Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đề tài thực trạng và biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phương tiện truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.32 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
--------

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
HÀNH VI XÂM PHẠM BÍ MẬT ĐỜI TƯ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

Giảng viên hướng dẫn : Viên Thế Giang
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khánh Linh
Lớp: 21C1LAW51100701 – MSSV: 31201022378

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2021


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... 3
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ......................................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VPHC ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM
PHẠM BÍ MẬT ĐỜI TƯ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ... 4
1. Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các PTTT hiện nay................ 4
2. Thực trạng xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các
phương tiện truyền thơng. ....................................................................................... 6


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ XỬ LÝ VPHC ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM BÍ MẬT ĐỜI
TƯ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG. ....................................... 9
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ..................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 12
A. Các văn bản pháp luật ...................................................................................... 12
B. Tài liệu tham khảo khác ................................................................................... 12


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VPHC : vi phạm hành chính
PTTT : phương tiện truyền thông


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đã và đang sinh sống trong một thời kì mới của kĩ thuật số, công
nghệ thông tin, các hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên PTTT ngày càng nhiều.
Thiết bị cơng nghệ ra đời với các tiện ích như chụp hình, ghi âm, quay phim…cùng
với việc dễ dàng tiếp cận Internet ở mọi lúc, mọi nơi, đã tạo điều kiện cho việc
theo dõi, can thiệp vào cuộc sống của người khác mà chủ nhân không hề cho phép
thậm chí khơng hề biết. Mạng xã hội giúp con người thực hiện quyền dân chủ,
quyền tự do ngôn luận hay đơn giản là biểu lộ cảm xúc cá nhân. Nhưng nhiều cá
nhân lại lợi dụng những điều này để vi phạm quyền riêng tư của người khác như
làm lộ mật đời tư, thơng tin giao dịch, đưa thơng tin, hình ảnh ảnh hưởng đến danh
dự, uy tín, nhân phẩm, xâm nhập vào camera tại nhà hay điện thoại của người khác
để lấy clip nhạy cảm đăng công khai trên các mạng xã hội hoặc bán những dữ liệu
cá nhân cho các tổ chức, cá nhân, dịch vụ để thu lợi nhuận,... Trong hồn cảnh
pháp luật hiện chưa có quy định rõ ràng về khái niệm và phạm vi “bí mật đời tư
của cá nhân” thì xét ở góc độ nghĩa của từ ngữ theo từ điển tiếng Việt, bí mật đời

tư của cá nhân được hiểu là những gì thuộc về bí mật của cá nhân (thơng tin, tư
liệu…) được giữ kín, khơng cơng khai, khơng tiết lộ ra. Cịn nếu các thông tin, tư
liệu cá nhân đã được công khai, lộ ra thì khơng cịn là bí mật đời tư nữa. Có một
bộ phân người dân khơng hiểu, hiểu sai hoặc cố tình hiểu lệch lạc đi quyền tự do
ngơn luận, quyền dân chủ … vì vậy đã vơ tình hay cố ý làm lộ bí mật cá nhân của
người khác, gây ra bao hệ lụy đằng sau đó. Dư luận xã hội lại thường xuyên lan
truyền dữ liệu cá nhân với một tốt độ chóng mặt, làm nhiễu loạn và lệch hướng
cho một số người, nên đã bị các luồng dư luận dắt mũi, dẫn tới những hành vi mất
kiểm soát gây nên các hành động sai trái, phạm pháp và gây ảnh hưởng tiêu cực
1


trong các quan hệ chuẩn mực ở cộng đồng. Người Việt Nam ngày nay chưa đặt
quyền riêng tư của các cá nhân ở vị trí xứng đáng của nó. Điều đó dẫn đến những
vi phạm xảy ra hàng ngày mà chính người vi phạm lẫn người bị xâm phạm có thể
cũng khơng biết. Đời tư và bí mật đời tư của mỗi công dân đều được pháp luật bảo
vệ và bất khả xâm phạm. Thời gian qua, Việt Nam cũng rất nỗ lực xây dựng một
hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ để điều chỉnh vấn đề này. Hiện
nay, Việt Nam đã công nhận và bảo hộ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,
bí mật gia đình trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và
pháp luật chuyên ngành. Điều 21 Hiến pháp năm 2013 có quy định: "Mọi người
có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia
đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thơng tin về đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an tồn. Mọi người
cũng có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi
thơng tin riêng tư khác. Khơng ai được bóc mở, kiểm sốt, thu giữ trái luật thư
tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư của người
khác”. Quy định này được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật chuyên
ngành như Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, Khoản 2 Điều 46 Luật Giao dịch
điện tử năm 2005, Điều 16 Luật An tồn thơng tin mạng năm 2015, Điều 159

