Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Luận văn thạc sĩ y học dự phòng thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.4 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
–––––––––––––––––

LÊ THỊ THANH HOA

THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ
MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE,
BỆNH TẬT Ở NGƢỜI LAO ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG LA HIÊN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số : 62.72.73

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HẠC VĂN VINH

Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi
thực hiện là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu khoa học nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, năm 2013
Lê Thị Thanh Hoa



Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Khoa Sau Đại học Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Bộ môn Môi trường - Độc chất và Sức khỏe nghề nghiệp cùng các bộ
môn khác trong Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TS. Hạc Văn Vinh người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
GS.TS. Đỗ Hàm, người thầy đã cho tôi nhiều ý kiến q báu để tơi hồn
thành bài luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Trạm Y tế, Ban Giám đốc Công ty cổ phần xi
măng La Hiên, Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc điều
tra, thăm khám và thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
ln bên tơi, động viên và khuyến khích tơi trong q trình học tập và hồn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2013
Tác giả
Lê Thị Thanh Hoa

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu...................................................................... 3
1.1. Quy trình sản xuất xi măng và các yếu tố tác hại nghề nghiệp............... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về môi trường, sức khỏe bệnh tật
người lao động trong ngành sản xuất xi măng................................................ 7
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước về mơi trường, sức khỏe bệnh tật
người lao động trong ngành sản xuất xi măng................................................ 11
1.4. Tình hình nghiên cứu về mơi trường, sức khỏe bệnh tật người lao động
Công ty Cổ phần xi măng La Hiên................................................................. 15
Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu................................... 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 16
2.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 16
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................... 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 17
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 17
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu............................................................................ 17
2.4.2.1. Mẫu nghiên cứu môi trường.............................................................. 17
2.4.2.2. Mẫu nghiên cứu về sức khỏe, bệnh tật.............................................. 18
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 19
2.5.1. Chỉ số môi trường lao động.................................................................. 19
2.5.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................ 20
2.5.3. Chỉ số sức khỏe, bệnh tật...................................................................... 20
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu.......................................................................... 21


Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

2.6.1. Số liệu về môi trường........................................................................... 21
2.6.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................ 21
2.6.3. Số liệu về sức khỏe, bệnh tật................................................................ 21
2.7. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................. 22
2.8. Phương pháp khống chế sai số................................................................. 22
2.8.1. Sai số ngẫu nhiên.................................................................................. 22
2.8.2. Sai số hệ thống...................................................................................... 22
2.9. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 22
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................... 22
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu.................................................................... 24
3.1. Các kết quả nghiên cứu về môi trường.................................................... 24
3.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................... 27
3.3. Kết quả nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan.............. 28
Chƣơng 4. Bàn luận...................................................................................... 39
4.1. Các kết quả nghiên cứu về môi trường.................................................... 39
4.2. Kết quả nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan.............. 43
Kết luận.......................................................................................................... 58
Khuyến nghị.................................................................................................. 59
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>


CHỮ VIẾT TẮT

CS

Cộng sự

CTCPXM

Công ty Cổ phần xi măng

KV

Khu vực

NC

Nguy cơ

PX

Phân xưởng

SL

Số lượng

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép


%

Tỷ lệ phần trăm

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 3.1. Kết quả đo nhiệt độ nơi làm việc

24

Bảng 3.2. Kết quả đo độ ẩm nơi làm việc

24

Bảng 3.3. Kết quả đo vận tốc gió nơi làm việc

25

Bảng 3.4. Kết quả đo yếu tố bụi nơi làm việc

25

Bảng 3.5. Hàm lượng bụi trong môi trường lao động


26

Bảng 3.6. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

27

Bảng 3.7. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề

28

Bảng 3.8. Cơ cấu bệnh tật theo nhóm nghề

29

Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời trong các nhóm nghề

30

Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi nghề trong các nhóm nghề

31

Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh ngồi da theo tuổi đời trong các nhóm nghề

33

Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh ngồi da theo tuổi nghề trong các nhóm nghề

