12
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
phẩm này là nguồn nước tự nhiên.
• Nhóm lực lượng công nghệ : Bên cạnh các tiện ích của công nghệ mới khi ra
đời, thì nó cũng có thể là nguy cơ cho doanh nghiệp, nếu không đủ vốn đầu tư vào
mảng này. Ví dụ như khi công nghệ lọc nước tinh khiết mới, công nghệ xử lý chất thải
hiện đại,… có thể khiến các Công ty gặp khó khăn vì bị lạc hậu, năng suất kém hơn,
nên chi phí, giá thành cao hơn đối thủ, thậm chí là người tiêu dùng không chọn lựa sản
phẩm của Công ty nữa.
+ Môi trường ngành: là môi trường của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang
hoạt động, bao gồm một tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp
và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp, ví dụ như nhà cung ứng,
khách hàng, đối thủ cạnh tranh…
 Các đối thủ cạnh tranh: quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật
dành lợi thế trong ngành nước tinh khiết đóng chai. Do đó, các doanh nghiệp kinh
doanh nước tinh khiết đóng chai cần phân tích đối thủ cạnh của mình để biết họ là ai,
khả năng của họ về tài chính, sự tăng trưởng, thị phần và nhược điểm gì để có thể đối
phó.
Hình 2.2: Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
 Khách hàng: Để đề ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp kinh

doanh nước tinh khiết đóng chai phải có sự phân loại khách hàng hiện tại và tương lai
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
Các đối thủ
cạnh tranh trong
ngành
( Cạnh tranh
giữa các doanh
nghiệp hiện tại)
Gia nhập tiềm năng
Sự thay thế
Các bên liên
quan khác
Người cung
ứng
Người mua
Đe dọa gia nhập mới
Đe dọa của các sản phẩm/
dịch vụ thay thế
Quyền lực
thương lượng
của người mua
Quyền lực
tương ứng
của các bên
liên quan
Quyền lực
thương
lượng của
người cung
ứng

13
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
và xác định khách hàng mục tiêu. Người mua sản phẩm của Công ty sản xuất kinh
doanh nước tinh khiết đóng chai có thể là tổ chức, các công ty phân phối, cũng có thế
là khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Nếu người mua yêu cầu giá thấp hơn thì có thể
xem đây như đe dọa cạnh tranh.
 Nhà cung cấp: Chủ yếu nhà cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm
nước tinh khiết đóng chai là nhà cung cấp vỏ chai, thùng đóng, và một số hóa chất sử
dụng trong quá trình lọc nước,… Sức ép đến từ đối tượng này khi họ yêu cầu tăng giá
hay thúc giục thời hạn thanh toán cho họ.
 Gia nhập tiềm năng: Là những đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp kinh doanh
nước tinh khiết đóng chai có thể gặp trong tương lai. Cần chú ý những đối tượng này,
đặc biệt là các doanh nghiệp lân cận khu vực sản xuất kinh doanh của ta, bởi họ có thể
chính là người cùng ăn chung một miếng bánh lợi nhuận với công ty mình.
 Mặt hàng thay thế: Mặt hàng thay thế cho sản phẩm nước tinh khiết đóng chai
chủ yếu là sản phẩm nước khoáng, hay các sản phẩm nước giải khát khác.Sức ép do có
sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị
khống chế. Nên các doanh nghiệp kinh doanh nước tinh khiết cần chú ý tới các sản
phẩm thay thế tiềm ẩn, để doanh nghiệp không bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé.
Doanh nghiệp luôn chịu tác động của môi trường kinh doanh, môi trường kinh
doanh biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm biện pháp để có khả năng thích ứng.
Do vậy, phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài là nội dung đầu tiên của hoạch
định chiến lược. Để đi đến hoạch định chiến lược kinh doanh một cách sát thực và khả
thi, thì cần phải kết hợp phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài với đánh giá nội
lực của nó.
b. Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp:
Công việc đánh giá nội lực của doanh nghiệp tập trung vào những khía cạnh
chủ yếu sau:
 Quản trị nhân lực: Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng tới sự thành
công của doanh nghiệp vì chính con người thu thập dữ liệu, hoạch định mục tiêu, lựa

