Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN Sản xuất dầu gội thảo dược STEM 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 34 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Học tập vốn là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Bên cạnh sự chăm chỉ, cần cù,
cần có một phương pháp học tập đúng đắn. Học đi đôi với hành là phương pháp
học tập đã có từ lâu đời và luôn đem lại kết quả cao. Hơn 2000 năm trước, Khổng
Tử (Trung Quốc) nói: “Những gì tơi nghe tơi sẽ qn. Những gì tơi thấy tơi sẽ nhớ.
Những gì tơi làm tôi sẽ hiểu”. Học tập dựa vào trải nghiệm là một trong những tư
tưởng dạy học tiến bộ của giáo dục thế kỉ XXI. Quan điểm, tư tưởng của lí thuyết
học tập trải nghiệm cho thấy sự phù hợp với đào tạo theo năng lực. Vận dụng mơ
hình học tập trải nghiệm trong dạy học rất có ý nghĩa trong đổi mới dạy học nói
chung và đổi mới dạy học ở phổ thơng nói riêng.
Việt Nam là một nước nơng nghiệp. Vào năm 2020, có khoảng 17.5 triệu lao
động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Với vùng quê chúng tôi sinh sống
đất đai trù phú, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế theo mơ hình kinh doanh hộ
gia đình, sản xuất các mặt hàng từ nơng nghiệp có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, người
nơng dân chủ yếu vẫn chỉ sản xuất ra nguyên liệu ở dạng thơ, tiêu thụ rất khó, giá
nơng sản rất thấp. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh covid-19 diễn biến phức
tạp, việc lưu thơng hàng hóa khó khăn, thì sự quay vòng sản phẩm, ứng dụng các
nguồn nguyên liệu sẵn có tạo hàng hóa chất lượng, thân thiện với con người, môi
trường phục vụ nhu cầu của dân địa phương và vươn ra thị trường cả nước là một
hướng đi mang tính khả quan. Theo đó mơ hình kinh doanh hộ gia đình theo hình
thức sản xuất các mặt hàng từ nguyên liệu tự nhiên rất phù hợp, mang lại giá trị
kinh tế cao.
Đời sống, kinh tế của con người ngày càng được nâng cao. Sự phát triển của
khoa học kỹ thuật mang đến rất nhiều sản phẩm tạo sự đổi thay cho cuộc sống.
Cùng với đó là các yếu tố gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững của chúng ta. “Cái răng, cái tóc là vóc con người”. Nhưng ngày nay, con
người đã lạm dụng hóa chất với tóc trong gội đầu, làm đẹp. Theo nghiên cứu khoa
học sử dụng hoá chất về lâu dài tiềm tàng nguy cơ gây ra các bệnh có hại cho
người dùng như về mắt, gan, thận hay ung thư máu, ung thư xương tủy, tóc rụng
từng mảng, hói đầu, tóc bạc sớm... Dầu gội thảo được xem là một giải pháp hiệu


quả giúp chăm sóc tóc, phục hồi hư tổn, giúp tóc khỏe mạnh, kích thích sự phát
triển tóc mới. Sử dụng dầu gội dưỡng tóc bằng thảo dược khơng mang đến bất kì
sự khó chịu nào cho mái tóc, bởi thành phần tự nhiên, sản phẩm khơng gây dị ứng,
phù hợp với mọi loại tóc, khơng gây hại cho người sử dụng, không gây ô nhiễm
môi trường sống.

1


Môn công nghệ 10 được thừa hưởng từ công nghệ lớp dưới, có kiến thức tạo
điều kiện phát triển mơ hình kinh tế trong lĩnh vực trồng trọt. Lên lớp 10, chương
trình cung cấp trang bị thêm cho mỗi em kiến thức về kinh doanh, các em có dịp
mang những kiến thức mình học được trải nghiệm trong chính gia đình mình bằng
các mơ hình thực tế, góp phần định hướng nghề nghiệp, giúp các em nhận ra tiềm
năng phát triển kinh tế trên chính q hương mình.
Với những lý do trên và qua thực tế giảng dạy và trải nghiệm tơi mạnh dạn
đăng kí đề tài: “Hình thành tư duy kinh doanh hộ gia đình cho học sinh thơng
qua dạy học trải nghiệm bài: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp”. Bài 50- Công nghệ 10. Sản xuất và kinh doanh dầu gội thảo dược làm
sáng kiến kinh nghiệm của bản thân.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Thay đổi phương pháp dạy và học để gây sự hứng thú cho học sinh và tránh
hiện tượng nhàm chán đối với người dạy.
Phát huy tính sáng tạo cũng như tài năng, năng khiếu của học sinh.
Biết tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tạo những sản phẩm
phục vụ cho con người.
Góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em.
Rèn luyện năng lực hợp tác, phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm
chỉ, trung thực, trách nhiệm…
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến hình thành tư
duy, dạy học trải nghiệm, kinh doanh.
Xây dựng và tổ chức được hoạt động học tập trải nghiệm bằng tổ chức trò
chơi, làm báo cáo, luyện tập, củng cố kiến thức
Thực nghiệm sự phạm, vận dụng vào sản xuất thực tiễn tạo ra sản phẩm trải
nghiệm, nhận phản hồi từ các cuộc thi, người tiêu dùng, làm các video nhằm mục
đích đánh giá tính khả thi của giả thuyết đề ra.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Nội dung bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ 10 (tiết 1)
Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh với lĩnh vực kinh
doanh dầu gội thảo dược.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng dạy học là học sinh khối 10.