34


Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi đời trong các nhóm nghề

35

Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh hơ hấp theo tuổi nghề trong các nhóm nghề

36

Bảng 3.15. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh mũi họng

37

Bảng 3.16. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh ngồi da

38

Bảng 3.17. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh hô hấp

38

Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng trong các nghiên cứu khác

53

Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trong các nghiên cứu khác

55

Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh hơ hấp trong các nghiên cứu khác


56

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Tên hình

Trang

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng cơng nghệ lị quay

3

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí Cơng ty cổ phần Xi măng La Hiên

16

Biểu đồ 3.1. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề

28

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo giới trong các nhóm nghề

29

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời trong các nhóm nghề


30

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi nghề trong các nhóm nghề

31

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh ngồi da theo giới trong các nhóm nghề

32

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi đời trong các nhóm nghề

33

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh ngồi da theo tuổi nghề trong các nhóm nghề

34

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bệnh hơ hấp theo giới trong các nhóm nghề

35

Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi đời trong các nhóm nghề

36

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ bệnh hơ hấp theo tuổi nghề trong các nhóm nghề

37


Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, có rất nhiều các nhà máy xí nghiệp đã và đang được xây
dựng để góp phần vào việc sản xuất, cung cấp các sản phẩm công nghiệp cho
xã hội. Tuy nhiên việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp phải đi đôi với việc
quan tâm đến vấn đề môi trường lao động và sức khỏe công nhân để phát triển
lâu dài và bền vững. Thực tế nhiều năm qua, người lao động phải tiếp xúc với
rất nhiều các yếu tố tác hại nghề nghiệp. Đó là các yếu tố trong q trình sản
xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng lao
động của công nhân gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề
nghiệp đối với những người tiếp xúc [23].
Thái Nguyên cũng trong xu thế phát triển chung của đất nước và Công ty
Cổ phần Xi măng La Hiên (CTCPXM La Hiên) được xây dựng trên địa bàn
xã La Hiên, huyện Võ Nhai là một nhà máy lớn và có đóng góp rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh. Tuy nhiên xi măng là một
trong những ngành công nghiệp làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường lao
động, môi trường sống và sức khỏe con người không chỉ giới hạn trong phạm
vi của nhà máy.
Trong số những bệnh thường gặp của công nhân sản xuất xi măng phải
kể đến hàng đầu là các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm
xoang cấp và mạn tính, ngồi ra các bệnh ngồi da…cũng là những bệnh hay
gặp. Yếu tố nguy cơ gây bệnh chủ yếu trong mơi trường sản xuất xi măng đó
là bụi. Bụi nguy hiểm khơng những bởi tính độc hại mà cịn do tính phổ biến,
sự có mặt của bụi ở khắp mọi nơi, mọi chỗ trong môi trường. Đặc điểm của

bụi xi măng là háo nước nên dễ bám dính và đơng cứng trên bề mặt niêm dịch
đường hơ hấp, làm vơ hiệu hóa sự thanh lọc của hệ thống màng nhày - lơng
chuyển từ đó phát sinh bệnh [25].

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

2

Trước năm 2005, CTCPXM La Hiên sử dụng công nghệ lị đứng là loại
cơng nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, gây ô nhiễm môi trường nặng
nề đã được Nguyễn Văn Thái (2005) đề cập tới [26]. Tuy nhiên từ năm 2005
đến nay, CTCPXM La Hiên đã đưa dây chuyền lị quay đi vào hoạt động,
thay thế hồn tồn dây chuyền lị đứng thì chưa có nghiên cứu nào về mơi
trường lao động và tình hình sức khỏe cơng nhân ở đây. Câu hỏi nghiên cứu
là liệu dây chuyền lị quay của nhà máy có tác động xấu đến môi trường và
sức khỏe người lao động hay không, bên cạnh đó việc quan tâm xem các bệnh
thường gặp giữa các nhóm nghề của CTCPXM La Hiên có gì khác nhau cũng
đang là vấn đề còn bỏ ngỏ. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe bệnh
tật ở người lao động Công ty Cổ phần xi măng La Hiên”, nhằm đáp ứng hai
mục tiêu sau đây:
1. Xác định một số yếu tố môi trường lao động ở Công ty Cổ phần xi
măng La Hiên năm 2013.
2. Mơ tả tình trạng sức khỏe, bệnh tật và mối liên quan với môi trường
lao động ở người lao động Công ty Cổ phần xi măng La Hiên.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