chọn, thực hiện và kiểm tra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh
nghiệp kinh doanh nước tinh khiết cũng cần chú ý tới các chính sách nhân sự của
mình.
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
14
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
 Sản xuất tác nghiệp: Các nội dung cần chú ý khi phân tích yếu tố sản xuất là: giá
cả và mức độ cung ứng nguyên vật liệu, vỏ chai, bìa thùng, mức độ quay vòng hàng
tồn kho, sự bố trí các phương tiện sản xuất, khả năng công nghệ so với toàn ngành và
các đối thủ cạnh tranh
 Marketing: Marketing có thể được mô tả như một quá trình xác định, dự báo,
thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm
hay dịch vụ. Qua phân tích các số kiệu về hàng hóa bán ra, thị phần, mức độ cạnh
tranh,…sẽ cho thấy được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp khá rõ ràng. Phân
tích marketing là một nội dung rất quan trọng trong việc đánh giá nguồn lực của doanh
nghiệp kinh doanh nước tinh khiết, khi phân tích cần chú ý đến chất lượng của chiến
lược marketing hỗn hợp thông qua 4 yếu tố: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến.
 Tài chính- kế toán: Khi phân tích các yếu tố tài chính, cần chú ý đến những nội
dung: khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn; tổng nguồn vốn của doanh nghiệp;
tính linh hoạt của cơ cấu vốn đầu tư; việc lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính và
lợi nhuận
 Hệ thống thông tin: Nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong
từng thời kỳ nếu có được thông tin thích hợp, chính xác, đầy đủ. Bởi vậy hệ thống
thông tin được xem là một nguồn tiềm năng, một thế mạnh quý giá, quan trọng của
doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai.
c. Mô thức TOWS: Trên cơ sở nhận dạng các nhân tố chiến lược môi trường bên
trong và bên ngoài của doanh nghiệp, từ đó áp dụng mô thức TOWS để hoạch định các
chiến lược phù hợp.
STRENGTHS
Các điểm mạnh

WEAKNESSES
Các điểm yếu
OPPORTUNITIES
Các cơ hội
SO Stratergies
CL phát huy điểm mạnh để
tận dụng cơ hội
WO Stratergies
CL hạn chế điểm yếu để tận
dụng cơ hội
THREATS
Các thách thức
ST Stratergies
CL phát huy điểm mạnh để
hạn chế thách thức
WT Stratergies
CL vượt qua điểm yếu và né
tránh thách thức
Hình 2.3: Cấu trúc phân tích TOWS CLKD.
2.4.2.3 Thiết lập mục tiêu chiến lược kinh doanh.
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
15
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
Mục tiêu là những kết quả, trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong
tương lai. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh nước tinh khiết
đóng chai chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
- Lợi nhuận, doanh thu, thị phần hàng năm.
- Vị thế cạnh tranh trong ngành nước tinh khiết.
- Hiệu quả kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai.
- Khả năng dẫn đầu về công nghệ lọc nước tinh khiết.

