Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo cáo thực tập khoa Quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần kết nối nhân lực worklink việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.05 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
--------------o0o---------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT NỐI NHÂN LỰC
WORKLINK VIỆT NAM

Họ và tên
Lớp
Mã sinh viên

: TRƯƠNG CẨM NHUNG
: K55U4
: 19D210244

HÀ NỘI - 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT NỐI NHÂN
LỰC WORKLINK VIỆT NAM.................................................................................1
1.1: Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Kết nối nhân lực Worklink
Việt Nam:.....................................................................................................................1
1.1.1 Thông tin công ty:................................................................................................1
1.1.2. Sự hình thành và phát triển:..............................................................................1
1.2: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Kết nối
nhân lực Worklink Việt Nam......................................................................................2


1.3: Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phầm Kết nối nhân lực
Worklink Việt Nam.....................................................................................................3
1.3.1: Lĩnh vực:.............................................................................................................3
1.3.2: Đặc điểm hoạt động:...........................................................................................3
1.4: Khái quát về các nguồn lực chủ yếu của của Công ty Cổ phần Kết nối nhân
lực Worklink Việt Nam...............................................................................................4
1.4.1: Nguồn nhân lực..................................................................................................4
1.4.2: Nguồn vốn của doanh nghiệp :..........................................................................5
1.4.3: Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ:..................................................................5
1.5: Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Kết nối nhân lực
Worklink Việt Nam trong 3 năm gần đây:................................................................5
PHẦN 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT NỐI NHÂN LỰC WORKLINK VIỆT NAM...6
2.1: Thực trạng bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân lực của Công ty Kết
nối nhân lực Worklink Việt Nam...............................................................................6
2.1.1: Tình hình nhân lực (số lượng, chất lượng, cơ cấu)..........................................6
2.1.2: Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân lực....7
2.1.3: Sơ đồ tổ chức của bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân lực.................7
2.2: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản
trị nhân lực của cơng ty...............................................................................................8
2.2.1: Nhân tố bên ngồi :............................................................................................8
2.2.2: Nhân tố bên trong...............................................................................................8


2.3: Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Kết nối nhân
lực Worklink................................................................................................................9
2.3.1: Thực trạng quan hệ lao động của Công ty:.......................................................9
2.3.2. Thực trạng tổ chức và định mức lao động của Worklink................................10
2.3.3: Thực trạng hoạch định nhân lực.....................................................................10
2.3.4: Thực trạng tuyển dụng nhân lực.....................................................................10

2.3.5: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...........................................11
2.3.6: Thực trạng đánh giá nhân lực.........................................................................12
2.3.7: Thực trạng trả công lao động...........................................................................13
PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẤN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KẾT NỐI NHÂN LỰC WORKLINK VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP....................................................................14
3.1 . Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị nhân lực
của Công ty Cổ phần Kết nối nhân lực Worklink Việt Nam..................................14
3.1.1 : Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh:..................................................14
3.1.2: Đánh giá tình hình hoạt động quản trị nhân lực :..........................................15
3.1.3 Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần
Kết nối nhân lực Worklink Việt Nam:.......................................................................16
3.2: Phương hướng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của Công ty Cổ
phần Kết nối Nhân lực Worklink Việt Nam:...........................................................16
3.2.1: Phương hướng hoạt động kinh doanh:...........................................................17
3.2.2: Phương hướng quản trị nhân lực....................................................................17
3.3: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp:..........................................................17
KẾT LUẬN................................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1

2
3
4
5

Worklink
HCNS
CBNV
NLĐ, NSDLĐ
QHLĐ

Công ty Cổ phần Kết nối Nhân lực Worklink
Hành chính – Nhân sự
Cán bộ nhân viên
Người lao động, Người sử dụng lao động
Quan hệ lao động

6

TTS

Thực tập sinh

7
8
9
10

FDI
BHYT

BHTT
BHXH

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Kết nối Nhân lực
Worklink Việt Nam

Bảng 1.1

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Kết nối Nhân lực
Worklink Việt Nam

Bảng 1.2

Hoạt động kinh doanh của Công ty Worklink Việt Nam giai
đoạn 2019-2021
Thống kê về chất lượng lao động của phòng HCNS tại Worklink

Bảng 2.1


LỜI MỞ ĐẦU

Với mong muốn tiếp cận những vấn đề thực tế của chuyên ngành Quản trị nhân lực
và đồng thời tìm hiểu sâu hơn về hoạt động quản trị nhân lực tại một doanh nghiệp em
đã tiến hành thực tập tại Công ty Cổ phần Kết nối Nhân lực Worklink Việt Nam (trụ
sở Hà Nội).
Quá trình thực tập tại bộ phận Hành chính nhân sự và Headhunt của Worklink từ
tháng 8/2022 đến nay em đã có cơ hội tiếp cận với các hoạt động quản trị nhân lực của
công ty để từ đó có cái nhìn bao qt, tồn diện hơn về hoạt động quản trị nhân lực,
môi trường kinh doanh cũng như mơ hình và các cách thức hoạt động từ đó đúc rút
được cho bản thân những trải nghiệm hết sức quý báu và giúp ích rất nhiều cho em
trong việc tích lũy các kinh nghiệm thực tế về ngành của mình và là cơ sở để hoàn
thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý công ty nói chung và sự đồng hành
từ các anh chị phịng HCNS nói riêng cùng sự hướng dẫn chỉ bảo của các Thầy/Cô
khoa Quản trị nhân lực – Trường Đại học Thương Mại đã hướng dẫn và trang bị
những kiến thức, kĩ năng và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm
bài
Do những hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những
sai sót trong q trình hồn thành báo cáo thực tập. Em rất mong nhận được những
đóng góp từ các Thầy/Cơ, Khoa Quản trị nhân lực – Trường Đại học Thương Mại để
bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn cũng như bản thân em sẽ có sự chuẩn bị và
hồn thiện tốt nhất để thực hiện Khóa luận tốt nghiệp trong thời gian sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn !


