Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quan niệm về lối sống thử hiện nay docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.5 KB, 5 trang )

Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng hiện tượng sống thử mang
trong mình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực, không thuận lợi cho sự
phát triển của xã hội. Tiêu cực ở chỗ sống thử làm con người tự do phóng
túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình yêu - món quà thượng
đế ban tặng. Đó là chưa kể đến hậu quả về sức khỏe khi bạn nữ có bầu, phải
sinh con hoặc nạo hút thai Tích cực thì như bạn trẻ đã nói là thỏa mãn nhu
cầu tình dục, tiết kiệm chi phí sinh hoạt. "Tuy nhiên, tiện ích do sống thử
mang lại không thể bù đắp những tổn thất do nó gây ra", bà Thái nhấn mạnh.
Với lập luận gia đình bền vững là cốt lõi của xã hội, tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài
Đức cho rằng, nếu xã hội mà toàn thanh niên chỉ thích sống thử, không thích
xây dựng gia đình ổn định thì sẽ "bất an vô cùng", sẽ không bao giờ có được
các nhà bác học thiên tài. Thực tế đa số thiên tài như Beethoven, Mozart,
Bill Gates đều sinh ra trong những gia đình nề nếp, có căn bản vững chắc.Dù
chưa nghiên cứu, song tiến sĩ Đức cho rằng sau quá trình sống thử, rất ít bạn
trẻ tiến đến hôn nhân. Lý do là khi yêu mọi thứ đều rất đẹp, nhưng khi sống
với nhau thì va chạm rất nhiều, từ chỗ chàng ngáy ngủ, ở bẩn cũng khiến
nàng tức giận, xung đột, rồi vỡ mộng và chia tay. "Chưa đăng ký kết hôn,
chưa có sự ràng buộc về luật pháp, trách nhiệm thì người ta có thể dễ dàng
bỏ nhau, hậu quả thì vô cùng nặng nề", bà Đức nói.
Từng là bác sĩ Bệnh viện Phụ sản trung ương, chứng kiến rất nhiều bi kịch
của lối sống thử, bác sĩ Đức chỉ ra những hậu quả: Đứa trẻ sinh ra trong điều
kiện kinh tế khó khăn, thiếu điều kiện để phát triển toàn diện. Đấy là may
mắn còn có con, một số do nạo phá thai quá nhiều, nạo phá thai ở những nơi
không đủ điều kiện hành nghề dẫn đến tai biến thủng tử cung, băng huyết,
vô sinh, thậm chí chết người.
1.Sống thử là gì?
"Sống thử" hay còn gọi "sống chung trước khi cưới" là 2 người thỏa thuận với
nhau sẽ về sống chung với nhau như "vợ chồng", họ "chung" với nhau tất cả
như một cặp vợ chồng đã cưới nhau chính thức
2. Đối tượng
Họ là những người sống xa nhà, gồm:


- Công nhân, nhân viên sống ở các khu nhà trọ. Họ làm việc tại các xưởng, xí
nghiệp, các khu công nghiệp.
- Sinh viên xa nhà, sống trọ học
- Và những thành phần khác chiếm số ít
3. Thực trạng
Khi 3,596 bạn trai được hỏi "Bạn có muốn sống thử ?", KẾT QUẢ có 2,523
bạn nói "CÓ", tức 70,2% số "mày râu" muốn sống thử
Và, khi hỏi 3,158 "ÁO DÀI" thì kết quả là:
Bảng thăm dò cho thấy có 61,1% các bạn gái cũng muốn "sống chung trước
khi cưới".
Kết luận, con trai "muốn" sống thử hơn phía con gái. Lý do vì sao, các bạn
cũng đoán được phần nào rồi, nhưng muốn biết thêm thì hãy đọc phần tiếp
theo dưới đây.
4. Lý do
4.1. Kinh tế
Giải pháp "góp gạo thổi chung" nhằm giảm sinh hoạt phí . Ở với nhau, những
gì của anh là của em, của em là của anh "tất cả" (!).
Vậy, những chi phí đó là gì?
Nếu 2 người ăn riêng ở hai nơi, số tiền chi ra nhiều hơn
Nếu không sống chung, họ (nhất là con trai) sẽ phải chi một khoảng "tình phí"
không nhỏ so với "túi tiền" có giới hạn của họ.
Giảm hao mòn thể lực. Phải qua lại, phải "đưa-đón" mỗi lần muốn hẹn hò, hơi
bị vất vả
4.2 Tình cảm
Sống chung để được "bên nhau" mỗi ngày. Đây là "nhu cầu" cao nhất của động
cơ muốn "sống chung trước khi cưới". Nhất là phía con trai. Có một thực tế đến
mức "thực dụng" là không ít các bạn trai "muốn" sống chung vì mình "được
lợi" hơn nếu kết quả "test thử" cho ra "sản phẩm thí nghiệm" bị lỗi, họ sẽ cho
nó vào sọt rác ký ức, bản thân họ chẳng mất gì. Vậy, con trai được gì? Các bạn
hãy đọc phần "Được gì? Và, mất gì?" để biết.

