Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích luận điểm “ nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chả có nghĩa lý lý gì “ làm rõ ý nghĩa luận điểm đối với việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.24 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TOÁN KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MƠN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH

Đề bài: Phân tích luận điểm “ Nước độc lập mà dân không
được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chả có nghĩa lý
lý gì “.Làm rõ ý nghĩa luận điểm đối với Việt Nam hiện nay.

Sinh viên:Nguyễn Văn Thành
Mã sinh viên:11153977
Lớp chuyên ngành: Toán Kinh Tế 57
Lớp học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh (116)_35
1


Lời mở đầu
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự
do của Tổ quốc. Như đối với Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta thì
vấn đề độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân là mục tiêu hàng đầu, là khao khát
cả đời của Người. Độc lập tự do là tư tưởng quan trọng hàng đầu trong hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh, cũng là động lực là mục đích mà Người ra đi tìm đường cứu
nước mới. Vì thế Người đã giành cả đời của mình vì độc lập của dân tộc. Nhận thấy
tầm quan trọng của vấn đề này bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn “tư tưởng về độc
lập, tự do của Hồ Chí Minh”.

2


Bài Làm


Sau bảy mốt năm kể từ ngày độc lập đầu tiên của nền độc lập non trẻ. Giá trị
của độc lập có thể được coi là vơ giá ,khơng gì có thể so sánh được . Nhưng có một
câu hỏi là thành quả đích thực của độc lập mang lại cho người dân là gì ? Câu hỏi
của Hồ Chí Minh cũng đã trả lời vơ cùng thấu đáo và chính xác :”Nước độc lập mà
người dân khơng được hưởng độc hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chả có nghĩa lý
gì “,và đối với Việt Nam hiện tại thì luận điểm đó có ý nghĩa gì ?
Chúng ta hãy cùng đi làm sáng tỏ luận điểm này.

A/ Mục đích
Phân tích ,đặt vấn đề ,dẫn dắt vào nội dung chính của luận điểm trên –vấn đề
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Đây là nội dung xuyên suốt trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh,Làm sáng tỏ được luận điểm của Bác đó là xây dựng được
Chủ Nghĩa Xã Hội cần phải gắn liền với quyền lợi ,quyền làm chủ của nhân
dân ,phải xây dựng được nhà nước của dân ,do dân và vì dân .Xây dựng Đảng
Cộng Sản với tư cách là một đảng cầm quyền .
Vậy nên Bác nói : Nước độc mà dân khơng được hưởng hạnh phúc tự do thì
độc lập cũng chả có nghĩa lý gì “ muốn khẳng định mục đích của Chủ Nghia Xã
Hội đó là khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân ,làm cho nhân dân đủ
ăn ,đủ mặc ,ngày càng sung sướng ,ai nấy được đi học ,ốm đau có thuốc ,già khơng
lao động thì được nghỉ,những phong tục tập quán không tốt dần được xóa bỏ để
đem lại lợi ích tối cao cho nhân dân .

3


B/ Nội dung
I.
Khái quát độc lập, tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Con người tự do và hạnh phúc của con người, đó là mục tiêu cao nhất, mục
tiêu thường xun mà vì nó Hồ Chí Minh cống hiến tồn bộ cuộc đời của Người. “

Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” là tư tưởng cách mạng cốt lõi, là lẽ sống của
Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam và nhân dân toàn thế giới. Vậy độc lập là gì?
Tự do là gì? Theo Bác Hồ vĩ đại của chúng ta Người quan niêm về hai vấn đề này
như thế nào?
1. Quan điểm của C.Mác –Lênin về độc lập dân tộc
a. Theo quan điểm của Mác .
C.Mác đã xây dựng lên học thuyết cách mạng ,khoa học và nhan đạo để giải
phóng giai cấp ,xã hội ,con người.Đó là Chủ nghĩa xã hội giai đoạn đầu của Chủ
nghĩa Cộng Sản.
b.Theo quan điểm của Lênin.
Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi đã mở ra một con đường Chủ nghĩa xã
hội mới, đầu tiên ở Liên Xô.Sau chiến tranh thế giới thứ hai hệ thống Xã Hội Chủ
Nghĩa thế giới ra đời bao gồm nhiều nước và đạt nhiều thành tựu to lớn.
2. Độc lập trong tư tưởng Hồ Chí  Minh.
Độc lập trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền độc hồn tồn triệt để và có
chủ quyền thực sự về mọi lĩnh vực. Dân tộc Việt Nam có quyền quyết định vận
mệnh của mình. Người viết: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công
việc của chúng tơi, khơng có sự can thiệp ở ngồi vào”. Trong tư tưởng u nước
Hồ Chí Minh muốn có nền độc lập hồn tồn thì phải đứng về lập trường giai cấp
vô sản, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lenin, và thống nhất với chủ nghĩa xã
hội. Đó mới là nền độc lập thực sự, mang lại tự do, ấm no hạnh phúc thực sự cho
nhân dân
3.

Tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh, tự do là tự do của toàn thể dân tộc.
Dân tộc chỉ có thể tự do khi đã giành được độc lập. Tự do có nghĩa là thốt khỏi
ách thống trị, áp bức bóc lột của nước ngồi. Nói tóm lại, tự do là thốt khỏi thân
phận nơ lệ, của con người nơ lệ mất nước. Người nói: “Tổ quốc là tổ quốc chung,

4


tổ quốc độc còn bác bỏ cả sự áp đặt dưới mọi hình thức của nước ngồi đối với dân
tộc. Dân tộc có quyền tự do lưạ chọn con đường phát triển của riêng mình. Ngồi ra
tự do trong tư tưởng u nước Hồ Chí Minh khơng những là vấn đề đối lập với nơ
lệ, với áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, mà còn là vấn đề bác bỏ tư tưởng vơ
chính phủ và với Người tự do là trong khn khổ của pháp luật có theo pháp luật
thì các quyền tự do mới được đảm bảo.
4.

Mối quan hệ giữa độc lập và tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh khẳng định độc lập, tự do là các quyền thiêng liêng, bất khả
xâm phạm của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới và là khát vọng lớn nhất
của dân tộc Việt Nam. Người đã từng nói: “ Tơi chỉ có một ham muốn tột bậc, ham
muốn là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Con người tự do của
con người bao giờ cũng ở trung tâm tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì tự do hạnh
phúc của con người mà Hồ Chí Minh đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chỉ có giá trị thực sự mang lại tự do, hạnh
phúc cho con người. Hồ Chí Minh khơng chỉ nhân danh Tổ quốc hay chủ nghĩa xã
hội, hay một lí tưởng trừu tượng nào đó để coi thường lợi ích cụ thể của những
người cụ thể. Ở Hồ Chí Minh, lịng u tổ quốc bao giờ cũng gắn chặt chẽ với lòng
thương yêu nhân dân. Thông thường người dùng cả hai khái niệm ấy trong sự thống
nhất. Làm như vậy, hẳn là do người ln nhấn mạnh đến con người. Người từng
nói, nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng
khơng có nghĩa lí gì. Như vậy theo Hồ Chí Minh độc lập và tự do là hai vấn đề luôn
luôn tồn tại cùng nhau không thể tách rời.
Hồ Chí Minh xác định: có độc lập mới có tự do, có giành được độc lập dân

tộc mới có điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội và mang lại tự do, hạnh phúc thật
sự cho nhân dân. Trong Tuyên ngôn độc lập, tư tưởng ấy đã thể hiện sự gắn bó các
quyền dân tộc cơ bản với các quyền cơ bản của con người. Người đã hồn tồn
thốt khỏi ảnh hưởng của các hệ tư tưởng cũ, đã khẳng định một cách hùng hồn
rằng ngọn cờ độc lập dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ bảo vệ
nhân quyền và các quyền lợi chân chính của con người.

5


II. Nội dung tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh
Minh.

1. Hồn cảnh lịch sử và cơ sở hình thành tư tưởng độc lâp tự do Hồ Chí


Hồn cảnh lịch sử.

