Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập nhóm: Nỗ lực xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.09 KB, 14 trang )

I. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn
có nền văn hóa lớn xã hội nhỏ (công ty) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hóa
riêng biệt.
Trên con đường hội nhập hiện nay, các công ty Việt Nam cần xây dựng cho mình một nét
văn hóa công ty đặc trưng và nhất quán,để từ đó điều chỉnh mọi hoạt động của công ty.
Và thông qua nó,chẳng những mục tiêu kinh doanh được đảm bảo hơn mà còn thể hiện
cái tâm của Ban Giám đốc đối với từng con người trong công ty,công bố các chiến
lược,phương hướng hoạt động,triết lý kinh doanh của công ty khẳng định vị trí trong tâm
trí khách hàng của công ty. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa công ty là một trong những tiêu
chí đánh giá doanh nghiệp góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của một công
ty.Mặt khác xây dựng và phát triển văn hóa công ty có tác dụng rất lớn trong việc nâng
cao hiệu của và sức cạnh tranh của công ty theo yêu cầu của nền kinh tế quốc tế.
Vì vậy xây dựng bản sắc văn hóa công ty có thể coi là xu hướng phát triển tất yếu mà mỗi
công ty cần đạt được, là kim chỉ nam cho sự phát triển tất yếu của doanh nghiệp trong thể
chế thị trường hiện nay. Một công ty mạnh phải có nền văn hóa mạnh và bản sắc văn hóa
riêng biệt của công ty mình.
Nắm được tầm quan trọng của vấn đề nàytập đoàn FPT đã không ngừng lỗ lực xây dựng,
nâng cao và ngày một hoàn thiện hơn bản sắc văn hóa riêng của công ty mình.
1.2 Lịch sử khái quát vấn đề
Ngày nay, văn hoá công ty đang được coi là một loại tài sản vô hình. Loại tài sản này có
thể đưa công ty ngày càng làm ăn phát đạt, nhưng nếu chúng ta không biết phát huy thì
nó sẽ đưa công ty nhanh chóng đến chỗ phá sản. Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá
công ty có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá công ty là sản phẩm của
những người cùng làm trong một công ty và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập
một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong công ty chia sẻ, chấp nhận, đề cao và
ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá công ty còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các
công ty và được coi là truyền thống của riêng mỗi công ty.
Nếu bạn lờ đi văn hóa công ty, bạn sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu trong cách ứng xử
của nhân viên. Có thể bạn ít khi nhìn thấy họ cười với tâm trạng thoải mái hoặc chẳng