Để "test thử" xem chàng hay nàng có "hợp tông" với mình không chứ rủi
không biết "tông" của người ta thì sau này "bản nhạc" của hạnh phúc gia đình
bị lỗi nhịp. Nên, các cặp yêu nhau "test trước" cho chắc ăn. Lý do này nghe qua
dường như là NGUYÊN NHÂN CHÍNH YẾU để "hợp lý hóa" nhu cầu của tự
thân con người trong xã hội hiện đại, song động cơ thật sự vẫn nằm ở nhu cầu
thúc đẩy của "tình dục" . Tình yêu phát sinh tình dục. Thực tế, những cặp quyết
định "sống chung trước hôn nhân", phần lớn có nhu cầu muốn luôn được "bên
nhau" rất cao. Điều trước tiên khiến họ quyết định "sống thử" là họ muốn được
thỏa mãn nhu cầu tình dục. Tại sao?
4.3 Chốn hẹn hò
Điều này quan trọng ghê lắm mà không thấy các nhà nghiên cứu xã hội học
và báo chí nói đến.
Vào quán mãi thì tốn kém, ra công viên thì đang "vi vu" các bác bảo vệ làm
"mất hứng", không kín đáo thì mấy tay nhà báo, bloggers chuyên săn ảnh độc
ghi hình rồi tung lên mạng như vừa qua thì có mà chui xuống lỗ. Vào khách
sạn, nhà nghĩ mỗi lần "muốn yêu" thì có mà "viêm màng túi". Ra bụi rặm thì
nguy hiểm quá, kiến cắn chết. Với lại ,đâu phải chỗ nào cũng có khoảng đất trất
để "tèng, téng, teng " đâu.
Do đó, việc "sống chung" cũng giải quyết được "chướng ngại" này. Phòng ta ,
ta tự do "vi vu" thâu đếm suốt sáng, trời long đất lở cũng chẳng ai phiền hà,
ai ghi hình (trừ chính ta).
5. Sống thử-được và mất
5.1 lợi ích
Với con trai:
"Yêu" thõa mái, muốn lúc nào cũng đc. Được trải nghiệm cảm giác "làm
chồng". Được nàng "chăm khăn, sửa túi', quần áo thơm tho, ngay ngắn. Cơm
canh nóng sốt, ngon miệng Vừa ăn vừa ngắm nàng. Ôi, ta là nhất rồi, được
làm "chồng" hạnh phúc quá xá luôn. Ai mà không muốn cơ chứ! Con trai là
chúa lượm thượm, quần áo mặc xong cả tuần mới giặc, đồ đạc thì linh tinh cả
lên Thế nên, khi có nàng, nàng dọn dẹp cho, thì chàng phẻ re như con bò

