CHƯƠNG 6
PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRONG KD - TM
Văn bản: Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sđ-bs 2011;
Luật trọng tài thương mai 2010.
NỘI DUNG
6.1. Khái quát chung về tranh chấp trong kinh
doanh thương mại
6.2. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
bằng trọng tài thương mại
6.3. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
thương mại tại toà án
6.1. Khái quát chung về GQTC trong KD-TM:
6.1.1. Khái niệm TC trong KD và GQTC
trong KDTM:
Tranh chấp trong kinh doanh được hiểu là sự
bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về
mặt lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể
trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Đặc điểm
+ Thứ nhất, tranh chấp về kinh doanh, thương mại nảy
sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh doanh và luôn gắn liền với hoạt
động kinh doanh.
+ Thứ hai, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương
mại là vấn đề do các bên tranh chấp tự định đoạt.
+ Thứ ba, các bên tranh chấp thường là chủ thể kinh
doanh, có tư cách thương nhân hoặc tư cách nhà kinh doanh. (hoạt
động TM một cách độc lập, thường xuyên, phải đăng ký kinh
doanh).
+ Thứ tư, tranh chấp kinh doanh, thương mại là những
tranh chấp mang yếu tố vật chất và thường có giá trị lớn.
-> Giải quyết tranh chấp KDTM
Là việc các bên tranh chấp thông qua hình thức, thủ tục
thích hợp tiến hành các giải pháp nhằm loại bỏ những
mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
6.1.2. Các dạng tranh chấp trong KD
•
Tranh chấp giữa các thành viên công ty với công
ty, giữa các thành viên công ty với nhau
•
Tranh chấp về hợp đồng
•
Tranh chấp liên quan đến mua bán chứng
khoán
•
Tranh chấp về liên doanh, liên kết KT
•
Tranh chấp trong các lĩnh vực quảng cáo, bảo
hiểm, kiểm toán, tư vấn…
•
Tranh chấp liên quan tới quyền SHTT
6.1.3. Yêu cầu đối với việc giải quyết
tranh chấp trong kinh doanh
•
Nhanh chóng, thuận lợi và hạn chế tối
đa sự gián đoạn của quá trình SXKD;
•
Bảo đảm dân chủ trong quá trình giải
quyết tranh chấp;
•
Bảo vệ uy tín của các bên trên thương
trường
•
Bảo đảm yếu tố bí mật trong kinh doanh;
•
Kinh tế nhất, ít tốn kém nhất.
6.1.4. CÁC PHƯƠNG THỨC GQTC TRONG KDTM
Hình thức (phương thức) GQTC là cách thức,
phương pháp hay các hoạt động để điều chỉnh
các bất đồng, các xung đột nhằm khắc phục và
loại trừ các tranh chấp đã phát sinh, nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
kinh doanh, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội
Các
Các
hỡnh
hỡnh
thức
thức
giải quyết tranh
giải quyết tranh
chấp trong KD
chấp trong KD
Thơng
Thơng
Lợng
Lợng
Tòaán
Tòaán
Hòa
Hòa
giải
giải
Trọng
Trọng
TàiTM
TàiTM
a.Thương lượng:
Là hình thức các bên tranh chấp tự thỏa
thuận để dàn xếp, tháo gỡ những mâu thuẫn, bất
đồng mà không cần đến sự tác động hay giúp đỡ
của người thứ ba.
Bản chất của thương lượng được thể hiện qua
các đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, các bên tự giải quyết gặp nhau
bàn bạc, thỏa thuận… mà không cần thông qua bên
thức ba trợ giúp.
- Thứ hai, quá trình thương lượng không chịu
sự ràng buộc bởi các quy định pháp luật.
- Thứ ba, việc thực thi kết quả thương lượng
hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên
tranh chấp mà không có cơ chế pháp lý bảo đảm.
Ưu điểm:
- Sự thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh
hoạt, hiệu quả và ít tốn kém.
- Bảo vệ uy tín cũng như bí mật trong kinh
doanh của các bên, không làm phương hại đến
quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên trong kinh
doanh
Hạn chế:
- Kết quả của thương lượng phụ thuộc vào sự
hiểu biết và thái độ, thiện chí, hợp tác của các bên
tranh chấp.