PHẦN 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT NỐI NHÂN LỰC
WORKLINK VIỆT NAM
1.1: Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Kết nối nhân lực
Worklink Việt Nam:
1.1.1 Thông tin công ty:

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Kết nối nhân lực Worklink Việt Nam
- Tên quốc tế: Worklink Viet Nam Human resources connection joint stock
company
- Mã số thuế: 0108960848 – Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp
Đại diện: Giám đốc Đoàn Thị Thảo
- Hotline: (+ 84) 2466 724 646
- Email:
- Website:
- Địa chỉ:
+ Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 4, Tháp CEO, HH2-1, Đường Phạm Hùng,
Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
+ Văn phòng tại HCM: Phòng 3A1, Tầng 4- Tòa nhà Win Home- 375 Đường
Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
- Logo:

1.1.2. Sự hình thành và phát triển:
Cơng ty Cổ phần Kết nối nhân lực Worklink Việt Nam (Viết tắt là “Worklink
Việt Nam”) được thành lập và ra mắt từ năm 2014, là thương hiệu trực thuộc VGC
Group. Worklink Việt Nam được thành lập do các thành viên có kinh nghiệm lâu
năm trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ nhân lực. Giấy đăng ký kinh doanh của công
ty số: 0108960848 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp, người đại diện là:
Bà Đoàn Thị Thảo – Tổng giám đốc. Các hoạt động chính của cơng ty trải qua các
giai đoạn khác nhau
Đối với các Công ty, việc tuyển dụng ứng viên đầu vào có chất lượng tốt, phù
hợp với yêu cầu cơng việc và văn hóa Cơng ty là một vấn đề quan trọng, tiền đề để
cho sự phát triển lâu dài. Thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải,
Worklink Việt Nam thành lập với mong muốn hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tốt nhất về
Tuyển dụng, để Doanh nghiệp có thể tuyển dụng được ứng viên chất lượng tốt, thỏa
mãn nhu cầu và gia tăng giá trị Công ty.
Worklink Việt Nam luôn hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động tuyển

dụng, hoạch định và phát triển con người, nhằm tối ưu hóa nguồn lực của tổ chức.
Bằng tư duy đổi mới, cách thức làm việc tân tiến và chuyên nghiệp – thương hiệu
1


Worklink hiện đang là đối tác của nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong toàn quốc, đặc
biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản.
Cơng ty đã xác định được tầm nhìn trở thành Top 10 Công ty cung cấp dịch vụ
nhân sự hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời mang tới sứ mệnh cung cấp các giải pháp
về nhân sự đặc biệt là nguồn ứng viên chất lượng, đảm bảo cho khách hàng. Công ty
Worklink Việt Nam đã và đang nỗ lực để trở thành một nhà cung dịch vụ cung ứng
nhân lực chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, trở thành một địa chỉ uy tín đối với
nhiều khách hàng là cá nhân cũng như các tổ chức, doanh nghiệp.
1.2: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Kết
nối nhân lực Worklink Việt Nam
 Chức năng
Công ty Cổ phần Kết nối nhân lực Worklink Việt Nam có chức năng hỗ trợ, cung
cấp dịch vụ tốt nhất về Tuyển dụng để các Doanh nghiệp khách hàng có thể tuyển
dụng được ứng viên chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu và gia tăng giá trị Công ty.
 Nhiệm vụ
Trở thành một đối tác toàn diện và hiệu quả trong việc hỗ trợ người tìm việc và
doanh nghiệp ở tất cả các giai đoạn thuộc tuyển dụng, bao gồm cả hành trình phát triển
sau tuyển dụng, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp về nhân lực.
Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về dịch vụ cung ứng nhân
lực, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo
ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi; Bảo tồn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh
doanh; Chấp hành pháp luật, thực hiện hạch toán thống kê thống nhất và các nghĩa
vụ đối với nhà nước.
 Cơ cấu tổ chức của công ty:
Tổng giám đốc: Định hướng các chiến lược và kiểm sốt mọi hoạt động kinh

doanh của cơng ty, là người đưa ra các quyết định cuối cùng liên quan tới tầm nhìn và
kế hoạch dài hạn của cơng ty.
Phó giám đốc: Là người giúp đỡ tổng giám đốc trong việc kiểm sốt và quản lý
điều hành cơng ty, hướng dẫn các phòng ban thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, cũng là
người trực tiếp quản lý, giám sát điều hành tổng thể các hoạt động kinh doanh, con
người và các hoạt động của cơng ty.
Phịng Hành Chính – Nhân sự: Phụ trách tồn bộ cơng tác nhân sự, hậu cần
như lưu trữ, xử lý giấy tờ, văn bản, đồ dùng, thiết bị đảm bảo các vật dụng, vật tư của
công ty đều đảm bảo và hoạt động ; Hoạch định nguồn nhân lực của Công ty điều
chỉnh và cải tiến hệ thống chính sách, quy trình hoạt động nhân sự, truyền thông nội
bộ và giải quyết các vấn đề về bảo hiểm, hợp đồng lao động, chính sách và chế độ của
NLĐ.
Phòng Headhunt: Trực tiếp thực hiện, tiến hành tồn bộ các hoạt động kinh
doanh của cơng ty (tương đương như phịng kinh doanh ở các cơng ty khác). Là bộ
2


phận liên kết với các doanh nghiệp khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách
hàng nhằm cung cấp dịch vụ, tư vấn chăm sóc đối với cả ứng viên và khách hàng.
Phịng Kế tốn: Hồn thành các cơng việc liên quan đến tài chính, kế tốn,
thuế cho Nhà nước; hạch toán các khoản thu chi; lên kế hoạch tài chính và tham
mưu cho Ban Giám đốc về việc xét duyệt các kế hoạch ngân sách của các khối cũng
như giám sát việc thực hiện các quy định về kế tốn, tài chính nội bộ của cơng ty.
Phịng ngơn ngữ: Chịu trách nhiệm biên dịch; phiên dịch các tài liệu liên quan
hoặc các giao dịch khi cần . Là phòng ban chun kiểm tra ngơn ngữ của nhân lực
có phù hợp với yêu cầu của công ty đối tác hay không, hoặc thực hiện các yêu cầu
khác khác của ban chỉ đạo
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Kết nối Nhân lực
Worklink Việt Nam
Tổng giám đốc