đang ăn. Giảm "tình phí", đôi khi là "nhậu phí" vì ở một mình, hay ở chung với
các bạn trai buồn buồn, nó rủ đi nhậu là đi tong hết khoản tiền đáng kể,
nhiều khi "lạm phát" luôn, cháy túi luôn Khi có nàng, không còn "cô đơn"
nữa giảm đi nhậu, cà phê - cà pháo. Buồn buồn thì "tâm sự" với nàng khỏi
phải tốn tiền đi "lai rai"
Được thể nghiệm cảm giác làm "làm chồng" là như thế nào
Với con gái:
Cũng được "yêu" theo nhu cầu như con trai để đỡ phải ngại ngùng, điều mà
phụ nữ luôn bị giới hạn
Được quan tâm, chăm sóc khi họ không sống chung với gia đình, đang làm
việc, học hành xa nhà. Cô đơn, cần được chia sẽ buồn vui Họ được đưa đi
học, đi làm, đi công chuyện Cảm giác được che chở, làm những chuyện của
phái mạnh trong căn phòng trọ nhỏ (một mái nhà), mà các cô gái với sự khát
khao hạnh phục, khát khao được yêu thương, quan tâm, chăm sóc được bao
bọc luôn là điều họ mong đợi từ người chồng. Họ muốn "cảm nhận" điều đó,
ngoài khát khao là động lực chính là "thõa mãn" chuyện lứa đôi. Các bạn đọc
nhật ký của một bạn gái kể chuyện của mình
"Em gặp anh khi đang học năm thứ ba Đại học. Rồi tình yêu đến lúc nào cũng
chẳng biết, chỉ biết rằng khi anh đề nghị "em hãy chuyển ra ngoài ở để anh có
điều kiện quan tâm, chăm sóc em tốt hơn" em đã gật đầu đồng ý mặc bạn bè
khuyên can. Thời gian đầu sống chung, em như chưa bao giờ được hạnh phúc
như thế bởi anh quan tâm, chăm sóc em rất chu đáo."
Chăm sóc người mình yêu và nhìn thấy họ hạnh phúc cũng là động lực mà các
bạn gái đã quyết định sống chung.Giảm một số sinh hoạt phí (có trường hợp là
rất cần được "chia sẽ" do thu nhập có giới hạn). Phe con gái, hình như được ít
hơn con trai thì phải. Vì sao? Vì "lo lắng" về những gì mà họ, là con gái với
những "rủi ro" về thể xác , về sự bị "cân đo, đong đếm" bởi các giá trị văn hóa
truyền thống lấy mất phần "được" của họ
5.2 Tác hại
Phía con trai:

Nghe một bạn trai đã từng "sống chung" phát biểu" nè:
Thực tế cho thấy, con trai chẳng mất gì cả. Họ được rất nhiều Nếu nói, phần
lớn con trai muốn sống chung để được "yêu" thoãi mái khi có nhu cầu, được
"cơm canh" ngon miệng, quần áo thơm tho thì đúng là họ chẳng mất gì cả. Có
đem ra cân đo, đong đếm tất cả Cho và Nhận thì con trai vẫn được hơn nhiều.
Mà sao lại thế nhỉ? Sống chung trước khi cưới là vì tình yêu mà yêu thì sao
lại Được và Mất? Có người bảo thế đấy! Nhưng, có mấy ai ko toan tính khi yêu
nhau đâu. Có ai không?
Phía con gái:
Thương hiệu bị "giảm giá" trên thị trường vì là hàng "second-hand". Nếu
chàng trai đến sau mà biết chuyện thì lại thành "vấn đề" cho cả hai khi họ
không tán thành chuyện "sống chung". Nguy cơ đỗ vỡ một lần nữa
Nếu lở có thai ngoài ý muốn, rồi nạo phá thai, rồi thì này nọ, thì hệ lụy vô
cùng. Bác sỹ đang thực hiện một ca nạo phá thai ngoài ý muốn tại BV Từ
Dũ. Từng là bác sĩ Bệnh viện Phụ sản trung ương, chứng kiến rất nhiều bi kịch
của lối sống thử, bác sĩ Đức chỉ ra những hậu quả: Đứa trẻ sinh ra trong điều
kiện kinh tế khó khăn, thiếu điều kiện để phát triển toàn diện. Đấy là may mắn
còn có con, một số do nạo phá thai quá nhiều, nạo phá thai ở những nơi không
đủ điều kiện hành nghề dẫn đến tai biến thủng tử cung, băng huyết, vô sinh,
thậm chí chết người. Nếu sau khi "test thử" cho ra sản phẩm "bị lỗi" thì phiền
não giăng đầy. Đây là vấn đề tinh thần.
Nếu bố mẹ, họ hàng (văn hóa Việt Nam trọng tình) mà biết, không ủng hộ thì
lại rối tinh lên. Cảm xúc một lần làm vợ thử thất bại sẽ "ám ảnh" lúc làm vợ
thật.
6. Tại sao sống thử dổ vỡ
- Nguyên nhân chính yếu vẫn là, khi "sống chung" với nhau, đang độ sung mãn
yêu đương, nên tần số sinh hoạt "tèng, téng, teng " của họ nhiều hơn khi
không sống với nhau. Một quy luật diễn biến tất yếu theo nguyên lý sinh-hóa là
con người càng sinh hoạt tình dục nhiều, "cái nhìn" đối với mọi sự việc càng
trở nên "bất mãn" và "phủ định" hơn trước đó. Họ nhìn gì cũng thấy mặc trái