Bộ luật Hình sự năm 2015, bên cạnh đó cịn có tại điều 17 Cơng ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị. Tuy nhiên, xã hội vẫn còn đang tồn tại một số
thành phần bất cập nên vơ hình chung làm cho các vi phạm vẫn diễn ra khá nghiêm
trọng. Với những lý do cấp thiết này, tôi chọn đề tài “Thực trạng và biện pháp xử
phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phương tiên truyền
thông”.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Bài nghiên cứu được đặt ra nhằm phản ánh một các chi tiết nhất các câu hỏi nghiên
cứu:
2


- Thực trạng hiện nay về xử lý nhằm hạn chế các hành vi xâm phạm bí mật đời tư
trên các PTTT như thế nào ?
- Cần phải đề xuất các phương pháp nào để nâng cao các kết quả mong muốn trong
quá trình xử lý VPHC đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trong các lĩnh vực
PTTT ?
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nêu lên được thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tu trong ngành phương
tiện truyền thông (phương tiện thông tin).
- Dựa vào thực trạng phân tích được, tiểu luận đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
pháp luật xử lý VPHC đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trong ngành phương
tiện truyền thông (phương tiện thông tin).
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống luật xử lý VPHC và nghị định xử phạt VPHC đối với hành vi xâm
phạm bí mật đời tư trong ngành phương tiện truyền thông (phương tiện thông tin).
- Thực tiễn VPHC song song với hoạt động xử phạt VPHC đối với hành vi xâm
phạm bí mật đời tư trong ngành phương tiện truyền thông (phương tiện thông tin).
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Các PTTT bao gồm báo chí, đài phát thanh, quảng cáo,

thư tín, internet,

3


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VPHC ĐỐI VỚI HÀNH
VI XÂM PHẠM BÍ MẬT ĐỜI TƯ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
TRUYỀN THƠNG
1. Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các PTTT hiện nay.
Ngày nay, chỉ cần lướt qua vài bài báo hay lướt internet, mạng xã hội,…chúng
ta cũng dễ dàng thấy các hành vi xâm phạm bí mật đời tư, càng ngày càng xuất
hiện với một mật độ dày đặc hơn, nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 vì
hầu như mọi người có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn lúc trước. Hành vi sử dụng trái
phép đời tư không được sự cho phép của người chủ thơng tin trên các PTTT tồn
tại dưới nhiều hình thức đa dạng, chỉ cần một vài thao tác đơn giản. Lâu nay, nhiều
người thản nhiên “ném đá”, cơng kích, thậm chí bịa đặt thơng tin về người khác
mà khơng sợ bị xử phạt, vì họ cho rằng: “mạng là ảo”, là khơng thể xác định danh
tính. Điều này khơng những làm phiền tới cuộc sống hằng ngày của mỗi cá nhân
mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an tồn thơng tin, ảnh hưởng xấu tới xã hội,
đặc biệt có nhiều vụ việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, tình mạng con
người. Cuối năm 2019, dư luận hết sức phẫn nộ về việc nữ ca sĩ V.M.H bị tung
những hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội. Những hình ảnh này đều được ghi lại
qua camera giám sát ở nhà riêng của cô. Hành động phát tán này liên quan đến
hận thù cá nhân nhằm hạ danh dự của người khác. Những hành vi xâm phạm bí
mật đời tư còn tồn tại một cách tinh vi hơn khi hiện nay, chỉ cần tìm cụm từ “mua
thơng tin khách hàng” thì chỉ trong tích tắc một giây đã mang tới một con số khủng
lồ lên tới 26 triệu kết quả hiện ra với thông tin mà bạn cần, giá cả rẻ cũng có, đắt
cũng có. Bên cạnh đó cịn xuất hiện nhiều dịch vụ theo dõi, xâm phạm thông tin
cá nhân, đời sống riêng . Ví dụ như vào tháng 5/2014, cơ quan chức năng phát
hiện “công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng” ở Thủ Đô HN đã sử dụng “phần mềm