chú ý gì đến công việc cả. Một ngày làm việc của họ ngắn hơn, nghỉ trưa dài hơn hoặc là
họ liên tục đòi tăng lương. Và khi những nhân viên yêu cầu tăng lương có nghĩa là họ
đang xem xét lại những đóng góp của mình với mục tiêu và sứ mệnh của công ty. Tất cả
những điều đó đều gây nguy hại cho sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp.
Do đó, nếu bạn là chủ công ty, bạn phải xây dựng được một nền văn hóa công ty. Thay vì
để nó tự sinh sôi nảy nở ngoài tầm kiểm soát, bạn có thể nuôi dưỡng nó trở thành một yếu
tố khích lệ lòng trung thành và tinh thần làm việc tràn đầy nhiệt huyết của các nhân viên.
II. Nội dung
2.1 Những vấn đề cơ bản về văn hoá trong công ty
2.1.1 Khái niệm
Khái niệm về văn hoá công ty đã được đưa ra bàn từ lâu, và cho đến nay vẫn đang có
nhiều cách hiểu khác nhau, đó là: Văn hoá công ty là lực lượng tinh thần, tinh thần ở đây
là toàn bộ sự phấn kích, cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh theo đúng nghĩa lành
mạnh; Văn hoá công ty là lực lượng vật chất, cách này cho rằng, nhờ có cách ứng xử văn
hoá mà công ty tạo ra được một lượng vật chất nhiều hơn, tốt hơn; Văn hoá công ty là lực
lượng vất chất và tinh thần của công ty. Cách này cho rằng, sự kết hợp hài hoà các yếu tố
cần thiết trong mỗi công ty để tạo ra bầu không khí làm việc hăng say của người lao
động, tạo ra nhiều của cải vật chất, vật chất được tạo ra một phần sử dụng vào tái tạo sức
lao động để mọi người lại tiếp tục lao động sáng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt
hơn, và số lượng nhiều hơn. Bằng những quan niệm khác nhau mà người ta ứng xử nó
cũng khác nhau trong chính mỗi công ty.
Để hiểu đúng văn hoá công ty chúng ta cần có điểm xuất phát đúng, tức là phải thừa nhận
hai yếu tố cấu thành, đó là: Văn hoá, theo đó là văn hoá phải gắn với công ty. Đại từ điển
tiếng Việt do Nguyễn Như ý chủ biến viết:
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá
trình hình thành, xây dựng và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong môi trường chung
đó là những quan niệm, tập quán, truyền thống của dân tộc, tác động của môi trường tới
hoạt động của doanh nghiệp, tác động này chi phối tình cảm, lý trí, cách suy nghĩ và hành
vi ứng xử của mỗi thành viên trong doanh nghiệp và trong cộng đồng doanh nghiệp với
người sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo cách hiểu chung nhất, văn hóa công ty là hệ thống các chuẩn mực hành vi và các
giá trị được chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức, có ảnh hưởng mạnh đến thái độ,
cách thức hành động của các thành viên trong tổ chức đó.
Văn hoá công ty còn được coi là nền tảng để phát triển công ty, được cấu thành bởi mục
đích kinh doanh và phương pháp kinh doanh. Là tổng hoà các quan niệm về giá trị được
tạo ra từ đạo đức, ý tưởng kinh doanh, triết lý kinh doanh, mục đích kinh doanh, phương
pháp kinh doanh và hiệu quả phục vụ cho chính những con người cần cù lao động sáng
tạo để tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội… Dù có diễn giải thế nào thì
văn hoá doanh nghiệp vẫn phải dựa trên cơ sở là cách thức ứng xử của mỗi thành viên
trong doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là các hành vi quản lý lao động, sáng tạo lao
động và các hoạt động của doanh nghiệp phải phù hợp với các quy định của pháp luật
trong mặt bằng chung và của hiệp hội ngành nghề nói riêng.
2.1.2 Bản chất của văn hoá công ty
Văn hóa công ty mang “tính nhân sinh”, tức là gắn với con người. Tập hợp một nhóm
người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng
của đơn vị đó. Do đó, văn hoá doanh nghiệp có thể hình thành một cách “tự phát” hay “tự
giác”. Theo thời gian, những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá
tính” của đơn vị. Nên, một công ty, dù muốn hay không, đều sẽ dần hình thành văn hoá
của tổ chức mình. Văn hóa công ty khi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với
mong muốn và mục tiêu phát triển của tổ chức hoặc không. Chủ động tạo ra những giá trị
văn hoá mong muốn là điều cần thiết nếu công ty muốn văn hóa thực sự phục vụ cho
định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình.
Văn hóa công ty có “tính giá trị”. Không có văn hoá công ty “tốt” và “xấu” (cũng như cá
tính, không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hoá phù hợp hay không phù hợp (so
với định hướng phát triển của công ty). Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với
đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định, và những nhận định này được thể
hiện ra thành “đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹp-xấu” , nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về
bản chất, chỉ là “không phù hợp”. Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc
vào chủ thể, không gian và thời gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình,
của tổ chức mình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về

văn hoá của một công ty nào đó.
Văn hóa công ty có “tính ổn định”. Cũng như cá tính của mỗi con người, văn hoá công ty
khi đã được định hình thì “khó thay đổi”. Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các
thành viên công ty sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá. Sự tích
lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hoá.
Văn hóa công ty bao gồm các thành tố mang tính chất “hữu hình” (như nghi lễ, trang
phục, biểu tượng công ty, cách bài trí văn phòng, các qui định, qui tắc, ngôn ngữ trong tổ
chức…) và các thành tố mang tính “vô hình” (như các giá trị, các niềm tin các giả định
được chia sẻ giữa các thành viên của tổ chức).
2.1.3 Các loại văn hoá công ty
Bốn loại văn hóa công ty theo mô hình này là:
• Văn hóa phường hội/thị tộc: Là sự kết hợp giữa hai khía cạnh “uyển chuyển/thích
ứng” và nhấn mạnh yếu tố “nội bộ”;
• Văn hóa thích ứng: Là sự kết hợp giữa hai khía cạnh “uyển chuyển/thích ứng” và
nhấn mạnh yếu tố “bên ngoài”;
• Văn hóa thị trường/chuyên nghiệp: Là sự kết hợp giữa hai khía cạnh nhấn mạnh
“bên ngoài” và “qui trình kiểm soát”;
• Văn hóa thứ bậc: Là sự kết hợp giữa hai khía cạnh nhấn mạnh “nội bộ/bên trong”
và “qui trình kiểm soát”;