- Phát triển đội ngũ nhân sự, quan hệ với nhân viên
2.4.2.4 Thiết lập nội dung phương án chiến lược kinh doanh.
Dựa vào kết quả phân tích TOWS ở trên, cũng như mục tiêu chiến lược kinh
doanh mà doanh nghiệp đã lựa chọn, thì hình thành nên các phương án chiến lược kinh
doanh cụ thể. Ở mỗi phương án chiến lược kinh doanh của công ty kinh doanh sản
phẩm nước tinh khiết đóng chai đã được thiết lập phải đưa ra được các dự tính, các khả
năng và giải pháp chiến lược để thực hiện các mục tiêu đã xác định. Càng dự tính được
nhiều giải pháp, doanh nghiệp càng có điều kiện lựa chọn tốt hơn.
Nội dung phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm nước tinh khiết đóng
chai là một bản kế hoạch chi tiết về:
- Thị trường, khách hàng, sản phẩm…
- Xác định mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp theo đuổi.
- Xác định phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Định vị , xác lập vị thế cạnh tranh của SBU.
- Phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp cho SBU.
2.4.2.5 Thiết lập quy hoạch triển khai chiến lược kinh doanh.
Dựa trên sự so sánh các giải pháp chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã
thiết lập, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai sẽ tiến hành
lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Để lựa chọn chính xác, cần phải so sánh được các
phương án trong khả năng có thể của công ty kinh doanh nước tinh khiết(tài chính,
nhân sự, marketing ) Như vậy hoạt động quy hoạch và triển khai chiến lược là quá
trình thực hiện gồm việc tổ chức con người cũng như các nguồn lực để củng cố sự lựa
chọn. Ở bước này, bản chất là cân đối các nguồn lực trong suốt quá trình hoạt động
kinh doanh, để đưa ra cơ sở đảm bảo các mục tiêu của doanh nghiệp có điều kiện khả
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
16
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
thi để thực hiện.
2.4.2.6 Kiểm tra và liên hệ ngược.
Kiểm tra chiến lược là việc các công ty kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết

đóng chai sẽ phải thiết lập các chỉ tiêu, rồi đo lường kết quả thực hiện chỉ tiêu trên
thực tế, tiến hành đánh giá sai lệch, phản hồi để cung cấp cho ban lãnh đạo cao nhất
những thông tin về quá trình thực thi các chiến lược nhằm đưa ra kịp thời những quyết
định tốt nhất để điều chỉnh và động viên.
Để có một hệ thống kiểm tra chiến lược có hiệu quả thì luôn cần thông tin chính
xác kịp thời, hệ thống kiểm tra đồng thời phải linh hoạt để phản ứng với các biến cố
bất ngờ. Kiểm tra không có nghĩa là sau khi thực hiện triển khai chiến lược kinh
doanh, mà nó phải được thực hiện bằng cả 3 hình thức: Kiểm tra lường trước, kiểm tra
năng động và kiểm tra sau. Kiểm tra trước là kiểm tra trước khi quá trình bắt đầu, kiểm
tra năng động là luôn giám sát quá trình thực hiện, kiểm tra toàn diện nhằm phát hiện
những sai biệt phát sinh, để có hành động điều chỉnh kịp thời, kiểm tra sau là kiểm tra
sau thời kỳ cam kết chiến lược đã kết thúc, lần kiểm tra này nhằm đánh giá một cách
toàn diện mức độ hoàn thành kế hoạch chiến lược, rút kinh nghiệm và đánh giá lại
công tác hoạch định chiến lược kinh doanh, nhờ đó các lần hoạch định chiến lược sau
này sẽ đảm bảo tính khoa học hơn, tính thách thức và tính linh hoạt ngày càng tốt hơn.
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
17
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC ĐÓNG
CHAI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SANA – WMT
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh sản
phẩm nước đóng chai của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT.
Phương pháp nghiên cứu mô tả cách thức, mục đích, nội dung để tiến hành
thu thập các thông tin. Trong luận văn này, sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và
phương pháp phân tích dữ liệu để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng công tác hoạch định
chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT.
3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu.
+ Phương pháp điều tra trắc nghiệm:

Mục tiêu điều tra: Nhằm thu thập thông tin về công tác hoạch định chiến lược
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT, cần phải được xem xét trên
nhiều khía cạnh để làm cơ sở đánh giá thành công, hạn chế trong chương 4.
Đối tượng điều tra: Phát ra 15 phiếu điều tra cho một số đối tượng trong ban
lãnh đạo của công ty, và một số cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Liên
doanh SANA-WMT. Cách thức phát là phát tận tay trực tiếp, sau đó thu thập lại rồi
tổng hợp kết quả điều tra và đưa ra kết luận.
Nội dung điều tra: Các vấn đề được đề cập trong phiếu điều tra trắc nghiệm liên
quan đến hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-
WMT. Gồm:
• Nhận dạng và hoạch định sứ mạng SBU.
• Phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong của doanh nghiệp.
• Phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
• Mục tiêu chiến lược kinh doanh.
• Phương án chiến lược kinh doanh.
• Nguồn lực triển khai chiến lược kinh doanh.
• Kiểm tra việc thực hiện chiến lược kinh doanh.
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
18
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
Là phương pháp được sử dụng nhiều trong việc thu thập dữ liệu, nó thể hiện
tính khách quan, xác thực của các thông tin được thu thập giữa người phỏng vấn và
người được phỏng vấn.
Mục tiêu điều tra: Nhằm tăng tính khách quan của luận văn, nên cần tìm hiểu ý
kiến của các chuyên gia trong việc đánh giá thực trạng, những thành công, hạn chế và
bài học trong hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Liên doanh
SANA-WMT.
Đối tượng điều tra: Các cán bộ công nhân viên của công ty, một số nhà quản lý
trong công ty, và một số khách hàng của công ty.

Nội dung điều tra: Chủ yếu liên quan đến các thông tin về thực trạng công tác
hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, và các mặt làm được, chưa làm được
trong hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm nước tinh khiết đóng chai mang
nhãn hiệu AQUAPLUS của Công ty. Với đối tượng phỏng vấn là khách hàng thì chủ
yếu hỏi về cảm nhận của họ về sản phẩm của Công ty nhằm đánh giá công tác định vị
của công ty như thế nào….
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Là phương pháp thu thập thông tin
từ các tài liệu đã được công bố trên báo, website, tài liệu của cơ quan thực tập như báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, các nghiên cứu trước đây như luận
văn, giáo trình, bài giảng có liên quan.
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Phương pháp so sánh, tổng hợp: Là phương pháp so sánh 1 chỉ tiêu với cơ sở
(chỉ tiêu gốc) đối với các số liệu kết quả kinh doanh, các thông số thị trường, các chỉ
tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh là các số liệu phải
phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính
toán, quy mô và điều kiện kinh doanh.
- Phương pháp thống kê bảng biểu: Là phương pháp thống kê tìm ra xu hướng
hay đặc điểm chung của các yếu tố phân tích rồi sau đó khái quát vấn đề lại.
- Sử dụng phần mềm chuyên dụng Excel, SPSS, Word, ứng dụng văn phòng để phân
tích, và tính toán các kết quả ra dưới dạng con số cụ thể, từ đó đưa ra các kết luận dưới
dạng tổng quát đối với vấn đề đang nghiên cứu.
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
19
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạch
định chiến lược kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai của Công ty Cổ
phần Liên doanh SANA-WMT.
3.2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT.
3.2.1.1 Giới thiệu công ty, chức năng, nhiệm vụ:
Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT.