Trước hết, xét về bối cảnh lịch sử của nước Việt Nam lúc bấy giờ. Xã hội
Việt Nam là một xã hội thực dân nửabphong kiến bảo thủ và phản động. Trong thời
kì này, nhân dân ta bị hạn chế rất nhiều quyền trong đó có độc lập và tự do là hai
vấn đề cơ bản nhất. Đến đầu thế kỉ XX thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa.
dân tộc ta đứng trước nguy cơ mất nước mất độc lập mất tự do. Trong hoàn cảnh
này một người dân yêu nước nào cũng nung nấu ý chí giành lại quyền tư do cho
nhân dân độc lập cho Tổ quốc.


Cơ sở hình thành.

Từ hồn cảnh lịch sử đó và bên cạnh cịn nhiều ngun nhân để là cơ sở để

hình thành tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh và quyết tâm ra đi tìm đường
lấy lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Đó là từ chính sách đàn áp của bọn thực
dân phong kiến đối với nhân dân, dân tộc Việt Nam đang chịu áp bức bóc lột. Đây
là cơ sở chung mà một người nào cũng có tuy nhiên với Hồ Chí Minh lại có một cơ
sở riêng mà chỉ Người mới có như là: sự đa dạng về văn hóa cả văn hóa dân tộc và
sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và đặc biệt là nền văn pháp nên Người quyết
định ra đi để tìm lấy con đường giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.Ngoài ra khủng
hoảng của các phong trào yêu nước của Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,
sự thất bại của các phong trào của các nhà nho yêu nước như phong trào Cần
Vương, phong trào Đơng kinh nghĩa thục…. Nên Hồ Chí minh quyết định đi theo
con đường mới cách thức tìm lại độc lập mới và hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về độc lập tự do.
Minh:

Những cơ sở hình thành các quyền dân tộc cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí

Một là các quyền dân tộc cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình
thành từ lịch sử khơng ngừng đấu tranh để dựng nước và giữ nước, trong đó tinh
thần yêu nước luôn đứng hàng đầu của bảng giá trị dân tộc. Đối với một người dân
mất nước như Hồ Chí Minh thì vốn q nhất trên đời là độc lập cho tổ quốc và tự
do cho đồng bào. Người đã nói: “Tự do cho đồng bào tơi, độc lập cho tổ quốc tôi,
đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
6


Hai là trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu Tun
ngơn độc lập 1776 của nước Mĩ, Tun ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của
cách mạng Pháp, và tiếp nhận những nhân tố có giá trị trong hai bản tun ngơn bất
hủ ấy. Từ đó, Người đã khái quát nên chân lí bất di bất dịch về quyền cơ bản của
các dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào

cũng có quyền sống, quyền  sung sướng và quyền tự do. Cũng từ những cơ sở này,
Người cịn tìm mọi biện pháp để hiện thực hóa các quyền đó trên thực tế trong xã
hội Việt Nam.
2.Quá trình phát triển tư tưởng về độc lập , tự do của Hồ Chí Minh.
Năm 1919  thay mặt những người dân Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc
gửi đến hội nghị Vecxay bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm địi
quyền bình đẳng về chế độ pháp lí và các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho nhân
dân Việt Nam, như việc địi xóa bỏ các tịa án đặc biệt, xóa bỏ chế độ cai trị bằng
các sắc lệnh và đòi được hưởng các quyền tự do ngơn luận, báo chí lập hội hội
họp… mà chưa đề cập đến vấn đề độc lập hay tự trị. Tuy nhiên, bản yêu sách vẫn
không được bọn đế quốc chấp nhận. Qua đó, Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học quý
giá: “ Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trơng cậy vào mình, trơng cậy
vào lực lượng của bản thân mình”.
Năm 1930, trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng” và trong lời kêu gọi sau
thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc xác định mục tiêu chính trị của Đảng ta là “Đánh
đổ đé quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc
lập”.
Năm 1941, với tinh thần: “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền” và trong lúc
này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, Hồ Chí Minh đã xác định rõ
quyết tâm sắt đá của cả dân tộc là dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng
phải kiên quyết giành cho được độc lập.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, trong Tuyên ngôn độc
lập, Người trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân, đồng bào và nhân dân thế
giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành
một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập.
Tư tưởng về độc lập, tự do tiếp tục được phát triển trong suốt cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) và được hoàn thiện trong cuộc kháng
7



chiến chống Mĩ. Năm 1946, Hồ Chí Minh đề nghị sẵn sàng ở trong khối liên hiệp
Pháp để cống hiến vào sự thịnh vượng chung của khối nếu Pháp thừa nhận nền độc
lập, chủ quyền của Việt Nam. Đến năm 1966, dưới tiêu đề “ khơng có gì q hơn
độc lập tự do” Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lí thiêng liêng, bất khả chiến
bại của dân tộc ta.
Minh.