Phó giám đốc
Phịng Hành
chính – Nhân sự

Phịng
Headhunt

Phịng Kế tốn

Phịng Ngơn
ngữ

(Nguồn:Phịng HCNS – Cơng ty Cổ phần Cổ phần Kết nối nhân lực Worklink
Việt Nam)
1.3: Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phầm Kết nối nhân
lực Worklink Việt Nam
1.3.1: Lĩnh vực:
Công ty Cổ phần Kết nối nhân lực Worklink Việt Nam hoạt động kinh doanh
chuyên về Cung ứng dịch vụ tuyển dụng lao động nhân lực chất lượng cao theo yêu
cầu của khách hàng là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước, đặc biệt là các
Cơng ty có vốn 100% của Nhật Bản. Hiện nay công ty kinh doanh và cung cấp các
dịch vụ chủ yếu như:
- Dịch vụ tuyển dụng trực tuyến
- Dịch vụ tìm kiếm nhân sự cấp cao
- Dịch vụ Tư vấn Nhân sự
- Dịch vụ Kiểm tra Năng lực
1.3.2: Đặc điểm hoạt động:
Từ năm 2014 Công ty Kết nối nhân lực Worklink được ra mắt trụ sở chính tại
Hà Nội
Ngày 28/10/2018 cơng ty đi vào hoạt động chính thức và mở rộng văn phịng

đại diện ở Tp Hồ Chí Minh
3


Năm 2019 công ty phát triển ngày một mạnh mẽ dịch vụ website việc làm và
các bộ phận chuyên trách các mảng
Năm 2020 đến nay công ty tổ chức đào tạo thực tập sinh headhunt, xây dựng
thêm nhóm phụ trách khách hàng và các dịch vụ sử dụng tiếng Anh, Trung,
Hàn...xây dựng các chương trình trao đổi sinh viên.
Trong vị thế là những người đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ tuyển dụng tại Việt
Nam, công ty không ngừng nghiên cứu về các khía cạnh của tuyển dụng. Worklink
giúp ứng viên và cơng ty đạt được mục đích của mình. Công ty hoạt động trên
phương châm “ Bridge of dreams’’ – cây cầu kết nối giữa nhân sự và việc làm.
1.4: Khái quát về các nguồn lực chủ yếu của của Công ty Cổ phần Kết nối nhân
lực Worklink Việt Nam
1.4.1: Nguồn nhân lực
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực Công ty Worklink Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
2019
2020
2021
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Chỉ tiêu
Số lượng
(%)
lượng
(%)

lượng
(%)
Tổng lao động
40
100
45
100
53
100
Giới
Nữ
40
100
45
100
53
100
Nam
0
0
0
0
0
0
tính
ĐH, trên
36
90
45
100

53
100
Trình ĐH
độ
Cao đẳng
4
10
0
0
0
0
THPT
0
0
0
0
0
0
18-25
25
62,5
29
64,5
38
71,7
Độ
26-33
7
17,5
7

15,5
6
11,3
tuổi
>33
8
20
9
20
9
17
Cấp
Quản lý
9
22,5
10
22,2
9
17
Nhân
cơng
31
77,5
35
77,8
44
83
viên
việc
( Nguồn: Phịng Hành Chính- Nhân Sự)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng nhân viên nữ ở tất cả các phạm vi đối
tượng đều chiếm 100% nhân lực từ năm 2019-2021. Điều đó cho thấy sự chênh lệch
giới tính rất lớn trong môi trường làm việc của Worklink Việt Nam. Tại Worklink
Việt Nam có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm tuổi, đặc biệt qua bảng thống kê
cho thấy nhóm tuổi từ 18-25 chiếm hơn 62,5% số lượng nhân lực vào năm 2019,
64,5% số lượng nhân lực năm 2020 và 71,7% vào năm 2021. Điều đó cho thấy, độ
tuổi lao động tạo Worklink ngày càng trẻ hóa.
1.4.2: Nguồn vốn của doanh nghiệp :
4


Vốn điều lệ của công ty là 3.000.000.000 tỷ đồng. Trong đó vốn lưu động
chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với vốn cố định. Điều này xuất phát từ đặc điểm
ngành nghề kinh doanh và nhu cầu hợp tác, giao dịch và trao đổi thường xuyên với
các công ty khác.
1.4.3: Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ:
Công ty có trụ sở tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Văn phòng đều được thiết kế
hiện đại và trang bị đầy đủ thiết bị. Các phòng đều được trang bị hệ thống máy
chiếu màn hình lớn để phục vụ các cuộc họp. Các nhân viên tại Worklink đều được
cấp máy tính cá nhân, điện thoại bàn để phục vụ cho công việc.
Công ty sử dụng hệ thống chấm công vân tay và các camera được sắp xếp tại
các vị trí hợp lý để hỗ trợ cho cơng tác đánh giá nhân lực được sát sao và chính xác.
Ngồi ra cơng ty cịn có khu nghỉ ngơi, bếp riêng trang bị như lị vi sóng, tủ lạnh để
phục vụ nhân viên vào giờ nghỉ ngơi.
1.5: Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Kết nối
nhân lực Worklink Việt Nam trong 3 năm gần đây:
Bảng 1.2: Hoạt động kinh doanh của Công ty Worklink Việt Nam giai đoạn 20192021:
Năm
2020/2019
2021/2020

2019
2020
2021
Chênh
Tỷ lệ
Chênh
Tỷ lệ
Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí
Lợi luận

lệch

(%)

lệch

(%)

34329502 37741700 11030250

3412198

9.94%

-26711450

-70.77%


34159801 37504474 11775673

3344673

9.79%

-25728801

-68.60%

67525

39.79%

-982649

-414.22%

169701

237226

-745423

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019-2020)
Có thể thấy doanh thu và lợi nhuận của Worklink hầu như tăng qua các năm. Đặc
biệt, từ năm 2019-2020, tổng doanh thu tăng vượt trội doanh thu của Worklink Việt
Nam tăng lên đáng kể từ năm 2019 đến 2020 (tăng 3,6 tỷ). Điều này chứng tỏ năm
2019 cơng ty đã tìm được nhiều khách hàng do việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy
nhiên đến giai đoạn 2020- 2021 Tổng doanh thu giảm 26,71 tỷ (tương ứng giảm đến

70,77%) so với năm 2020. Điều này do một phần ảnh hưởng của dịch bệnh COVID
ảnh hưởng. Tuy vậy phải nhìn nhận trong bối cảnh khi mà nhiều doanh nghiệp trong
nước và nước ngồi buộc phải đóng cửa, cơng ty vẫn có thể tiếp tục duy trì và vượt
qua giai đoạn khó khăn.

