Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

TIỂU LUẬN: Thực tế hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán kế toán tại công ty đường sông miền Bắc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.51 KB, 39 trang )











TIỂU LUẬN:
Thực tế hoạt động kinh doanh và công
tác hạch toán kế toán tại công ty
đường sông miền Bắc







LỜI NÓI ĐẦU

Mục tiêu cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin tài chính cho những người ra quyết
định. Để thực hiện được điều đó, kế toán phải thực hiện nhiều công việc: ghi nhận,
lượng hoá và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng cách sử dụng một hệ
thống các chứng từ và sổ sách để ghi chép. Các bước: ghi chép, phân loại và tổng hợp
là công cụ để tạo lập hệ thống thông tin kế toán. Từ đó, công việc tiếp theo của kế toán
là tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu thông tin theo yêu cầu quản lý trong và ngoài
doanh nghiệp. Các công việc trên được tiến hành liên tục, kế tiếp nhau tạo thành chu
trình kế toán trong doanh nghiệp mà kế toán phải thực hiện. Thông tin hạch toán kế


toán là những thông tin động về tuần hoàn của vốn trong doanh nghiệp, toàn bộ bức
tranh về hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu đầu tiên là cung cấp vật tư cho sản
xuất, qua khâu sản xuất đến khâu cuối cùng là tiêu thụ đều được phản ánh đầy đủ và
sinh động qua thông tin kế toán. Các thông tin sử dụng để ra quyết định quản lý được
thu từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng thông tin của hạch toán kế toán cung cấp đóng
một vai trò quan trọng và không thể thiếu được. Vì vậy, công tác tổ chức kế toán có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán được
thực hiện khoa học và hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp phù hợp với cơ chế, yêu cầu quản
lý trong những điều kiện mới.
Đối với Tổng công ty đường sông Miền Bắc, một doanh nghiệp Nhà nước còn non trẻ
mới trải qua quãng đường 10 năm hoạt động, công tác tổ chức kế toán ở đây rất được
coi trọng. Nó là công cụ quản lý quan trọng ngày càng được đổi mới và hoàn thiện để
phù hợp với thực tiễn. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại đây, được tiếp cận thực
tế hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán kế toán là cơ hội để em vận dụng những
kiến thức lý thuyết chuyên nghành vào đánh giá thực tế nhằm giải quyết được những
bất cập còn tồn tại trong công tác kế toán tại đơn vị




A. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Trong thời gian quá độ chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản xuất của các ngành
kinh tế chính giảm sút, nhu cầu vận tải nói chung giảm, hoạt động vận tải thuỷ gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ sau những năm 90 nhu cầu vận tải có chiều hướng tăng,
cơ sở hạ tầng được cải tạo, nâng cấp, đội tàu sông bước đầu được khôi phục. Đặc biệt
từ sau khi Cục đường sông Việt Nam được tái thành lập, bộ máy quản lý Nhà nước về
giao thông đường thuỷ nội địa từ Trung ương đến địa phương được củng cố tạo điều
kiện cho vận tải thuỷ phát triển mạnh. Ngày 30/01/1993, Chính phủ ban hành Nghị

định 08/CP thành lập Cục Đường sông Việt Nam. Cơ cấu tổ chức Cục bao gồm:
a. Lãnh đạo Cục và các ban tham mưu giúp việc (9 phòng)
b. Chi cục và bộ phận giúp việc (5 phòng và Ban thanh tra)
c. Khối các đoạn quản lý đường sông: gồm 15 đoạn
d. Khối quản lý Nhà nước: các Cảng vụ và Thanh tra chuyên ngành
e. Khối doanh nghiệp: 5 công ty vận tải, 4 cảng sông, 3 công ty tư vấn thiết kế,
công ty đảm bảo giao thông
f. Khối sự nghiệp: các trường (công nhân kỹ thuật, trung học Hàng Giang TW I
và II), ban quản lý dự án đường sông, tạp chí cánh buồm
Sau một thời gian dài sản xuất bị suy thoái đến nay hoạt động sản xuất của vận tải thuỷ
đã trở lại cân bằng, mở rộng thị trường, ngành nghề kinh doanh, từng bước phát triển,
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong cơ chế chính sách mở đã khơi dậy được khả năng
tiềm tàng của vận tải thuỷ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải hoạt động bình
đẳng, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có điều kiện bung ra chiếm lĩnh
thị trường, phát triển sản xuất tạo ra sự cạnh tranh làm động lực thúc đẩy vận tải thuỷ
phát triển. Hoạt động vận tải thuỷ đang phát triển mạnh, có đủ các thành phần kinh tế
tham gia, trong đó thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang chiếm lĩnh thị phần vận
tải với tỷ trọng cao, đa dạng và dễ thích nghi với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hầu hết