của nó hơn là "như thị", hoặc chuyển hóa nó theo hướng tích cực, hàn gắn, bao
dung và kiến tạo. Từ đó, họ thấy chàng/nàng không như mình tưởng, bởi "bọc
lộ" những thói quen không tốt, những "góc khuất" mà chàng/nàng không thích
khi nhìn thấy, họ không chịu "chỉnh trang" để chuyển hóa nó trở nên được chấp
nhận mà thường có khuynh hướng thụ động chối bỏ. Họ mất đi "năng lượng"
sáng tạo mà cảm xúc yêu thương tinh khôi đã có ban đầu mới yêu nhau. Chính
"năng lực" yêu thương này làm "cái nhìn" của họ sáng sủa và đầy cảm thông,
gắn bó, lạc quan trước đó khi nhìn về tương lai đầy viễn ảnh hạnh phúc.
Các chuyên gia nói gì? Dù chưa nghiên cứu, song tiến sĩ Đức cho rằng sau quá
trình sống thử, rất ít bạn trẻ tiến đến hôn nhân. Lý do là khi yêu mọi thứ đều rất
đẹp, nhưng khi sống với nhau thì va chạm rất nhiều, từ chỗ chàng ngáy ngủ, ở
bẩn cũng khiến nàng tức giận, xung đột, rồi vỡ mộng và chia tay. "Chưa đăng
ký kết hôn, chưa có sự ràng buộc về luật pháp, trách nhiệm thì người ta có thể
dễ dàng bỏ nhau, hậu quả thì vô cùng nặng nề", bà Đức nói.
Một bạn gái đã từng sống thử, tâm sự: "càng chung sống, anh càng bộc lộ là
con người ích kỷ và ham muốn vô độ. Anh bắt em khi học xong phải về nhà
ngay để cơm nước, em không được phép đi sinh nhật hay hội họp cùng bạn bè.
Mỗi lần đi chơi cùng các bạn về muộn, không kịp cơm nước là anh quát mắng,
thậm chí đánh em thẳng tay. Em dần dần trở thành một người ít nói ít cười,
học tập sút kém và luôn lo lắng. Đôi lúc em muốn chạy trốn khỏi cuộc sống ấy
nhưng không biết xa anh rồi mình sẽ ra sao? Liệu sau này có chàng trai nào
dám đến với em không? Em phải làm sao đây?"
7. Vẫn chấp nhận
Ở phương Tây vào những năm 60-65 của thế kỷ trước, trong cuộc cách mạng
giải phóng tình dục thì việc sống chung trước hôn nhân là rất bình thường. Ở
Việt Nam mới rộ lên vào những năm 90. Các chuyên gia, các nhà xã hội học
nói. Bà Nguyễn Thị Minh Thái, tiến sĩ nghệ thuật học, giảng viên Khoa Báo
chí, ĐH KHXH&NV thì cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến sống
thử được giới trẻ ủng hộ vì nó phù hợp với tâm lý tò mò, háo hức khám phá cái
mới của giới trẻ. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức, Giám đốc Trung tâm