PHẦN 2
5


KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN KẾT NỐI NHÂN LỰC WORKLINK VIỆT NAM
2.1: Thực trạng bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân lực của Công ty
Kết nối nhân lực Worklink Việt Nam
2.1.1: Tình hình nhân lực (số lượng, chất lượng, cơ cấu)
Phòng HCNS được chia thành các mảng bao gồm: Mảng tuyển dụng đào tạo,
mảng lễ tân hành chính, mảng Admin (hỗ trợ QHLĐ, giám sát hoạt động, phát triển
nhân lực). Tính đến thời điểm năm 2021 số lượng số lượng nhân sự là 15 người
Đứng đầu phòng HCNS là Trưởng phòng nhân sự, tiếp theo chuyên viên . Hiện
tại phịng HCNS có một trưởng phịng và các chun viên phụ trách các mảng. Với
mỗi chức danh sẽ phụ trách mảng riêng và số lượng nhân sự được phân bổ như sau:
- Trưởng phòng nhân sự: 1
- Mảng tuyển dụng đào tạo (8 người) : Gồm 03 chuyên viên tuyển dụng (02 Hà
Nội, 01 Hồ Chí Minh) ; 03 chuyên viên đào tạo; 02 Thực tập sinh Tuyển Dụng
- Mảng lễ tân hành chính (3 người)
- Mảng Admin ( 3 người)
Bảng 2.1 Bảng thống kê về chất lượng lao động của phịng HCNS tại Worklink
Đơn vị tính: Người
Chênh lệch
Chỉ tiêu
Số lượng

THPT
Trình
độTrung cấp
chun mơn Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Dưới 1 năm
Kinh
Từ 1-3 năm
nghiệm
Trên 3 năm

2019

2020

2021

7
0
0
1
6
0
0

11
0
0
0

11
0
0

15
0
0
0
14
1
2

0
7

0
11

1
12

2020/2019
4
0
0
-1
5
0
0


2021/2020
4
0
0
0
3
1
0

0
1
4
2
(Nguồn: Khối HCNS )
Dựa vào số liệu trên, ta thấy: Hầu như cán bộ nhân viên phòng nhân sự có trình
độ đại học trở lên, và kinh nghiệm trong nghề tối thiểu 3 năm. Số nhân sự tăng theo
các năm và đội ngũ nhân lực đều có trình độ chun mơn cao, có kinh nghiệm. Cùng
đó thấy được công ty tuyển thêm thực tập sinh tạo điều kiện thực tập cho sinh viên
trong quá trình thực tập hoặc chờ bằng, cùng đó nhằm hỗ trợ nhân viên và chuyên viên
khi khối lượng công việc lớn và được mở rộng.
2.1.2: Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân
6


lực
 Các chức năng:
- Chức năng tuyển dụng: Đảm bảo số lượng nhân sự đáp ứng cho hoạt động
kinh doanh của công ty. Đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực được tuyển dụng phải
đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của công ty.
- Chức năng đào tạo và phát triển nhân lực: Xây dựng chương trình đào tạo hỗ

trợ nhân viên mới hịa nhập với mơi trường cơng ty thông qua các hoạt động đào tạo
hội nhập
- Chức năng quản lý, truyền thông: Quản lý hồ sơ nhân sự và đánh giá cán bộ
nhân viên theo từng giai đoạn tháng, quý, năm; đưa ra các quyết định về chính sách
lương thưởng nhằm khích lệ cán bộ nhân viên, chịu trách nhiệm các công việc liên
quan tới truyền thông nội bộ và tổ chức các sự kiện nội bộ trong một các dịp lễ, kỉ
niệm, tiệc quan trọng.
 Các nhiệm vụ:
- Tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức bộ máy nhân sự, cơ cấu và phân bổ
nhân lực phù hợp, tham mưu xử lý tranh chấp lao động, nội quy lao động và quy định
của pháp luật.
- Quản lý hồ sơ, báo cáo lao động định kì và xây dựng hệ thống thang, bảng
lương; ban hành các chính sách về khen thưởng, kỷ luật, phúc lợi và đánh giá nhân
lực.
- Lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo đảm bảo duy trì số lượng cần thiết cho
hoạt động sản xuất kinh doanh cùng đó phát triển nhân lực cho từng phòng ban với các
nội dung riêng biệt, phù hợp với đặc thù công việc.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn nhân sự của các đơn
vị thành viên, đơn vị trực thuộc.
2.1.3: Sơ đồ tổ chức của bộ phận thực hiện chức năng quản trị nhân lực
Trưởng phịng
HCNS

Hành chính lễ tân

Chun viên Tuyển dụng
& Đào tạo

TTS


7

Admin


2.2: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động
quản trị nhân lực của cơng ty
2.2.1: Nhân tố bên ngồi :
 Tình hình kinh tế - xã hội:
Điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản
trị tại công ty. Khi điều kiện kinh tế thuận lợi thì các chỉ số tăng trưởng sẽ có xu hướng
tăng, hoặc sẽ tạo ra khó khăn đối với việc quản trị nhân lực khi điều kiện kinh tế không
ổn định. Các yếu tố như GDP, thất nghiệp,lạm phát đều là căn cứ để Worklink đưa ra
những kế hoạch quản trị nhân lực, những chính sách điều chỉnh nhân sự phù hợp. Có
thể thấy trong giai đoạn những năm gần đây, nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bênh
đây cũng là một yếu tố khiến cơng ty có những kế hoạch, sự thay đổi về mặt nhân sự
như cần phải duy trì nhân lực lâu năm, có kinh nghiệm, mặt khác cũng cần thay đổi
các nhân lực ở các mảng không cần thiết hoặc luôn chuyển điều động sao cho phù hợp
nhất.
 Chính trị- Pháp luật- Văn hóa xã hội:
Các yếu tố xã hội như chính trị pháp luật cũng tác động đến tình hình phát triển
nhân lực. Công ty luôn cần phải tuân thủ về các chế độ lương thưởng, phụ cấp đảm
bảo quyền lợi cho người lao động, tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật hoặc
thay đổi, cập nhật kịp thời các quy định, quyết định của nhà nước, pháp luật ban hành
 Đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty về cung cấp các dịch vụ nguồn
tuyển dụng, headhunt với quy mô và cách thức hoạt động đa dạng khác nhau như
Navigos Search, Nic, ReCo, Manpower.. đều là những thương hiệu uy tín và lâu đời.
Chính vì sự cạnh tranh từ đối thủ đã có chỗ đứng và thương hiệu thì Worklink ln
phải phân tích và hiểu được các điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ để từ đó có các