/>

3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Quy trình sản xuất xi măng và các yếu tố tác hại nghề nghiệp
Xi măng là chất kết dính thủy lực rất quan trọng hiện nay, được sử dụng
rộng rãi trong các ngành xây dựng. Thành phần của xi măng cơ bản gồm các
chất: CaO: 59 - 67%; SiO2: 16 - 26%; Al2O3: 4 - 9%; Fe2O3: 2 - 6%; MgO:
0,3 - 3%. Tùy vào từng chủng loại xi măng và nhu cầu sử dụng mà ta thay đổi
thành phần khống của clinker hoặc phụ gia [20].

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng cơng nghệ lị quay

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

4

Các yếu tố tác hại nghề nghiệp chủ yếu trong quá trình sản xuất xi măng
là bụi, tiếng ồn, nhiệt và các loại hơi khí độc như CO, CO2, NOx, SO2...trong
đó bụi được phát sinh ở hầu hết các cơng đoạn sản xuất xi măng [20].
Công đoạn khai thác đá, quặng và đất sét: Đá vôi, đất xét, quặng
sắt…được lấy từ mỏ bằng công nghệ khoan nổ, cắt tầng. Việc khoan nổ mìn,
xúc, đổ gây nhiều bụi khói, tiếng ồn và cả hơi khí độc ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe người lao động. Bụi đá có hàm lượng silic tự do cao có khả năng
gây bệnh bụi phổi silic. Hầu hết các quá trình khai thác diễn ra tại các mỏ khai
thác đá lộ thiên vì vậy việc kiểm sốt bụi rất khó khăn và dễ dàng phát tán vào

môi trường.
Công đoạn gia công nguyên liệu: nguyên liệu từ mỏ đưa về thường có
kích thước lớn nên phải được đập nhỏ trước bằng các máy đập búa để kích
thước nhỏ hơn 75mm, sau đó tiếp tục cho qua máy cán để cỡ hạt nhỏ hơn
25mm tiện cho việc nghiền, sấy khô, truyền tải và tồn trữ tại các kho chứa.
ống

,
băng

.

gây ra ô nhiễm
tiếng ồn.
Công đoạn vận chuyển: Vật liệu thô được vận chuyển riêng biệt từ mỏ
bằng băng tải, xe goòng…về kho đồng nhất sơ bộ và chất thành đống. Các
phương tiện vận chuyển như ô tô, băng tải, máng khí động…mức độ gây ơ
nhiễm mơi trường phụ thuộc vào mức độ kín của các phương tiện này. Tại
kho đồng nhất sơ bộ, đá vôi, đất sét được xúc lên băng tải vận chuyển, qua hệ
thống cân định lượng theo tỷ lệ và cùng đổ chung vào 1 băng tải. Băng tải này
sẽ đưa đá vôi và đất sét tới đổ vào phễu tiếp liệu, tại đây băng tải quặng zit
sau khi cân định lượng cũng được đổ vào phễu.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