sức khỏe phụ nữ và gia đình, cũng ủng hộ quan điểm này: "Không phải bạn trẻ
nào cũng thích sống thử, nhưng nhìn chung tâm lý của giới trẻ bao giờ cũng
thích thử". Túm lại, đây là NHU CẦU thiết yếu của con người Họ biết những
RỦI RO sẽ gặp phải khi về "sống chung" với nhau. Nhưng, trong một xã hội
hiện đại khi mà họ, những người sống xa gia đình, các nhu cầu về tình cảm
(nhất là tình dục) cần được thõa mãn và chia sẽ. Xã hội hiện đại với nhịp sống
công nghiệp hối hả, tù túng, giới hạn trong không gian giao tiếp của họ
khiến các nhu cầu bản ngã nghiêng hẳn về phần "bản năng"của thể xác hơn là
các nhu cầu tâm hôn giúp thăng hoa tâm tưởng và đời sống "chật hẹp" của họ.
Vậy, giải pháp nào giúp những bạn đang "sống thử" mở ra một lối đi sáng sủa
dẫn về ngôi nhà uyên ương mà họ thật sự (vì có nhiều cặp cứ sống, tới đâu hay
tới đó, chứ không nghiêm túc) mong đợi. Tiến sĩ Khiếu cho rằng xã hội nên bao
dung hơn với những bạn trẻ đang chung sống như vợ chồng, nên nhắc nhở,
giúp đỡ để họ không đi vào ngõ cụt. Nếu có phê phán chỉ theo hướng một số
người đã sống thái quá, dễ dãi, buông thả mình. Tuy nhiên, cá nhân ông không
ủng hộ lối sống này. "Nếu phải khuyên các bạn trẻ, tôi sẽ nói tôi không ủng hộ,
không phản đối, nhưng nhắc các bạn chưa phải là vợ chồng, chưa phải là gia
đình, nên phải sống như thế nào đó để dẫn đến hôn nhân. Từ bây giờ phải xây
dựng cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình bền vững", ông nói. Dưới góc độ
văn hoá, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng phần lớn người Việt Nam hiện
đại gốc gác là những nông dân, khó mà chấp nhận sống thử. Nhưng đó là một
thực tế “đắng lòng” của xã hội hiện đại nên buộc phải chấp nhận. Nếu các bạn
trẻ muốn sống thử theo cách của xã hội phương Tây thì nên nhìn nhận nó từ
góc nhìn văn hoá phương Đông để điều chỉnh và chọn lọc cho phù hợp, nên
tiếp thu tư tưởng triết học khoẻ mạnh của phương Tây. Đó là thái độ độc lập, tự
chịu trách nhiệm về tình cảm và hành động của mình. Trong quá trình chung
sống, đôi nam nữ rất cần phải đối thoại thẳng thắn với nhau về tất cả vấn đề.
Còn nếu cứ duy trì một cuộc sống thử vô nguyên tắc, duy tình, tối tăm, mụ mị
mà phải nhận lấy quả đắng thì hãy ráng chịu”. Moon‘‘ Army cho rằng, nên
cân bằng giữa việc "thể nghiệm" đời sống tình dục tiền hôn nhân và việc nuôi

dưỡng những cảm xúc đẹp thuần túy về tâm hồn và thể xác. Điều tưởng chừng
đơn giản nhưng chính nó tạo ra "năng lượng" cho trí não bạn hành xử trong
mọi tình huống.
Ngoài những nhu cầu tìm kiếm hạnh phúc tự thân, cả hai nên đi chia sẽ với
cuộc sống bên ngoài thông qua các hoạt động cộng đồng mang lại lợi ích cho
nhân sinh vì cách đó làm cho cả hai "sáng" hơn, "đẹp" hơn trong mắt nhau,
tạo nên "hấp lực" tích cực giúp phát tưởng các sáng kiến để kiến tạo "ngôi nhà
hạnh phúc" mà các bạn mong muốn

×