- Kết quả thương lượng lại không được đảm
bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc, mà
phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của các bên.
- Nhiều trường hợp vì thiếu sự thiện chí, hợp
tác trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp mà một
bên đã tìm mọi cách trì hoãn quá trình thương
lượng nhằm kéo dài vụ tranh chấp, nhất là khi thời
hiệu khởi kiện không còn nhiều.
b. Hoà giải:
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp
thông qua vai trò trung gian của bên thứ ba, hỗ trợ
hoặc thuyết phục các bên tranh chấp trong việc tìm
kiếm giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn trong
kinh doanh.
Đặc trưng:
Thứ nhất, có sự hiện diện của bên thứ ba làm
trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp
tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.
Thứ hai, hòa giải không chịu sự chi phối bởi
các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp
luật về thủ tục hòa giải.
Thứ ba, kết quả hòa giải thành được thực thi
cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của
các bên tranh chấp mà không có cơ chế pháp lý nào
đảm bảo thi hành những cam kết của các bên trong
quá trình hòa giải.
Ưu điểm:
- Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh
hoạt, hiệu quả và ít tốn kém,
- Có sự tham gia của người thứ ba trong quá
trình giải quyết tranh chấp, người thứ ba là trung
gian hòa giải, có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh
chấp.
- Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng
kiến bởi người thứ ba nên mức độ tôn trọng và tự
nguyện tuân thủ các cam kết đã đạt trong quá trình
hòa giải.
Hạn chế:
- Kết quả hòa giải vẫn phụ thuộc vào thiện
chí của các bên và sự tự nguyện thi hành của mỗi
bên.
- Do có sự tham gia của người thứ ba trong
quá trình hòa giải nên uy tín cũng như bí mật kinh
doanh của các bên bị ảnh hưởng.
- Chi phí tốn kém hơn thương lượng vì phải
trả khoản dịch vụ cho người thứ ba.
c. Trọng tài thương mại
Có sự tham gia trọng tài viên nhằm chấm dứt mâu
thuẫn, xung đột bằng việc đưa ra 1 phán quyết
buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
ĐẶC ĐIỂM
- Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi
chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế Trọng tài.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là sự
kết hợp giữa hai yếu tố thoả thuận và tài phán.
- Đảm bảo quyền tự do định đoạt của các đương sự
cao;
- Phán quyết có giá trị chung thẩm;
- Có 2 loại trọng tài: trọng tài vụ việc và trọng tài
thường trực
- Có sự hỗ trợ từ phía Toà án trong việc đảm bảo
việc thực thi các quyết định của Trọng tài.
ưu điểm của trọng tài
•
Mang tính giàng buộc cao hơn so với thương
lượng và hòa giải
•
Các bên có quyền lựa chọn rộng hơn
•
Đảm bảo bí mật kinh doanh
•
Thủ tục đơn giản nhanh chóng
•
Bảo đảm uy tín
•
QD trọng tài là quyết định chung thẩm không bị
kháng cáo, kháng nghị.
Toà án
Là hình thức giải quyết tranh chấp thông
qua hoạt động của cơ quan tài phán NN
để đưa ra phán quyết buộc các bên có
nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh
cưỡng chế NN.
Ưu điểm ?
Nhược điểm ?
Đặc điểm của Tòa án
•
Mang tính tài phán cao nhất
•
Có các quy tắc chặt chẽ
•
Thủ tục phức tạp
•
Thời gian kéo dài
•
Khó khăn trong việc đảm bí mật thông
tin hơn các cơ chế giải quyết tranh chấp
khác
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Trình bày những ưu điểm, nhược điểm
của các hình thức giải quyết tranh
chấp trong kinh doanh bằng thương
lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án?
6.2. GQTC BẰNG TRỌNG TÀI TM
6.2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
6.2.2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại
6.2.3. Thủ tục tố tụng trọng tài
6.2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
•
Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các
bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm
và trái đạo đức xã hội.
•
Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư
và tuân theo quy định của pháp luật.
•
Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo
điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình.
•
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến
hành không công khai, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác.
•
Phán quyết trọng tài là chung thẩm.