3.Cách thức xây dựng độc lập tự do cho Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí

Tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh đã được Người vận dụng một cách
triệt để trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng nhà nước chủ nghĩa xã
hội. Trước hết được thể hiện bằng đường lối chiến lược trong cương lĩnh đầu tiên
của Đảng, trong nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng và
chương trình cứu nước của Việt Minh đã thành hiện thực bằng thắng lợi của cách
Mạng tháng Tám năm 1945và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố: “ Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc
Việt Nam đã quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do độc lập”. Thực chất là việc thực hiện các nhiệm vụ dân tộc dân
chủ xây dựng cách mạng giải phóng dân tộc và giành chính quyền về tay nhân dân.
Nhiệm vụ này phải được đi theo con đường giải phóng dân tộc bằng cuộc cách
mạng đi theo con đường cách mạng vô sản  dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Thứ hai là xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân thể hiện quyền làm chủ
của nhân dân hướng lên nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đây chính là sự thể hiện tính tự
do của con người sự độc lập của toàn dân tộc – mục tiêu mà cả đời của Hồ Chí
Minh theo đuổi là cái đích cuối cùng mà Người muốn đạt được. Nhiệm vụ tiếp theo
mà Việt Nam cần đạt được sau khi giành lại chính quyền là xây dựng nhà nước của
dân do dân và vì dân. Đó là cách duy nhất xây dựng độc lập tự do của nước Việt
Nam trong thời kì hịa bình hội nhập và phát triển.

III. Vai trò của độc lập tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.Đối với nhân dân Việt Nam.
Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng
của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng
dân tộc.“ Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” là tư tưởng là lẽ sống, là học thuyết
cách mạng của Hồ Chí Minh, của Đảng ta và của tồn thể dân tộc Việt Nam. Học
8


thuyết ấy vừa thể hiện mục tiêu chiến đấu, vừa là nguồn sức mạnh làm nên chiến
thắng của Việt Nam, lại vừa là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của các
dân tộc bị áp bức trên thế giới. Với tinh thần ấy chúng ta đã buộc kẻ thù phải kí vào
các Hiệp định Gionevo (1954) và Hiệp định Pari (1973) thừa nhận và tôn trọng nền
độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Với tư tưởng này Hồ Chí Minh đã giúp nhân dân dân tộc Việt Nam thoát
khỏi ách cai trị của của thực dân đế quốc và  phong kiến để xây dựng một xã hội
công bằng  dân chủ văn minh, một nhà nước nhân dân. Tư tưởng của Người là bài
học cho mọi tư tưởng Viêt Nam trong quá khứ hiện tại và tương lai. Độc lập dân
tộc và tự do cho con người là mục tiêu muôn đời và dân tộc nào cũng hướng tới.
2. Đối với nhân dân thế giới
Trong bối cảnh của thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức
dung những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển
xã hội và đảm bảo quyền con người, bởi vì Hố Chí Minh đã suốt đời phấn đấu cho
việc giải phóng các dân tộc, đã đề ra lí luân về sự phát triển của các dân tộc giành
được độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội và ln quan tâm đến lợi ích của con người.
Tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh là ngọn cờ đầu trong phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc: giành độc lập tự do cho dân tộc.
Ngoài ra độc lập tự do trong tư tưởng và cách áp dụng ở Việt Nam đã khoét
thủng hộ thống thuộc địa, đánh địn chí mạng vào chính sách thuộc địa kiểu cũ và
kiểu mới đó là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Là cơ sở là mục tiêu mà dân tộc nào