2.1.4 Những giá trị cốt lõi của văn hoá công ty
1. Khẩu hiệu (slogan)
2. Tầm nhìn
3. Sứ mệnh
4. Giá trị cốt lõi
5. Triết lý kinh doanh
6. Văn hóa ứng xử của doanh nghiệp:
• Văn hóa trong giao tiếp chào hỏi (cách chào hỏi, cách thức bắt tay v.v.)
• Văn hóa trong giới thiệu và tự giới thiệu
• Văn hóa trong sử dụng danh thiếp (sử dụng, trao đổi danh thiếp v.v.)

• Văn hóa nói chuyện
• Văn hóa ứng xử với khách hàng, đối tác (trong nước, ngoài nước v.v.)
• Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp (giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với
nhân viên v.v.)
• Văn hóa trong giao tiếp qua điện thoại
• Văn hóa trong làm việc (vệ sinh nơi làm việc, tác phong v.v.)
• Văn hóa xử lý, giải quyết công việc (ứng xử khi xử lý công việc, thời hạn xử lý
công việc v.v.)
• Văn hóa hội họp (nghi thức hội họp, chỗ ngồi trong hội họp v.v.)
• Văn hóa tổ chức hoạt động ngoài công việc (bố trí chỗ ngồi khi dự tiệc, văn hóa
dự tiệc, cách thức ngồi trong xe ô tô v.v.)
• Quy tắc đạo đức nghề nghiệp (chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quan hệ nội bộ,
quan hệ bên ngoài v.v.)
2.1.5 Chức năng, tác dụng của văn hoá công ty
a, Chức năng
Văn hóa công ty mạnh có thể đưa đến thành công hơn thông qua 3 chức năng quan trọng:
• Hệ thống kiểm soát (Control system). Văn hóa tổ chức là một dạng kiểm soát xã
hội tác động đến quyết định và hành vi của nhân viên.
• Kết dính xã hội (Social glue). Văn hóa tổ chức là “chất keo kết dính xã hội” kết
nối mọi người lại với nhau và làm cho họ cảm thấy là một phần trong trải nghiệm của tổ
chức.
• Tạo ý nghĩa (Sense-making). Văn hóa tổ chức hỗ trợ quá trình tạo ý nghĩa, giúp
nhân viên hiểu những điều đang diễn ra trong tổ chức và tại sao diễn ra.
Vì là một khái niệm trìu tượng, việc phân loại văn hóa công ty cũng rất khác nhau tùy
theo cách thức “cắt lớp” văn hóa công ty như thế nào. Cách phân loại phổ biến được các
nhà nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp hay sử dụng là xem xét các khía cạnh đối nghịch
nhau của các giá trị văn hóa.
b, Tác dụng
Thực tế đã chứng minh, xây dựng văn hóa công ty sẽ mang lại các lợi ích quan trọng sau
đây cho công ty:

• Xây dựng văn hóa công ty chính tạo sức mạnh canh tranh lâu bền của mỗi công ty.
Văn hóa công ty bắt nguồn từ “phương châm, chiết lý quản lý và kinh doanh của công
ty”. Những công ty nổi tiếng trên thế giới, có thời gian tồn tại lâu dài (trên 50 năm)
thường có triết lý quản lý, kinh doanh bền vững theo thời gian tồn tại của công ty. Chắc
chúng ta đều biết những triết lý kinh doanh, những giá trị nổi tiếng của các công ty như
“Mạo hiểm, sáng tạo” của Sony, Boeing, “Đổi mới, sáng tạo” của 3M, Motorola, “Sự hòa
hợp, thống nhất” của Merck, “Hướng đến nhân viên” như HP, Marriott…Với các công ty
này, phần cối lõi trong các lớp của văn hóa công ty trường tồn cùng với đời sống của
công ty, là căn cứ, là nguyên tắc chi phối mọi quyết định quản lý của công ty. Việc lựa
chọn các ý tưởng kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ của thị trường có thể hiểu là sự
“vạn biến” trong kinh doanh, song phần cốt lõi trong giá trị công ty giúp xây dựng và giữ
hình ảnh đẹp của công ty “bất biết” trong con mắt của khách hàng.
• Xây dựng văn hóa công ty có tác động đến “động cơ làm việc của từng thành viên
trong công ty”. Cạnh tranh giữa các công ty đang ngày càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh
không những chỉ diễn ra trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, mà còn trong
cả việc tuyển dụng, phát triển và “giữ” nhân tài. Yếu tố “con người” ngày càng trở nên
quan trọng hơn trong việc phát triển công ty một cách bền vững. Mặt khác, các chuẩn
mực hành vi và các giá trị được chia sẻ giữa các thành viên trong công ty ngày càng ảnh
hưởng mạnh mẽ đến thái độ, cách thức hành động của các thành viên . Và cuối cùng nó
tác động đến năng suất lao động, hiệu quả trong công việc và tất nhiên tác động đến kết
quả kinh doanh của công ty.
Sức mạnh của văn hóa công ty nói đến độ sâu và rộng mà nhân viên giữ những giá trị và
giả định nổi trội của công ty. Ở công ty có “văn hóa mạnh”, hầu hết nhân viên ở tất cả các
bộ phận giữ những giá trị nổi trội. Văn hóa mạnh có khuynh hướng lâu bền, và có thể đi
từ những giá trị và giả định của người sáng lập công ty. Trái lại, công ty có văn hóa yếu
nếu các giá trị ưu thế đoản mệnh và chủ yếu được những người lãnh đạo chóp bu nắm
giữ.
2.2 Văn hoá của công ty FPT
2.2.1 Miêu tả văn hoá của công ty FPT
FPT là một trong số ít công ty có nền văn hóa riêng, giàu bản sắc, và không thể trộn lẫn.

Từ lâu, hình ảnh người FPT đã gắn với một môi trường đoàn kết, năng động, hài hước,
nơi mỗi thành viên đều có thể phát huy tính sáng tạo, kỹ năng tổ chức trong mọi hoạt
động. FPT IS tự hào là một trong những công ty thành viên của FPT phát huy tốt nhất
Văn hoá Công ty.
Nói đến Văn hoá Công ty, mọi người hay nghĩ đến các hoạt động ngoại khoá. Ở FPT IS,
văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là trong mọi hoạt động của đời sống công ty,
trong cũng như ngoài công việc. Có thể tạm chia thành hai loại: văn hoá “làm” và văn
hoá “chơi”.
Văn hoá “làm” được thể hiện trong các hoạt động chính thức của công ty. Đó chính là
những chuẩn mực trong công việc, là các giá trị cốt lõi như “làm việc hết mình”, “tận tụy
với khách hàng”, “tôn trọng tự do dân chủ”, “khuyến khích sáng tạo”… Những nguyên
tắc, chuẩn mực này quy định và điều hoà mọi hoạt động trong công ty.
Văn hoá “chơi” được thể hiện trong các hoạt động ngoại khóa (phong trào), không liên
quan trực tiếp đến kinh doanh nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc gắn kết
mọi người, giải tỏa sức ép, rèn luyện thân thể và tinh thần. FPT IS nhận thức rằng, để duy
trì một tốc độ tăng trưởng cao, sự sắp xếp tổ chức tốt đến đâu cũng chưa đủ. Để mọi
người gắn kết với nhau, một môi trường văn hoá doanh nghiệp phong phú, rộng mở là
không thể thiếu. Điều đó tạo nên giữa khác biệt của văn hóa FPT
Mỗi năm, ở FPT IS đều diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa tinh thần mang tính truyền
thống như: Ngày hội làng FPT vào cuối năm, thi Hoa hậu FPT, thi đấu thể thao Olympic
FPT, đêm kịch 13/9 của FPT, Đêm kịch FPT IS, giải bóng đá FPT IS Close, các giải thể
thao như Bóng bàn, Cầu lông, Bi-a, Tennis, giải cờ vua, cờ tướng … cùng hàng loạt hoạt
động văn hóa thể thao khác. Các thành viên của FPT IS gặp gỡ nhau, cùng vui chơi và
giao lưu, tăng cường tình đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau, cùng thư giãn thoải mái sau
những giờ làm việc căng thẳng.
Các hoạt động phong trào tuy không trực tiếp tạo ra tiền bạc nhưng đem lại cho công ty
những giá trị vô hình rất lớn. Giá trị vô hình đó đã được nghiên cứu trên thế giới dưới cái
tên “vốn cộng đồng” (social capital). Như vậy, nó cũng là một loại vốn của tổ chức,
ngang hàng với các loại vốn quen thuộc khác như vốn con người (lực lượng nhân sự, tri
thức của họ), vốn tài chính (tiền bạc). Đầu tư vào các hoạt động phong trào chính là làm