2


Bài dạy được tiến hành trong 02 tiết học: 01 tiết lên lớp và 01 tiết dành cho
hoạt động trải nghiệm.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thơng qua sách, vở, tạp chí, học hỏi từ
kinh nghiệm của thế hệ trước truyền lại, kiểm nghiệm lại trên các trang mạng, các
phương tiện thông tin khác.
Phương pháp điều tra cơ bản: Thu thập thông tin của học sinh tiến hành
tổng hợp và đánh giá xử lí thơng tin.
Phương pháp tham vấn chuyên gia: Học sinh thực hiện các mơ hình trải
nghiệm thực tiễn: kiểm định các chỉ số trong sản phẩm từ cục đo lường chất lượng
của tỉnh, thi sáng tạo khoa học, sản xuất các sản phẩm bán ra thị trường, nhận phản
hồi từ hội đồng khoa học, ban giám khảo, từ người tiêu dùng.
7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.

Năm học 2019 - 2020.
Năm học 2020 – 2021
Năm học 2021 - 2022.

3


PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm tư duy và sự hình thành tư duy.
1.1.1. Khái niệm tư duy: Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt
động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới
thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và
ứng xử tích cực với nó.
Dưới góc độ sinh lý học, tư duy được hiểu là một hình thức hoạt động của hệ
thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được
chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung
quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống.
1.1.2. Quá trình hình thành tư duy
Lao động là phương thức hoạt động sinh sống của con người. Trong lao
động diễn ra một quá trình gồm hai chiều liên quan mật thiết với nhau. Chiều thứ
nhất, hoạt động được vật hoá vào trong sản phẩm, lao động chuyển từ hình thái
"động" sang hình thái "tĩnh”. Chiều thứ hai, "di chuyển" các khách thể vào bộ não
người, cải biến đi và tạo ra trong đó những hình ảnh chủ quan hay ý thức. Chiều
thứ hai chính là hoạt động phản ánh của con người, hoạt động sản sinh ra ý thức.
Với những tri thức có nội dung hoạt động thì một dạng nhận thức cao hơn
của con người xuất hiện, đó là tư duy. Với tư duy của mình, con người chính thức
trở thành chủ thể của các q trình cải tạo tự nhiên và xã hội của mình.
1.2. Các khái niệm về kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi (sgk cơng nghệ 10- trang 150)
1.2.1. Cơ hợi kinh doanh là những điều kiện, hồn cảnh thuận lợi để nhà kinh
doanh thực hiện được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh
Là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh
doanh, phù hợp với pháp luật và khơng ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp

4


Sơ đồ tổng quát hoạt động kinh doanh( sgk công nghệ 10)
1.3. Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm
1.3.1 . Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục trong đó
từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc ngoài xã
hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo
đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo
là hoạt động được coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo dục
cũng bố trí các HĐTNST riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều
lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.
Học tập trải nghiệm, hiểu một cách đơn giản, là học thông qua làm. Học tập
trải nghiệm yêu cầu người học không chỉ áp dụng lý thuyết học thuật vào các trải
nghiệm trong thế giới thực, lớp học, cộng đồng hoặc nơi làm việc mà còn suy
ngẫm về việc áp dụng nội dung và kỹ năng học được trong các trường hợp khác.
Trải nghiệm làm việc trong chương trình hoặc vị trí thực tập là một hình thức của
học tập trải nghiệm.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Hoạt động trải nghiệm là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ
chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường học sinh được chủ động tham gia
vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị,
thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng
của bản thân, các em được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng, đánh giá và lựa
chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện tự khẳng định bản thân, tự đánh giá và đánh giá
kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và bạn bè. Hoạt động trải nghiệm
được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thí nghiệm, hoạt động câu lạc
5


bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi,
hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động cơng
ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội.
1.3.3. Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Để tổ chức HĐTNST cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:
Bước 1. Xây dựng ý tưởng.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch.
Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện.
Bước 4. Tổ chức thực hiện.
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.
Việc HS được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn
luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng
lực tự giải quyết vấn đề. Do đó, giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào.
Bước 1. Giúp HS xây dựng ý tưởng.
Đây là bước quan trọng bởi có ý tưởng tốt thì mới tạo thuận lợi cho hoạt
động. Một ý tưởng có khi đến bất chợt nhưng đa số ý tưởng là kết quả của sự thai
nghén lâu dài, do vậy giáo viên cần tạo thời gian cần thiết cho học sinh suy nghĩ,
tránh trường hợp tạo sự bị động cho học sinh.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch.

