Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập nhóm thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.79 KB, 9 trang )

Bài tập nhóm: Thương mại quốc tế

A. Mở Bài.
Sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển buôn bán.Từ lâu con người đã tìm ra
những lợi ích buôn bán giữa các nước.Cách đây hàng ngàn năm người Trung Quốc,Ấn Độ đã
biết mang những sẩn phẩm của nước mình sang các nước ở Châu Âu,Châu Á để đổi lấy
những sản phẩm mà nước mình không có.Những lý thuyết về lợi ích thương mại quốc tế xuất
hiện vào thế kỉ XV thông qua học thuyết trọng thương,học thuyết Adam Simth và đến thế kỉ
XVIII nhà kinh tế học David Ricardo đã đưa ra học thuyết lợi thế so sánh đặt cơ sở cho việc
nghiên cứu thương mại quốc tế mang tính khoa học và thực tiến hơn và Hecksher – Ohlin đã
phát triển thêm về thương mại quốc tế.
Vậy thương mại quốc tế là gì? Vì sao lại có hoạt động thương mại quốc tế? Và hoạt động
thương mại quốc tế tuân theo các học thuyết như thế nào?
B. Nội Dung
I. Tìm Hiểu Chung
1. Khái niệm Về Thương Mại Quốc Tế.
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ bao gồm hàng hóa vô hình và hữu
hình giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá đưa lại lợi ích cho các bên
tham gia.
2. Nguyên Nhân Của Hoạt Động Thương Mại Quốc Tế.
* Có 3 nguyên nhân chính.
· Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên của các quốc gia.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế của mình.Do vậy,họ
muốn phát triển thì họ phải vay mượn, mua bán, trao đổi với các quốc gia khác.Tài nguyên
thiên nhiên cũng vậy, tài nguyên thiên nhiên thì có hạn và nhu cầu của con người lại là vô
hạn.Vì vậy mà phải có hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia để khắc phục khó khăn
đó.
Ví dụ: Nhật Bản là một quốc rất nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên nhưng Nhật Bản là một
trong những siêu cường quốc kinh tế trên thế giới. Có được điều đó là do nền kinh tế thị trường
ở Nhật Bản ra đời và phát triển sớm, là do chính sách mở cửa giao lưu buôn bán với các nước
trên thế giới. Ngay ở thế kỉ XIX Nhật Bản dã tiến hành mua một số phất minh quan trọng của


các nước đem về áp dụng.Vì vậy mà Nhật Bản có nền kinh tế rất phát triển
Còn ở Việt Nam được mệnh danh là nước có”rừng vàng biển bạc”, nhưng lại là nước đang
phát triển, mới phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu. Nguyên nhân cơ bản là do chúng ta không
biết tận dụng lợi thế, khai thác thế mạnh của mình. Do nền kinh tế quan liêu bao cấp kéo dài
trong 10 năm đã làm cho nền kinh tế nước ta trì trệ, tụt hậu.Do ta chỉ biết dựa vào thiên nhiên ,
khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu khoa học , không có ý thức bảo vệ .Chính vì vậy
mà hiện nay , chúng ta đang đứng trước một báo động nguy hiểm là sự cạn kiệt, không phục
hồi được các tài nguyên thiên nhiên . Chính điều này phải thúc đẩy chúng ta tiến hành thương
mại quốc tế .
· Sự đa dạng về nhu cầu cuộc sống .
Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của con người càng phát triển. Để đáp ứng trọn vẹn mọi
nhu cầu của con người thì phải có thương mại quốc tế. Tức là phải có giao lưa, học hỏi giữa
các nước.
Ví dụ: Ở Việt Nam lúc đầu việc đi lại của con người là đi bộ và đi xe dạp nhưng khi kinh tế
phát triển , con người muốn có một phương tiện khác tiện lợi hơn , nhanh hơn có thể tiết kiệm
thời gian hơn , đó là xe máy . Nhưng lúc này ,Việt Nam chưa có công ty nào sản xuất xe máy .
để đáp ứng nhu cầu đó thì ta phải nhập khẩu , mua xe của các nước khác như Thái Lan , Trung
Quốc . Về sau khi mọi người đêu có nhu cầu đó thì các công ty được thành lập nên , họ qua
các nước mua phụ kiện , động cơ, rồi học tập đem về Việt Nam chế tạo và lắp ráp thành xe
Việt Nam .
· Sự đa dạng hóa về giá cả, sở thích và nguồn cung cấp đầu vào giữa các quốc gia.
II. Quan Điểm Của David Ricardo Về Thương Mại Quốc Tế.
1. Tiểu Sử
David Ricardo(18/4/1772 – 11/9/1823) là một nhà kinh tế người Anh.Ông sinh ra ở London, là
con thứ ba trong số bảy người con của một gia đình người Do Thái nhập cư từ Hà Lan đến Đế
Quốc Anh trước khi ông được sinh ra. Khi 14 tuổi, sau một khó học ngắn ở Hà Lan, Ricardo đã
tham gia công việc cùng với cha của ông ở sở giao dịch chứng khoán London nơi ông bắt đầu
học về các công việc tài chính.Đây là nền tảng cho các thành công sau này của ông trong thị
trường chứng khoán và kinh doanh bất động sản.
Tác phẩm nổi tiếng của ông : “Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế “ xuất bản năm 1817.