5

Công đoạn nghiền và sấy phối nguyên liệu: Hỗn hợp phối liệu được trộn

với các nguyên liệu điều chỉnh (quặng sắt, bôxit, đá silic) và chất thành đống
trong kho dự trữ, sẵn sàng được cấp vào máy nghiền và sấy liên hợp trong lị
nung và thải khí ra ngồi qua ống. Kể cả khi có các thiết bị hút bụi chân
khơng hoặc hút bụi tại chỗ thì cơng đoạn sấy và vận chuyển vật liệu khô sau
sấy cũng phát sinh ra lượng bụi rất lớn.
Công đoạn nung luyện clinker: Bột nguyên liệu sau khi ra khỏi máy
nghiền có độ mịn nhỏ hơn 10% mm, độ ẩm nhỏ hơn 1% sẽ theo máng khí
động được chuyển đến gầu nâng và chuyển đổ vào đỉnh silo. Khí nóng cũng
được đưa vào silo. Những Cyclon gia nhiệt sẽ nâng nhiệt độ của nguyên liệu
nghiền thô lên cao (khoảng trên 10000C) trước khi vào lị nung. Trong giai
đoạn này, bột liệu đã được vơi hóa 20% - 40%, đá vơi chuyển sang dạng nóng
chảy. Nguyên liệu sau khi gia nhiệt được chảy vào lò nung ở nhiệt độ 14500C.
Tại nhiệt độ này các khoáng nóng chảy kết hợp để hình thành các tinh thể
silicat canxi - clinker xi măng.
Phản ứng tạo clinker: 2CaO.SiO2 + CaO = 3CaO.SiO2
, SO2, NO2
ất
Công đoạn làm nguội và tháo clinker: Clinker sau khi ra khỏi lị quay có
nhiệt độ khoảng 12000C được đưa vào máy làm lạnh, những tảng clinker lớn
được đập nhỏ tới hơn 25mm. Clinker nóng chảy được làm lạnh một cách nhanh
chóng trong máy làm lạnh để chuẩn bị cho quá trình nghiền. Sau khi ra khỏi
máy làm lạnh thì nhiệt độ của clinker khoảng 8000C, clinker được ủ, làm nguội
và tiếp tục nghiền nhỏ hơn 1mm. Cơng đoạn tiếp theo là sàng rung, nghiền mịn.
Khí thải sau khi ra khỏi lò quay được hút, làm lạnh, lọc bụi rồi thải ra mơi

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

6


trường. Bụi phát sinh trong công đoạn này chủ yếu từ những hệ thống băng tải
hở, những chỗ rò rỉ của hệ thống vận chuyển và tại vị trí rót liệu.
Công đoạn nghiền xi măng: Sau khi làm nguội, clinker được chuyển lên
các silo. Tại đây clinker, thạch cao và phụ gia từ kho chứa tổng hợp được vận
chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng và được nạp
vào máy nghiền xi măng qua hệ thống cân tiêu chuẩn. T

phát sinh trong q

.

Cơng đoạn đóng gói xi măng: Từ đáy các silơ chứa, qua hệ thống cửa
tháo liệu, xi măng được vận chuyển đến các két chứa của máy đóng bao hoặc
các bộ phận xuất xi măng rời đồng bộ.
, mức độ ơ nhiễm
.
Tồn bộ các dây chuyền tại nhà máy được vận hành theo chế độ điều
khiển tự động kiểu PLC (Programmable Logic Controller - Hệ thống điều
khiển được lập trình) từ phịng điều khiển trung tâm, điều khiển mọi hoạt
động của hệ thống nghiền liệu, lị, nghiền xi măng và đóng bao một cách
chính xác. Các thơng số kỹ thuật trong q trình hoạt động được kiểm sốt
một cách chặt chẽ thơng qua hệ thống quan sát các đường hiển thị trên màn
hình, hệ thống cảnh báo tiên tiến và hệ thống camera. Người vận hành căn cứ
vào các quy trình, quy phạm đã được lập sẵn và thể hiện rõ trên các đồng hồ
tự ghi của từng thiết bị và máy móc để theo dõi quá trình sản xuất. Chế độ
làm việc của các thiết bị máy móc đều được cài đặt ở phạm vi hoạt động an
toàn và tối ưu như: nhiệt độ, áp lực, dòng ampe, tốc độ thành phần khí CO,
CO2, NO2...khi thang đo báo ngưỡng tối đa thì sẽ có tín hiệu báo hoặc tự động
cắt liên động hay độc lập tuỳ theo thiết bị và máy móc có trong cơng đoạn