HS phải định hình những cơng việc cần làm là gì? Những ai thực hiện? Cần
những gì về cơ sở vật chất, dụng cụ để thực hiện?
Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện.
Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ
HS việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt.
Bước 4. Tổ chức thực hiện.
Học sinh tiến hành thực hiện cơng việc. Trong q trình các em thực hiện,
giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi. Giáo viên cần quan tâm đến những tình huống
nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp giáo viên
có thể đánh giá đúng những phẩm chất, năng lực của học sinh.
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.
Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh được đánh giá lại quá trình
làm việc. Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến
tất cả các bước tổ chức thực hiện.
1.3.4. Lợi ích của học tập trải nghiệm

6


Học cùng trải nghiệm có vai trị truyền thụ kiến thức thực tiễn, dễ ghi nhớ,
dễ vận dụng vào cuộc sống đến học sinh. Phương pháp đưa người học lên vị trí
trung tâm của hoạt động học tập, thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo. Vai trị của học
tập trải nghiệm cịn thể hiện ở việc tạo ra mơi trường giúp học sinh, sinh viên phát
triển nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, cuộc sống sau này.
- Rút ngắn khoảng cách kiến thức hàn lâm và thực tế: Học qua trải nghiệm
có tính chất trái ngược với phương pháp truyền thống đi từ lý thuyết đến thực
hành. Khi tham gia vào các tình huống thực tế, các em có cơ hội để thực hành,
kiểm chứng những gì đã được dạy. Điều này đóng vai trị quan trọng trong việc ghi
nhớ các khái niệm và hiểu cách ứng dụng vào thực tiễn.
- Đơn giản hóa các khái niệm kiến thức phức tạp: Ghi nhớ và hiểu được khối

lượng khái niệm khổng lồ, phức tạp trong các môn học là điều không dễ dàng với
học sinh. Tuy nhiên, thông qua học cùng trải nghiệm, người học có thể chủ động
diễn giải “lý thuyết qua hành động”, quan sát “lý thuyết ứng dụng trong thực tế”…
Nhờ vậy, lợi ích của học cùng trải nghiệm tiếp theo các em có thể hiểu được bản
chất của các khái niệm phức tạp.
- Giúp rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, xử lý vấn đề: Học cùng trải nghiệm
trở thành xu hướng giáo dục của thế giới do có hiệu quả cao trong việc cá nhân hóa
việc học. Người học tham gia vào q trình này bằng cách chủ động quan sát,
nghiên cứu và xử lý vấn đề dưới sự tư vấn của giáo viên. Nhờ vậy, các em trở
thành trung tâm và biết cách nâng cao các kỹ năng này từng ngày
- Giúp người học trưởng thành từ những sai lầm: Quá trình thực hành sẽ có
lúc xảy ra các sự cố, các em phải tìm cách giải quyết vấn đề hiệu quả, loại bỏ
những phương pháp khơng khả thi. Lợi ích của học cùng trải nghiệm mang tới
những bài học quan trọng để các em ghi nhớ kiến thức, không mắc lại sai lầm
trong những tình huống tương tự. Các bạn học sinh thời nay được rèn luyện cách
đứng lên từ những vấp ngã. Khi tham gia cuộc thi, chiến thắng chỉ có một và
những người chưa chạm tay đến phần thưởng sẽ có cơ hội để thay đổi mình. Thất
bại là cách để các bạn nhận ra khiếm khuyết của bản thân, xác định mục tiêu để
thay đổi và hoàn thiện từng ngày.
- Giúp người học nắm bắt các xu thế tương lai. Trí tuệ nhân tạo, bảo vệ mơi
trường, thế giới không tiền mặt, lối sống lành mạnh… là các xu thế được dự đoán
sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Ngay từ lúc này, các trường học đã đẩy mạnh
hoạt động trải nghiệm để các em sớm nắm bắt xu thế. Từ các dự án xây dựng cơ sở
vật chất cơ bản cho người dân bản địa có hồn cảnh khó khăn. Qua đó, chúng ta
thấy được lợi ích của học cùng trải nghiệm các em được tìm hiểu về vấn đề phát
triển bền vững, bảo vệ môi trường, thay đổi nhận thức về vai trò của bản thân đối
với thế giới.
- Giúp rèn luyện kỹ năng xã hội: Học tập qua trải nghiệm là một trong những
phương pháp hiệu quả nhất để hướng dẫn học sinh rèn luyện và thực hành các kỹ
7



