Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đề tài báo cáo Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.35 KB, 44 trang )

ĐỀ TÀI BÁO CÁO
Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tuy là đất nước của miền đất bị thất lạc cuối cùng ở Đông Nam Á
nhưng Lào lại được biết đến như một quốc gia với nền văn hóa phong phú,
đa dạng, nơi tập trung và hội tụ của những nét đẹp văn hóa nhưng ẩn chứa
trong nó vẫn là những đặc trưng văn hóa rất riêng, vô cùng đặc sắc và mang
đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Trên nền văn hóa ấy, văn hóa ẩm thực đã
góp phần tạo nên một nền văn hóa Lào với những đặc trưng riêng biệt, có sự
tương đồng nhưng không bị hòa lẫn với các nền văn hóa khác trong khu vực.
Trong kho tàng văn hóa ẩm thực của thế giới, Lào được biết đến là đất
nước của nhiều món ăn ngon, từ những món ăn dân giã trong đời thường đến
những món ăn cầu kỳ để phục vụ cho ngày Tết và lễ hội đều mang những
nét tinh túy của linh hồn đất nước Triệu Voi.
Tới với đất nước Lào chúng ta sẽ được cùng nhau thưởng thức vị
thơm dẻo của cơm lam, xôi nếp; vị cay, ngọt rất hấp dẫn của món lạp; của
thịt nướng; một chút nồng, tanh của món tép nhảy lẫn với vị cay của ớt và
cùng nhau ngây ngất trong hơi men của rượu hay sảng khoái khi được
thưởng thức một cốc nước dừa mát lạnh Tất cả đã tạo nên một hương vị rất
riêng, rất Lào. Và hơn hết, đó không chỉ còn là ẩm thực mà nó còn là cả một
kho tàng văn hóa lâu đời của đất nước tươi đẹp này.
“Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào” để qua đó chúng ta thấy được cái
hay, cái đẹp và hơn hết là thấy được những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực
Lào nói riêng và văn hóa đất nước Lào nói chung. Trong đề tài này, chúng
tôi đi sâu vào tìm hiểu những món ăn, đồ uống trong văn hóa ẩm thực của
người Lào để hiểu sâu hơn những giá trị văn hóa tiềm ẩn bên trong đời sống
vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người nơi đây.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đất nước, con người, văn hóa Lào với những nét riêng biệt luôn là đề


tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhất là các nhà nghiên
cứu văn hóa với những khía cạnh khai thác khác nhau, từ phong tục tập
quán, tín ngưỡng, lối sống, cách ứng xử… tới những thói quen trong cuộc
sống sinh hoạt hằng ngày hay chỉ là những món ăn tiêu biểu.
Cuốn sách “Lào, Đất nước – con người” của tác giả Hoài
Nguyên đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết nhất định về lịch sử đấu
tranh cũng như quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng một nền văn hóa
Lào phong phú, đa dạng nhưng hết sức gần gũi. Cuốn sách cũng giúp người
đọc được tiếp cận gần hơn, hiểu hơn những con người chân thật, hiền hòa
của đất nước Triệu Voi này.
Trong cuốn “Văn hóa Đông Nam Á” của tác giả Mai Ngọc Chừ
có viết về cách ăn uống của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong
đó có cách ăn uống của đất nước Lào. Tuy nhiên cuốn sách không đi nghiên
cứu sâu về văn hoá ẩm thực của từng dân tộc cụ thể mà chỉ đi khai thác từng
phương diện văn hoá khác nhau cho cả khu vực nhưng tác phẩm chính là
một bức tranh cô đọng giúp người đọc có cái nhìn khá toàn diện về những
nét tương đồng trong văn hoá của các nước.
Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến với cuốn sách “Lào – xứ sở Triệu
Voi” đã cho người đọc một cái nhìn tổng quan, bao quát về đất nước Lào
tươi đẹp với những thông tin đa dạng từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tính
cách con người, tới các yếu tố văn hóa trong đó có ẩm thực Lào.
Cuốn sách “Tìm hiểu lịch sử - văn hóa Lào” của tác giả Tuyết
Đào cũng đã giới thiệu tổng quan về đất nước, con người, về lịch sử hình
thành và phát triển của đất nước, của nền văn hóa Lào.
Trên một số tạp chí cũng các bài viết đề cập tới nội dung liên quan
như Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật với bài viết “Đông Nam Á và những dấu
ấn văn hoá” cũng đã chỉ ra những nét độc đáo trong tổng thể văn hoá chung
của các dân tộc Đông Nam Á từ thời xa xưa đê từ đó giúp ta thấy được sự
phát triển cũng như đặc trưng văn hóa của các quốc gia theo tiến trình phát
triển của lịch sử.

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết trên các tạp chí, nhiều công trình
nghiên cứu khác đã viết về văn hóa, trong đó có đề cập tới văn hóa ẩm thực
Lào. Tuy nhiên, có một điểm chung là hầu hết các cuốn sách, các công trình
nghiên cứu mới chỉ tập trung tìm hiểu, giới thiệu đất nước, văn hóa Lào một
cách tổng quan, khái quát chứ chưa đi sâu nghiên cứu văn hóa Lào ở từng
nội dung cụ thể, trong đó có cả ẩm thực.
Với đề tài này, trên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu về
văn hóa ẩm thực Lào, chúng tôi sẽ lần lượt đi vào khảo sát những món ăn,
thức uống cụ thể từ những món ăn đơn giản, thường ngày tới những món ăn
sử dụng trong các dịp lễ Tết, để chỉ ra những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm
thực Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực và những đặc trưng trong văn hóa
ẩm thực của người Lào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi tìm hiểu những đặc trưng văn hóa ẩm thực
của người Lào trong sinh hoạt thường ngày, các dịp lễ Tết… được biểu hiện
rõ nét qua cách chế biến, trình bày và thưởng thức các món ăn.
4. Nội dung và mục đích nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
Nhiệm vụ của người viết là đi tìm hiểu văn hóa ẩm thực của
người Lào.
4.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào” chúng tôi muốn
giới thiệu tới người đọc về một đất nước với một nền văn hóa phong phú, đa
dạng và hơn hết là giới thiệu về một đất nước với những đặc trưng trong văn
hóa ẩm thực, với những cái hay, cái đẹp rất riêng biệt, không thể hòa lẫn với
bất cứ một quốc gia, một dân tộc nào khác.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành đề tài “Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào”, chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp thống kê – phân loại
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài “Tìm hiểu văn hóa ẩm thực Lào”, ngoài phần mở đầu, kết luận
và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính gồm hai chương:
Chương 1: Văn hóa Lào và những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực
Chương 2: Ẩm thực Lào – một nét đặc trưng trong văn hóa của đất
nước Triệu Voi.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. VĂN HÓA LÀO VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC
TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC
1.1. Đôi nét về đất nước và văn hóa Lào
1.1.1
Đôi nét về đất nước Lào
Lào là một quốc gia ở Đông Nam Á nằm sâu trong đất liền và
được coi là nơi giao lưu của hai nền văn minh lớn: Ấn Độ-Trung Hoa. Địa
thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou
Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê
Kông là con soonh lớn nhất, chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới
với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía
đông giáp với Việt Nam. Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu
vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Thủ đô và là thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố
lớn khác: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse. Lào cũng là quốc gia có
nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi

và bò tót khổng lồ.
Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng hiện nay Lào vẫn đang là một
trong những nước chậm phát triển với bức tranh kinh tế ảm đạm, thu nhập
bình quân đầu người thấp trên thế giới. Để khắc phục tình trạng này, chính
phủ Lào đang đề ra các chính sách mới và kêu gọi sự hỗ trợ từ nước ngoài
để Lào ngày càng phát triển hơn.
Và để đưa đất nước đi lên thì sự góp sức của nhân dân chính là
một nhân tố vô cùng quan trọng. Dân cư Lào với khoảng 5 triệu người bao
gồm sáu bộ tộc hợp thành, họ đem nền văn hóa của mỗi bộ tộc hòa vào nền
văn hóa chung, tạo nên sự đa dạng và phong phú, đặc sắc của bức tranh văn
hóa Lào.
Nhân dân Lào có tinh thần yêu nước, bao dung, luôn yêu thương
giúp đỡ lẫn nhau. Yêu lao động, hòa bình, chính nghĩa, kiên quyết không
khuất phục trong đấu tranh chống áp bức bóc lộc của nội ban cũng như nội
phản.
1.1.2
Khái quát về văn hóa Lào
Bản sắc văn hóa của Lào là một nền văn hóa nông nghiệp lúa
nước gắn với văn hóa lúa nước và văn minh xóm làng. Điều này đã tạo nên
cho nền văn hóa Lào bên cạnh những nét riêng của yếu tố bản địa thì vẫn
mang hơi hướng chung với văn hóa của các nước trong khu vực, góp phần
tạo ra bản sắc riêng với những đóng góp quan trọng trong kho tàng văn hóa
của thế giới.
Lào với tên gọi khác là đất nước Triệu Voi (Vạn tượng) nên họ
rất quý trọng loài voi, với người Lào bạch tượng chính là biểu tượng cho vận
may của con người và cả dân tộc Lào.
Bên cạnh đó nền văn hóa Lào có nhiều điểm tương đồng với
các nước láng giềng mà đặc biệt là Thái Lan với nền văn hóa Phật giáo. Đạo
Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh
trong nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật… tạo nên một dân

tộc Lào rất riêng. Từ thế kỷ XIV Phật giáo đã trở thành quốc giáo với hơn
90% dân số theo Phật giáo tiểu thừa. Người dân Lào đã thấm nhuần trong
mình những lời Phật dạy, một mực kính trọng các bậc tăng ni, những vị sư
sãi trong chùa. Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi
chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân cao nhất thế giới. Chùa
gắn liền với trường học, gắn cả với đời, sư sãi ăn uống bình thường như dân
dã. Phật tử Lào thường tích đức bằng nhiều hoạt động gọi là Thiện Nghiệp.
Vào những dịp lễ hội, Lào hấp dẫn khách du lịch và các Phật tử đến tham
quan, tìm hiểu Phật giáo không kém gì xứ sở chùa vàng – đất nước láng
giềng Thái Lan.
Có thể nói Phật giáo tiểu thừa đã ảnh thưởng rất lớn đến đạo
đức, tư cách, cách cư xử của người Lào. Họ không coi trọng lắm đến việc
tích lũy của cãi cho riêng mình mà họ dùng của cải cá nhân để cúng bái, tu
sửa chùa chiền. Do ảnh hưởng của Phật giáo nên người Lào luôn nhã nhặn,
ôn hòa, tự kiềm chế và họ ghét lối sống cực đoan trong thực tế…
Ngoài ra người Lào cũng lưu giữ một kho tàng phong tục tập
quán rất đa dạng những cũng khá đồng nhất, điều này rất dễ nhận ra bởi mỗi
một vùng, mỗi địa phương đều có những phong tục riêng nhưng vẫn mang
tính phổ quát. Tính phổ quát thể hiện trước hết ở cách ăn, mặc: Về mặc: đặc
điểm chung là váy, khố, trang phục thường có phục trang và trang sức với
vòng đeo tay, cổ, khuyên tai… Về ăn: tục ăn uống của người Lào với cơm là
chính, rau, cá, hoa quả, thịt là phụ. Và với tất cả người Lào họ đều mong chờ
ngày tết cổ truyền của dân tộc với tên gọi Bunpimay hay còn gọi là Tết té
nước diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 hàng năm. Người dân té nước
để cầu may, bình yên cho cả năm. Đầu tiên họ tưới nước lên các tượng Phật,
sau đó còn té nước vào các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa, rồi đến
những người xung quanh. Họ còn té nước vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật
và công cụ sản xuất. Trong những ngày này, người dân còn xây tháp cát,
phóng sinh, ăn món lạp, hái hoa tươi, buộc chỉ cổ tay. Với người Lào, những
phong tục trong lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn

vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc cho cuộc sống, là dịp để nuôi dưỡng và
hun đúc nghệ thuật dân tộc. Một trong những phong tục của người Lào còn
được thể hiện trong cách ở, họ ở trên những ngôi nhà sàn vì nhà sàn phù hợp
với điều kiện, địa hình, khí hậu nước Lào. Bên cạnh đó, tín ngưỡng bản địa
của người Lào hết sức đa dạng, tín ngưỡng đó gồm tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng người đã mất, tín ngưỡng
thờ thần.
Lào còn được coi là đất nước của những lễ hội, tháng nào trong
năm cũng có. Lễ hội ở Lào hay còn được gọi là Bun, nghĩa là phước, làm
Bun nghĩa là làm phước để được phước. Cũng giống như các nước khác
trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm hai phần:
phần lễ là phần nghi thức do chính con người đặt ra để giao cảm với thần
linh và phần hội chủ yếu là vui chơi, giải trí. Các lễ hội lớn của Lào gồm
Bun Pha Vet (Phật hóa thân) vào tháng 1; Bun Visakha Puya (lễ Phật đản)
vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao
PhanSa – (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ những
người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10. Lễ hội
tại Lào luôn gắn liền với chùa.
Tuy nhiên người Lào cũng rất có ý thức trong việc tiếp nhận có
chọn lọc những yếu tố từ bên ngoài. Với các đặc điểm của vị trí địa lí nên
người Lào luôn sẵn sang tiếp thu văn hóa từ các dân tộc cả phương Đông và
phương Tây như Thái Lan, Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp, Mỹ…Chính sự hòa
quyện giữa yếu tố mở tiếp thu bên ngoài và yếu tố văn hóa bản địa đã làm
cho văn hóa Lào ngày càng đa dạng, nhiều màu sắc trong đời sống hiện nay.
Ngoài ra, một đặc điểm khác là hiện nay Lào lưu giữ nhiều nét văn
hóa gắn liền với nông thôn: nền móng nông nghiệp lúa nước gắn với tổ chức
làng xã, tổ chức làng xã có tính tự quản.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Lào
1.2.1. Ảnh hưởng của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Như chúng ta đã biết, mỗi nền ẩm thực sẽ có những nhân tố

khác nhau tác động đến khiến nền ẩm thực đó hình thành nên những đặc
trưng riêng. Với đất nước Lào, dấu ấn văn hóa ẩm thực cũng được hình
thành bởi sự tác động của khá nhiều nhân tố, trong đó có các yếu tố về vị trí
địa lý và điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý
Lào là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á với
diện tích khoảng 236.800km
2
vào loại rộng trung bình trên thế giới. Đây là
nước có diện tích mặt nước lớn hơn mặt đất, không có biển, bị kẹp giữa dãy
Trường Sơn và dòng sông Mêkông. Lào là một đất nước với 4 mặt là đất liền
nên có sự giao lưu chặt chẽ với các nước láng giềng trên mọi phương diện,
điều này đã ảnh hưởng khá lớn tới nền văn hóa ẩm thực. Lào có đường biên
giới đất liền tiếp giáp với Thái lan, Campuchia, Việt Nam, Trung Hoa nên
mọi sự giao lưu diễn ra hết sức thuận lợi. Vì văn hóa Lào là một nền văn hóa
mở nên họ tiếp thu mọi tinh hoa văn hóa của các đất nước láng giềng, điều
này đã tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của người dân nơi đây. Nền ẩm
thực cũng không nằm ngoài sự vận động đó. Hầu hết các món ăn của Lào
đều mang đậm màu sắc của ẩm thực Thái Lan và Campuchia, do vậy đến với
ẩm thực Lào ta sẽ tìm thấy trong đó sự kết hợp tuyệt vời giữa cái béo mà
không ngậy trong ẩm thực Thái và vị giòn tan của các món ăn từ côn trùng
hết sức đặc trưng trong ẩm thực Campuchia.
 Điều kiện tự nhiên
Địa hình cũng là nhân tố chi phối khá lớn tới văn hóa ẩm thực
Lào. Được coi là tiểu lục có diện tích mặt nước lớn hơn mặt đất với những
dòng sông trải dài như một mạng lưới trên khấp đất nước với dòng sông
Mêkong hùng vĩ, Lào có một nguồn cá tôm nước ngọt dồi dào để phục vụ
cho các bữa ăn, vì thế cá chính là thực phẩm chủ yếu của người dân nơi đây.
Ngoài ra với một diện tích rừng khá lớn cùng những cao nguyên trù phú đã
giúp cho họ có thể tận dụng những nguồn thức ăn từ tự nhiên như thú rừng,

rau quả hay những loại côn trùng…
Khí hậu Lào chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 tới tháng
11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Đất nước Lào có một nguồn khí hậu vô
tận, thuận lợi cho sự phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Cường độ
bức xạ mặt trời cao, lượng ánh sáng dồi dào (khắp nơi trong toàn quốc đều
có ít nhất 1500 giờ nắng trong mỗi năm), cán cân bức xạ luôn luôn dương đã
quy định ở nhiệt độ cao trên toàn lãnh thổ Lào: nhiệt độ trung bình cả năm ở
các địa phương đều trên 26
0
C (trừ các miền núi cao), tổng nhiệu độ hoạt
động vượt quá 7500
0
C. Điều kiện nhiệt đới này là yếu tố thiên nhiên rất
thuận lợi cho sự phát triển thâm canh tăng vụ, vì cây trồng có thể sinh
trưởng và phát triển quanh năm. Yếu tố thiên nhiên này lại càng có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của Lào. Điều
kiện khí hậu nhiệt đới ẩm với lượng mưa phong phú, ánh nắng chan hòa và
lộng gió mùa cũng tại ra một nguồn năng lượng vô tận. Người ta còn tìm
thấy sự tươi đẹp của khí hậu ở kho tàng vô giá của rừng nhiệt đới với nhiều
loại động thực vật đặc hữu cơ có giá trị cao về kinh tế.
Tuy là xứ sở của núi và cao nguyên, nhưng Lào có một nguồn dự trữ
lớn về đất nông nghiệp – cơ sở cho việc phát triển toàn diện một nền nông
nghiệp nhiệt đới với các loại nông phẩm khác nhau. Diện tích đồng bằng phù
sa mới trải suốt dọc sông Mêkông và vùng hạ lưu của các phụ lưu của nó
chiếm khoảng 10% diện tích lãnh thổ toàn quốc. Nhưng đồng bằng phù sa
màu mỡ này được bồi đắp từ kỷ đệ từ, những đồng bằng này còn đang ở
trong quá trình phát triển và là vựa lúa của nước Lào.
Ở Lào, có nguồn tài nguyên thủy văn dồi dào có giá trị kinh tế quan
trọng và đa dạng đồng thời là trục chính của đất nước, dòng Mêkông với
1300 km chiều dài, là yếu tố của sự thống nhất nước Lào về mặt địa lý. Vai