đang hoạt động.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

7

Căn cứ vào quy trình cơng nghệ các cơng đoạn có thể gây ơ nhiễm mơi
trường:
- Khả năng gây ơ nhiễm từ công nghệ khai thác và nghiền các nguyên vật
liệu (đất sét, đá vôi, than và phụ gia...)
- Khả năng gây ô nhiễm từ công nghệ sản xuất clinker: các nguồn có thể
gây ơ nhiễm mơi trường như bụi nguyên liệu, clinker tự bốc và có trong khói,
bức xạ từ các thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao và các khí thải như SO2, NOx...
- Các chất ơ nhiễm trong khí thải lị hơi: do sử dụng nhiên liệu than sẽ
làm phát sinh các chất gây ô nhiễm CO, SO2, NOx và bụi.
- Bụi phát sinh trong quá trình khai thác, vận chuyển các nguyên liệu và
thành phẩm.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về mơi trƣờng, sức khỏe bệnh tật
ngƣời lao động trong ngành sản xuất xi măng
Finlelstein. M.M (1984), khi nghiên cứu tỷ lệ tử vong trong công nhân
nhà máy xi măng ở Ontario, đối tượng nghiên cứu là 535 công nhân tiếp xúc
với xi măng và 205 người làm đối chứng. Tác giả phát hiện ra rằng nguyên
nhân ung thư phổi có liên quan tiếp xúc với xi măng trong thời gian 20 năm kể từ
lần tiếp xúc đầu tiên. Kết quả có 370 người có khối u ác tính, ung thư phổi là 480
người, 240 người bị bệnh ung thư đường tiêu hóa và 17 ca tử vong do u trung biểu
mô [38].
Akpata L.E (1992), theo dõi bệnh nấm da trong công nhân ở 3 nhà máy
công nghiệp ở Bang Cross River (Nigeria), từ năm 1987 đến năm 1988. Kết

quả cho thấy công nhân nhà máy xi măng Calcemco bị nấm da có tỷ lệ cao
nhất: 33,3% công nhân, tiếp theo là nhà máy sản xuất gỗ Seromwood: 30,8%,
nhà máy sản xuất cao su Crel: 26,2% [35].
Hernández-Gaytán SI (2000) tiến hành kiểm tra thính lực đồ của 85 cơng
nhân và đo cường độ tiếng ồn trong một nhà máy sản xuất xi măng. Kết quả

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

8

là mức độ tiếng ồn cao xuất hiện tại khu vực nghiền, xay thơ và đóng bao.
55% cơng nhân có vấn đề về sức nghe do tiếp xúc với tiếng ồn và cơng nhân
làm việc tại khu vực nung có tỷ lệ cao nhất [39].
Nghiên cứu của Al Neaimi, Y. I., J. Gomes and O. L. Lloyd (2001) cho
thấy người lao động tiếp xúc với bụi xi măng có biểu hiện ho tái phát và kéo
dài (30%), đờm (25%), thở khị khè (8%), khó thở (21%), viêm phế quản
(13%), viêm xoang (27%), khó thở (8%) và hen phế quản (6%), cao hơn
nhiều so với những người không phơi nhiễm với bụi xi măng. Ngồi ra, tác
giả cịn so sánh chức năng thơng khí phổi giữa nhóm cơng nhân sản xuất xi
măng với công nhân sản xuất linh kiện điện tử, kết quả cho thấy 36% công
nhân sản xuất xi măng suy giảm chức năng thơng khí phổi, trong khi nhóm
cịn lại là 10%. Tác giả giải thích nguyên nhân do việc tiếp xúc mạn tính với
bụi xi măng kết hợp với việc không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an
toàn và bảo hộ lao động là nguyên nhân chính dẫn đến biểu hiện trên [36].
Ribeiro FS, Oliveira S (2002) đánh giá quá trình làm việc và tác động
của nó đối với sức khỏe của cơng nhân trong một nhà máy sản xuất xi măng ở
bang Rio de Janeiro. Kết quả hàm lượng Silic tự do là 2.0mg/m3. Nồng độ
bụi hô hấp dao động từ 3,59 đến 52.44mg/m3. Tiếng ồn dao động từ 83dB