năng xã hội như tư duy phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp.... Khi được “thả” vào
mơi trường thực tế hoặc thơng qua các ví dụ mơ phỏng thực tế, các em phải vận
dụng nhiều loại kỹ năng để giải quyết tình huống, tìm ra giải pháp độc đáo trong
các nhiệm vụ được giao. Những thử thách về thể chất và tinh thần sẽ gợi ra cảm
xúc tích cực và tiêu cực cho học sinh. Việc kiểm soát cảm xúc sẽ giúp học sinh
phát triển cơ chế ứng phó với các tình huống nhiều áp lực trong tương lai.
- Giúp người học nhận thức và điều chỉnh bản thân: Học qua trải nghiệm là
một trong số ít phương pháp có thể tác động đến nhận thức và hành vi điều chỉnh
bản thân của con người. Khi đối diện với các thách thức, các em dễ dàng nhìn thấy
ưu điểm, nhược điểm của bản thân cũng như khai phá những tiềm năng mà mình
chưa bao giờ nghĩ đến. Đó là cơ hội để các bạn tìm ra lối đi cho riêng mình thay vì
phát triển theo cách mà gia đình hay nhà trường định hướng. Đó cũng là lợi ích của
học cùng trải nghiệm tiếp theo. Tham gia các hoạt động trải nghiệm giúp các em
nhận thức đúng đắn về bản thân mình.
- Tạo hứng thú học tập: Các em sẽ tiếp nhận vai trị là trung tâm, điều chỉnh
q trình tiếp thu kiến thức phù hợp với năng lực nhờ học cùng trải nghiệm. Việc
chủ động tham gia vào quá trình học, phối hợp với bạn bè, trải nghiệm kiến thức
trong nhiều môi trường khác nhau sẽ tạo hứng thú cho người học. Mặt khác, vì
được xử lý vấn đề theo cách mình nghĩ nên các em sẽ có động lực cao hơn so với
việc bị ép giải quyết vấn đề. Từ đó, sẽ thêm hứng thú với việc học hỏi kiến thức để
tìm kiếm cơ hội tương lai cho bản thân.
- Cơ sở vật chất trong nhà trường chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho nhu
cầu tiếp cận khoa học - công nghệ hiện đại của học sinh. Lợi ích của học cùng trải
nghiệm là tập trung phát triển tồn diện cho học sinh thơng qua các hoạt động bên
ngồi lớp.
- Giúp người học trải nghiệm tiện ích, tích hợp tại mơi trường học tập
- Hiểu các em hơn, tạo nên sự gần gũi thân thiện giữa cô và trò.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.

2.1. Thực trạng dạy học môn công nghệ hiện nay
Môn công nghệ trong nhà trường chưa được chú trọng do mơn học này
khơng có thi học sinh giỏi và không đưa vào thi tốt nghiệp. Các em chỉ học ở khối
10.
Thực tế mơn học có tính chất nhẹ nhàng về kiến thức và có nhiều vận dụng
thực tế gần gũi với đời sống. Nếu chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa trên lớp
học, không ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin tiết học sẽ trở nên nhàm
chán. Trong phần 2 (tạo lập doanh nghệp) muốn có tính đổi mới để các em được
thể hiện phẩm chất, năng lực của bản thân bằng các hoạt động thực tiễn.
2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về hoạt động dạy học trải nghiệm
8


