Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

bài giảng tư pháp quốc tế - chương 6 quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.01 KB, 25 trang )

CHƯƠNG 6CHƯƠNG 6
QUAN HỆ SỞ HỮU TRONG QUAN HỆ SỞ HỮU TRONG
TƯ PHÁP QUỐC TẾTƯ PHÁP QUỐC TẾ
• I. KHÁI QUÁT CHUNG
• 1. Khái niệm quan hệ sở hữu
Quyền sở hữu là chế định trung tâm trong pháp
luật dân sự của bất kỳ quốc gia nào. Pháp luật
các nước quy định về quyền sở hữu không
giống nhau, điều này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân: trình độ phát triển kinh tế - xã
hội, văn hóa, phong tục tập quán, … Vì vậy,
các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài
thường phát sinh xung đột pháp luật.
2. 2. Quan hệ sở hữu do Tư pháp quốc
tế điều chỉnh
• - Chủ sở hữu tài sản là người nước ngoài
hoặc đang cư trú ở nước ngoài;
• - Tài sản trong quan hệ sở hữu đó đang
hiện diện ở nước ngoài;
• - Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ở
nước ngoài.
• 3. Nội dung điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế đối với quan hệ sở hữu
• - Giải quyết xung đột pháp luật về quyền
sở hữu;
• - Giải quyết xung đột về thẩm quyền giải
quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở
hữu;
• - Vấn đề quốc hữu hóa tài sản thuộc
quyền sở hữu của người nước ngoài.


• II. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
TRONG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN QUAN HỆ SỞ HỮU
• 1. Tư pháp quốc tế các nước
• 1.1 Nguyên tắc chung
Pháp luật của đa số các nước trên thế giới
đều thống nhất áp dụng một nguyên tắc
chung nhằm giải quyết xung đột pháp luật
về quyền sở hữu là: áp dụng luật của
nước nơi có tài sản (Lex rei sitae hoặc Lex
situs objectus Luật nơi có đối tượng của
quyền sở hữu).
• 1.2 Giải quyết xung đột pháp luật về phạm vi,
nội dung, điều kiện phát sinh, chấm dứt và
chuyển dịch quyền sở hữu
• Nguyên tắc chung được thừa nhận là quyền sở
hữu đối với tài sản phát sinh theo pháp luật của
nước nơi có tài sản đó và khi tài sản đó di
chuyển sang quốc gia khác thì quyền sở hữu đó
vẫn tiếp tục được quốc gia nơi tài sản di chuyển
đến thừa nhận và bảo hộ.
• Để giải quyết xung đột pháp luật về phạm vi, nội
dung, điều kiện phát sinh, chấm dứt và chuyển
dịch quyền sở hữu đối với tài sản phần lớn các
nước đều áp dụng nguyên tắc Luật nơi có tài
sản (Lex rei sitae).
• 1.3 Bảo hộ quyền của người thủ đắc trung
thực
• - Để bảo hộ quyền lợi của người thủ đắc
trung thực (người chiếm hữu không có

căn cứ pháp luật nhưng ngay tình) trước
yêu cầu đòi lại tài sản từ phía chủ sở hữu
pháp luật các nước thường áp dụng
nguyên tắc Luật của nước hiện đang có
tài sản hoặc Luật của nước nơi có tài sản
vào thời điểm thủ đắc.
• 1.4 Giải quyết xung đột pháp luật về định
danh tài sản
• Để phân biệt tài sản là động sản hay bất
động sản các nước đều áp dụng Luật nơi
có tài sản. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử của
Pháp đã áp dụng Luật tòa án (Lex fori) để
định danh tài sản.
• 1.5 Các trường hợp ngoại lệ không áp dụng Luật
nơi có tài sản
• - Quan hệ về tài sản liên quan đến các tài sản
của quốc gia đang ở nước ngoài;
• - Lĩnh vực hàng không, hàng hải: pháp luật các
nước thường quy định áp dụng pháp luật của
nước mà tàu biển mang cờ quốc tịch hoặc pháp
luật của nước nơi đăng ký quốc tịch tàu bay;
• - Quan hệ sở hữu đối với đối tượng của sở hữu
trí tuệ: pháp luật các nước thường quy định áp
dụng pháp luật của nước nơi đối tượng sở hữu
trí tuệ được bảo hộ;
• - Quan hệ về tài sản của pháp nhân nước
ngoài khi pháp nhân đó bị giải thể: pháp
luật các nước thường quy định áp dụng
pháp luật của nước mà pháp nhân mang
quốc tịch;

• - Quan hệ tài sản liên quan đến các đối
tượng của các đạo luật về quốc hữu hóa;
• - Quan hệ đối với tài sản đang trên đường
vận chuyển.
• 1.6 Giải quyết xung đột pháp luật đối với
tài sản đang trên đường vận chuyển, tài
sản quá cảnh qua nhiều quốc gia
• Thuật ngữ quá cảnh (transit) được hiểu là
việc vận chuyển tài sản hoặc hành khách
đi qua lãnh thổ của một hay nhiều nước
nào đó để đến nước thứ ba hoặc ít nhất
phải đi qua vùng biển quốc tế. Như vậy,
việc vận chuyển hàng hóa từ lãnh thổ
quốc gia này sang lãnh thổ quốc gia khác
có cùng đường biên giới quốc gia không
được coi là quá cảnh.
• Pháp luật nước nơi gửi tài sản đi (Legi loci
expeditionis);
• Pháp luật nước nơi nhận tài sản (Legi loci
destinationis);
• Pháp luật nước mà phương tiện vận tải mang
quốc tịch (nếu vận chuyển bằng đường biển
hoặc đường không);
• Pháp luật của nước nơi có trụ sở của Tòa án có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Legi fori);
• Pháp luật của nước nơi hiện đang có tài sản
(Legi rei sitae);
• Pháp luật của nước do các bên lựa chọn (Legi
voluntatis).
• 1.7 Giải quyết xung đột pháp luật về thời điểm

