Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tránh bị “sập bẫy” nhà tuyển dụng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.31 KB, 3 trang )

Tránh bị “sập bẫy” nhà tuyển dụng
“bẫy” phỏng vấn là những kỹ thuật khám phá tính cách thật của ứng
viên hoặc những thông tin mà ứng viên cố tình che giấu. Với ứng
viên, chỉ cần chuẩn bị kỹ, tìm hiểu về doanh nghiệp và vị trí ứng
tuyển; có suy nghĩ, thái độ chuyên nghiệp, thì sẽ vượt qua được
những “bẫy” sau đây:
Không khí thân thiện: không khí thoải mái và người phỏng vấn tỏ ra
dễ chịu, thân thiện, hỏi những câu dễ dàng, không có vẻ “áp lực”,
“thử thách”… khiến bạn quên mất mình đang bị phỏng vấn. Bạn cảm
thấy được chia sẻ, thông cảm với những khó khăn của bạn trong
công việc hiện tại. Thế là bạn dốc hết những bức xúc tích tụ từ lâu
mà không thể chia sẻ cùng ai, và bạn đã rơi vào một cái bẫy êm ái.
NTD sẽ thấy hết những “sắc màu” thật, mà nếu trong không khí
nghiêm túc, họ sẽ chẳng thể nào khai thác được.
Có doanh nghiệp từng phỏng vấn ứng viên: “Em đã gặp những khó
khăn nào trong công việc hiện tại? Và em giải quyết như thế nào?”.
Với câu hỏi này, có không ít ứng viên phấn khích, đập mạnh tay lên
bàn để minh họa cách mình giải quyết và thỉnh thoảng cao giọng vì
quá bức xúc. Kết quả ứng viên này không được phỏng vấn tiếp, vì
doanh nghiệp cần một nhân viên kiên nhẫn, nhẹ nhàng và chuyên
nghiệp. Do đó, bạn hãy tỉnh táo trong mọi tình huống. Người phỏng
vấn thân thiện giúp bạn bớt căng thẳng, nhưng bạn cần phải giữ thái
độ đúng mực và chuyên nghiệp thì mới để lại ấn tượng tốt cho NTD.
Những câu hỏi khó: NTD đặt ra hàng loạt câu hỏi như: loại đồng
nghiệp nào bạn ghét nhất? Bạn thích kiểu sếp như thế nào? Bất
đồng giữa bạn và sếp hiện tại? Bạn có nghĩ mình vượt quá yêu cầu
của vị trí này không? Theo bạn thì doanh nghiệp chúng tôi cần cải
thiện những điểm nào? Đây là dạng câu hỏi mà những gì bạn nói ra
có thể sẽ gây bất lợi cho bạn. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi
trả lời, và phải hiểu vì sao NTD đưa ra câu hỏi này? Họ có thật sự
quan tâm đến sếp hay đồng nghiệp của bạn không, hay họ đang tìm


kiếm điều gì khác? Do
đó, bạn phải thể hiện thái độ tích cực, nếu bạn chê bai hay đổ lỗi cho
người khác, thì NTD sẽ loại bạn, vì không ai muốn tuyển người thay
vì nghĩ ra giải pháp thì chỉ biết than vãn.
Tạo áp lực: NTD hỏi dồn dập, liên tục, ngắt lời bạn hoặc đưa ra
những nhận xét trái ngược, làm bạn cảm thấy mất bình tĩnh, không
làm chủ cảm xúc của mình. Bạn cần giữ bình tĩnh, tự tin, kiềm chế
cảm xúc và phải nhớ đây chỉ là phỏng vấn. Hãy lịch sự hỏi lại khi cần
thiết, giữ giọng nói ở mức vừa phải, đừng bao giờ tỏ ra bức xúc. Nếu
công việc ứng tuyển cần bạn có khả năng chịu áp lực, giải quyết
nhiều tình huống bất ngờ, thì đây là cách NTD kiểm tra khả năng đáp
ứng yêu cầu công việc của bạn.
Lung lay mục tiêu: thí dụ, bạn đang ứng tuyển cho vị trí bán hàng,
bỗng dưng NTD hỏi: “Hiện tại phòng marketing cần tuyển một vị trí
khá phù hợp với khả năng của bạn, bạn có quan tâm vị trí này
không?”. Đây là cách NTD thử xem bạn có thật sự theo mục tiêu
nghề nghiệp của mình không. Nếu bạn ngỏ ý tìm hiểu thêm về vị trí
họ đề nghị, cơ hội của bạn sẽ chấm hết. Một ứng viên dễ dàng bị
lung lay bởi những vị trí hấp dẫn hơn sẽ là dấu hiệu cho thấy họ là
người thiếu chính kiến và không trung thành.
Cuối cùng, để thành công trong phỏng vấn, bạn đừng bao giờ mong
không gặp “bẫy”, mà cần phải chuẩn bị thật kỹ để đối diện với nó.
Muốn bình tĩnh, tự tin, bạn cần đặt mình vào vị trí NTD; tự đặt ra cho
mình những câu hỏi và luyện tập cách trả lời. Quan trọng nhất vẫn là
thái độ của bạn, luôn suy nghĩ tích cực, thể hiện sự chuyên nghiệp
cũng như xác định giá trị của bạn một cách đúng mực, bạn sẽ vượt
qua những cái “bẫy” trong phỏng vấn.

×