trò đó cũng đủ nói lên tầm quan trọng có tính chất lồng kép về kinh tế của
dòng sông này đối với nước Lào. Dòng Mêkông với hệ thống phụ lưu của nó
đã tạo ra những đồng bằng màu mỡ, đã là chiếc nôi hồng lịch sử của các dân
tộc Lào từ thời buổi xa xưa. Hệ thống thủy văn khá dày đặc phân bố rộng
khắp trên lãnh thổ Lào, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, không những
là nguồn cung cấp nước dồi dào cho những nhu cầu phát triển công nông
nghiệp trong tương lại mà còn là hệ thống giao thông đường thủy thuận tiện
cho việc nối liền các vùng nội địa với nhau.

Cũng cần phải kể đến giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi và hệ thống
các hồ chứa nước sẽ xây dựng về sau này đối với việc phát triển nghề nuôi
cá nước ngọt – một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho nhân
dân, nhất là tỏng điều kiện nước Lào không có vùng biển. Nguồn tài nguyên
thủy văn là một thành phần quan trọng trong tổng thể lãnh thổ tự nhiên, là
một tặng phẩm rất quý mà thiên nhiên đã dành cho đất nước Triệu Voi.

Tài nguyên động, thực vật của Lào rất phong phú. Lào được mệnh danh là
vương quốc của rừng. Điều đó nói lên vị trí kinh tế quan trọng của kho vàng
xanh giàu có của Lào. Nếu đất nước Lào là một thiên đường của các nhà
thực vật học thì cũng có thể nói rằng đây chính là một vườn bách thú thiên
nhiên lý tưởng ở miền nhiệt đới với thành phần đa dạng của các loài động
vật, chim chóc có giá trị kinh tế cao. Loại động vật đặc hữu có giá trị nhất
của Lào là voi. Sự phong phú của loài động vật ấy khiến cho đất nước này từ
xưa đã được mệnh danh là đất nước của Triệu Voi. Ngoài voi, còn có các
loại động vật đặc hữu khác như hổ, báo, gấu, hươu, nai, bò rừng… và nhiều
giống chim quý. Thú rừng của Lào có giá trị kinh tế lớn, chúng cung cấp
một khối lượng thịt ngon và bổ đáng kể.
1.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra
biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng, có một số đồng

bằng nhỏ ở thung lũng sông Mê Kông, hoặc các phụ lưu như đồng bằng
Viêng Chăn, Champasack. Theo thống kê, 45% dân số sống ở vùng núi, Lào
có 800000ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề
nông. Lào có tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản
và thủy điện tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển kinh tế. Sản phẩm nông
nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng
80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư
nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.
Tuy nhiên, chính sách quản lý và khai thác chưa hợp lý của nhà
nước chưa mang lại hiệu quả khiến cho bức tranh kinh tế của Lào còn khá
ảm đạm. Mức sống của cư dân nhìn chung còn gặp rất nhiều khó khăn trong
việc đáp ứng những nhu cầu sống vật chất (điện, nước, sinh hoạt ), nhu cầu
giao lưu văn hóa, tinh thần, hoạt động phúc lợi xã hội cần được nâng cao
hơn nữa. Hiện nay, nền kinh tế Lào có rất nhiều khởi sắc với việc thực hiện
tốt chương trình kế hoạch 5 năm. Lào đang nắm bắt thời cơ, tạo những bước
đột phá và tạo nên những tiền đề kinh tế - xã hội vững chắc. Tăng trưởng
GDP năm 2008 đạt 7,9%, thu nhập bình quân đầu người đạt 841
USD/người/năm. Đây được xem là những bước tiến quan trọng nhằm nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đồng thời có sự ảnh hưởng
đáng kể đến nền văn hóa ẩm thực của đất nước. Bên cạnh việc khai thác hiệu
quả trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu sống, Lào đã tạo cho
mình phong cách ẩm thực riêng trong hệ thống ẩm thực Đông Nam Á.
Ngoài ra một nhân tố quan trọng hình thành nên đặc trưng trong
ẩm thực Lào chính là bản chất của một nước nông nghiệp lúa nước. Là một
quốc gia cũng xuất phát từ nền nông nghiệp nên nền ẩm thực nơi đây luôn
mang đậm dấu ấn của những cánh đồng màu mỡ và những con sông phì
nhiêu. Chính điều này đã giúp cho người Lào có thể duy trì được những thói
quen trong sinh hoạt văn hoá nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng.
CHƯƠNG 2. ẨM THỰC LÀO – MỘT NÉT ĐẶC TRƯNG