đến 110dB. Phần lớn các giá trị cao hơn so với giới hạn tối đa cho phép.
Những kết quả này cho thấy môi trường làm việc có nguy cơ ảnh hưởng đến
sức khỏe của người lao động [46].
Mwaiselage và cộng sự (cs) (2004) tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá
các triệu chứng hô hấp mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong cơng nhân
tiếp xúc với bụi xi măng tại nhà máy xi măng Tanzania. Tác giả lựa chọn 120
công nhân sản xuất trực tiếp (có phơi nhiễm với bụi) và 107 cơng nhân làm cơng
việc điều khiển trong phịng máy (khơng phơi nhiễm) làm nhóm chứng. Kết quả
cho thấy triệu chứng ho mạn tính (nhóm phơi nhiễm: 10,4%, nhóm chứng: 1,9%),

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

9

có đờm mạn tính (nhóm phơi nhiễm: 26,4%, nhóm chứng: 4,4%), khó thở (nhóm
phơi nhiễm: 15,2%, nhóm chứng: 1,9%), viêm phế quản mạn tính (nhóm phơi
nhiễm: 15,3%, nhóm chứng: 2,0%), tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao hơn
cho nhóm tiếp xúc (18,8%) so với nhóm chứng (4,8%) [44].
Abimbola AF và cs (2007) tiến hành nghiên cứu tại nhà máy xi măng
Sagamu, Nigeria. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá hàm lượng kim
loại nặng của bụi được tạo ra bởi các nhà máy xi măng Sagamu và các
nguy cơ sức khỏe của nó đối với mơi trường, đặc biệt là trên các cư dân
của khu vực này. Tổng cộng có 25 mẫu được thu thập và phân tích. Kết
quả cho thấy mức độ cao các kim loại nặng đã được tìm thấy trong các
loại đá và đất. Qua hồ sơ y tế và tình hình sức khỏe hiện tại của người dân
địa phương trong khu vực nghiên cứu thấy rằng có sự gia tăng trong tỷ lệ
mắc các bệnh liên quan đến nhiễm độc kim loại nặng trong môi trường,
đặc biệt là liên quan đến bụi [33].

Năm 2010, Ogunbileje J và các cộng sự đã nghiên cứu sự tác động của
các yếu tố tác hại trong quá trình sản xuất xi măng lên hệ thống miễn dịch và
một số chỉ số sinh hóa ở cơng nhân sản xuất xi măng ở Nigeria. Kết quả cho
thấy nồng độ trung bình IgA, IgM, IgE khơng có sự khác biệt giữa các nhóm
cơng nhân làm việc tại các bộ phận khác nhau trong nhà máy, trong khi IgG
cao hơn đáng kể (p<0,05) ở các công nhân làm việc ở khu vực đóng bao thành
phẩm. Cũng như tương tự, nồng độ creatinine mặc dù khơng có sự khác biệt
đáng kể giữa các nhóm cơng nhân khác nhau, tuy nhiên cao hơn so với mức
trung bình của người bình thường [45].
Zeleke Z, B Moen và M Bratveit (2010) nghiên cứu mối liên quan giữa bụi
với các triệu chứng đường hô hấp ở 40 công nhân làm công việc sản xuất trực tiếp
tại nhà máy xi măng Dawa Dire ở Ethiopia. Kết quả cho thấy ở phân xưởng
nghiền, nồng độ bụi hô hấp 38,6 mg/m3 khơng khí; phân xưởng đóng bao 18,5