Trong q trình học tập ở trường tơi học sinh, cũng như hoàn cảnh chung
của nhiều trường học, 2 năm nay do dịch bệnh covit 19, ảnh hưởng nhiều hoạt
động của con người chúng ta, hạn chế tập trung để ngăn ngừa sự lây lan của dịch
bệnh. Nhưng hiện tại dịch bệnh dần được khống chế và đẩy lùi, một số giáo viên
trong trường đã bắt đầu cho các em trải nghiệm như: thu gom rác trong môn địa lý,
làm menu bán đồ ăn trong môn tin học, xây dựng cơng trình bồn hoa từ rác thải
nhựa, đưa yoga vào trường học trong môn sinh học, điều tra về tác hại của thuốc
lá, rượu bia trong mơn hóa học... Các em tham gia hoạt động rất tích cực, trải
nghiệm quay video lại đăng lên facebook được nhiều người tán thưởng. Nhiều em
khi làm bài trên lớp tỏ ra chán nản, nhưng khi được tham gia trải nghiệm lại thể
hiện một năng lực “tiềm ẩn”. Đặc biệt sau khi được thể hiện mình. Trong phiếu
điều tra về học thực hành khảo nghiệm ý kiến các em hứng thú muốn được học là
con số chiếm ưu thế (xem phụ lục 1)
2.3. Thực trạng về vai trò của các sản phẩm thiên nhiên đối với sức khỏe con
người.
2.3.1. Thực trạng của việc sản xuất các loại dầu gội hiện nay.
Ngành công nghiệp dầu gội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng của mọi khách hàng, trên thị trường có hàng trăm, hàng nghìn
loại dầu gội khác nhau.
Trong một lọ dầu gội hóa chất có chứa các chất hóa học:
Chất Sodium Lauryl Sulfate (SLS) có trong dầu gội được sử dụng để tạo bọt,
thật bất ngờ khi đây lại là chất tẩy rửa được dùng để rửa xe hoặc làm sạch sàn nhà,
cảm giác sạch sẽ có được chỉ là “ảo” nhất thời, chúng chỉ cuốn trôi bụi bẩn, chứ
khơng hề có dưỡng chất làm mềm, mượt, mịn như chị em vẫn nghĩ. Việc thường
xuyên gội đầu bằng những loại dầu gội chứa nhiều hóa chất có thể khiến da đầu dễ
bị tổn thương, khiến tóc trở nên khơ ráp, xơ rối và yếu hơn.
Paraben là loại hóa chất tổng hợp dùng để bảo quản trong thuốc và mỹ phẩm
có trong dầu gội đầu có thể gây ung thư vú, gây hại cho gan, thận của người sử
dụng. Nguy hiểm hơn, gội đầu hàng ngày cho trẻ em có thể gây cản trở sự phát
triển bình thường của trẻ.
- Hóa chất formaldehyde với mùi cay hăng rất đặc trưng được sử dụng tương
đối rộng rãi trong công nghiệp có trong dầu gội có thể gây bỏng mũi, nóng rát mắt,
bỏng mắt, hệ hơ hấp. Formaldehyde cũng có thể gây viêm da hoặc dị ứng da chứ
khơng hề có tác dụng chăm sóc tóc.
- Dầu gội hóa chất là thủ phạm chính gây ra các vấn đề về da đầu và tóc mà
ít ai nghĩ đến như: viêm da đầu, gàu, tóc bạc sớm, xơ rối, dễ gãy rụng,... Nếu sử
dụng trong thời gian quá lâu có thể gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng,
ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
2.3.2. Tác dụng của dầu gội thảo mợc đối với tóc và da đầu
9


*Ưu điểm của dầu gội thảo dược.
Cung cấp độ ẩm cho tóc, đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da đầu.
Cung cấp chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng và phục hồi tóc hư tổn.
Đặc trị nấm, gàu, ngứa cho da đầu.
Kích thích tóc mọc, ngăn rụng tóc hiệu quả.

Thích hợp mọi loại tóc
An tồn cho sức khỏe người sử dụng.
Có đặc tính thân thiện với mơi trường.
* Thành phần nguyên liệu trong dầu gội thảo mộc:
Quả bồ kết (Fructus Gleditschiae): Trong quả bồ kết có chứa nhiều hỗn hợp
flavonozit và chất saponaretin. Các chất này có hoạt tính chống siêu vi trùng, kích
thích q trình mọc tóc, trị rụng tóc rất hiệu quả… Giúp khơi phục lại mái tóc hư
tổn, làm tóc sn mượt vào nếp.
Quả bồ hịn (Sapindus saponaria): Trong quả bồ hòn chứa nhiều hợp chất tẩy rửa
đó là saponizit, chiếm tới 18%. Đây là một chất tẩy rửa tự nhiên vơ cùng tuyệt vời
nó hồn tồn từ thảo dược thiên nhiên, khơng gây hại cho da, tuyệt đối an toàn cho
người sử dụng.
Vỏ bưởi (citrus grandis): Từ lâu tinh dầu vỏ bưởi đã được biết như một bài thuốc
dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong vỏ bưởi chứa các chất
Naringin, men tiêu hóa Peroxyzada, Pectin, Vitamin A và C… giúp kích thích sự
mọc tóc, giúp cho tóc dài và mượt, chống hói và rụng tóc. Phù hợp cho người bị
hói hoặc các mẹ sau sinh bị rụng tóc nhiều.
Cỏ hơi (ageratum conyzoides)- cịn gọi cây ngũ sắc: Cỏ hơi có chất kháng khuẩn
chống viêm, có cơng dụng giúp đầu sạch, trơn tóc, sạch gầu. Tên là cỏ hơi, nhưng
khi cho vào, nấu lên tạo mùi thơm đặc trưng cho dầu gội
Lá quế (cinnamomum): Loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây quế, với tên
hoa học là Cinnamonum verum. Tạo mùi thơm đặc trưng, giúp giữ cho mái tóc
ln khỏe mạnh. Thậm chí, ở trẻ em chúng cịn giúp diệt các ký sinh trùng cứng
đầu trên tóc.
Cỏ Mần Trầu (eleusine indica): Dân gian ta có câu: “Bồ kết trị gầu, mần trầu tốt
tóc”. Trong cỏ mần trầu có chứa nhiều dưỡng chất phần lớn là chất beta-sitosterol
và các thành phần cực kỳ tốt cho tóc, giảm lượng tóc rụng, kích thích mọc tóc,
giúp bạn có mái tóc chắc khỏe.
Gừng tươi (zinggiberaceae): Loại bỏ gàu và ngăn ngừa rụng tóc cực kỳ hiệu quả,
tính chất chống oxy hố và chống nấm của gừng rất có lợi cho mái tóc ln sạch,