TRONG VĂN HÓA CỦA ĐẤT NƯỚC TRIỆU VOI
2.1. Khái niệm về văn hóa ẩm thực
2.1.1. Khái niệm văn hóa
Có thể nói chưa bao giờ khái niệm văn hoá, những vấn đề văn
hoá lại được dư luận quan tâm và sử dụng rộng rãi như hiện nay. Từ góc
nhìn và cách tiếp cận khác nhau, các nhà văn hoá học trong và ngoài nước
đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá.
Định nghĩa đầu tiên về văn hoá có thể kể đến Edward. Burnett Tylor –
nhà khoa học người Anh: “Một toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng
lực khác nhau và những tập quán mà con người hoạch đắc với tư cách là
thành viên của xã hội”.
Fediro Mayor, tổng giám đốc UNESCO chỉ rõ: “Đối với một số
người, văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư
duy sáng tạo, đối với những người khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại
cho đến những tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách
hiểu biết thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên
chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise ”.
Trong Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm đã đưa ra
định nghĩa về văn hoá “Văn hoá là hình thức hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Như vậy, định nghĩa về văn hoá là khá đa dạng và phức tạp. Từ những
định nghĩa khác nhau về văn hoá có thể hiểu rằng: Văn hoá là bao gồm tất cả
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để phục vụ cho
chính mình và làm cho con người thực sự người hơn. Văn hoá là một khái
niệm thuộc phạm trù giá trị - nó gắn với sự nhìn nhận, đánh giá của con
người; văn hoá là sự hoà nhịp với lao động sáng tạo. Như vậy, có thể xem
văn hóa là cái còn đọng lại, tinh túy nhất, không dễ thay đổi của một dân tộc,
đó là nếp sống của một dân tộc.

2.1.2. Khái niệm ẩm thực
Ẩm thực là những nguyên liệu cần và đủ để chế biến nên các món ăn,
ẩm thực cũng được hiểu là thưởng thức những món ăn.
Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Theo Nguyễn
Văn Dương nghiên cứu về ẩm thực trong ngôn ngữ, thì từ “ăn” trong tiếng
việt có số lượng ngữ nghĩa và số lượng từ ghép rất phong phú, có đến 15/20
ngữ nghĩa được nêu trong từ điển Tiếng Việt có liên quan đến “ăn”. Sở dĩ từ
“ăn” chiếm vị trí lớn ngôn ngữ và tư duy người Việt vì từ xưa đến đầu thế kỷ
XX, nước ta đất hẹp, kỹ thuật chưa phát triển, mức sống còn thấp do đó cái
ăn luôn là yếu tố quan trọng nhất: “có thực mới vực mới vực được đạo”, “dĩ
thực vi tiên”…
2.1.3. Khái niệm văn hóa ẩm thực
Trong cuốn “Từ điển Việt Nam thông dụng” định nghĩa văn hoá
ẩm thực được hiểutheo 2 nghĩa:
Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm
trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri
thức, tình cảm… khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng,
gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ
trong cách tứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng
đồng ấy”.
Theo nghĩa hẹp, “Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị
của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục
kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống
và cách thưởng thức món ăn”.
Hay có định nghĩa nêu “Văn hoá ẩm thực là những gì liên quan đến
ăn, uống nhưng mang nét đặc trưng của mỗi cộng đồng cư dân khác nhau,
thể hiện cách chế biến và thưởng thức các món ăn, uống khác nhau, phản
ảnh đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của tộc người đó”.
Theo Jean Anthelme Brillat Savarin “Văn hóa ẩm thực là một biểu
hiện quan trọng trong đời sống con người, nó cũng hàm chứa những ý nghĩa

triết lý, là những gì chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, nuôi sống họ
lại còn cho họ nếm mùi khoái lạc với các món ăn ngon”.
Như vậy, Văn hóa ẩm thực là một phần của văn hóa ứng xử, thể hiện
những thói quen ăn uống và cách thức chế biến món ăn của mỗi dân tộc, mỗi
khu vực khác nhau.
2.2. Phong cách ẩm thực Lào
2.2.1. Nguyên liệu
Người Lào ăn gạo là chính nhưng rất ít ăn gạo tẻ, họ chủ yếu ăn gạo
nếp và được nấu lên thành xôi. Thức ăn cùng với xôi gồm có cá, thịt bò, thịt
trâu, thịt heo, thịt vịt và các loại rau khác. Thức ăn quan trọng nhất là "cheo"
(một loại nước chấm truyền thống của Lào). Có nhiều loại "cheo" khác nhau
nhưng người Lào thích nhất là loại "cheo pa đẹt" (giống mắm nêm của người
Việt). Trong mỗi bữa ăn, nếu thiếu "cheo" thì cảm thấy ăn không ngon
miệng. "Cheo" dùng để chấm rau. Nếu không có thức ăn, có thể ăn xôi với
"cheo" cũng rất ngon và no bụng.
Vì là một quốc gia có diện tích sông hồ lớn nên nguồn thực
phẩm chính của người Lào là cá, tôm nước ngọt trong đó cá là thực phẩm
chủ yếu. Ngoài cá nước ngọt thì thịt heo, gà, trâu và vịt là những thành phần
quan trọng để nấu nướng nhiều thứ món ăn thông thường. Người Lào cũng
ăn những thứ thịt thú săn như nai, gà rừng, chim cút nếu có dịp kiếm được.
Một món ăn Lào tiêu biểu phải có vị pha trộn giữa cay và ngọt, được
trung hòa bằng các gia vị thảo mộc. Điều này khiến cho các món ăn Lào trở
nên nổi bật hơn các nước trong khu vực. Lào rất chuộng ăn ớt. Họ có món ớt
chiên giòn, ớt muối, ớt luộc.
Rau thơm cũng là nguyên liệu không thể thiếu được của người Lào.
Bên cạnh nhà là vườn rau, trong đó rau thơm chiếm diện tích lớn. Người Lào
thường xây dựng bên cạnh nhà mình một vườn rau, trên đó người ta trồng
các lọai rau như hành, khoai, dưa chuột, đậu ván ,củ cải, cần tây, xà lách…
Nó là những thứ bổ sung cho bữa ăn hàng ngày của người Lào.
2.2.2. Gia vị