Địa chỉ: số 210 Yên Sơn- Chúc Sơn-Chương Mỹ- Hà Nội.
Điện thoại :043-3717 777; Fax: 043-3867 040.
Mã số thuế : 0500471991
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp : 0303000924 ngày 23/11/2007 do Sở
kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nội cấp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi
nhánh: số 4113032351 ngày 15/03/2008 do Sở kế hoạch Đầu tư TP HCM cấp.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng bao gồm
nước uống đóng chai, các sản phẩm chăm sóc tóc, sữa tắm, dầu ăn …và một số lĩnh
vực khác như kinh doanh thép, sản phẩm may mặc
Công ty cổ phần Liên doanh SANA-WMT được thành lập từ năm 2002 tiền thân
là chi nhánh công ty TNHH Thương Mại SANA, sau này tách riêng thành công ty cổ
phần hoạt động theo cơ chế thị trường và sự vận hành của nền kinh tế mới. Sau hơn
10 năm hoạt động, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thực hiện phương châm “vì người
tiêu dùng”, các dòng sản phẩm của SANA đã dần khẳng định thương hiệu, nhận được
sự tin tưởng ưa chuộng của người tiêu dùng.
3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Công ty hiện có 80 cán bộ công nhân viên với 10 cán bộ quản lý tốt nghiệp
trình độ đại học trở lên,trong đó có 9 người tốt nghiệp từ chuyên ngành kinh tế, quản
trị. Cơ cấu của công ty được tổ chức theo cơ chế trực tuyến chức năng, đứng đầu là
ban giám đốc, sau đó là các phòng chức năng: Phòng kinh doanh, phòng nhân sự,
phòng kế toán, phân xưởng sản xuất.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức. ( in kèm phụ lục hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty)
3.2.1.3 Mặt hàng và thị trường kinh doanh.
Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT chuyên sản xuất và kinh doanh các
mặt hàng tiêu dùng bao gồm nước uống đóng chai, các sản phẩm chăm sóc tóc, sữa
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
20
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
tắm, dầu ăn …và một số lĩnh vực khác như kinh doanh thép, sản phẩm may mặc
Trong đó,sản phẩm truyền thống và chiếm vị trí khá quan trọng trong hoạt động kinh

doanh của Công ty là sản phẩm nước tính khiết đóng chai mang nhãn hiệu
AQUAPLUS.
Sau hơn 10 năm hoạt động, với phương châm “vì người tiêu dùng”, các dòng
sản phẩm của công ty nói chung, và sản phẩm nước tinh khiết đóng chai AQUAPLUS
đã dần nhận được sự tin tưởng ưa chuộng của người tiêu dùng. Cùng với hệ thống
phân phối được bao phủ khá rộng, sản phẩm này của Công ty đã đến tay người tiêu
dùng gần như khắp miền Bắc. Tuy nhiên, tiêu thụ tập trung chủ yếu là tại địa bàn Hà
Nội, và các tỉnh lân cận, với số lượng tiêu thụ chiếm khoảng hơn 30% tổng số sản
phẩm nước tinh khiết đóng chai sản xuất ra.
3.2.2 Phân tích các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và
hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm nước tinh khiết đóng chai của Công
ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT.
3.2.2.1 Ảnh hưởng từ nhân tố môi trường vĩ mô.
* Kinh tế: Mức lạm phát 2 con số của Việt Nam trong năm 2010 là 11,75%,
vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra gần 5%. Tại thời điểm cuối năm 2010, mức tăng giá tiêu
dùng (CPI) của cả nước là 1,98%, và chủ yếu là mức tăng giá ở khu vực hàng ăn uống.
Như vậy, có thể thấy nhìn chung cùng với các mặt hàng thiết yếu khác thì nhu cầu đối
với mặt hàng nước tinh khiết đóng chai là lạc quan. Nhưng với hoạt động kinh doanh
của công ty, thì các vấn đề về lạm phát cao làm cho chi phí đầu vào tăng ảnh hưởng tới
quá trình sản xuất của công ty, lãi suất từ 16 – 17% là khá cao gây khó khăn khi công
ty muốn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
* Chính trị - pháp luật: Có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không theo quy trình
khoa học và không đảm bảo vệ sinh an toàn, dẫn đến sự kiểm tra kiểm soát gắt gao
hơn của các cơ quan hữu quan, các cơ sở y tế, … Khung pháp lý đối với các doanh
nghiệp nước khoáng và nước tinh khiết ngày càng chặt hơn, yêu cầu bắt buộc sản
phẩm này phải được đóng chai từ nguồn.
* Văn hóa – xã hội: Tiềm năng và cơ hội kinh doanh có thể nhìn thấy ở các
nhân tố thuộc nhóm lực lượng này. Đó chính là nhân khẩu học ở Việt Nam, với tổng
dân số trên 86 triệu dân, trong đó cơ cấu độ tuổi từ 15-64 chiếm tới 65%, đây là nhóm
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4