tránh nấm da đầu
10


Sả java-sả đỏ (cymbopogon):Chứa axit folic và các vitamin thiết yếu. Nó cũng
chứa nhiều khống chất chống oxy hóa. Tinh chất của sả giúp chữa lành các nang
lông bị hư. Nó giúp ngăn ngừa tóc khơng gãy rụng. Tạo mùi thơm dịu nhẹ.
Nước cốt chanh tươi (cistrus aurantiforia): Gàu là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Đây là tình trạng xuất hiện một số mảng bong tróc màu trắng bám ở da đầu, dẫn tới
mất mỹ quan. Đặc biệt gàu còn dẫn đến ngứa ngáy, kích thích rụng tóc nhiều hơn.
Sở dĩ chanh có cơng dụng với bệnh nấm gàu vì nó chưa nhiều thành phần axit
citric có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm, ức chế sự phát triển của gàu. Ngồi
ra vitminB, C trong trái cây này cịn giúp kích thích q trình phát triển của nang
tóc, ni dưỡng mái tóc chắc khỏe, sn mượt, phịng ngừa rụng tóc.
Muối: Nước muối chủ yếu là natri clorua, với mái tóc sử dụng muối hạn chế đổ
nhiều dầu trên da đầu, đồng thời muối còn giúp trị gàu, trị ngứa da đầu cùng hiệu
quả. Muối là thành phần giúp bảo quản dầu một cách tự nhiên.

11


Chương 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY VÀ TRẢI NGHIỆM
I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết 36-37: Bài 50. DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Môn học: Cơng nghệ lớp 10
Thời gian 2 tiết: tiết 1 lí thuyết, tiết 2: trải nghiệm - vận dụng
Nội dung đề tài này tập trung cơ bản ở tiết 2: trải nghiệm - vận dụng
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức:

Trình bày được đặc điểm, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của loại
hình kinh doanh hộ gia đình.
Trình bày và phân tích được kế hoạch kinh doanh của loại hình kinh doanh
hộ gia đình.
Phát triển tư duy phân tích, tổng hợp. Liên hệ, vận dụng kiến thức được học
vào giải thích một số hoạt động kinh doanh ở địa phương.
Bước đầu có ý thức định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp của bản
thân.
Hiểu công dụng của các nguyên liệu trải nghiệm làm nên các dầu gội đầu.
Biết tận dụng các nguồn nguyên liệu là các loại thảo dược để tạo các sản
phẩm có giá trị, khơng gây hại cho sưc khỏe con người và mang lại hiệu quả kinh tế.
b. Năng lực
Năng lực chung :
Nhận thức được sở thích, năng lực của bản thân khi tham gia hoạt động trải
nghiệm. Biết lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp.
Phát triển ngơn ngữ nói, viết thơng qua thuyết trình.
Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học tập.
Năng lực chuyên biệt:
Biết được đặc điểm, tổ chức kinh doanh hộ gia đình.
Tạo ra sản phẩm dầu gội từ nguyên liệu tự nhiên.
Tạo ra sản phẩm báo cáo khoa học, thẩm mĩ. Được nhiều người đón nhận
c. Phẩm chất
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.
12


Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

a. Chuẩn bị của giáo viên :
Giáo án.
Tư liệu về việc kinh doanh hộ gia đình theo hình thức sản xuất dầu gội thảo
dược.
Phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin: azota, quizii, thiết bị trình chiếu
nội dung bài học.
b. Chuẩn bị của học sinh
Nghiên cứu tài liệu.
Tìm hiểu một số mơ hình kinh doanh hộ gia đình ở địa phương thu thập
bằng hình ảnh, các video …
Thực hiện theo phân cơng giáo viên và nhóm. Nộp sản phẩm bằng các đoạn
video ghi lại q trình trải nghiệm.
Điện thoại thơng minh kết nối internet, SGK…
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Hoạt đợng khởi đợng (Kiểm tra kiến thức bài cũ thông qua 10 câu hỏi làm
trên phần mền azota)
Mục tiêu
Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng
giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản
thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tị mị, mong muốn tìm hiểu bài
học mới.
Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn
đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
Nội dung
Gv cho học sinh làm bài kiểm tra bài cũ trên phần mềm azota (trong 8 phút)
Mục đích yêu cầu:
Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của các em về phần kinh doanh đồng
thời qua đó để đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên. Đánh giá 1 phần về khả
năng sử dụng công nghệ thông tin trong học sinh và giáo viên.