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

10

mg/m3. Các triệu chứng về hô hấp hay gặp nhất là nghẹt mũi (85%) tiếp theo khó
thở (47%) và hắt hơi (45%), lưu lượng đỉnh thở ra giảm đáng kể. Ngồi ra các tác
giả nhận thấy thâm niên cơng tác và thói quen hút thuốc cũng liên quan với sự suy
giảm của chỉ số lưu lượng đỉnh thở ra. Các tác giả kết luận bụi xi măng có liên
quan đến triệu chứng hơ hấp cấp tính và các chỉ số thơng khí [48].
Dab W, Rossignol M và cs (2011) khi nghiên cứu tỷ lệ tử vong do ung thư ở
công nhân sản xuất xi măng tại Pháp, cụ thể đối tượng nghiên cứu là tất cả các
nhân viên làm việc ít nhất 1 năm tại một trong bốn công ty xi măng chính ở Pháp
(từ năm 1990 đến 2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy số ca tử vong trong thời
gian theo dõi là 430 (4,7%). Khối u ác tính là nguyên nhân của 48,1% số người

chết. Những công nhân làm việc trong các lĩnh vực khai thác đá, bãi và vận
chuyển có nguy cơ tử vong cao hơn 50% so với khu vực hành chính [37].
Wang BJ, Wu JD (2011) tiến hành nghiên cứu với mục đích để điều tra về
mức độ nghiêm trọng của viêm da tiếp xúc nghề nghiệp xi măng và các chất gây
dị ứng phổ biến trong công nhân xi măng tại Đài Loan. Kết quả cho thấy 65 trong
số 97 công nhân xi măng đã bị viêm da tiếp xúc nghề nghiệp. Khu vực da bị ảnh
hưởng nhất là bàn tay, bề mặt lưng của bàn tay dày lên và tăng sừng của lòng bàn
tay. Các kết quả của thử nghiệm cho thấy 24 trong số 97 công nhân đã bị dị ứng
với kali dicromat, 9/27 đã bị dị ứng với Thiuram hợp, 9/27 đã bị dị ứng với hỗn
hợp hương thơm và 7 là dị ứng với clorua coban [47].
Kakooei H (2012) khi nghiên cứu tác động của bụi lên sức khỏe người
lao động tại một nhà máy xi măng ở phía Đơng của Iran đã khẳng định bụi
xuất hiện ở tất cả các quy trình sản xuất trong nhà máy sản xuất xi măng
Portland. Kết quả đo bụi cá nhân là 30,18 mg/m3 ở khu vực nghiền, đóng gói
27 mg/m3, lị nung là 5,9 mg/m3, trong khi TCCP là 5 mg/m3. Các tác giả kết
luận có liên kết chặt chẽ và trực tiếp giữa tiếp xúc bụi xi măng và suy giảm
chức năng của cơng nhân [40].

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

11

Ahmed HO, Abdullah AA (2012) tiến hành nghiên cứu đánh giá mối quan
hệ giữa tiếp xúc với bụi xi măng và triệu chứng hô hấp của công nhân tại các nhà
máy xi măng vương quốc Ả Rập. Nghiên cứu tiến hành trên 149 cơng nhân có
phơi nhiễm và 78 cơng nhân không phơi nhiễm tham gia trong nghiên cứu này.
Thông tin về nhân khẩu học và các triệu chứng hô hấp được thu thập bằng bảng
câu hỏi. Tổng mức độ bụi cá nhân được xác định bằng các phương pháp đo bụi