chiến lược,phương án , chính sách đãi ngộ, phúc lợi hợp lí để quản trị nhân lực và thu
hút nhân tài.
2.2.2: Nhân tố bên trong
 Chiến lược kinh doanh của công ty:
Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về nhân lực đặc biệt là nhân lực chất
lượng cao ngày càng trở nên quan trọng và có sự cạnh tranh gay gắt. Thị trường lao
động rộng lớn vô cùng bởi sự đa dạng của ngành nghề, khách hàng và cả ứng viên.
Chính vì vậy, cơng ty Worklink Việt Nam lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu và
hướng đến thị trường mục tiêu đó. Cụ thể, công ty tập trung chủ yếu vào các khách
hàng là các công ty FDI vốn Nhật Bản, và cung cấp các dịch vụ tuyển dụng nhân sự
đối với khối ngành trong công ty sản xuất tại các khu công nghiệp.
Với mong muốn tiếp tục mở rộng thị trường, cải thiện chất lượng dịch vụ để
tăng doanh thu và lợi nhuận, giai đoạn 2019 – 2021 công ty Worklink Việt Nam đã
tập trung chủ yếu vào chiến lược tăng trưởng tập trung. Với các chiến lược chủ yếu
như: chiến lược tập trung, chiến lược mở rộng tổng nhu cầu và bảo vệ thi phần,
8


chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược Marketing công ty bước đầu đã có những
thành tựu đáng kể. Dựa và mục tiêu, chiến lược của Công ty mà bộ phận quản trị
nhân lực xác định các yêu cầu cần thiết đối với nguồn nhân lực của Cơng ty. Từ đó
đưa ra các phương án bố trí sử dụng nhân lực, đào tạo nhân lực cũng như lên kế
hoạch tuyển dụng nhân lực phù hợp với tình hình cơng ty.
 Đội ngũ nhân lực và quản trị:
Trình độ của nhân viên cũng là 1 đặc thù gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản
trị nhân lực của công ty về chất lượng: 100 % cán bộ công nhân viên của công ty
đều có trình độ từ cao đẳng trở lên trong đó lao động có trình độ đại học và trên đại
học chiếm tỉ lệ cao. Độ tuổi lao động tại Worklink ngày càng trẻ hóa, chính vì thế
Worklink ln tăng cường và đào tạo một đội ngũ nhân lực giàu sức trẻ và có trình
độ. Tuy nhiên, có thể thấy hạn chế trong nguồn nhân sự của Worklink Việt Nam là

chưa có yếu tố người nước ngồi và chưa có nhân viên kinh doanh cứng về ngoại
ngữ. Trong khi, khách hàng hầu như đều là các cơng ty FDI có vốn đầu tư nước
ngồi. Điều này gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá trình trao đổi, đàm phán và tạo
dựng lịng tin đối với phía khách hàng khi mọi hoạt động đều sẽ phải qua một phòng
ban hoặc bộ phận trung gian.
 Văn hóa doanh nghiệp:
Mơi trường làm việc tại Worklink ln năng động, nhiệt tình: Nhân viên trong
cơng ty hầu hết đều có độ tuổi trẻ nên khơng khí của công ty luôn sôi nổi, hoạt náo.
Bên cạnh đấy mọi người trong cơng ty đều ln nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau để cùng
nhau. Ban lãnh đạo Công ty cũng luôn tạo điều kiện , khen thưởng kịp thời cho nhân
viên xuất sắc. Chính vì thế Cán bộ nhân viên làm việc tại Worklink luôn tự hào về tổ
chức của mình và ln gắn bó với cơng ty lâu dài.
2.3: Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Kết nối
nhân lực Worklink
2.3.1: Thực trạng quan hệ lao động của Công ty:
Cơ chế đối thoại, thương lượng: Cơ chế đối thoại ở Worklink thể hiện theo cơ
chế 3 bên giữa: người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước. Công ty thường
xuyên tổ chức các cuộc trao đổi giữa ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty. Thông
qua các cuộc trao đổi, nhân viên có thể thoải mái bày tỏ những thắc mắc, nguyện vọng
của mình, sau khi tiếp nhận thơng tin, ban lãnh đạo sẽ trao đổi và đưa ra những biện
pháp khắc phúc thỏa đáng nhất để giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, an tâm trong
quá trình thực hiện công việc. Trước khi ký HĐLĐ, NLĐ luôn được giải thích rõ ràng
về các điều khoản và chế độ, vì vậy công ty cũng giảm thiểu tối đa các tranh chấp lao
động khơng đáng có, giữ được quan hệ lao động hài hào giữa các bên.
Tranh chấp lao động: Công ty chưa từng xảy ra đình cơng, tranh chấp lao động
tập thể hay bất kì xung đột gì giữa cơng ty và người lao động. Ban lãnh đạo công ty
luôn cố gắng tạo cho nhân viên có cảm giác gắn bó thân thiết với cơng. Tuy nhiên
trong q trình làm việc không tránh khỏi những tranh chấp nhất định nhưng ở mức độ
9