Tổ chức kiểm tra nghiêm túc, đúng thời gian quy định, chấm trả bài kịp thời.
13


Đánh giá học sinh ở các cấp độ: Nhận biết, thơng hiểu, vận dụng thấp, vận
dụng ở mức cao.
Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm.
Làm trên phần mềm azota.
Địa chỉ link: />Nội dung và kết quả thu được(xem phụ lục 2)
Sản phẩm học tập
GV lấy điểm vào điểm kiểm tra thường xuyên cho HS.
Tổ chức thực hiện:
Cho học sinh làm bài trên điện thoại thông minh
Gv thống kê kết quả phản hồi lại với học sinh
Gv phân tích và nhận xét kết quả
b. Hoạt đợng hình thành kiến thức mới.
Mục tiêu
Biết được khái niệm kinh doanh hộ gia đình
Biết các lĩnh vực mà các hộ gia đình thực hiện kinh doanh
Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc
hoạt động.
Nợi dung
Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành. Các mơ hình, đặc
điểm của kinh doanh hộ gia đình.
Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm. Giao nhiệm vụ
cho các nhóm. Mỗi nhóm tương ứng với tìm hiểu về một loại hình kinh doanh (sản
xuất, thương mại, dịch vụ)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động,
chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ, khuyến khích học sinh
hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu
trả lời
Bước 4: Kết luận: GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức
chuẩn.
14


c. Hoạt động củng cố bài học.
Mục tiêu:
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt
động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
Nội dung:
Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi trên phần mềm quizii.
Với 5 câu hỏi trắc nghiệm( xem nội dung và kết quả ở phần phụ lục 2)
Sản phẩm : HS hoàn thành các câu hỏi
Tổ chức thực hiện :
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu học sinh đưa điện thoại thơng minh có kết nối intenet tham
gia trả lời câu hỏi củng cố bài trên phần mềm quizi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Gv chuyển link cho lớp trưởng.
Lớp trưởng đưa lên zalo hoặc messenger nhóm lớp. Tất cả các bạn đăng
nhập vào, thách thức bạn bè, ghi tên mình.
Lớp trưởng nhận nhiệm vụ cho lớp ”bắt đầu” và ” kết thúc”
/>studentShare=true
Bước 3: Báo cáo, thảo luận, kết luận:
GV dựa vào kết quả vị thứ học sinh trả lời.

Học sinh lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
GV giúp đỡ, tổng kết và chuyển giao nhiệm vụ.
d. Hoạt động luyện tập và vận dụng (tiết 2)
Mục tiêu
Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt
động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
Nội dung:
Các em trải nghiệm thực hiện sản xuất dầu gội đầu thảo dược (theo mơ hình
kinh doanh hộ gia đình). Sản phẩm này đã tham gia dự thi sáng tạo khoa học cấp
tỉnh năm học 2020-2021. Nay phát triển thành mô hình kinh tế hộ gia đình.

15


Phiếu kết quả thử nghiệm chất lượng dầu gội

Hình ảnh cô và học sinh đưa sản phẩm dầu gội tham gia cuộc thi STKH kĩ
thuật cấp tỉnh năm học 2020-2021
Sản phẩm: Các em làm, khi đã có thành phẩm, quay video và viết bài cảm nhận,
lập websize giới thiệu về sản phẩm, thực hiện công tác quảng bá sản phẩm trên
facebook, zalo.
Tổ chức thực hiện :
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh ghi chép nội dung các công đoạn tạo dầu gội.
Tiến hành trải nghiệm thực hiện các công đoạn sản xuất dầu gội.
II. KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM SẢN XUẤT DẦU GỘI
1. Xác định nguyên liệu, dụng cụ, quy trình làm dầu gợi
Nguyện liệu (để tạo 20 lít dầu gợi )
16



- 2 kg bồ hòn (đã tách hạt)
- 12 kg bồ kết.
- 10 kg vỏ bưởi (đã phơi)
- 1 kg hạt bưởi
- 10 lít nước cốt chanh.
- 0,2 kg vỏ quế
- 10 kg cỏ hôi.
- 5kg cỏ mần trầu
- 4 kg củ gừng tươi
- Lá sả (4 kg), lá quế, hương nhu (mỗi thứ 1 kg)
- 3 kg muối
- 40 lít nước sạch.
Dụng cụ:
- Chậu rửa, dao chặt, tấm bạt sạch
- Nồi inox dung tích 100 lit trở lên (nồi lớn để chống tràn)
- Rổ, xô, màn lọc
- Chai đựng sản phẩm
Quy trình tiến hành:
Giai đoạn 1. Thu gom và sơ chế nguyên liệu: Giao nhiệm vụ các em đi thu
gom nguyên liệu
Cắt các loại lá: sả, cỏ mần trầu, cỏ hôi, lá quế, vỏ bưởi, chanh, gừng tươi
Tách hạt bồ hòn.
Nướng bồ kết.
Vắt chanh tạo nước.
Chặt nhỏ các loại củ, lá.
Giai đoạn 2. Chưng cất sản phẩm:
Cho bồ hòn, bồ kết, nước cốt chanh , nước vào nồi đun sôi, để hầm 72giờ (4
ngày).
Cho vỏ bưởi, vỏ quế vào đun sôi và để hầm trong 10 giờ.