Ptracker” để xâm nhập trái phép vô thông tin cá nhân của hơn mười bốn nghìn tài
4


khoản qua các thiết bị smartphone bằng cách thu âm, đặt máy nghe trộm, quay
phim, chụp ảnh,… để thu lời hàng ngàn tỉ đồng. Theo số liệu thống kê về vấn đề
bảo mật thông tin của Tổ chức chứng nhận TÜVRheinland Việt Nam (trong đó,
có những số liệu liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin của các tổ chức hoạt động
ngân hàng) cho biết, mỗi năm có trên 30.000 mật khẩu của các tài khoản internet
bị công bố trên mạng và 30.000 số tài khoản tín dụng cá nhân bị trộm, một số bị
công bố trên Web…Việc sử dụng thông tin cá nhân của người khác với mục đích
thương mại khơng có sự đồng ý của họ diễn ra rất phổ biến. Trẻ em cũng là bộ
phận thường xuyên bị xâm phạm đời tư. Theo “Trung tâm phát triển cộng đồng và
công tác xã hội” đã chứng minh một sự thật vô cùng khắc nghiệt rằng trên một vài
bài báo điện tử, chỉ trong những năm gần đây, xuất hiện khoảng hơn 500 mặt báo
với nội dung xâm phạm quyền bí mật đời tư của trẻ em, trong đó có đến hơn 60%
bài báo đã nêu rõ lên một cách hết sức chi tiết, nguy hiểm hơn là 39% bài đăng
ảnh đầy đủ khuôn mặt, tên trường học, số nhà. Các hành đáng lên án trên phần lớn
xoay quanh hầu như nhiều vào quan hệ tình cảm yêu đương, hơn nhân, tình dục,
giới tính bởi đây ln là những vấn đề “hot” trên các phương tiện truyền thông.
Các tin báo đã từng đưa tin học sinh nữ H.T.L chỉ mới học lớp mười một ở một
trường cấp 3 ở Nghệ An được cho là tự tử do một một bài đăng clip quay lại cảnh
bạn nữ sinh và một bạn trai khác ôm, hôn nhau bị tung lên các phương tiện thơng
tin đại chúng, ngồi ra cịn nhiều fanpage, trang thông tin báo điện tử với hàng
triệu người theo dõi cũng chia sẻ hoặc đăng tải clip này mà không hề làm mờ hay
che măt. Dư luận xã hội lan truyền những thông tin này lại vô cùng nhanh chóng,
gây nhiễu loạn thơng tin, làm sai lệch hơn nữa bản chất thông tin ấy khiến cho một
số người bị lơi kéo, làm hại, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

5



2. Thực trạng xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên
các phương tiện truyền thông.
Từ ngày 15/4/2020, “Nghị định số 15/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông
tin và giao dịch điện tử” chính thức có hiệu lực. Trong đó, có một số quy định liên
quan đến việc xâm phạm bí mật đời tư trên khơng gian mạng như sau:
• Tại “Điểm đ, Khoản 2, Điều 80 Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái
phép thông tin trên mạng” có quy định “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi làm mất an tồn, bí mật thông tin của tổ
chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên mơi trường
mạng”.
• Tại “Điểm a, Khoản 2, Điều 100 Vi phạm các quy định về trách nhiệm của
tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội” có quy định “Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin cá
nhân của người khác lên mạng xã hội nhưng chưa được sự đồng ý của cá
nhân đó”.
• Tại “Điểm a, Khoản 3, Điều 100” có quy định “ Phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 70.000.000 triệu đồng đối với một trong các hành vi chủ động lưu
trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm
uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”
• Tại “Khoản 2, Điều 101 Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch
vụ mạng xã hội” có quy định “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000
đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí
mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự”. Ngồi ra, Nghị định cũng quy định biện pháp khắc phục
hậu quả là “buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi
phạm pháp luật.”
6