nhỏ và đã được giải quyết nội bộ ổn thỏa. Nhìn chung quan hệ lao động trong cơng ty
được thực hiện một cách khoa học, hợp lý dựa trên sự lắng nghe ý kiến và giúp nhau
hoàn thành mục tiêu của công ty.
2.3.2. Thực trạng tổ chức và định mức lao động của Worklink
Về Tổ chức lao động:
- Công ty được chia thành nhiều phòng ban với từng nhiệm vụ cụ thể, các cá
nhân trong phịng ban lại có những chức năng, nhiệm vụ, phần việc khác nhau. Giữa
các phòng ban có sự liên kết, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện công việc tốt hơn
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Thời giờ làm việc: Tại công ty bắt đầu từ 8 giờ 30 đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ
15 đến 17 giờ 45; làm việc từ thứ 2 đến thứ 6. Bên cạnh đó, cũng có thời giờ nghỉ ngơi
giữa giờ và thời giờ nghỉ giãn ca làm việc.
- Tổ chức điều kiện làm việc: Nơi làm việc của cán bộ nhân viên được thiết kế,
bố trí phù hợp với chức năng, hoạt động của từng phịng ban. Cơng ty ban hành các
nội quy và yêu cầu mọi người đều phải chấp hành, không phân biệt lãnh đạo và nhân
viên
Về định mức lao động:
- Công ty xác định cụ thể, rõ ràng định mức lao động cho tồn bộ nhân viên
trong cơng ty, giúp cho nhân viên có thể nắm bắt rõ được nhiệm vụ của mình để từ đó
vạch ra kế hoạch làm việc phù hợp để có thể đạt hoặc vượt được định mức đã đặt ra.
Worklink đã xác định định mức lao động cho từng đối tượng cán bộ nhân viên và tập
trung chủ yếu vào phòng Headhunt, bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu cho công ty.
Mỗi một nhân viên headhunt đều có mức doanh số cần đạt được trong một tháng.
2.3.3: Thực trạng hoạch định nhân lực
- Trong công tác hoạch định nguồn nhân lực, công ty dựa vào quá trình hoạt
động kinh doanh hàng quý và chiến lược phát triển của mình trong từng giai đoạn để
tiến hành xác định nhân lực cần để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cả về số lượng, chất
lượng, cơ cấu và cách bố trí nhân lực.
- Trong mỗi giai đoạn nhất định, các phòng ban căn cứ vào mục tiêu phát triển

sắp tới để cân nhắc số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động cần thiết và báo cho phịng
Hành chính - Nhân sự để được nghiên cứu và xem xét làm căn cứ hoạch định nhân lực
cho giai đoạn đó của cơng ty. Nhờ có việc đó cơng ty ln xác định được nguồn nhân
lực mà mình cần một cách chính xác qua từng thời kì hoạt động kinh doanh của mình.
Nhìn chung, hoạt động hoạch định nhân lực tại được tiến hành thường niên và bài
bản, bám sát với chiến lược kinh doanh chung của tồn cơng ty.
2.3.4: Thực trạng tuyển dụng nhân lực
Xác định nhu cầu tuyển dụng:
- Nhu cầu tuyển dụng của công ty được bắt nguồn từ yêu cầu của Ban Lãnh
Đạo, Tổng Giám Đốc hoặc có thể theo đề nghị của phịng Hành chính nhân sự và các
nhu cầu tuyển dụng từ các trưởng phịng ban. Từ các nhu cầu đó, phịng hành chính
10


nhân sự tiến hành xác định về số lượng, yêu cầu cần tuyển dụng.
Nguồn tuyển dụng:
- Công ty xác định sử dụng cả hai nguồn tuyển dụng đó là nguồn tuyển dụng
bên trong doanh nghiệp và nguồn tuyển dụng bên ngồi doanh nghiệp.
+ Nguồn bên trong: Cơng ty sử dụng nguồn nhân lực vốn có, áp dụng bổ nhiệm,
thăng tiến các cán bộ nhân viên có kinh nghiệm lên vị trí cao hơn hoặc điều chuyển
cán bộ nhân viên từ phòng ban này sang phòng ban khác theo nguyện vọng. Tin
tuyển dụng sẽ được đăng trên các nhóm nội bộ công ty và dựa vào đề xuất của các
cán bộ quản lý cũng như xét nguyện vọng của nhân viên.
+ Nguồn bên ngồi: Là một cơng ty về cung ứng nguồn nhân lực nên lượng
data ứng viên là một nguồn tuyển dụng bên ngồi vơ cùng phong phú của cơng ty,
cùng đó cơng ty sẽ dùng các trang web tìm kiếm nguồn tuyển dụng bên ngồi thơng
qua các trang web sẵn có, và các trang web khác. Bên canh đó nguồn tuyển còn từ
sự giới thiệu và qua các mối quan hệ.
Quy trình tuyển dụng tại cơng ty Worklink theo các bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng từ các bộ phận, làm rõ yêu cầu tuyển

dụng.
Bước 2: Tiến hành tìm kiếm CV ứng viên thơng qua các nguồn tuyển dụng
(bên trong, bên ngoài,…)
Bước 3: Lọc CV, ghi chú lại các thơng tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh
nghiệm làm việc của ứng viên và gửi lại cho cán bộ quản lý của bộ phận đã gửi yêu
cầu tuyển dụng.
Bước 4: Liên hệ ứng viên và đặt lịch phỏng vấn với trưởng bộ phận phụ trách.
Bước 5: Kiểm tra lại thông tin ứng viên, đàm phán về lương, thời gian bắt đầu
làm việc, hướng dẫn thủ tục về hồ sơ và quy trình nhận việc.
Bước 6: Liên hệ cho ứng viên trúng tuyển và đón tiếp nhân viên nhận việc tại
công ty.
Bước 7: Lưu trữ hồ sơ thông tin của cả ứng viên trúng tuyển và ứng viên
không trúng tuyển
2.3.5: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Công ty luôn là doanh nghiệp rất quan tâm và đầu tư cho hoạt động đào tạo và
phát triển nhân lực, phòng tuyển dụng & đào tạo là bộ phận chịu trách nhiệm chính
về hoạt động lên kế hoạch và triển khai các chương trình đào tạo của cơng ty. Quy
trình xây dựng kế hoạch đào tạo tại Worklink được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo dựa trên mục tiêu, chiến lược kinh doanh
của công ty; công ty xác định nhu cầu đào tạo dựa trên việc tiến hành phân tích tác
nghiệp và phân tích nhân lực
Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo bao gồm: kế hoạch vận hành bộ máy đào tạo;
các chương trình được đào tạo trong năm, đối tượng, số lượng nhân viên tương ứng
dự kiến được đào tạo; xây dựng các tài liệu và công cụ hỗ trợ đào tạo; các chương
11


trình thi, kiểm tra, sát hạch (nếu có) và chi phí dự kiến cho hoạt động đào tạo trong
năm.
Bước 3: Xin ý kiến của Giám đốc nhân sự và trình Tổng giám đốc ký duyệt