Cho các nguyên liệu còn lại (đã chặt nhỏ) vào đun tiếp trong 2 giờ.
Giai đoạn 3. Lọc, vắt để bỏ bã
Vớt sản phẩm ra, lọc lấy nước dầu.
17


Tách lượng dầu thu được làm hai nơi. Cho muối, hạt bưởi vào 5lit dầu và
đun sôi . Lọc lấy hạt bưởi ra. Hịa hỗn hợp ta được 20 lít dầu gội.
Giai đoạn 4. Đong dầu gội vào chai, dán tem.
2. Báo cáo, thảo luận
Học sinh làm tạo sản phẩm, quay video, viết bài báo cáo: báo cáo dựa trên
định hướng của giáo viên dựa trên các câu hỏi:
+ Nhóm 1: Viết bài cảm nhận về học tập trải nghiệm làm dầu gội.
1. Em có thích học tập theo hình thức trải nghiệm hay khơng? Lợi ích học trải
nghiệm đối với học sinh?
2. Vai trò của trải nghiệm sản xuất và kinh doanh dầu gội trong việc đinh hướng
nghề nghiệp của em?
3. Các cách thức kinh doanh hiện nay? Xu hướng phát triển về sản phẩm trong
tương lai?
+ Nhóm 2: Những hiểu biết của em về tác dụng của các thành phần nguyên
liệu trong dầu gội.
1. Thành phần dầu gội này có những gì? Vì sao dầu gội thảo dược lại tốt cho tóc?
2. Đặc tính của dầu gội thảo dược? Dầu gội thảo dược có những ưu điểm gì, nhược
điểm gì đối với tóc và khi sử dụng?
3. Dầu gội hóa chất có những đặc điểm nào. Khi sử dụng lâu dài có gây hại cho
sức khỏe con người khơng. Gây hại như thế nào?
Nhóm 3: Những kinh nghiệm cần có trong sản xuất dầu gội thảo dược
1. Lưu ý gì khi đi tìm các nguyên liệu tạo nên dầu gội thảo dược?
2. Lưu ý gì trong các giai đoạn của quá trình sản xuất dầu gội
3. Mùa phát triển của thành phần nguyên liệu tạo nên dầu gội?

4. Lập kế hoạch thu gom nguyên liệu như thế nào cho phù hợp.
Nhóm 4: Bài viết về quy trình, dụng cụ sản xuất dầu gội.
1. Quy trình sản xuất dầu gội. Sản xuất dầu gội thảo dược trải qua các giai đoạn
như thế nào?
2. Kinh nghiệm cần có trong quy trình sản xuất để tạo nên thành phẩm chất
lượng ?
3. Cảm nhận của em về việc làm dầu gội từ nguyên liệu tự nhiên?
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM.
1. Mục đích
18


Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm.
Thu thập thông tin, nhận xét đánh giá kết quả các nhóm học sinh làm được.
Phân tích và định lượng một cách khoa học nhằm xác định mức độ phát triển
năng lực thực hành của học sinh
2. Nhiệm vụ
Xác định cơng việc của nhóm
Tiến hành viết báo cáo theo định hướng mà giáo viên hướng dẫn
Làm các video về quy trình sản xuất, websize để giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
II. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
Quy trình: Chia lớp thành 2 nhóm: Hướng dẫn HS chuẩn bị thu thập, sơ chế
nguyên liệu, chưng cất, tạo sản phẩm (theo hướng dẫn trong quy trình)
Sản phẩm của các nhóm được tổ chức báo cáo trên video
Quy trình: (video kèm theo)
/>Giai đoạn 1: Thu gom và sơ chế nguyên liệu:
(lưu ý các em thu gom các loại nguyên liệu thảo dược vào buổi sáng, tránh
những ngày trời mưa để các loại thảo dược cho tinh dầu nhiều hơn, dầu thơm hơn


Gom cỏ mần trầu, bưởi, lá quế, sả, cỏ hôi

19


Gom bồ kết, chanh, hương nhu, bồ hịn.

Chặt cỏ hơi, sả, vắt chanh, nướng bồ kết
20



×