Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

4 lý do tại sao không nên mã hóa phân vùng Linux pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.13 KB, 5 trang )

4 lý do tại sao không nên mã hóa phân vùng Linux
Mã hóa dữ liệu là công việc quan trọng nếu bạn muốn dữ liệu của bạn được an toàn,
không bị người khác “dòm ngó”. Hầu hết các phiên bản Linux đều có sẵn chức năng
này, người dùng chỉ việc chọn thư mục hay một phân vùng cần mã hóa sau đó các
công cụ hệ thống sẽ hoàn thành phần việc còn lại. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm
rõ được công dụng của việc mã hóa, họ thường có xu hướng chọn tính năng này bởi
vì trong quá trình sử dụng hay cài đặt có tùy chọn này. Bài viết sau sẽ giúp những
bạn chưa nắm rõ công dụng của việc mã hóa hiểu hơn về vấn đề này.
Khả năng phục hồi khó
Trong một số trường hợp máy tính của bạn gặp sự cố, nếu với trạng thái dữ liệu
thông thường, bạn chỉ việc mang ổ cứng đó sang một máy tính khác cũng sử dụng
cùng hệ điều hành mà bạn đang sử dụng hoặc chỉ với một chiếc Linux Live CD là bạn
có thể dễ dàng sao chép dữ liệu từ ổ cứng đó sang lưu trữ ở một ổ cứng khác rất
nhanh chóng. Nhưng đối với dữ liệu đã được mã hóa thì bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn.
Trong trường hợp này, bạn cần phải tìm một công cụ cho phép truy cập phân vùng
hoặc thư mục đã mã hóa. Tuy nhiên không dễ dàng gì để thực hiện bởi hiện nay hầu
như chưa có công cụ giao tiếp đồ họa nào có thể thực hiện được điều đó mà thay vào
đó bạn phải thực hiện bằng các câu lệnh phức tạp.
Phục hồi hệ thống sẽ khó khăn hơn
Nếu một ngày nào đó máy tính của bạn gặp trục trặc, một số linh kiện bị hỏng và
bạn cần phải thay mới nó. Lúc này các bản ghi khởi động hay các thông số nhận
dạng phần cứng mới không tương thích, bạn cần chạy ứng dụng phục hồi trên Linux
cùng một số câu lệnh với hi vọng sẽ lấy lại trạng thái như trước.
Trong khi quá trình này trong Linux không dễ dàng như Windows thì đối với một
phân vùng đã được mã hóa lại càng khó khăn hơn. Điều này sẽ là ngõ cụt với người
không phải dân IT chuyên nghiệp.
Ảnh hưởng đến hiệu suất
Một khuyết điểm nữa của việc mã hóa phân vùng chính là việc làm cho hiệu suất
máy tính giảm đáng kể. Mặc dù hiện nay có khá nhiều máy tính sở hữu phần cứng đủ
mạnh để xử lý các phân vùng mã hóa. Tuy nhiên nếu bạn cài Linux trên một netbook
thì sao? Netbook vốn có rất nhiều hạn chế nên nó cần một hệ thống đủ gọn để giảm


thiểu sự tiêu hao năng lượng vốn rất eo hẹp. Do đó nếu bạn đang sở hữu một máy
tính có cấu hình không quá mạnh hay một netbook thì cũng không nên mã hóa phân
vùng Linux làm gì.
Sử dụng cái gì đó tốt hơn
Đây là lời đề nghị rất hữu ích dành cho những ai cần mã hóa dữ liệu, đó chính là việc
sử dụng một công cụ mã hóa thay vì phải mã hóa toàn bộ phân vùng hệ thống. Tôi
dám cá là những những người đã và đang mã hóa dữ liệu mục đích của họ chỉ đơn
giản là bảo vệ một số tập tin chứ không phải là muốn bảo vệ toàn bộ hệ thống.
Tác dụng của việc sử dụng một phần mềm mã hóa thì bạn sẽ tránh được những khó
khăn đã nêu ở trên trong khi dữ liệu của bạn vẫn được mã hóa đúng cách và an toàn.
Trong khi đó bạn vẫn có thể phục hồi lại dữ liệu nếu máy tính gặp sự cố, phục hồi
các thông số phần cứng nếu có thay linh kiện mới và đặc biệt là không ảnh hưởng
đến hiệu suất hoạt động của máy.
Kết luận
Cuối cùng, mọi quyết định sẽ tùy thuộc vào bạn, tùy vào nhận thức của người dùng
đối với việc có nên mã hóa toàn phân vùng hệ thống hay không. Tuy nhiên, đối với
người mới sử dụng Linux thì tôi khuyên bạn nên sử dụng một công cụ mã hóa thứ 3
sẽ tốt hơn.
Quản Trị Hệ Thống Mạng Linux_LPI-1
Lịch khai giảng: 2.000.000 (giảm 5% đăng ký trước 10 ngày ), kèm sách, tài
liệu thực hành, hỗ trỡ ngoài giờ, phòng lap
Tặng kèm voucher giảm giá: từ 300.000đ – 1000.000đ cho các khóa học từ
2000.000đ trở lên)
Liên tục hàng tháng; thứ 2-4-6 (17h30-19h30)
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG VÀ AN NINH
MẠNG QUỐC TẾ ATHENA
92 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, P.ĐA KAO, Q1_ĐT: 0943 20 00 88
2 BIS ĐINH TIÊN HOÀNG, P.ĐA KAO, Q1_ĐT: (08) 3 824 4041


×