các doanh nghiệp này đều vẫn có quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động một cách tự phát,
không theo quy hoạch định hướng chung, chưa có sự gắn kết nhau trong sản xuất,
thậm chí cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm suy yếu lẫn nhau. Đặc biệt là thiếu những
doanh nghiệp đầu đàn, có tiềm lực, có khả năng đi đầu trong việc đổi mới phương tiện,
công nghệ, mở mang doanh nghiệp, thị trưòng, tập hợp lực lượng đông đảo xung
quang mình để trở thành những tập đoàn mạnh, đưa vận tải thuỷ ngày một phát triển.
Căn cứ vào tình hình thực tế, ngày 13/08/1996 Bộ GTVT ra Quyết định số 2125/QĐ-
TCCB-LĐ thành lập Tổng công ty đường sông Mền Bắc bằng cách đưa các công ty
vận tải, các cảng và một số công ty, xí nghiệp khác trực thuộc Bộ GTVT sang Tổng
công ty nhằm đáp ứng mọi nhu cầu phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh

tế đất nước.
Trong ngành thuỷ nội địa Việt Nam, Tổng công ty đường sông Miền Bắc là một doanh
nghiệp Nhà nước có tiềm lực lớn nhất cả nước về lực lượng vận tải thuỷ, hệ thống
cảng sông và cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ; có vị trí quan trọng trong
hoạt động vận tải và xếp dỡ đường thuỷ nội địa phía Bắc VN. Giai đoạn đầu mới thành
lập, Tổng công ty đã có đội tàu khá mạnh với tổng công suất 31.776 cv (cv:mã lực) và
180.455 tấn phương tiện. Đội tàu tương đối đủ các chủng loại để hoạt động từ vùng
biển đến đồng bằng lên miền núi theo yêu cầu của chủ hàng. Đội tàu có các loại: tự
hành, sông pha biển, đoàn kéo - đẩy 600T, 800T, 1000T, 1200T với các loại sà lan
100T, 200T, 250T, 300T, 400T giúp cho Tổng công ty kinh doanh có hiệu quả. Tại các
thành phố lớn (Quảng Ninh, Hải Phòng…) có các chi nhánh, đơn vị thành viên, đại
diện cho Tổng công ty tiến hành công tác tiếp thị, điều hành vận tải, bốc xếp.
Đến năm 2004, Tổng công ty có 20 đơn vị thành viên với lực lượng lao động trên 7100
người. Đội tàu vận tải và dịch vụ của Tổng công ty có 1047 đầu chiếc, gồm 37457 mã
lực và một 18781 tấn phương tiện. Tổng công ty có 5 cảng sông lớn và một số cảng lẻ
với tổng năng lực bốc xếp đạt khoảng 2.500.000T/năm, 15 xí nghiệp, trung tâm cơ khí
sửa chữa, đóng mới phương tiện thuỷ nội bộ với gần 100 vị trí triền, âu tầu, ủ nổi.
Tổng công ty còn có các đơn vị thành viên, trực thuộc chuyên về vật tư kỹ thuật, chế


tạo thiết bị…Trong quá trình tổ chức, quản lý sản xuất, Tổng công ty đã phải đối mặt
với nhiều khó khăn, phức tạp trong nội bộ và trên thương trường vận tải như: sự cạnh
tranh gay gắt giữa các đơn vị vận tải thuộc nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế thị
trường, giá cả vật tư liên tục tăng, sự xuống cấp và suy giảm chất lượng kỹ thuật của
một bộ phận đội tàu vận tải, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, chế độ chính sách
chưa phù hợp với thực tiễn thị trường. Vượt qua những khó khăn trở ngại, trong những
năm qua, Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tích trên các mặt: quản lý, tổ chức sản
xuất; trong đó có công tác quản lý kỹ thuật phương tiện và thiết bị, quản lý sáng kiến
cải tiến, đề tài KHKT và áp dụng công nghệ mới. Đội tàu vận tải của Tổng công ty đã
và đang phát triển theo xu hướng tăng dần về số lượng, đảm bảo chất lượng, hiện đại