chuyển dịch quyền sở hữu và rủi ro
• Nguyên tắc của Luật La Mã, theo đó, thời điểm
chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua
được tính từ khi ký kết hợp đồng mà không phụ
thuộc vào thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu
từ người bán sang người mua (periculum est
emptoris).
• Nguyên tắc “res perit domino” (rủi ro do chủ sở
hữu gánh chịu). Theo nguyên tắc này, thời điểm
chuyển dịch rủi ro trùng với thời điểm chuyển
dịch quyền sở hữu. Tuy nhiên, thời điểm chuyển
dịch quyền sở hữu lại được quy định khác nhau.
• 2. Theo Tư pháp quốc tế Việt Nam
• 2.1 Nguyên tắc chung. Theo pháp luật Việt
Nam, việc giải quyết xung đột pháp luật về
phạm vi, nội dung, điều kiện phát sinh,
chấm dứt và chuyển dịch quyền sở hữu
đối với tài sản Việt Nam cũng áp dụng
nguyên tắc Luật nơi có tài sản (Lex rei
sitae).
Khoản 1 Điều 766 Bộ Luật dân sự năm
2005 thì: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi,
chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung
quyền sở hữu đối với tài sản được xác
định theo pháp luật của nước nơi có tài
sản đó …”.
• 2.2 Bảo hộ quyền của người thủ đắc trung
thực
• Khoản 1 Điều 247 Bộ Luật dân sự 2005
“Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu” quy

định: “Người chiếm hữu, người được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình, liên tục, công khai trong thời
hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối
với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu
tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm
hữu …”
• 2.3 Giải quyết xung đột pháp luật về định danh
tài sản
• Theo pháp luật Việt Nam, việc định danh tài sản
áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản.
• Khoản 3 Điều 766 Bộ Luật dân sự 2005 quy
định: “Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc
bất động sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có tài sản”.
• Ngoài ra, trong các hiệp định tương trợ tư pháp
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
với các nước cũng đều có quy định về vấn đề
định danh tài sản theo nguyên tắc luật nơi có tài
sản.
• 2.4 Giải quyết xung đột pháp luật đối với tài sản
đang trên đường vận chuyển, tài sản quá cảnh
qua nhiều quốc gia
• Theo pháp luật Việt Nam, để giải quyết các vấn
đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản đang trên
đường vận chuyển thì Luật nước nơi nhận tài
sản (Legi loci destinationis) được áp dụng.
• Khoản 2 Điều 766 Bộ Luật dân sự 2005 thì:
“Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận
chuyển được xác định theo pháp luật của nước

nơi động sản được chuyển đến, nếu không có
thỏa thuận khác”.
• 2.5 Giải quyết xung đột pháp luật về thời điểm
chuyển dịch quyền sở hữu và rủi ro
• - Về thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu: Theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay quyền
sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển
cho bên mua, kể từ thời điểm tài sản được
chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Đối
với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy
định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì
quyền sở hữu được chuyển giao cho bên mua
kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký
quyền sở hữu đối với tài sản đó.
• Điều 439 Bộ Luật dân sự 2005 quy định:
• “1. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán
được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm
tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác.
• 2. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật
quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì
quyền sở hữu được chuyển cho bên mua
kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký
quyền sở hữu đối với tài sản đó.
- Về thời điểm chuyển rủi ro: Theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì
thời điểm chuyển rủi ro đối với tài sản
không phải đăng ký quyền sở hữu là thời

điểm tài sản được bên bán giao cho bên
mua nếu các bên không có thỏa thuận
khác; đối với tài sản phải đăng ký quyền
sở hữu thì rủi ro được chuyển từ người
bán sang người mua từ thời điểm hoàn
thành thủ tục đăng ký nếu các bên không
có thỏa thuận khác.
Điều 440 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định:
“Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho
đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên
mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi
nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác. Đối
với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy
định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì
bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ
tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm
hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua
chưa nhận tài sản, nếu các bên không có thỏa
thuận khác”.
III. VẤN ĐỀ QUỐC HỮU HÓA TRONG
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Khái niệm quốc hữu hóa
Thông thường, quốc hữu hóa được hiểu là việc
chuyển giao công cụ và tư liệu sản xuất thuộc
sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước bằng
biện pháp hành chính.
2. Hiệu lực của đạo luật quốc hữu hóa
Đa số pháp luật các nước đều thừa nhận rằng
các đạo luật quốc hữu hóa đều mang tính chất
“trị ngoại lãnh thổ”. Theo tính chất này, các đạo

luật quốc hữu hóa không những có hiệu lực trên
lãnh thổ của quốc gia ban hành mà có hiệu lực
ở nước ngoài. Trên cơ sở đó, quốc gia tiến
hành quốc hữu hóa phải được thừa nhận là chủ
sở hữu của tất cả những tài sản thuộc đối tượng
điều chỉnh của đạo luật quốc hữu hóa – kể cả
những tài sản trên lãnh thổ của quốc gia khác.

×