Bước 4: Lưu trữ thông tin và triển khai các chương trình đào tạo theo kế hoạch
đề ra. Chương trình đào tạo gồm có:
+ Xác định đối tượng, nội dung và số lượng cán bộ nhân viên sẽ tham gia đào
tạo.
+ Làm đề xuất đào tạo gửi Ban Giám Đốc, kế tốn
+ Thơng báo khóa học tới các học viên.
+ Chuẩn bị phòng đào tạo, các công tác hậu cần như: kết nối màn chiếu, chuẩn
bị mic cho giảng viên, chuẩn bị teabreak và văn phòng phẩm,…
+ Triển khai nội dung đào tạo
+ Tổng kết danh sách học viên tham gia, ghi nhận kết quả tham gia đào tạo
cho học viên và báo cáo sau đào tạo.
Nội dung khác nhau gắn với đối tượng đào tạo khác nhau, bao gồm: Đào tạo
về chuyên môn ; Đào tạo về pháp luật; Đào tạo về văn hóa doanh nghiệp; Đào tạo
về phương pháp công tác.Đối với nhân viên mới thì 100% nhân viên mới được đào
tạo văn hóa cơng ty để nhanh chóng hịa mình vào cơng việc. Cơng ty cũng đã linh
hoạt nhiều hình thức và phương pháp đào tạo khác nhau như đào tạo qua internet,
đào tạo trực tiếp, đào tạo từ xa. Sử dụng phương pháp kèm cặp, dụng cụ mô phỏng,
phương pháp đào tạo nghề.
Đội ngũ giảng viên gồm 2 nguồn chính giảng viên nội bộ và giảng viên thuê
ngoài. Giảng viên là những nhân viên kỳ cựu, dày dặn kinh nghiệm đảm nhiệm
nhiệm vụ hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm hoặc có thể là ban lãnh đạo đứng ra
trực tiếp đào tạo, cung cấp kiến thức. Bên cạnh đó tại cơng ty các cấp bậc sẽ luôn
phiên thay đổi nhau để thực hiện buổi đào tạo, chia sẻ về kinh nghiệm chuyên môn.
2.3.6: Thực trạng đánh giá nhân lực
- Phương pháp đánh giá theo thang điểm: Công ty hiện tại đang thực hiện xếp
loại lao động hàng quý theo quy chế đánh giá cho điểm rồi xếp loại xuất sắc, tốt,
khá, trung bình - yếu. Sau mỗi chu kỳ đánh giá các lãnh đạo phòng ban, ban tổ chức
họp cho điểm xếp loại lao động cho từng nhân viên đơn vị mình dựa theo tiêu chí
trong quy chế đánh giá, xếp loại của công ty thông qua biên bản họp. Tiêu chuẩn để
đánh giá xếp loại ứng viên là dựa vào thang điểm với các chiểu tiêu: thời gian làm

việc, kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao, kỉ luật lao động và khả năng giải
quyết công việc. Cụ thể:
+ Nhân viên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân
+ Nhân viên tự đánh giá, cho điểm theo thang điểm vào phiếu xếp loại.
+ Trưởng phòng – cán bộ quản lý trực tiếp sẽ xem xét và đánh giá lại và cho
điểm
+ Sau đó trưởng phịng chuyển kết quả đến hội đồng thi đua khen thưởng của
12


công ty
2.3.7: Thực trạng trả công lao động
Chế độ lương và phụ cấp:
- Thu nhập thực tế hàng tháng của cán bộ nhân viên tại cơng ty được tính căn cứ
vào số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng của người lao động và được chi trả vào
ngày mùng 5 hàng tháng. Dựa vào thời gian làm việc bằng máy chấm công vân tay,
được đối chiếu với bảng chấm công khi cần thiết. Việc tính tốn lương dựa trên
ngun tắc chính xác về số liệu, đảm bảo thời gian trả lương cho người lao động theo
đúng quy định.
Chính sách khen thưởng, phúc lợi:
- Mỗi tháng, quý sẽ có những buổi tổng kết, đánh giá, đào tạo, liên hoan để
khen thưởng những nhân viên, team làm việc đạt hiệu quả cao, qua đó ban lãnh đạo
có cơ hội tiếp xúc với nhân viên, nắm được tình hình cơng việc, những thuận lợi hay
khó khăn và hạn chế để đưa ra các phương án kịp thời. Ngồi ra, các nhân viên có
sinh nhật trong quý sẽ được tổ chức cùng với nhau. Điều này vừa làm tăng sự gắn
bó đồn kết, vừa là cơ hội để các nhân viên hiểu nhau hơn cả về bản thân và cơng
việc, từ đó chia sẻ những kinh nghiệm để cùng nhau phát triển.
- Chế độ BHXH, BHYT: Người lao động của công ty sẽ được hưởng chế độ
BHXH, BHYT, BHTT, BHTN,.. theo quy định của nhà nước
- Ngồi ra cơng ty cịn có các phụ cấp hỗ trợ khác cho từng bộ mảng cơng việc.

Ví dụ như phụ cấp ăn trưa, phụ cấp đi lại, phụ cấp tiền gửi xe, cơng tác…
- Cơng ty cịn áp dụng hình thức đãi ngộ phi tài chính như: tổ chức các cuộc vui
chơi, liên hoan, thăm quan nghỉ mát cho các cán bộ công nhân viên. Công tác này
được tổ chức hàng năm nhằm tạo cho các cán bộ nhân viên có được những giờ phút
nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi và tạo sự đồn kết giữa các
khối phịng ban.