bị áp bức trên thế giới hướng tới.Trong lòng nhân dân thế giới, chủ tịch Hồ Chí
Minh là bất diệt. Bạn bè năm châu khâm phục và coi Người là “ lãnh tụ của thế giới
thứ ba” “… cuộc chiến đấu của người sẽ là kim chỉ nam cho tất cả các dân tộc đang
đấu tranh cho thanh niên và cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới”.
Như vậy tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh được hình thành xuất phát
từ tình yêu thương con người lịng u Tổ quốc sâu sắc. Tư tưởng này có vai trị vơ
cùng quan trọng trong con đường giải phóng ách áp bức của các dân tộc thuộc địa.
“Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do” là khẩu hiệu hành động của dân tộc
Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới
đang chống chủ nghĩa thực dân. Vì thế Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng cách mạng,
lãnh tụ lỗi lạc vơ cùng kính u của Đảng ta, của nhân dân và của cả dân tộc ta.
Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta. Duới ngọn
9


cờ chói lọi Hồ Chí Minh, một kỉ ngun mới được mở ra: kỉ nguyên của độc lập, tự
do.

IV. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay .
Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến động,
cũngđồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng
quốc tế. Dùthời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế tồn cầu
hố, thì hệ giá trị độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội hệ giá trị độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, trong ý thức và trong hành động vẫn là mục tiêu, lý tưởng, là
quốc bảo phù hợp với xu thế thời đại, sẽ đợi nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều
thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh, đưa đất nước ta sánh vai
cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Trước nguy cơ “diễn biến hòa bình”
trước việc một số thế lực lợi dụng vai trị giúp đỡ, viện trợ, đặt nhân quyền cao hơn

chủ quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, hiện nay, hơn lúc nào
hết, chúng ta cần quán triệt lời dạy của Hồ Chí Minh: mỗimột ngƣời phải nhớ rằng
có độc lập mới tự lập, có tự cường mới tự do. Hồ Chí Minhkhẳng định: “Cố nhiên
sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được
ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ
dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được độc lập”. Vận dụng tư tưởngtrên
đây của Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế tồn cầu hóa và thời kỳ đẩy mạnh
cơngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IXviết: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy
tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định
hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc, bảo vệmơi trƣờng”
Như vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau là con đường
tấtyếu của dân tộc Việt Nam. Khẳng định tính tất yếu của nó khơng có nghĩa là
không cần đến điều kiện, không cần tạo ra những điều kiện để tạo ra những điều tất
10


yếu đó. Độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tất yếu vì rằng, đó là quy
luật phát triển của xã
Việt Nam đã tiến đến chủ nghĩa xã hội, khơng aicó thể ngăn cản nổi. Điều
này khơng những đúng đối với Việt Nam mà còn đúng với thế giới. Những khúc
vận động quanh co của lịch sử, những thất bại là điều thường thấy trên đường đi tới
đích. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tất yếu chỉ khi nó gắnvới các
điều kiện bảo đảm đó và nó nằm ngay trong yếu tố chủ quan của chính sự hoạtđộng
của hệ thống chính trị, trong đó quan trọng nhất là phụ thuộc vào chính yếu tố chủ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó,
trởthành yếu tố then chốt bảo đảm cho dân tộc Việt Nam phát triển đúng hướng,
đúng quyluật, bảo đảm và giữ vững ngọn cờ chiến lƣợc độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xãhội.


11


C/ Kết luận
Như vậy tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh được hình thành xuất phát
từ tình yêu thương con người lòng yêu Tổ quốc sâu sắc. Tư tưởng này có vai trị vơ
cùng quan trọng trong con đường giải phóng ách áp bức của các dân tộc thuộc địa.
“Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” là khẩu hiệu hành động của dân tộc
Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới
đang chống chủ nghĩa thực dân. Vì thế Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng cách mạng,
lãnh tụ lỗi lạc vơ cùng kính u của Đảng ta, của nhân dân và của cả dân tộc ta.
Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sơng đất nước ta. Duới ngọn
cờ chói lọi Hồ Chí Minh, một kỉ nguyên mới được mở ra: kỉ nguyên của độc lập, tự
do.

12


Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.

Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Kinh tế quốc dân.
/>
5.


13


Danh mục
Trang

Lời mở đầu

2

A/ Mục đích

3

B/ Nội dung

4

I.Khái quát độc lập, tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh

4

II.Nội dung tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh

6

III. Vai trò của độc lập tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

8


IV. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay

10

C/ Kết luận

12

Tài liệu tham khảo

13

14



×