21
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
khách hàng chủ yếu mà công ty hướng tới. Số dân sống ở khu vực thành thị chiếm gần
30% dân số cả nước, là dấu hiệu tốt khi thị trường mục tiêu của công ty là địa bàn Hà
Nội. Ngoài ra, còn phải kể đến thói quen tiêu dùng nước tinh khiết đóng chai tại các cơ
quan tập thể, các hộ gia đình ngày càng tăng.
* Yếu tố tự nhiên: Sản phẩm nước tinh khiết đóng chai phụ thuộc khá nhiều
vào yếu tố tự nhiên. Thứ nhất là đầu vào của quá trình sản xuất là nước nguồn tự
nhiên. Nhưng theo báo cáo của Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường thì môi
trường nước bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải tại Hà Nội và TP HCM là
rất nặng nề nhất là ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp, có khu công nghiệp thải ra
tới 500.000 m3 nước bẩn mỗi ngày. Điều này ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, là một sản phẩm mang tính thời vụ, phục vụ chủ yếu nhu cầu vào
những ngày nắng nóng, thì vấn đề dự báo thời tiết là rất quan trọng đối với việc xác
định lượng cầu. Tuy nhiên, những năm gần đây, theo nhận định của Tổ chức khí tượng
thế giới, công tác dự báo khí tượng thủy văn ngày càng khó khăn, diễn biến thời tiết,
thiên tai phức tạp và khó dự báo. Năm 2010 là một năm nóng nhất lịch sử, tại công ty
mặt hàng có thể nói là “cháy kho”. Tuy nhiên mùa nắng nóng hè năm 2011 ở miền
Bắc lại được dự báo là sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2010.
* Công nghệ:Các dây truyền công nghệ, thiết bị lọc nước công nghệ cao đã
đánh bại những dây chuyền kém chất lượng do người tiêu dùng ngày càng quan tâm
hơn về nguồn gốc bình nước mà họ mua. Đây là thời điểm mà công ty lấy lòng tin và
tăng uy tín của mình trong lòng khách hàng.
3.2.2.2 Ảnh hưởng từ nhân tố môi trường ngành.
 Đối thủ cạnh tranh: Năm 2009, theo kết quả thống kê của Công ty Nghiên cứu
Thị trường Datamonitor (Anh), chiếm giữ thế thượng phong ở thị trường nước uống
đóng chai Việt Nam là sản phẩm nước tinh khiết, với các thương hiệu Aquafina
(PepsiCo), Sapuwa (Công ty Nước uống Tinh khiết Sài Gòn) và Joy (Coca-Cola). Ban
quản trị đã căn cứ vào vị thế và khả năng của mình, xác định đối thủ cạnh tranh trực