về kỹ thuật. Các công ty vận tải, đặc biệt là công ty vận tải thủy 1 là những đơn vị đi
đầu trong chiến lược phát triển đội tàu, hiện đại hóa kỹ thuật phương tiện; công ty vận
tải thuỷ 4 đã đầu tư tàu đẩy 250cv, loại máy thuỷ Duy Phương R160 đẩy đoàn 1600T
rất tiết kiệm nhiên liệu (150g/cv.giờ).
Đầu năm 2004, bản tin kinh tế xã hội chọn lọc của Tổng công ty ra đời, cung cấp nhiều
thông tin cho quản lý và sản xuất. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm,
nhưng bản tin đã thực hiện tốt vai trò là người thông tin, hỗ trợ tri thức và nguồn tin dự
báo chiến lược cho các cấp quản lý trong Tổng công ty. Theo quyết định 63 của Thủ
Tướng Chính Phủ, Tổng công ty đã thực hiện kế hoạch và tổ chức triển khai theo đúng
lộ trình quy định: Ngoài các đơn vị đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần từ trước như: Công ty cổ phần vận tải thuỷ Thái Bình, Công ty cổ phần cơ khí 75,
Xí nghiệp cổ phần vận tải xếp dỡ Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2005 đã tiếp tục triển
khai cổ phần hoá 5 đơn vị thành viên: Công ty vận tải thuỷ 1, 2, 3, 4, Công ty vận tải
sông biển Nam Định. Đối với Tổng công ty theo quyết định mới nhất của Thủ Tướng
Chính Phủ và Bộ Trưởng Bộ GTVT từ nay đến cuối năm 2006, Tổng công ty sẽ
chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Cảng Hà Nội và Cảng
Việt Trì vào công ty mẹ, tiếp tục cổ phần hoá các đơn vị còn lại.


Tính đến 01/01/2006, Tổng công ty có 239 tàu/39053 mã lực/188575T, xà làn đẩy các
loại 791 chiếc/181075T.
Từ khi thành lập (năm 1996) đến nay Tổng công ty đã gặp không ít khó khăn đó là: sự
cạnh tranh trong sản xuất vận tải, bốc xếp và cơ khí ngày càng gay gắt và quyết liệt,
đội ngũ phương tiện vận tải, kết cấu cơ sở hạ tầng do khó khăn về vốn nên chậm được
đổi mới… nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT, sự giúp đỡ của
các vụ chức năng… sự chỉ đạo điều hành thống nhất, có hiệu quả của lãnh đạo Tổng
công ty cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ CNV, Tổng công ty đã đạt được những kết
quả rất khả quan và nhận được sự khen thưởng của Đảng, Nhà nước: Huân chương lao
động hạng 3, bằng khen của Chính Phủ và Bộ GTVT hàng năm.
Dưới đây là mô hình tổ chức hoạt động của Tổng công ty

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức hoạt động Tổng công ty




TỔNG CÔNG TY
ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC
Công ty cổ phần vận tải
thuỷ 1
Công ty cổ phần vận tải
thuỷ 2

Công ty cổ phần cơ
khí 75

Công ty vật tư kỹ
thuật và xây dựng
công trình thuỷ
Công ty cổ phần vận tải
thuỷ 3

Công ty cổ phần vận tải
thuỷ 4

Các x í nghiệp cơ khí
thuỷ, CK82, CK81,
CK 71
Công ty cổ phần vận tải
thuỷ Thái Bình


Công ty đầu tư và xây
dựng Hồng Hà
Công ty cổ phần vận tải
sông biển Nam Định

Công ty nhân lực và
thương mại quốc tế
Cảng Hà Nội
Công ty xây lắp và
thương mại quốc tế
Cảng Việt Trì
Trung tâm vận tải
Cảng Hà Bắc
Cảng Hoà Bình
Cảng Mường La
Công ty xây lắp và tư
vấn thiết kế

Trường dạy nghề bán
công


2. Đ ẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
- Vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ trong và ngoài nước
- Khai thác cảng, bến thuỷ nội địa
- Xếp dỡ và kinh doanh kho bãi cảng đường sông
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá đường sông và vận tải đa phương thức
- Sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thuỷ
- Sản xuất kinh doanh, khai thác vật liệu xây dựng

- Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải chuyên
nghành
- Vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa. Dịch vụ vận chuyển hành khách du
lịch trên sông, vịnh, hồ
- Vận tải hàng hoá, hành khách bằng đường bộ
- Xây dựng các công trình giao thông, công ngiệp, dân dụng
- Đại lý các mặt hàng: máy móc, vật tư, thiết bị, phụ tùng, nhiên liệu
- Hoán cải, thiết kế, sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ
- Phá dỡ tàu cũ
- Thiết kế, sửa chữa, đóng mới lắp đặt thiết bị nâng hạ
- Tư vấn việc làm
- Xuất khẩu lao động
- May trang phục bảo hộ lao động cho cán bộ, công nhân viên và thuyền viên vận tải
- Sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ
- Thiết kế phương tiện vận tải thuỷ
- Sửa chữa, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, điện tử
- Kinh doanh nhà đất
- Khảo sát xây dựng
- Đào tạo công nhân Cao đẳng, Đại học, Ngoại ngữ


- Tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, đường
dây…
Những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà Tổng công ty đang thực hiện trên đây
được chia thành ba lĩnh vực:
* Sản xuất vận tải và dịch vụ
* Sản xuất cảng sông
* Sản xuất cơ khí và dịch vụ
2.2. Sản phẩm, loại hàng hoá
* Sản xuất vận tải và dịch vụ:

- Sản xuất vận tải với các mặt hàng: than điện, than đạm, than khác, clinker, hàng
khác (cát, đá, sỏi…), container, chuyển tải. Sau khi trúng thầu than điện, than đạm
Tổng công ty vẫn tiếp tục điều hành than điện, than đạm. Sản xuất vận tải than điện
được thực hiện với nhà máy điện Phả Lại, Ninh Bình, than đạm với nhà máy đạm Hà
Bắc.
- Dịch vụ: Tổng công ty kinh doanh các mặt hàng: than, xi măng, vật liệu xây dựng,
bến xe khách…
*Sản xuất cảng sông:
Gồm có kinh doanh kho bãi, cung cấp dịch vụ bốc xếp và giao nhận trong kho bãi, vận
chuyển hàng hoá từ kho bãi cảng đến kho chủ hàng hoặc người mua hàng …
* Sản xuất cơ khí và dịch vụ:
- Sản xuất cơ khí: sản xuất các kết cấu thép, khung nhà xưởng, các loại vận thăng, giá
nâng lao dầm cầu, thiết bị phục vụ ngành điện, các đèn tín hiệu cho đường sông,
đường biển…
- Dịch vụ: sửa chữa đóng mới tàu và các phương tiện khác…
2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh
Từ khi thành lập đến nay, ngoài các bạn hàng truyền thống như: điện, xi măng…các
đơn vị của Tổng công ty đã chủ động khai thác thêm nhiều mặt hàng mới, tuyến mới,
mở rộng thị trường: hàng nặng, hàng cồng kềnh phục vụ dây chuyền cho một số nhà


máy điện đồng thời nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tạo được lòng tin
và uy tín trên thị trường. Những cố gắng và nỗ lực của Tổng công ty đã đem lại cho
Tổng công ty những kết quả rất khả quan trong nhiều năm liên tục. Dưới đây là kết
quả sản xuất kinh doanh của đơn vị trong những năm qua:
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh (từ năm 2002 – 2005)
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2002 2003 2004 2005
1. Doanh thu thuần 10

9

340,966 473,798 535,4 620,103
- Sản xuất vận tải
và DV
10
9
244,041 353,474 386,6 450,450
-

S
ản xuất cảng
sông
10
9
40,790 48,342 68,9 85,112
-

S
ản xuất c
ơ khí và
dịch vụ
10
9
56,135 71,981 79,9 84,541
2. Chi phí 10
9
338,366 470,074 530,1 631,981
3. Kết quả SXKD 10
9

+2,6 +3,724 +5,3 +6,122
4. Thu nhập BQ đ/ng/thg 814000 976700 1174000 1276000
5. Vốn 10
9
143,111 149,930 152,236 159,250






Bảng 2: Kết quả kinh doanh các mặt hàng.
Mặt hàng
ĐV
T
Năm 2004 Năm 2005 T ăng giảm
1. Than điện T 2.580.938 2.993.328 412.390
2. Than đạm T 249.982 282.307 32.325
3. Container T 1.406.030 1.703.412 297.382
4. Chuy
ển tải

T

1.090.597

1.173.284

82.687


5. Than khác T 203.487 304.784 101.297
6. Clinker

T

44.389

48.194

3.805

7. Hàng khác T 242.991 358.687 115.696
T
ổng sản
lượng
T 5.818.414 6.863.996 1.045.582
Doanh thu

T

203.755.522.631

240.020.259.986

36.264.737.355


3. ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ
3.1. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty đường sông Miền Bắc bao gồm: Hội

đồng quản trị, TGĐ, các Phó TGĐ, bộ phận văn phòng Tổng công ty, các đơn vị thành
viên, trực thuộc Tổng công ty; được tổ chức theo mô hình chức năng tham mưu kinh
tÕ…
Cơ cấu chức năng và nhiệmvụ từng bộ phận:
- Văn phòng tổng công ty
Là cơ quan tham mưu giúp việc HĐQT, TGĐ trong các lĩnh vực: tổng hợp và điều hoà
các hoạt động của cơ quan văn phòng, hành chính và công tác chính trị.
- Phòng tổ chức cán bộ - lao động
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho HĐQT, TGĐ về: tổ chức, cán bộ, chế độ chính
sách đối với người lao động, lao động – tiền lương, bảo hộ lao động thanh tra, bảo vệ


chính trị nội bộ, phục vụ tích cực cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh và công tác
quản lý của Tổng công ty.
- Phòng kế hoạch đầu tư
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho HĐQT, TGĐ về: chiến lược và mục tiêu phát triển
SXKD trong từng giai đoạn của Tổng công ty. Tìm các biện pháp tối ưu để thực hiện
mục tiêu đề ra phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng.
- Phòng kinh doanh
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho HĐQT, TGĐ về lĩnh vực vận tải, xếp dỡ trong đó
có việc trực tiếp thương thảo ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị lớn như: Tập đoàn
than Việt Nam, Tổng công ty điện lực Miền Bắc…và các lĩnh vực kinh doanh khác
trên thị trường trong và ngoài nước nhằm khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo
kinh doanh đúng pháp luật của Việt Nam và tập quán, thông lệ quốc tế.
- Phòng tài chính - kế toán
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho HĐQT, TGĐ về lĩnh vực quản lý tài chính - kế
toán theo đúng thể lệ, chế độ chính sách hiện hành. Sử dụng công cụ kế toán để kiểm
tra, giám sát, thúc đẩy việc thực hiện sản xuất kinh doanh và quản lý kinh doanh.
- Phòng KHKT và hợp tác quốc tế
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp HĐQT, TGĐ tổ chức điều hành và thực hiện các