Cũng như rất nhiều các quốc gia trong khu vực, nền ẩm thực của Lào
đa dạng không kém, điển hình là ba hương vị đặc trưng: Chua, cay và ngọt
đã “hữu ý” kết hợp với nhau làm nên linh hồn và sắc màu riêng trong ẩm
thực của người dân Lào.
Một món ăn tiêu biểu của người Lào phải là sự pha trộn giữa cay và
ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc. Các món ăn có đặc điểm là dùng
những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính
trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có
hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế , ớt hầm, ớt luộc …
Chính vị cay này cũng là một nét văn hóa vì phần đông người Lào sử dụng
nguồn lao động chân tay, vị cay gây kích thích, tạo món ăn ngon, giúp người
lao động ăn được nhiều, tăng sức lao động. Ở mỗi vùng cũng có các món ăn
đặc trưng, có các tên gọi khác nhau và được chế biến theo đặc trưng của
từng vùng, nhưng không thể không có vị cay của ớt…
Ngoài ra trong cách chế biến món ăn của người Lào còn sử dụng hai
loại gia vị chính là hai vị thuốc “gialang” và “macụt”. Hai vị thuốc này chủ
yếu dùng trong món canh măng, có tác dụng không gây đau nhức, không
đầy bụng.
2.2.3. Phương pháp chế biến
Một đặc trưng trong phong cách chế biến của người Lào là họ thường
làm chín thức ăn bằng hơi nước. Hầu hết các món luộc của người Lào đều
được đưa lên xửng hấp và được làm chins hoàn toàn nhờ hơi nước bốc lên.
Đây chính là điểm đặc biệt trong phong cách ẩm thức của người Lào mà ta
khó có thể tìm thấy ở đâu.
Ngoài ra người Lào còn làm chín thức ăn bằng phương pháp nướng.
Có rất nhiều cách nướng từ đưa trực tiếp thực phẩm lên lửa hay vùi trong
than hồng đến nướng bằng lò nướng hay chảo điện. Nhưng người Lào vẫn
thích nướng thực phẩm bằng cách cho vào ống nứa, ống vầu hay ống bương,
để tạo mùi vị thơm ngon cũng như màu sắc đặc trưng rất riêng của xứ sở.
Người Lào đặc biệt thích ăn các món nướng, tất cả những thực phẩm mà có

thể nấu được bằng cách nướng thì họ đều sử dụng, từ thịt, cá đến cả rau củ
và gia vị. Cơm lam cũng là một món được chế biến bằng hình thức này.
Một đặc điểm trong cách nấu nướng của Lào khiến cho nó trở nên nổi
bật là cách thức pha trộn cá, thịt và gia vị thảo mộc trong cùng một món ăn.
Mắm cá (pa dek) và nước mắm (nam pa) cũng là những thành phần quan
trọng trong bữa ăn của người Lào. Người ta thường nấu nướng thức ăn trên
cái lò đốt bằng củi hoặc than.
Và đến với ẩm thực Lào, ta sẽ rất khó để bắt gặp những món ăn qua
cách chế biến chiên rán, bởi đây là một nước nhiệt đới nên các món ăn được
làm qua dầu mỡ hầu hết không được người dân ưa chuộng.
2.3. Các món ăn tiêu biểu
Món ăn Lào từ món ăn trong đời sống hang ngày tới dịp lễ Tết
đều có khá nhiều món ngon, có thể kể ra như : gà nướng, lạp, lạp xưởng, thịt
heo hấp măng (hoặc cá hấp lá chuối), gà (cá) nấu me, rau luộc, cơm (xôi).
Ngoài ra còn có các món khác như như: ếch, mực chiên tỏi, sườn nướng,
nem chua cá thịt… Ẩm thực Lào, ngoài các món này, còn có những món
được xem là đặc sản như : Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm chay gồm
dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia
vị ăn rất lạ…Tất cả đều mang hương vị vừa quen lại vừa lạ, quen vì các
nguyên liệu không quá khó tìm, nhưng lạ vì cách chế biến tinh tế và rất đặc
trưng.
2.3.1. Các món ăn hàng ngày
 Cơm lam
Cơm lam là loại cơm đặc trưng của người Lào, được nấu từ
gạo, là thực phẩm rất được người Lào trân trọng. Cơm lam thơm hơn, dẻo
hơn, ngon hơn cơm nấu theo phương pháp thông thường nên dần trở thành
món ăn đặc sản, được rất nhiều người Lào ưu thích.
Để làm được ống cơm lam ngon cần phải có sự chăm chút, khéo léo
của người nấu, từ khâu chọn ống lam, chọn gạo nếp, tới cách ngâm gạo và
cách nướng… trong đó việc chọn tre, nứa (ống lam) là quan trọng hơn cả.

Ống nứa dùng nấu cơm lam phải còn tươi, không quá non cũng không
quá già (để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm chút vị ngọt và mùi vị đặc
trưng của tre, nứa), ống nứa có độ dài khoảng 15cm, ống thẳng dài. Đặc biệt,
nếu chọn được những cây nứa có nước ở trong ống và sử dụng nước đó để
nấu cơm, lúc đó cơm sẽ ngon hơn khi sử dụng nước thường. Ống nứa được
chọn về chặt hở một đầu, sau đó rửa sạch và lót lá dong vào bên trong.
Gạo được vo đãi sạch, rắc thêm một chút muối, trộn đều rồi cho vào
ống lam, đổ nước xâm xấp gạo, sau đó ngâm khoảng một tiếng. Sau khi gạo
trong ống lam đã đủ thời gian ngâm, nước sẽ được đổ thêm vào cho ngập
gạo rồi dùng lá chuối rừng hoặc lá dong nút chặt đầu ống nứa, để cơm lam
vẫn giữ được nguyên hương vị của nó.
Quá trình nướng cũng đòi hỏi người nấu phải khéo léo, dựng ống lam
trên kiềng, khi nướng ống lam phải được xoay đều trên ngọn lửa, hoặc trên
than hồng, tránh để lửa quá to làm ống lam cháy khiến cơm chín không đều,
còn nếu để lửa quá nhỏ sẽ làm cho cơm lam bị nhão, ướt. Thời gian nấu cơm
lam khoảng một giờ đồng hồ là cơm chín, tuy nhiên người Lào thường dựa
theo kinh nghiệm của mình. Khi thấy ống lam cháy hết vỏ ngoài, đồng thời
ngửi thấy mùi thơm từ ống lam bay ra là người ta đã biết cơm chín hay chưa
mà không cần mở nút lá để kiểm tra. Khi cơm chín, hạt cơm có vị thơm ngọt
của gạo nếp, có mùi thơm và màu xanh của lá dong, đồng thời quyện thêm
một chút vị ngọt đặc trưng của tre giang.
Cách thưởng thức và trình bày cơm lam tuy đơn giản nhưng cũng thể
hiện sự khéo léo của người chế biến. Khi cơm chín, người ta chẻ bỏ lớp vỏ
ống giang cháy đen bên ngoài đến khi thấy lớp màng lụa mỏng bao bọc phần
ruột cơm là được. Cắt các ống cơm thành từng khẩu, có độ dài khoảng 10cm
và bày vào đĩa. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp lụa bên ngoài.
Người Lào thường ăn cơm lam cùng với cá nướng, thịt gà hay thịt lợn
rừng nướng (những thực phẩm này có khi cũng được nướng trong ống tre,
giang). Tuy nhiên, thưởng thức cơm lam ngon nhất là khi ăn cùng với muối
vừng. Sự kết hợp của hương vị nếp ngọt thơm với vị bùi béo của muối vừng