2. Cơ Sở Ra Đời.
Do học thuyết của các nhà kinh tế như Adam Smith và các học thuyết khác chưa giải
thích được hiện tượng: Một nước có lợi thế hơn hẳn các nước khác hoặc những nước không
lợi tuyệt đối nào cả thì chỗ đứng trông phân công lao động quốc tế là ở đâu? Và thương mại
quốc tế sẽ xảy ra như thế nào đối với các nước? Hay lại áp dụng chính sách “Bế quan tỏa
cảng”? Ngày nay,đặc biệt mậu dịch giữa các nước phát triển với nhau nếu dùng lý thuyết lợi thế
tuyệt đối của Adam Simth thì không thể giải thích được.
Chính vì vậy mà học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo ra đời để khác phục những
hạn chế mà học thuyết Adam Smith .
3. Tư Tưởng .
· Mọi nước luôn có thể và rất có lợi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc
tế. Bởi vì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một
nước: Chỉ chyên môn hóa vào sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hàng
hóa của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác .
· Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế
tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn khi
tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi
thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và một số kém so sánh nhất định về các mặt
hàng khác.
· Điều chính yếu trong lý thuyết của Ricardo là thương mại quốc tế không yêu cầu
sự khác nhau về lợi thế tuyệt đối. Thương mại quốc tế có thể xảy ra khi có lợi thế so
sánh. Lợi thế so sánh tồn tại bất cứ khi nào mà tương quan về lao động cho mỗi sản
phẩm khác nhau giữa hai hàng hóa .
· Theo quy luật này, các quốc gia có thể chuyên môn hóa và xuất khẩu sản phẩm mà
họ không có lợi thế tuyệt đối so với một nước khác, nhưng lại có lợi thế tuyệt đối hơn
giữa hai sản phẩm trong nước ( tức là họ có lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh ) và
nhập khẩu những sản phẩm mà lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai sản phẩm trong
nước.
· Lợi thế so sánh về một loại sản phẩm X nào đó tể hiện khả năng cạnh tranh của
một quốc gia trên thị trường thế giới. xác định lợi thế so sánh giữa hai quốc gia, hay