hoạt động về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, vật tư, hợp tác quốc tế, đầu tư nội địa và
quốc tế trong Tổng công ty.
Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty như sau:
Sơ đồ2: Mô hình bộ máy quản lý Tổng công ty đường sông Miền Bắc








3.2. Công tác quản lý
a. Công tác tổ chức cán bộ
Đào tạo và quy hoạch cán bộ quản lý, công nhân lành nghề đặc biệt là đội ngũ thuyền
máy trưởng, thợ lái cẩu, thợ cơ khí. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng, không để hiện
tượng: cán bộ, thuyền trưởng, máy trưởng, thợ giỏi xin chuyển công tác sang đơn vị
khác. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ
công nhân viên để từng bước quy chuẩn hoá cán bộ theo xu thế hội nhập. Luân chuyển
thay thế, bãi miễn những cán bộ sức khoẻ, năng lực, phẩm chất yếu kém trong Tổng
công ty.
b. Công tác khoa học công nghệ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TGĐ
Chủ tịch
HĐQT
PTGĐKD PTGĐ Đầu tư PTGĐ Công nghiệp
PKD
Các
công

ty
vận
tải
Các
trạm
đại
diện
cho
Cty

PKHĐT
BQLDA
Cty
XL
PKHKT
Các trung
tâm ( vận
tải, tư vấn,
sửa chữa
tàu,…)
Kế toán
trưởng


Tập trung khai thác có hiệu quả tài sản thiết bị hiện có, xây dựng phương án liên
doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để huy động vốn và ứng
dụng công nghệ mới.
Các đơn vị phải đăng ký đề tài sáng kiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm,
đồng thời có chế khuyến khích giành một khoản kinh phí nhất định cho công tác
nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, phương thức quản lý.

c. Công tác tài chính
Tăng cường thu đòi tiền cước, công nợ, rà lại các khoản chi phí, xây dựng giá thành
phù hợp với tình hình tài chính hiện tại. Tổ chức phân tích tài chính, quản lý chặt chẽ
các công nhân viên, có kế hoạch xử lý các khoản nợ khó đòi, thực hiện nghiêm chế độ
tài chính, chú trọng công tác cập nhật, ghi chép sổ sách chứng từ theo quy định, tổ
chức tập huấn kiểm tra thường xuyên để uốn nắn kịp thời những sai sót, không để xảy
ra rồi mới xử lý, báo cáo đúng thời gian, đủ doanh thu và các khoản nộp ngân sách.
Tiếp tục huy động vốn của cán bộ công nhân viên chức để tăng cường trách nhiệm của
mỗi người và có vốn kinh doanh. Xem xét tình hình sản xuất, các mặt quản lý và quyết
toán SXKD hàng năm tại đơn vị thành viên theo Nghị quyết của HĐQT và chế độ Nhà
nước hiện hành.
d. Công tác kế toán
Chỉ đạo và có biện pháp thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp các số liệu về tình hình
biến động và sử dụng tài sản, tiền vốn, vật tư, tiền lương…kết quả SXKD của Tổng
công ty để phục vụ cho sự chỉ đạo của TGĐ và cho công tác hạch toán.
Tiến hành hạch toán các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của
Tổng công ty trên cơ sở kết quả của SXKD, tổ chức chứng từ luân chuyển hợp lý, hệ
thống tài khoản và hình thức kế toán.
- Với đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập: Tiến hành hạch toán tổng hợp, nộp báo cáo
kế toán tài chính đầy đủ, kịp thời theo quy định.
- Với đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc: Tiến hành hạch toán chi tiết


Thanh quyết toán tiền lương và các loại chi phí của cơ quan văn phòng Tổng công ty
theo tháng, quý, năm.
Bảo quản và lưu giữ chứng từ, sổ sách, các báo cáo kế toán đúng chế độ thể lệ tài
chính hiện hành của Nhà nước.
B. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ

1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra chế độ kế toán trong
phạm vi toàn Tổng công ty giúp lãnh đạo Tổng công ty tổ chức công tác thông tin kinh
tế và hoạt động kinh tế một cách nhịp nhàng có hiệu quả.
Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Tổng công ty




- Kế toán trưởng
KÊ TOÁN TRƯ
ỞNG
(Kiêm trưởng phòng)
KẾ TOÁN
VIÊN 1( Phó
phòng )
KẾ TOÁN
VIÊN 2
KẾ
TOÁN
VIÊN 3
KẾ
TOÁN
VIÊN 4


Kiêm trưởng phòng là người giúp HĐQT và TGĐ thực hiện chức năng quản lýtài
chính - kế toán, do đó chịu trách nhiệm trước HĐQT và TGĐ về mọi hoạt động của
phòng và của Tổng công ty về chuyên môn nghiệp vụ.
Quản lý trực tiếp nhân viên trong phòng.