càng làm cho món cơm lam thêm hấp dẫn.
Người Lào còn cho rằng: phụ nữ sau khi sinh ăn cơm lam sẽ tránh
được các chất kim loại khi nấu bằng nồi: gang, nhôm, đồng nên không gây
ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng nguồn sữa mẹ.
Ngày nay khi chế biến cơm lam người ta còn cho thêm một vài gia vị
khác để món cơm lam đậm đà và ngon hơn.
 Cơm (xôi)
Ở Lào người ta ít trồng cấy gạo tẻ mà chủ yếu là gạo nếp, vì thế 90%
người Lào chủ yếu ăn xôi. Người ta cho rằng người Lào ăn xôi nhiều hơn ăn
cơm và gạo nếp gần như lương thực hàng ngày của họ. Nhà nào cũng có
những cái chõ hong xôi được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Xôi là lương
thực chính trong ngày thường được người Lào ăn cả ngày, sáng, trưa, chiều,
tối.
Hạt nếp Lào là loại gạo hạt dài, màu trắng trong. Khi nấu, để xôi ngon
hơn, người ta không nấu như cách bình thường (đổ ít nước vào nếp) mà nấu
bằng chõ. Tuy nhiên, cách nấu xôi theo kiểu truyền thống của người Lào là
đựng trong ống nứa và nấu bằng nước suối.
Tương tự như cách nấu cơm lam, gạo nếp sau khi được nhặt sạch sạn,
sẽ được ngâm trong nước khoảng 2 – 3 giờ để nước ngấm dần vào trong gạo
và gạo được mềm hơn, nở hơn trước khi nấu xôi. Trong thời gian ngâm
nước, gạo được đảo đi đảo lại 2 - 3 lần để gạo được ngấm đều nước. Sau khi
ngâm, gạo được vớt ra, đãi lại một lần nữa cho thật sạch, cho một chút muối
vào gạo và trộn đều (trước đây khi chưa có muối hoặc muối còn khan hiếm
người Lào thổi cơm xôi không. Ngày nay khi xóc gạo người ta cho một chút
muối trắng vào gạo để tăng thêm vị đậm cho món xôi).
Sau đó, gạo nếp và nước suối được cho vào trong ống nứa, dùng lá
chuối hoặc lá dong nút chặt đầu ống nứa lại, rồi tiến hành nướng trên lửa
hoặc trên than hồng (lưu ý là không để lửa quá to hoặc quá nhỏ vì nó đều
làm cho xôi mất ngon).
Khi ống nứa cháy sém cũng là lúc xôi cạn nước, sau đó ủ xôi

cho chín. Khi ăn, gọt lớp vỏ nứa bên ngoài là lộ ra phần xôi nếp màu trắng
được bọc bằng lớp vỏ lụa của ống nứa. Khối xôi nếp lúc này có hình dáng
như một cái ống, thơm mùi nứa, chỉ việc dùng tay bốc ăn. Nếp Lào dẻo, ráo
nên khi ăn sẽ không bị dính vào tay.
Gạo ngoài chế biến thành cơm lam và xôi nếp thì nó còn là thứ lương
thực có nhiều công dụng, như: dùng để làm vỏ bọc cho các loại bánh, làm
khuôn cho các món tráng miệng và bánh kẹo. Cơm trộn với khoai sọ, nước
cốt dừa, và ngó hoa súng để làm món điểm tâm, chẳng hạn như món Khao
tom - gồm cơm trộn với chuối, gói vào lá chuối rồi đem hấp. Một món điểm
tâm thông dụng khác là Tom nam hua bua, được làm bằng cách trộn cơm với
nước cốt dừa và hoa sen.
Một điều đáng chú ý nữa là ở Lào, không chỉ là thực phẩm hàng ngày,
lúa gạo còn được liên tưởng mạnh mẽ với những người phụ nữ. Trong nhiều
làng bản hẻo lánh có truyền thuyết kể rằng nữ thần lúa đã hiến dâng mình
cho ngọn lửa, và sau khi chết, tro của nữ thần đã giúp cho dân làng có được
một mùa bội thu, tránh được nạn đói trong năm đó. Ở một số làng bản người
Phuan, hài cốt của các bà tổ bà sơ được giữ trong ngôi tháp nhỏ xây giữa
ruộng lúa của gia đình họ thờ cúng rất trang nghiêm và dành một ngày nhất
định trong năm để tưởng nhớ đến vị nữ thần ấy.
 Rau luộc
Rau là một món ăn hàng ngày không thể thiếu với bất kì quốc gia nào
ở Đông Nam Á và các món ăn được chế biến từ rau cũng vô cùng đa dạng
trong đó rau luộc có thể coi là món ăn làm từ rau đơn giản nhất. Thế nhưng
món rau luộc ở Lào lại mang một màu sắc đặc biệt và khiến người ta ấn
tượng dù chỉ một lần thưởng thức. Nó đặc biệt không phải ở nguyên liệu mà
chính là ở phương pháp chế biến. Nếu như hầu hết rau luộc ở các quốc gia
khác đều dùng nước sôi để luộc chín rau thì người Lào lại dùng phương
pháp của riêng mình. Họ cho rau vào những nồi hấp cách thủy và dùng hơi
nước để rau chin, như thế rau vẫn giữ được màu xanh và vị ngọt nguyên
chất. Rau luộc chấm với nước mắm sẽ là một lựa chọn không thể thiếu trong

