Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.68 KB, 3 trang )
Bí quyết tránh phiền phức cho dân công sở
khi bị ốm
Thế nhưng có một cuộc họp quan trọng mà bạn không thể vắng mặt hôm
đó, bạn quyết định bước chân ra khỏi nhà và nghĩ đơn giản rằng, họp một
lúc nếu thấy không khỏe thì xin nghỉ cũng không sao. Tuy nhiên, ý nghĩ
đơn giản ấy nhiều khi đem lại cho bạn phiền phức.
Giống như một phản xạ tự nhiên, nếu đồng nghiệp bị cảm cúm đến văn
phòng và ngày hôm sau bạn bị lây cúm, chắc chắn, bạn sẽ bực mình vì
cho rằng bạn bị lây bệnh từ người đó. Vì thế, nếu bạn đi làm khi đang ốm,
nhiều khả năng bạn lại trở thành thủ phạm lây bệnh cho đồng nghiệp.
Theo một cuộc khảo sát do hang Accountemps tiến hành cho thấy, 76%
người lao động vẫn đi làm bình thường ngay cả khi đang bị ốm. Có nhiều
nguyên nhân lý giải cho tình trạng này: vì họ đã hết ngày phép, vì dự án
đang bước vào giai đoạn quan trọng, không thể vắng mặt… Tuy nhiên,
theo các chuyên gia tư vấn, nếu bạn đi làm chỉ để gây ấn tượng với đồng
nghiệp về sự nỗ lực của mình, ốm vẫn không bỏ việc thì đó là một suy
nghĩ hoàn toàn sai lầm. Theo khảo sát, chỉ 8% người lao động được hỏi
cho biết, họ có chút ấn tượng với sự cố gắng của đồng nghiệp khi ốm mà
vẫn đi làm.
Cho dù mục đích của bạn là tốt nhưng xuất hiện ở văn phòng trong khi bị
ốm sẽ mang lại nhiều phiền toái. Sau đây là một số cách giúp bạn và đồng
nghiệp tránh được những rắc rối đó.
- Gương mẫu
Nếu bạn giữ vị trí quản lý, bạn luôn được xem là người đi tiên phong và
cấp dưới sẽ nhìn vào bạn như một tấm gương để học hỏi, noi theo. Vì vậy,
khi bị ốm mà bạn vẫn đi làm, dù mục đích tốt nhưng vô tình bạn đã tạo ra
một tiền lệ không tốt, khiến những người khác bắt chước theo.
Tốt nhất là bạn nên ở nhà khi bị ốm và khuyến khích nhân viên như vậy
bởi điều này cho thấy bạn đang đặt sức khỏe của người lao động lên trên
hết. Nếu nhân viên có dấu hiệu cảm cúm, ốm đau, không cần đợi họ xin
phép, bạn có thể chủ động cho họ về nhà nghỉ ngơi.