13


PHẦN 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẤN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
KẾT NỐI NHÂN LỰC WORKLINK VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.1 . Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị nhân
lực của Công ty Cổ phần Kết nối nhân lực Worklink Việt Nam
3.1.1 : Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh:
Nhìn chung trong giai đoạn 2018 – 2021, Worklink Việt Nam đã cơ bản thực
hiện được các chiến lược kinh doanh chính và đạt được nhiều thành công. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, cơng ty vẫn cịn nhiều tồn tại. Đặc biệt,
khi mà môi trường xã hội thay đổi liên tục, cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng
ngày càng mạnh mẽ và những khủng hoảng bất ngờ như Covid 19 vừa qua, buộc
Worklink phải có những bước chuyển mình hơn, cần thiết lập lại chiến lược kinh
doanh mới, phù hợp để có thể sẵn sàng với những thay đổi.
 Thành tựu đạt được:
Doanh thu của công ty hầu như đều tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn
2019-2021. Số lượng khách hàng của công ty được mở rộng vượt mục tiêu kế hoạch
đề ra. Sự mở rộng ở đây gồm cả về dối tượng khách hàng, độ phủ trên toàn quốc,…
Đây sẽ là tiền đề để cơng ty có thể tiếp tục thực hiện các dự án chiến lược trong thời
gian tới.

Sản phẩm dịch vụ ngày càng được hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn. Công ty đã
cho triển khai dịch vụ tuyển dụng trên website và đã đạt được những hiệu quả bước
đầu. Quy trình tuyển dụng cũng được quy chuẩn hóa và hệ thống lại những sai phạm
và thành cơng trước đó để đạt chất lượng hiệu quả nhất . Quy mô công ty được mở ở
cả 2 miền Bắc và miền Nam. Điều nay giúp gia tăng hình ảnh và thương hiệu của công
ty trong mắt ứng viên và khách hàng.
 Hạn chế còn tồn tại:
Việc khai thác khách hàng: Việc khai thác khách hàng là các doanh nghiệp FDI
vốn Nhật ở khu vực nội thành Hà Nội vẫn chưa tốt. Trong khi lượng khách hàng là
công ty Nhật ở nội thành rất nhiều và đều là những khách hàng tiềm năng. Bên cạnh
đó, dù lượng khách hàng tăng lên đáng kể nhưng độ phủ chưa cao. Cụ thể, ở khu vực
miền Trung rất ít, gần như khơng có đơn đặt hàng từ khách hàng. Việc triển khai các vị
trí, ngành nghề tuyển dụng: Các vị trí tuyển dụng thường là các vị trí dưới 5 năm kinh
nghiệm, trong khi các vị trí cấp cao – nguồn mang lại doanh thu đột biến cho cơng ty
thì lại chưa được quan tâm đầu tư và chú trọng tương xứng. Bên cạnh đó, các vị trí
đặc thù, khó tuyển cũng chưa có những biện pháp giải quyết để đáp ứng nhu cầu khách
hàng
Cách thức triển khai tìm ứng viên của cơng ty cịn thụ động (chủ yếu qua
facebook), việc đăng kí các gói tìm kiếm ứng viên cịn hạn chế, … Chính vì vậy, việc
tiếp cận với nhiều ứng viên, đặc biệt với ứng viên cấp cao và các vị trí ngồi sản xuất
14


cịn gặp nhiều hạn chế. Cùng đó bộ máy nhân sự còn những vấn đề nhất định, tuy
nhiên năm 2021 bộ máy nhân sự cũng đang dần đi vào hoàn thiện các mảng và phòng
ban được cơ cấu để phù hợp hơn. Do lượng database của Worklink Việt Nam khá lớn,
nhưng chưa được tải lên hệ thống website. Chi phí đầu tư và hoàn thiện một website
khá lớn và tốn nhiều thời gian, công sức. Nên đến thời điểm hiện tại, công ty mới chỉ
thực hiện bước đầu và mới chỉ ở dạng kế hoạch, chưa triển khai cụ thể.
3.1.2: Đánh giá tình hình hoạt động quản trị nhân lực :

 Thành tựu đạt được :
Thứ nhất, tình hình quan hệ lao động tại cơng ty ln được duy trì ở trạng thái
hài hịa, ổn định. Cơng ty ln thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, quan tâm đời sống
của quyền lợi của nhân viên.
Thứ hai, công tác tổ chức định và định mức lao động được thực hiện và ngày
một chun nghiệp hóa, phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
Thứ ba, công tác hoạch định nhân lực được thực hiện đều đặn thường niên,
bám sát tình hình thực tế và chiến lược sản xuất kinh doanh của cơng ty, góp phần
lớn trong việc đem lại hiệu quả sử dụng nhân lực của Worklink.
Thứ tư, công tác tuyển dụng nhân lực của công ty hiệu quả, bộ phận tuyển
dụng luôn đáp ứng đủ số lượng nhân sự theo kế hoạch nhân sự và yêu cầu tuyển từ
các mảng, phịng ban. Bên cạnh đó, ngay từ khâu tuyển dụng, cơng ty đã tn theo
một quy trình thống nhất, các bước nhằm mục tiêu cuối cùng là tìm ra người phù
hợp nhất để đảm nhận các vị trí trong công ty, xây dựng nên bộ máy nhân sự ngày
càng chất lượng.
Thứ năm công ty đã quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực và phòng
tổ chức hành chính được phân cơng phụ trách hỗ trợ cơng tác đào tạo của Công ty.
Công ty hiểu rõ được tầm quan trọng của việc đào tạo nhân viên trước và trong q
trình làm việc, nhờ đó chất lượng nhân sự ngày càng tăng lên. Công ty đã xây dựng
được một đội ngũ nhân sự chuyên phụ trách sales nhóm khách hàng ngồi các cơng
ty vốn FDI Nhật Bản và chun tuyển các vị trí ngồi nhóm ngành sản xuất. Ngồi
ra, việc liên tục đào tạo kỹ năng cho nhân viên cũng giúp cách làm việc của công ty
ngày càng hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
 Hạn chế còn tồn tại:
Thứ nhất, công tác tuyển dụng của công ty đáp đáp ứng được nhu cầu của các
mảng phòng ban, tuy nhiên vẫn cịn xảy ra tình trạng tỷ lệ nghỉ trong thời gian thử
việc điều này ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện cơng việc cũng như gây lãng phí tài
chính của công ty khi phải tiến hành tuyển dụng thay thế. Nhân sự của cơng ty cịn
non trẻ, chênh lệch lớn về giới tính và thiếu nhân sự cứng về ngoại ngữ cũng như
nhân sự nước ngồi. Có thể thấy, các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Worklink Việt

Nam đều có nhân sự nước ngồi, đây là tiền đề cần phải có để làm việc với khách
hàng một cách dễ hàng và hiệu quả hơn.
15



×