bất kì mộn bữa ăn thông thường của người Lào.
 Cá nướng
Người Lào đặc biệt thích ăn các món nướng, tất cả những thực phẩm
mà có thể nấu được bằng cách nướng thì họ đều sử dụng, từ thịt, cá đến cả
rau củ và gia vị.
Là đất nước có nhiều sông suối nên các loại thủy sản đã trở thành
nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Lào, trong
đó món ăn được đồng bào yêu thích và có cách chế biến đơn giản nhất đó là
món cá nướng. Cá nướng có thể làm được bất cứ lúc nào và với bất kỳ loại
cá nào, bởi phương thức chế biến khá đơn giản. Dù vậy người dân ở đây cho
rằng cá nướng vẫn là món ngon nhất trong các món ăn được chế biến từ cá.
Nguyên liệu để làm món cá nướng là loại cá to khoảng nửa cân trở
lên, phải còn tươi sống, thường là các loại cá sông, suối như cá chép, cá
trắm…Cá sau khi được làm sạch, bỏ ruột, sẽ được ướp với muối, rồi để một
thời gian khoảng từ 10 tới 15 phút cho muối ngấm đều vào cá. Sau đó kẹp cá
vào gắp nướng rồi tiến hành nướng cá.
Người ta dùng thân cây tre dày, còn tươi (để tránh lửa làm cháy kẹp
tre) chẻ đôi ra rồi kẹp cá vào giữa. Khi nướng cần phải kiên trì hơ cho con cá
chín dần, chín đều trên than củi. Khi cá đã chín, tỏa ra mùi thơm, người ta
dùng sợi chỉ vuốt dọc theo chiều kẹp cá, con cá được gỡ ra vẫn nguyên vẹn,
không vỡ nát. Do cá đã được ướp muối trước khi nướng nên khi nướng chín
da cá không cháy mà lại được phủ một lớp muối, thịt cá không dính vào da,
thịt rất thơm. Món cá nướng được ăn kèm với các loại rau và có thể dùng
thêm nước mắm hoặc muối chấm, tùy vào khẩu vị của từng người. Tuy
nhiên loại nước chấm được người Lào ưu thích nhất khi ăn cá nướng là
chẻo. Chẻo chế biến từ gan heo băm nhỏ, nêm cùng các loại gia vị: bột năng,
ớt, tỏi, hành, mắm, muối, chanh và thêm một chút lạc rang.
Món cá nướng phải ăn với cơm lam, xôi dẻo thì mới có thể cảm nhận
được hết vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt, mùi thơm của các loại gia vị.
Cơm xôi ăn với cá nướng, chấm muối ớt là món ăn được sử dụng phổ biến

cả trong đời thường, vào các dịp lễ hội và dâng cúng tổ tiên của người Lào.
Ngoài cách nướng bằng kẹp tre, người Lào còn thích cho cá vào trong
ống giang, nứa để nướng (tương tự như khi chế biến cơm lam), họ cho rằng
cá nướng theo cách này sẽ giữ được vị ngọt của cá, đồng thời cũng giữ được
mùi thơm của các loại gia vị đi kèm.
Ngoài cá nướng, người Lào còn có các món ăn nướng khác như gà
nướng, thịt nướng, tuy nhiên các món ăn này ít được sử dụng hơn.
 Tép nhảy
Món “Tép nhảy” được xem là đặc sản trên đất Lào. Tép sống được
đánh bắt trên sông Mê Kông nên tươi ngon, có vị ngọt rất đặc trưng. Để chế
biến món tép nhảy thì tép sẽ được rửa sạch, loại bỏ hết các tạp chất rồi để
ráo nước. Khi ăn người ta vắt chanh vào tép (chanh vừa làm cho tép chín tái,
vừa làm giảm đi vị tanh của tép), sau đó tép được nêm thêm các loại gia vị
vừa ăn. Món tép nhảy được ăn sống kèm với nước chấm.
 Món Tam Maak Hung
Món Tam Maak Hung được coi là đặc sản mang đậm phong vị của
người dân Lào. Món Tam Maak Hung hay còn gọi là nộm chay. Món ăn nổi
tiếng này bao gồm các nguyên liệu: dưa muối, đu đủ, cà chua, đậu đũa sống,
mắm nêm, ớt, tỏi, đường, muối. Các nguyên liệu trên sau khi được giã sẽ
được trộn chung với cácloại gia vị khác nhau. Khi ăn Tam Maak Hung
chúng ta có thể cảm nhận thấy đây là món ăn có sự hòa trộn tổng thể của
những mùi vị khác nhau, chua, cay, mặn, ngọt, với cái cay lè lưỡi đẫm mắm
nêm cùng rất nhiều ớt xắt nhỏ và mùi thơm của các gia vị, của rau thơm chắc
chắn sẽ để lại dư vị khó quên cho bất cứ ai đã một lần được thưởng thức
món ăn dân giã này.
 Phở Lào
Chịu ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Việt Nam, ẩm thực Lào cũng có
nhiều món ăn với phương pháp chế biến và hương vị tương tự như món ăn
Việt. Tuy nhiên để phù hợp với khẩu vị của mình, người Lào đã có những
thay đổi nhất định, tạo nên sự khác biệt với món ăn gốc. Trong đó, nổi bật

nhất là món phở Lào.
Trong cách chế biến, về cơ bản phở Lào và phở Việt đều giống nhau,
có chăng chỉ khác ở cách chế nước và cách sử dụng các loại gia vị khi ăn.
Nếu người Việt khi nấu nước phở thường cho vào một số hương liệu như
hoa hồi, quế, gừng, hành khô… còn người Lào thì không, họ chỉ ninh xương
và để nước thật nhạt, để khi khách ăn có thể chế thêm các loại gia vị tùy
thích.

×