Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khi các nhà quảng cáo nhấn nút like facebook pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.38 KB, 6 trang )




Khi các nhà quảng cáo
nhấn nút "like"
Facebook
Xưa nay trong ngành quảng cáo vẫn luôn tồn tại một câu đố khó trả lời. Các
doanh nghiệp đặt hàng quảng cáo hiểu rằng chỉ một nửa số tiền họ đầu tư
cho quảng cáo thực sự mang lại hiệu quả. Nửa còn lại hoàn toàn bị lãng phí.
Nguyên nhân nằm ở chỗ không phải lúc nào quảng cáo cũng đến được với
đối tượng mà nó cần nhắm đến.

Khi các nhà quảng cáo nhấn nút "like" Facebook
Vấn đề này đã được giải quyết một phần. Công nghệ quảng cáo trên mạng
internet ngày nay tiên tiến tới mức đa số các trang web lớn sẽ chỉ hiển thị
những loại quảng cáo phù hợp với bạn dựa trên lịch sử duyệt web của bạn.
Điều này có nghĩa là hai người cùng duyệt một trang web sẽ nhìn thấy
những đoạn quảng cáo khác nhau, bởi trong quá khư, họ có xu hướng lựa
chọn những trang web khác nhau để tới thăm.

Quảng cáo trúng đích

Khai thác công nghệ trên, Google, đại gia lớn nhất trong làng quảng cáo
mạng hiện nay kiếm được 23,6 triệu USD doanh thu trong năm vừa rồi.
Nhưng Facebook, người đến sau, hiện còn tiến xa hơn trong lĩnh vực này.
Nếu bạn cập nhật "tình trạng quan hệ" trên trang cá nhân của mình thành
"đính hôn" thì gần như ngay lập tức, bạn sẽ nhìn thấy quảng cáo nhẫn đính
hôn của các hãng trang sức hiển thị bên cạnh. Hoặc nếu trong phần "thông
tin cá nhân" bạn có nói về sở thích âm nhạc của mình thì bạn sẽ trở thành
"đích" ngắm của các loại quảng cáo về dạ hội âm nhạc có trình diễn loại
nhạc này.



Tuy nhiên, Facebook không phải là không gặp trở ngại với tham vọng mở
rộng tiềm năng quảng cáo của họ. Một nửa số người sử dụng Facebook cập
nhật trang cá nhân hàng ngày, nhưng lại không mấy khi để ý tới những mẩu
quảng cáo khiêm tốn thu mình bên một góc màn hình. Những mẩu quảng
cáo trên Facebook bị giới hạn trong 160 ký tự và một hình ảnh minh họa.

Thống kê cho thấy ít hơn 1% số người sử dụng để tâm đến những mẩu
quảng cáo ấy. Trong khi đó, quảng cáo trên Google được lọc cùng với quá
trình tìm kiếm của người sử dụng. Nếu bạn nhập vào ô tìm kiếm của Google
một chuỗi ký tự với chủ đề cụ thể như "ăn kiêng", những quảng cáo liên
quan đến chủ đề này ngay lập tức hiện ra. Có hơn 10% số người sử dụng
Google kích chuột vào những quảng cáo này.

Nhưng Facebook không hết hi vọng. Quảng cáo trên Google tốn kém hơn
trên Facebook nhiều lần. Facebook cũng đưa ra luận điểm rằng trên
Facebook, người sử dụng của họ nhớ lâu và có ấn tượng sâu đậm hơn về
hình ảnh thương hiệu qua quá trình tương tác với quảng cáo đó. Tương tác
có thể ở dạng chơi trò chơi, tham gia bỏ phiếu thăm dò, đăng ký tham dự
một sự kiện, hoặc chỉ đơn giản là nhấn nút "thích" quảng cáo này.