trọng lượng. Nồng độ bụi dao động từ 4,20 mg/m3 ở khu vực máy nghiền và 15,20
mg/m3 ở khu vực đóng bao bì, vượt q giới hạn cho phép tại khu vực đóng bao
và khu vực sản xuất nguyên liệu. Sự phổ biến của các triệu chứng hô hấp ở những
người lao động có tiếp xúc trực tiếp là cao hơn như ho (19,5%); đờm (14,8%).
Các trường hợp ho và có đờm đã được tìm thấy đều có liên quan đến tiếp xúc với
bụi, tích lũy bụi và thói quen hút thuốc trong khi viêm phế quản mãn tính có liên
quan đến thói quen hút thuốc. Những cơng nhân sử dụng mặt nạ tất cả các thời
gian (19,5%) có một tỷ lệ nhiễm thấp hơn các triệu chứng hô hấp so với những
người không sử dụng chúng [34].
Meo S.A (2013) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của bụi xi măng đối với
chức năng hô hấp của công nhân không hút thuốc lá. Dựa trên thời gian tiếp xúc,
công nhân nhà máy xi măng được chia thành ba nhóm: < 5 năm, 5 - 10 năm và >
10 năm. Tất cả các đối tượng được kết hợp riêng về tuổi tác, chiều cao, cân nặng,
và tình trạng kinh tế xã hội. Kết quả cho thấy chức năng phổi ở những công nhân
nhà máy xi măng đã bị ảnh hưởng đáng kể và có mối liên quan chặt chẽ giữa việc
suy giảm chức năng thơng khí phổi với thời gian tiếp xúc bụi xi măng [43].
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc về môi trƣờng, sức khỏe bệnh tật
ngƣời lao động trong ngành sản xuất xi măng
Nguyễn Ngọc Ngà và cs (2003) đã tiến hành nghiên cứu trên 22 người
vận hành hệ thống tự động trong một Công ty xi măng ở Hải Phịng nhằm
đánh giá căng thẳng của cơng việc. Kết quả cho thấy nhiệt độ trung bình nơi

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

12

làm việc 23,90C và nồng độ CO2 0,02 - 0,05% nằm trong tiêu chuẩn cho phép
(TCCP) do tính chất cơng việc làm trong nhà kính có điều hịa nhiệt độ. Tuy

nhiên tiếng ồn quy định thì vượt TCCP. Về sức khỏe công nhân, sau ca lao
động thời gian phản xạ đơn giản kéo dài có ý nghĩa thống kê (p<0,05), 67%
người vận hành gảm áp lực mạch, biến đổi tần số nhịp tim ở mức 3 - mức rất
căng thẳng. Than phiền phổ biến nhất của người vận hành là cơng việc lặp đi
lặp lại (95,4%), ít cơ hội giải lao (100%), căng thẳng trí não (91%) [17].
Năm 2003, Nguyễn Xuân Tâm và Hoàng Thị Minh Thảo tiến hành đánh
giá chức năng hô hấp ở công nhân xây dựng thuỷ điện Sê San và công nhân
nhà máy xi măng Sông Đà, tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu tiến hành trên 340 cơng
nhân, trong đó có 210 cơng nhân khai thác đá, 130 công nhân sản xuất xi
măng nhằm đánh giá tỷ lệ giảm các thông số chức năng hô hấp ở cơng nhân
tiếp xúc với bụi có chứa silic. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự suy giảm các
thông số chức năng hô hấp của các đối tượng nghiên cứu rất rõ ràng, với tỷ lệ
công nhân bị suy giảm cao: 56,76% công nhân giảm FEV1 (Forced expiratory
volume in 1 second - Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên), 75% giảm
FVC (Forced Vital Capacity - Dung tích sống gắng sức) và 9,71% giảm
FEV1/FVC. Có 12,94% số cơng nhân có “Hội chứng hạn chế” ở mức nặng,
9,41% cơng nhân có “Hội chứng tắc nghẽn” ở mức độ nặng. So sánh chức
năng hơ hấp giữa nam và nữ thì sự suy giảm các thông số chức năng hô hấp ở
nam đều cao hơn nữ [24].
Kết quả khảo sát tiếng ồn của Nguyễn Thế Huệ (2005) tại nhà máy xi
măng Hà Tu, Quảng Ninh cho thấy ở khâu đập đá hộc, máy nghiền bột liệu,
máy nghiền xi măng, tiếng ồn từ 91,1 - 100,5 dBA, vượt TCCP [13].
Nghiên cứu môi trường lao động và bệnh tật của công nhân một số ngành
nghề ở Tây Nguyên năm 2006 của tác giả Phạm Thúy Hoa, Nguyễn Xuân
Tâm và cộng sự cho thấy: tỷ lệ các chỉ số vi khí hậu khơng đạt tiêu chuẩn cho

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>



×