• Tại “Điểm e, Khoản 3, Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê,
truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông
tin” cũng nêu rõ “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác
mà khơng được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.
Ngày nay, việc phát tán những thơng tin bí mật đời tư của người thân, người
trong gia đình xảy ra phổ biến. Những vụ việc này chủ yếu hình thành từ lịng
ghen ghét, đố kị của con người. Theo đó tại “Khoản 2, Điều 51, Nghị định
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình” như sau: “Phạt tiền
từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi: Tiết lộ
hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm
xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm
danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình; Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết,
hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân”.
Nhận thấy hiện nay, nhất là giai đoạn từ sau khi đại dịch covid diễn ra thì cũng là
lúc những hành vi vi phạm liên quan đến mạng xã hội, các PTTT ngày càng nhiều,
tình hình hết sức nghiêm trọng nên ngày 20/09/2021 vừa qua, Bộ Cơng an đã hồn
thành hồ sơ dự thảo Nghị định quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh
mạng và đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong đó,
tại Điều 13. “Vi phạm quy định về bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật
kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật cơng tác, bí mật gia đình và đời sống riêng tư
trên khơng gian mạng” có đề cập như sau: “ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
60.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đưa lên không gian mạng thơng
tin thuộc bí mật cơng tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và
đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín,
nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và Phạt tiền
7



đến 80.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm lần 2 những trường hợp được
quy định tại Điều này.” Song song với việc đó, nghị định cũng đề xuất các hình
thức xử phạt bổ sung như:
“a) Đình chỉ, tạm đình chỉ từ 01 đến 03 tháng đối với hệ thống thông tin xảy ra vi
phạm quy định về bảo vệ an ninh mạng đối với thơng tin thuộc bí mật nhà nước,
bí mật cơng tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống
riêng tư;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động của trang thông tin điện tử, Cổng
thông tin điện tử từ 01 đến 03 tháng khi tổ chức không chấp hành yêu cầu khắc
phục vi phạm quy định về bảo vệ an ninh mạng đối với thơng tin thuộc bí mật nhà
nước, bí mật kinh doanh, bí mật cơng tác, bí mật gia đình và đời sống riêng tư;
c) Buộc tiêu hủy sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, phần mềm gây lộ, mất bí mật nhà
nước, khơng bảo đảm an ninh mạng;…”

8


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VPHC ĐỐI VỚI HÀNH VI
XÂM PHẠM BÍ MẬT ĐỜI TƯ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
TRUYỀN THÔNG.
Việt Nam cũng đã đưa ra một số điều luật về xử phạt VPHC đối với hành
vi xâm phạm bí mật đời tư với người dùng phương tiện truyền thông. Tuy nhiên
lại chưa có những quy định, văn bản pháp lý riêng quy định về xử lý VPHC về
hành vi này. Hiện tại, chỉ có một số điều lệ nằm rải rác ở một số văn bản khác
nhau, do đó chưa có sự đồng bộ với nhau. Ngồi ra, việc thực thi theo luật của các
cơ quan có thẩm quyền cịn có những thiếu sót, vướng mắc hay các kẽ hở. Bên
cạnh đó về mức xử phạt vi phạm cịn nhiều bất cập. Các tội phạm xâm phạm bí

mật đời tư của người khác trong các lĩnh vực phương tiện truyền thơng, đặc biệt
là khơng gian mạng internet vì mục đích thương mại thường tạo ra lợi nhuận rất
lớn. Tuy nhiên, mức xử phạt tiền của các quy định trước đến nay còn khá thấp,
hay các mức xử phạt bổ sung còn chưa đủ sức răn đe đối với nhiều tội phạm. Có
nhiều người vi phạm chỉ cần nộp một khoản tiền nhỏ rồi sau đó lại tiếp tục hành
vi vi phạm của mình. Bộ Cơng an cũng đã nhận thấy được điều này nên có những
mức phạt nâng cao hơn trong Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt VPHC trong
lĩnh vực an ninh mạng. Có thể thấy trong dự thảo đã quy định thêm nhiều hình
thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này như tịch thu, tiêu hủy sản phẩm, thiết bị,
đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động liên quan tới hành vi vi
phạm,…Nếu dự thảo được thơng qua thì vấn đề VPHC đối với hành vi xâm phạm
bí mật đời tư chỉ tồn tại ở khơng gian mạng sẽ có nhiều tiến triển tích cực nhưng
lại chưa đề cập đến hết đươc phạm vi là các phương tiện truyền thông.
Qua những hạn chế cịn tồn tại nêu trên thì chúng ta cũng đưa ra một số đề xuất
các phương hướng giải quyết nhằm giảm tối thiểu sự tồn tại các hành vi vi pháp
trên :
- Đầu tiên cần phải khắc phục những điểm còn chưa đồng bộ, thống nhất trong
các văn bản có liên quan về bảo vệ quyền bí mật đời tư trên các phương tiện truyền
thông.
- Cần xây dựng các quy định về xử phạt VPHC đối với hành vi xâm phạm bí mật
đời tư trên các PTTT bởi phạm vi của nó là rất rộng, mà con người lưu ưu tiên
việc dùng các thiết bị này lại phổ biến.
- Quản lý chặt chẽ các trình tự xử lý tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền
tránh xảy ra những việc như tham nhũng, tiêu cực; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chuyên trách trong việc xử phạt VPHC các hành vi xâm phạm bí mật đời
tư trên các phương tiện truyền thông.
9