Được quyền mở các lớp chuyên môn nghiệp vụ theo hệ dọc
- Kế toán viên 1
Là kế toán tổng hợp, kiêm phó phòng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước kế toán
trưởng đồng thời có nhiệm vụ phân công tổ chức và quản lý cán bộ công nhân viên
hoàn thành nhiệm của phòng.
- Kế toán viên 2
Là kế toán về TSCĐ và NVL, Có nhiêm vụ theo dõi sự biến động( tăng, giảm) của
TSCĐ. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ, tham gia lập kế hoạch
sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ
theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo quản của Tổng công ty. Đối với NVL, kế
toán có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời về số
lượng chất lượng và giá thành thực tế vật liệu.
- Kế toán viên 3
Là kế toán công nợ, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ
thanh toán theo dõi các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, thời
gian…Viết phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ với
sổ sách để phát hiện các sai sót và xử lý kịp thời.
- Kế toán viên 4
Là kế toán thống kê, có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu về tình hình hoạt động của
Tổng công ty bao gồm doanh thu, số lượng nhập xuất tồn kho, các loại hàng hoá để
báo cáo cho giám đốc, các đơn vị chủ quản có liên quan (cục thuế, cục thống kê ).
1.2. Mối quan hệ tổ chức bộ máy kế toán với bộ máy quản lý chung
- Phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc.
- Quan hệ với các cơ quan cấp trên theo hệ và ngành quản lý Nhà nước.


- Quan hệ với phòng Kế hoạch đầu tư để xây dựng kế hoạch sản xuất và phương án
kinh doanh, dự án đầu tư, cấp vốn theo tiến độ sản xuất, điều hoà nguồn vốn, thanh lý
TSCĐ và quyết toán lập bảng tổng kết tài sản.
- Quan hệ với phòng kinh doanh: tham dự ký kết các hợp đồng kinh tế, thanh quyết

toán hợp đồng.
- Với phòng Tổ chức cán bộ - lao động: tham gia xây dựng các phương án trả lương,
trả thưởng, tuyển chọn và bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị.
- Phối hợp với Văn phòng trong việc quyết toán chi tiêu của cơ quan Văn phòng. Đối
với Công đoàn Tổng công ty: hỗ trợ việc tổ chức hạch toán, sổ sách theo dõi, chi tiêu
quyết toán với Công đoàn cấp trên và Công đoàn văn phòng.
2. THÔNG TIN KẾ TOÁN
- Niên độ kế toán từ: 01/01/N – 31/12/N.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ, không có chuyển đổi đồng tiền
khác.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: kế toán chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Đánh giá TSCĐ: theo giá mua thực tế.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo quyết định 206/QĐ – BTC ngày 01/01/2004,
Tổng công ty áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: giá bình quân gia quyền.
- Phương pháp trích lập và hoàn nhập dự phòng: chưa có trích lập dự phòng.
3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
3.1. Hệ thống tài khoản
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Nhà nước ban hành theo Quyết
định số 1142TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ
sung chế độ kế toán doanh nghiệp của bộ tài chính.


Bảng các tài khoản chủ yếu Tổng công ty sử dụng được trình bày ở phần phụ lục
3.2. Hệ thống chứng từ
- Đối với TSCĐ
Bao gồm: các bảng tính và phân bổ khấu hao, sổ và thẻ TSCĐ, Biên bản giao nhận

TSCĐ cùng với các tài liệu kỹ thuật có liên quan…Trong đó có các chứng từ kế toán
TSCĐ bắt buộc liên quan đến tình hình tăng giảm TSCĐ.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ: đây là chứng từ xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi
hình thành công việc xây dựng, mua sắm, được cấp phát … đưa vào sử dụng tại đơn vị
hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng
liên doanh.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ được lập cho từng TSCĐ, trong trường hợp giao nhận
cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và cho cùng một đơn vị giao thì lập
chung một biên bản giao nhận TSCĐ.
+ Biên bản thanh lý TSCĐ: là chứng từ xác nhận việc thanh lý TSCĐ, được sử dụng
làm căn cứ cho việc ghi giảm TSCĐ. Biên bản thanh lý TSCĐ do Ban thanh lý TSCĐ
lập và phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của Trưởng ban thanh lý, Kế toán trưởng và Thủ
trưởng đơn vị.
-Đối với nhà cung cấp
Các hợp đồng mua bán vật tư, chứng từ, sổ sách sử dụng để hạch toán cho chu trình
mua hàng, thanh toán bao gồm: Phiếu yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng, Biên bản giao
nhận hàng hoá hay nghiệm thu dịch vụ, báo cáo nhận hàng, hoá đơn mua hàng, nhật ký
mua hàng, sổ kể toán TK 331, bảng đối chiếu của nhà cung cấp…
- Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương, thanh toán với người lao động
Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền lương cho công nhân viên bao gồm: bảng chấm
công, phiếu báo làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm
xã hội, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán tiền thưởng, hợp đồng giao
khoán, biên bản điều tra tai nạn lao động…
- Đối với NVL, Hàng hoá