tăng lượng vốn cộng đồng của công ty.
2.2.2 Phân tích văn hoá công ty FPT
a, Tạo động lực làm việc
Thông qua các hoạt động văn hóa được tổ chức thường xuyên, không những các giá trị
truyền thống được duy trì và phát huy mà nhu cầu đời sống tinh thần của CBNV cũng
được đáp ứng, tạo cho họ sự phấn khởi trong công việc kinh doanh ngày càng áp lực hơn.
Đây chính là chất keo gắn kết người FPT, thúc đẩy mỗi người FPT làm việc hăng say và
cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của công ty.
b, Điều phối và kiểm soát
Các hoạt động ngoại khoá của FPT không chỉ giúp cho nhân viên cảm thấy thoải mái sau
những giờ làm việc căng thẳng mà còn điều phối, kiểm soát nhân viên qua cách thức tổ
chức đội, nhóm khi tham gia các hoạt động ngoại khoá đó. Mục đích cũng chính là để rèn
luyện co nhân viên sự nhạy bén, linh hoạt trong mọi hoạt động, kích thích sự sáng tạo,
năng nổ, nhiệt tình trong vui chơi cũng như trong công việc. Điều này giúp cho công ty
có được đội ngũ nhân viên tốt, chuyên nghiệp và năng động hơn.
c, Giảm xung đột
Khi tham gia các hoạt động do công ty tổ chức như vậy thì sẽ làm cho nhân viên thắt chặt
được tình đoàn kết lại với nhau hơn. Họ cùng nhau thi đấu, cùng nhau tổ tài, giúp đỡ
nhau trong những cuộc thi đồng đội để có thể dành chiến thắng. Điều này sẽ giúp cho
nhân viên xoá bỏ được xích mích hay căng thẳng với nhau trong công việc. Tạo ra được
mỗi quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên với nhân viên, ông chủ với nhân viên.
d, Lợi thế cạnh tranh
Khi FPT xây dựng được một nền văn hoá vững chắc như thế thì chắc chắn sẽ nâng cao
được lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Bởi vì chính văn hoá của FPT đã tạo ra
sự gắn bó khăng khít giữa đội ngũ nhân viên, làm cho nhân viên cảm thấy hứng khởi khi
làm việc, họ sẽ làm việc năng nổ và nhiệt tình hơn vì thế năng suất và hiệu quả công việc
sẽ cao hơn. Yếu tố con người là rất quan trong đối với tất cả các công ty, vì thế tạo ra một
môi trường mang bản sắc văn hoá tốt đẹp chính là đánh vào con người để tạo ra một đội
ngũ nhân viên có thể cống hiến hết sức mình cho sự phát triển của công ty.
III. Kết luận

Những phân tích trên đã cho chúng ta thấy Văn hoá công ty có tầm ảnh hưởng rất lớn tới
sự tồn tại của một công ty. Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong
sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố
văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó
khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các
nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và
nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Bở vì vậy, ngay từ bây giờ, các
công ty phải chú trọng vào xây dựng một nền văn hoá tốt đẹp, có như thế mới nâng cao
được vị thế của công ty và đưa công ty ngày càng phát triển hơn.



×