- Tiếp tục đẩy mạnh các công tác mở rộng sự hiểu biết của người dân về các quy

định xử lý VPHC đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư trên các phương tiện
truyền thông.

10


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Trong thời đại tiên tiến với sự vượt bậc của nhóm ngành cơng nghệ hiện nay,
các PTTT đóng vai trị hết sức cần thiết, là một phần không thể thiếu đối với con
người. Bây giờ mỗi nhà, mỗi cá nhân đều sử dụng các PTTT như tivi, internet, báo
chí, truyền hình, điện thoại,…Sử dụng đúng mục đích của các loại phương tiện
này thì sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích bởi nó có sức lan tỏa hết sức mạnh
mẽ, ảnh hưởng mọi mặt trong đời sống. Mặc dù vậy, song song với sự đi lên tầm
cao mới về cơng nghệ đó cũng kéo theo những hệ lụy biến chất khi sử dụng các
phương tiện này để vụ lợi, xúc phạm danh dự, trả thù cá nhân, tổ chức, hay đơn
giản chỉ là những lần “vô tình” nhưng đem lại hậu quả vơ cùng to lớn. Những điều
này khiến cho số lượng tội phạm VPHC đối với hành vi xâm phạm bí mật đời tư
ngày một càng xuất hiện nhiều hơn trong những năm gần đây. Vì vấn đề này là rất
cấp thiết nên nước ta đã có những quy định, văn bản pháp luật xử phạt VPHC để
điều chỉnh, răn đe các hành vi xấu này. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật
còn chưa đồng bộ, thống nhất, chưa đủ sức răn đe nên q trình thực thi pháp luật
cịn khó khăn dẫn đến hiệu quả xử lí VPHC về hành vi xâm phạm bí mật đời tư
qua các PTTT cịn chưa cao. Tiểu luận này đã dựa vào những cơ sở pháp lý về xử
phạt VPHC, từ thực trạng để nghiên cứu, đưa ra những phương pháp một cách tối
ưu hơn nhằm giảm thiểu đi các sai phạm trong việc xử lý VPHC đối với hành vi
xâm phạm bí mật đời tư trong lĩnh vực phương tiện truyền thông.
Tuy đã cố gắng trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu nhưng bài tiểu luận
vẫn cịn tồn tại nhiều thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của thầy cơ để hồn thành đề tại một cách tốt hơn. Xin cảm ơn !


11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các văn bản pháp luật
1. Hiến pháp 2013
2. Bộ luật Dân sự năm 2015,
3. Luật Giao dịch điện tử năm 2005,
4. Luật An tồn thơng tin mạng năm 2015,
5. Bộ luật Hình sự năm 2015,
6. Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
7. Luật xử lý VPHC 15/2012/QH13
8. Nghị định 15/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu
chính, viễn thơng, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
9. Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa
cháy; Phịng, chống bạo lực gia đình.
10. Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh
mạng.
B. Tài liệu tham khảo khác
1. TS. Thái Thị Tuyết Dung, “Quyền riêng tư ngày càng khó giữ”
(04/06/2021), truy
cập ngày 28/10/2021.
2. Anh Minh, “Xâm phạm bí mật đời tư, chuyện không thể đùa” (25/07/2018),
,
truy cập ngày 28/10/2021.
3. TS Lê Minh Hồng, TS Đỗ Tiến Dũng, “Thực trạng pháp luật về bảo vệ
thông tin cá nhân và một số kiến nghị” (28/05/2020) ,
, truy cập ngày 28/10/2021.
12



4. Huỳnh Chí Thoại, “Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm
phạm quyền bí mật đời tư trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội”,
Trường đại học Cần Thơ.

13



×