Các chứng từ liên quan đến quá trình nhập xuất kho NVL, hàng hoá hay quản lý tiền
mặt, tiền gửi (phiếu nhập, phiếu xuất, biên bản kiểm nghiệm, thẻ kho, phiếu báo vật tư
còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá, phiếu thu, phiếu chi, các
chứng từ thanh toán ngân hàng, và các chứng từ thanh toán…)

- Và các chứng từ khác…
3.3. Hệ thống báo cáo tài chính
Các báo cáo được dùng để mô tả hoạt động và thực trạng tài chính của Tổng công ty.
Các nhà quản lý của Tổng công ty sử dụng các báo cáo để ra quyết định cho phù
hợp.Báo cáo tài chính cũng là cơ sở để các nhà đầu tư và khách hàng quyết định đầu
tư, ký kết hợp động với Tổng công ty. Đồng thời báo cáo tài chính còn là công cụ để
các cơ quan chức năng kiểm soát kinh doanh và thu thuế đối với Tổng công ty.
Báo cáo tài chính được Tổng công ty lập vào cuối tháng, quý và năm. Hiện nay, Tổng
công ty sử dụng các loại báo cáo tài chính:
- Báo cáo B01 – DN: “Bảng cân đối kế toán ”.
- Báo cái B02 – DN: “Báo cáo kết quả kinh doanh ”.
- Báo cáo B03 – DN: “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ”.
- Báo cáo B04- DN: “Thuyết minh báo cáo tài chính”.
(Theo QĐ số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000, bổ sung theo Thông tư số
89/2002/TT- BTC ngày 09/10/2002 và Thông tư số 105/2003/TT- BTC ngày
04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính).
Báo cáo tài chính của Tổng công ty đường sông Miền Bắc được nộp cho bốn cơ quan
chính:
- Bộ giao thông vận tải
- Tổng cục thống kê
- Chi cục thuế Thành phố Hà Nội
- Bộ tài chính.
3.4. Hệ thống sổ sách


Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý
kinh tế. Để thực hiện được hạch toán kế toán phải sử dụng hệ thống sổ sách kế toán
theo quy định. Đơn vị có thể sử dụng một trong các hình thức ghi sổ kế toán như: nhật
ký chung, nhật ký - sổ cái, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ.
Tổng công ty đường sông Miền Bắc ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Các

loại sổ sách gồm có: bảng cân đối tài khoản, sổ cái, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
a. Hệ thống sổ sách
* Sổ cái
Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tài khoản
kế toán tổng hợp. Sổ được đóng thành quyển và mở riêng cho từng tài khoản tổng hợp.
Mỗi tài khoản được mở trên từng trang hoặc trên một số trang và mở cho từng tháng
một. Cuối thang kế toán viên khoá sổ, tổng hợp số phát sinh trong tháng, tính số dư
cuối thang và cộng luỹ kế từ đầu năm.
Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ ghi sổ.
Sổ cái có kết cấu như sau:
- Cột 1: ngày tháng ghi sổ
- Cột 2, 3: số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi sổ
- Cột 4: nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Cột 5: số hiệu tài khoản đối ứng
- Cột 6, 7: số tiền ghi Nợ, Có của tài khoản
* Sổ kế toán chi tiết
Là sổ để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà trên sổ cái chưa phản ánh
được. Các chứng từ gốc là căn cứ để ghi sổ. Tổng công ty sử dụng các laọi sổ theo
đúng mẫu quy định gồm có:
- Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá: được mở chi tiết theo từng loại vật tư, sản
phẩm, phản ánh số hiệu, ngày tháng chứng từ, nội dung kinh tế các nghiệp vụ phát
sinh, tài khoản đối ứng, tình hình nhập, xuất, tồn. Đồng thời phản ánh tình hình vật


liệu, sản phẩm, hàng hoá theo từng tháng. Căn cứ để ghi sổ là các phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh: căn cứ vào các tài kiệu tổng hợp của các đơn vị
thành viên để ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
- Sổ giá thành sản phẩm, dịch vụ: căn cứ vào các bảng tính giá thàng sản phẩm, dịch
vụ của các đơn vị thành viên và các chứng từ có liên quan được đối chiếu để ghi sổ.