tiếp với sản phẩm nước tinh khiết mang nhãn hiệu AQUAPLUS của Công ty Cổ phần
Liên doanh SANA-WMT là các cơ sở sản xuất theo mô hình gia đình như Evitan,
Hello, Alive, Aquaquata, Bambi… So sánh mức thị phần với các đối thủ cạnh tranh
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
22
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
trực tiếp của mình trên thị trường nước tinh khiết đóng chai, thì Công ty Cổ phần Liên
doanh SANA-WMT dự báo sẽ tiếp tục chiếm thị phần lớn hơn nhờ việc mở rộng quy
mô sản xuất, và tự tin về chất lượng sản phẩm vì sức khỏe người tiêu dùng, quy trình
đầu tư bài bản…
 Khách hàng: Sản phẩm của công ty bán ra chủ yếu là cho các cửa hàng tạp
hóa, các đại lý, rồi các cơ sở này mới phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Chiếm tới 30% tổng doanh số bán ra là tại địa bàn Hà Nội, mà chủ yếu là các huyện
của Hà Tây cũ. Còn lại là phân phối cho các tỉnh rải rác ở miền Bắc như: Hải Dương,
Bắc Ninh, Hà Nam, … Có thể nhận định rằng, công ty đã bỏ qua khá nhiều kênh phân
phối có thể giúp AQUAPLUS tăng thêm thị phần, đó chính là kênh văn phòng, trường
học và nhà ở, các kênh bán lẻ tại siêu thị trung tâm thương mại. Vì thói quen tiêu dùng
của người dần đang có xu hướng mua hàng hóa tại các siêu thị, các trung tâm thương
mại để yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Còn các văn phòng, trường học và một
số hộ gia đình khi có nhu cầu về sản phẩm này, họ cũng có xu hướng gọi điện thoại đặt
hàng trực tuyến với nhà cung cấp.
 Nhà cung cấp: Đầu vào mà công ty cần nhập của nhà cung cấp chủ yếu là vỏ
chai nhựa để đóng chai sản phẩm nước tinh khiết và và bìa catong để đóng thùng phục
vụ vận chuyển, lưu kho. Công ty nhập đầu vào chủ yếu của các cơ sở sản xuất vỏ chai
nhựa khu vựa lân cận như của Công ty TNHH Gia Phú, Công ty TNHH Havina ở
Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội… Nói chung, quan hệ hợp tác của 2 bên đã xây
dựng từ lâu, nên các nhà cung cấp cũng không gây khó khăn, áp lực gì nhiều cho công
ty. Tuy nhiên theo nhận định của ban quản trị thì giá cả của đầu vào còn cao, nên chi
phí sản xuất kinh doanh của công ty lớn, khó khăn cho công ty khi định giá sản phẩm
theo thị trường.

 Gia nhập tiềm năng: thị trường nước đóng chai không ngừng tăng trưởng
trong những năm gần đây, mức tăng trưởng tới 40% mỗi năm nhiều nhà đầu tư thành
tỷ phú nhờ việc kinh doanh sản phẩm này. Với dấu hiệu đầy lạc quan này, nên không
tránh khỏi việc sẽ xuất hiện ngày càng đông đảo các cơ sở sản xuất và kinh doanh mặt
hàng này. . Tuy nhiên, công ty cũng có sự bình tĩnh với các cơ sở này, bởi lẽ, nguồn
vốn đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm này không hề nhỏ. Dù vậy,
Công ty Cổ phần Liên doanh SANA-WMT cũng cần có sự cân nhắc để chiếm lấy
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
23
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
miếng bánh thị phần và lợi nhuận của mình trên thị trường nước tinh khiết đóng chai.
 Mặt hàng thay thế: Người tiêu dùng thường gọi nước suối chung cho các loại
nước uống tự nhiên đóng chai. Nước tinh khiết là loại nước thông thường được khuyên
dùng hằng ngày cho tất cả mọi người, chỉ chứa duy nhất một chất dinh dưỡng là nước
và không có kèm theo chất dinh dưỡng khác. Còn nước khoáng là nước uống có chứa
các chất khoáng như natri, kali, can-xi, ma-giê phải dùng đúng trường hợp, không
được sử dụng bừa bãi. Như vậy, vấn đề nhầm lẫn của người tiêu dùng, có thể họ không
phân biệt được 2 loại sản phẩm này, và đánh đồng chúng là một loại, điều này cũng có
thể làm giảm doanh số bán ra của sản phẩm. Sự đe dọa còn đến từ các sản phẩm thay
thế khác như các loại nước giải khát…
3.2.2.3 Ảnh hưởng từ nhân tố môi trường bên trong công ty.
 Nhân lực: Chủ yếu ảnh hưởng đến quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
của Công ty là ban lãnh đạo, ban quản trị. Vì hoạch định chiến lược kinh doanh là một
loại hình lao động trí óc của con người, của nhà quản trị. Ban lãnh đạo của Công ty Cổ
phần Liên doanh SANA-WMT chủ yếu là những người đã lớn tuổi, nặng nề tư duy
thời bao cấp, và cơ chế từ bộ máy hoạt động cũ. Nên ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả
hoạch định chiến lược kinh doanh.
 Sản xuất tác nghiệp: Nhìn chung máy móc trang thiết bị của Công ty là khá
hiện đại với công nghệ lọc nước tinh khiết thẩm thấu ngược RO của Mỹ, và công nghệ
tiệt trùng bằng tia cực tím, dây chuyền sản xuất đạt trình độ cao về chất lượng cũng