Nút "thích" xuất hiện ở hầu như mọi ngõ ngách trên Facebook. Thông
thường khi một người sử dụng nhấn nút "thích" bên dưới một hình ảnh/nội
dung nào đó, bạn bè của họ sẽ chú ý hơn tới chúng. Một khi đoạn quảng cáo
được chú thích ở bên dưới, ví dụ như "Hoa, Thủy, Trang và 3 người khác
thích điều này", và họ đều là bạn của bạn, thì hiệu quả quảng cáo tăng lên
30%. Mark Zuckerberg, người sáng lập kiêm CEO của Facebook lý giải:
"Khi một sản phẩm hay dịch vụ nào đó được bạn của bạn sử dụng, nó sẽ trở
nên hấp dẫn hơn nhiều đối với bản thân bạn. Đó là cơ chế của quảng cáo trên
Facebook".


Cơ chế quảng cáo độc đáo

Không chỉ dừng ở việc chú thích có bao nhiêu người bạn của bạn "thích điều
này", quảng cáo trên Facebook còn khai thác ưu điểm của mạng xã hội triệt
để hơn nhiều. Khi số lượng những người bạn của bạn "thích" một quảng cáo
nào đó đạt đến một con số nhất định, đoạn quảng cáo đó nghiễm nhiên di dời
từ góc màn hình vào "Bảng tin" trong "Trang chủ" của bạn. Tất cả những
cuộc trò chuyện và bình luận của bạn bè bạn về mẩu quảng cáo này cũng
hiển thị theo. Các nhà quảng cáo không phải trả phụ phí cho cuộc di dời
ngoạn mục này.

Đây là điểm khác biệt độc đáo giữa Facebook và Google. Google, về hình
thức là quảng cáo trên mạng, nhưng cơ chế làm việc hoàn toàn không có gì
mới. Quảng cáo trên Google tách rời với nội dung hiển thị chính, và vì thế
người sử dụng vẫn chỉ nhận nó bằng tâm lý của khán giả xem quảng cáo
truyền thống.

Với Facebook, vì quảng cáo được gắn với cộng đồng bạn bè của bạn nên
một cách tự nhiên, nó trở thành một phần trong cuộc đối thoại của bạn với
bạn mình. Dễ hiểu vì sao hình ảnh thương hiệu neo lại trong tâm trí bạn lâu
hơn, để rồi tự bạn sẽ nhấn nút "thích" đoạn quảng cáo đó và tiến cử nó đến
các bạn bè khác. Hiệu ứng quảng cáo cứ thế mà lan rộng.

Các nhà quảng cáo đương nhiên "thích điều này". Các thương hiệu lớn như 7
- Eleven, McDonalds và Starbucks đều đã tiến công vào miền đất hứa
Facebook. Ngoài quảng cáo, họ còn sử dụng các "Trang yêu thích" để tương
tác với người hâm mộ và khiến họ gắn bó hơn với thương hiệu. Cụ thể là, 7 -
Eleven và McDOnalds kêu gọi khách hàng tham gia thiết kế sản phẩm mới,
còn Starbucks phát miễn phí coupon mua hàng trên trang Facebook của họ.


Cũng có những thương hiệu sử dụng chức năng "Trang yêu thích" để theo
đuổi sứ mệnh thương hiệu của họ. Ví dụ, hãng thực phẩm giới thiệu chế độ
dinh dưỡng hợp lý, còn hãng du lịch giới thiệu các địa điểm du lịch nổi
tiếng. Nói gì thì nói, những điều này đều khiến khách hàng yêu quý thương
hiệu hơn.

"Với chi phí quảng cáo 30 giây trên tivi, chúng tôi có thể quảng cáo 1 năm
trên Facebook. Những người yêu thích thương hiệu của chúng tôi trò chuyện
về nó và làm những người khác cùng biết đến chúng tôi!", Giám đốc phụ
trách marketing của tập đoàn General Mills cho biết.

Tiềm năng là thế song lĩnh vực quảng cáo của Facebook không phải là
không còn những thách thức. Song dù sao, hàng trăm triệu người trên thế
giới vẫn ngày ngày "thích" Facebook. Và đó chính là điều khiến các nhà
quảng cáo cũng "thích" mạng xã hội khổng lồ này.

×