- Sổ chi tiết các tài khoản: TK 136, 138, 141, 142, 333, 334 ,335, 336, 411, 421, 811,
911. Các sổ này được mở theo từng tài khoản chi tiết, theo từng tháng. Kết cấu sổ gồm
các cột: ngày tháng ghi sổ; số hiệu, ngày tháng chứng từ ghi sổ; nội dung nghiệp vụ
kinh tế phát sinh;tài khoản đối ứng; số phát sinh ghi Nợ, Có; số dư ghi Nợ, Có.
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán: dùng cho các tài khoản 131,331,
phản ánh công nợ phải thu, phải trả bằng VNĐ. Kết cấu sổ tương tự như sổ chi tiết các
tài khoản co thêm cột thời hạn chiết khấu và phương thức thanh toán. Căn cứ để ghi sổ
là các hoá đơn bán hang, phiếu thu, phiếu chi…
- Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: căn cứ để ghi sổ quỹ tiền mặt là các phiếu thu,
phiếu chi; ghi sổ tiền gửi ngân hàng là các giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng.
b. Trình tự ghi sổ
Hàng ngày nhân viên kế toán các phần hành kiểm tra các chứng từ gốc sau đó lập các
bảng tổng hợp chứng từ gốc cho từng loại nghiệp vụ một. Bảng tổng hợp chứng từ
kèm theo các chứng từ gốc sẽ được gửi cho kế toán tổng hợp. Căn cứ vào đó kế toán
tổng hợp sẽ lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ có thể được lập cho từng chứng
từ gốc hoặc cho một số chứng từ gốc có cùng nội dung kinh tế phát sinh trong tháng.
Chứng từ ghi sổ sau khi được lập xong và được kế toán trưởng ký duyệt thì kế toán
viên sẽ sử dụng để ghi vào sổ cái.
Chứng từ gốc, sau khi lập bảng tổng hợp chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ và ghi sổ cái sẽ
được chuyển đến kế toán các phần hành để ghi sổ chi tiết các tài khoản. Đến cuối
tháng, kế toán viên các phần hành sẽ cộng số phát sinh sổ kế toán chi tiết, tính số dư


cuối thang và cộng luỹ kế từ đầu năm, sau đó lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài
khoản tổng hợp.
Cuối tháng sẽ khoá sổ, tính ra tổng số tiền phát sinh Nợ, Có trong tháng và số dư của
các tài khoản trên sổ cái, cộng số luỹ kế từ đầu năm. Kế toán tổng hợp căn cứ tổng số
phát sinh và số dư trên sổ cái lập bảng cân đối tài khoản.
Tổng số dư đầu thang, số phát sinh trong tháng, số luỹ kế, số dư cuối tháng ghi Nợ, Có
trên bảng cân đối tài khoản phải khớp nhau. Đối chiếu sổ cái, bảng cân đối tài khoản

với bảng tổng hợp chi tiết, tổng số dư Nợ, dư Có của từng tài khoản trên bảng cân đối
tài khoản phải khớp với số dư Nợ, Có của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng
hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu khớp đúng các số liệu trên, kế toán trưởng trực tiếp lập
các báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ có thể khái quát như sau:
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán Tổng công ty




4. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH Ở TỔNG CÔNG TY
4.1. Hạch toán tài sản cố định
TSCĐ được ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời về số lượng, giá trị:
TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn Tổng
công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ tạo điều kiện cung cấp thông tin để
kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch
đầu tư đổi mới TSCĐ trong Tổng công ty.
a. Chứng từ tăng, giảm TSCĐ
Sơ đồ 5: Chứng từ tăng, giảm TSCĐ
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ
g
ốc

Sổ
quỹ
Sổ, thẻ kế toán
chi ti
ết


Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi ti
ết

Bảng cân đối tài khoản
Sổ đăng
ký CTGS
Báo cáo kế toán



b. Trình tự ghi sổ phần hành TSCĐ
Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ phần hành TSCĐ



Nghiệp
vụ
TSCĐ

Chủ
sở hữu
Quyết
định
tăng,
giảm
thanh

Hội đồng

giao nhận
thanh lý
Giao
nhận TS
và lập
biên bản
Kế toán
TSCĐ
Lập và
huỷ thẻ
TSCĐ
Bảo
quản
lưu tr





c. Hạch toán tổng hợp biến động TSCĐ
* Hạch toán tình hình tăng TSCĐ
Sơ đồ 7: Hạch toán tăng TSCĐ
Ctừ tăng, giảm và
KHTSCĐ
Ctừ ghi sổ
Sổ cái
TK 211,
212,
213,
Sổ đăng ký

Ctừ ghi sổ
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp tài
chính
Sổ chi tiết
TSCĐ
Thẻ kế toán
TSCĐ

×