như về số lượng sản phẩm. Hệ thống của thiết bị bao gồm những phần chính như:
+ Hệ thống tự động cung cấp và xử lý nước ngầm từ độ sâu 110m.
+ Hệ thống lọc thẩm thẩu ngược RO.
+ Hệ thống khử trùng bằng tia cực tím và sục Ozone.
+ Hệ thống chiết chai, bình.
Các hệ thống thiết bị được điều khiển bảo vệ chính xác, an toàn và chắc chắn.
(Quy trình sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai AQUAPLUS in kèm phụ lục).
Chỉ có một điều đáng bàn là khả năng quay vòng hàng tồn kho của Công ty chưa
tốt lắm. Do tính mùa vụ của mặt hàng này, nên đến những ngày nắng nóng thì hầu như
là sản phẩm thiếu trầm trọng, trong khi, những mùa còn lại trong năm sản phẩm lại bị
lưu kho.
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
24
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa
 Marketing: Các chính sách trong hệ thống Marketing-mix của công ty vẫn
chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn.
+ Sản phẩm của công ty đã đạt được các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết, thậm chí
cao hơn một số chất lượng sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác trên thị
trường, nhưng lại chưa đem được thông điệp đảm bảo sức khỏe và chất lượng sản
phẩm này đến với người tiêu dùng, nên còn bị lu mờ trong hàng trăm nhãn hiệu nước
tinh khiết trên thị trường. Như vậy thực sự thì giá trị này của sản phẩm chưa được sử
dụng triệt để để tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho công ty, trong khi đây là một vấn đề
nóng bỏng trên thị trường nước tinh khiết, đặc biệt tại địa bàn Hà Nội.
+ Gía của sản phẩm do định giá theo thị trường nên cũng được người tiêu dùng
chấp nhận, tuy nhiên, vấn đề cho công ty lại khá nan giải, khi mà giá các cơ sở sản
xuất khác đưa ra trên thị trường khá thấp, do họ đầu tư rất ít vào dây truyền sản xuất,
và sản xuất không theo quy trình khoa học, vệ sinh, nhưng người tiêu dùng thì đôi khi
lại bỏ qua điều này.
+ Mạng lưới phân phối còn nhỏ hẹp nên chưa đưa được sản phẩm tới đông đảo
người tiêu dùng. Điều này làm hạn chế khả năng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường

nước tinh khiết đóng chai.
+ Hoạt động xúc tiến thì chưa thực sự được quan tâm và đầu tư. Công ty Cổ phần
Liên doanh SANA-WMT hầu như không trích lập hoặc chỉ bỏ ra một khoản kinh phí
rất nhỏ ho hoạt động quảng cáo, mà chỉ đơn thuần thực hiện xúc tiến bán bằng việc
khuyến mại, hoặc chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
 Tài chính – kế toán: Ảnh hưởng của vấn đề lạm phát và lãi suất nên hiện nay
công ty đang giải quyết với bài toán nguồn vốn huy động để mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh.
 Hệ thống thông tin: Hiện nay công tác truyền đạt thông tin của công ty còn ở
mức trung bình, chưa đạt hiệu quả, nên đôi khi chưa kịp thời cho việc ra quyết định
của nhà quản trị, việc phát triển hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin
marketing sẽ giúp nhà quản trị thực hiện tốt hơn việc hoạch định chiến lược kinh
doanh, để đề ra các chiến lược kinh doanh linh hoạt, khả thi và hiệu quả.
3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm và tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về thực
SV: Nguyễn Thị Mai Hồng K43A4
25

×