giữa các nước trong cùng khu vực có thể xác định theo công thức sau :
RCA =
Trong đó :
· RCA (Rate of Comparative Advantage ): Hệ số thể hiện lợi thế so sánh .
· : Kim nghạch xuất khẩu sản phẩm X của quốc gia trong một năm .
· :Tổng kim nghạch xuất khẩu của quốc gia trong một năm .
· : Kim nghạch xuất khẩu sản phẩm X của thế giới trong một năm .
· : Tổng kim nghạch xuất khẩu của thế giới trong một năm .
· Nếu RCA ≤ 1 : Sản phẩm không có lợi thế so sánh.
· Nếu RCA< 2,5 : sản phẩm có lợi thế so sánh .
· Nếu RCA≥2,5 : sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao.
Ví dụ điển hình về lợi thế so sánh của Ricardo đó là sự trao đổi bông /rượu Porto giữa Bồ
Đào Nha và Anh :Nếu Bồ Đào Nha không thể sản xuất vải trong điều kiện thuận lợi như ở Anh,
nghĩa là nếu họ dành nhiều thời gian vào lao động hơn nước Anh thì họ có lợi thế trong sản
xuất rượu vang và họ dùng làm phương tiện trao đổi để mua vải bông ở Anh. Mà nước này
không thể sản xuất rượu vang trong điều kiện thuận lợi như ở Bồ Đào Nha .
4. Ưu Điểm.
Học thuyết của David Ricardo là một công cụ hữu ích để giải thích nguyên nhân thương mại
quốc tế và nó đem lại lợi ích cho cả hai quóc gia như thế nào.
Khắc phục những hạn chế của Adam Smith
Tư tưởng học thuyết của David Ricardo ngày nay vẫn còn giá trị và được giảng dạy rộng rãi.
C.Mac đã đánh giá ông là người : “Đạt tới đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển”.
5. Hạn Chế.
· Các phân tích của Ricardo không tính đến cơ cấu về nhu cầu tiêu dùng của mỗi
nước, cho nên dựa vào lý thuyết của ông người ta không thể xác định giá tương đối
mà các nước dùng để trao đổi sản phẩm
· Các phân tích của ông không đề cập tới chi phí vận tải,bảo hiểm hàng hóa và hàng
rào bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng.Cá yếu tố này ảnh hưởng quyết định đến hiệu
quả của thương mại quốc tế.
· Lý thuyết của ông không giải thích được nguồn gốc phát sinh của thuận lợi của một

đối với một loại sản phẩm nào đó, cho nên không giả thích triệt để nguyên nhân sâu xa
của quá trình thương mại quốc tế.
III. Quan Điểm Của E.Hecksher – B.Ohlin Về Thương Mại Quốc Tế.
1. Tiểu sử.
Hecksher – Ohlin là nhà kinh tế học người Thụy Điển.
Tác phẩm chính: Thương mại lên khu vực và quốc tế.
2. Cơ Sở Ra Đời.
Do học thuyết của David Ricardo chưa giải thích được cơ cấu về nhu cầu tiêu dùng của
mỗi nước,ông không đề cập tới chi phí vận tải,bảo hiểm hàng hóa và hàng rào bảo hộ mậu dịch
mà các nước dụng lên,không giải thích được nguồn gốc phát sinh của thuận lợi của một nước
đối với loại sản phẩm nào đó.
Để khắc phục những hạn chế học thuyết của David Ricardo mà học thuyết của E.Hecksher –
B.Ohlin ra đời để giải thích hiện tượng thương mại hóa quốc tế.
3.Tư Tưởng.
Học thuyết của Hecksher – Ohlin giải thích các hiện tượng kinh tế thương mại quốc tế
như
sau : “Trong một nền kinh tế mở cửa mỗi nước đều hướng đến chuyên môn hóa các nghành
sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là lợi thế nhất”.Nói một
cánh khác bằng cách thừa nhận là mỗi sản phẩm đòi hỏi một sự liên kết khác nhau các yếu tố
sản xuất (vốn,lao động,tài nguyên,đất đai, vv ) và có sự chênh lệch giữa các nước về các yếu
tố này, mỗi nước sẽ chuyên môn hóa trong những ngành sản xuất cho phép sử dụng các yếu tố
với chi phí rẻ hơn, chất lượng tốt hơn so với các nước khác. Như vậy cơ sở của sự trao đổi
buôn bán quốc tế theo Hecksher – Ohlin là lợi thế tương đối. hệ số biểu thị lợi thế tương đối
hay còn gọ là lợi thế so sánh được viết tắt RCA (theo Coefficient of Re- vealed Comparative
Advantage ) hệ số này được xác định như sau :
RCA =
- :Giá trị kim nghạch xuất khẩu sản phẩm Acuar nước X (tính giá FOB)
- :Tổng kim nghạch xuất khẩu của nước X trong một năm
- : Giá trị kim nghạch xuất khẩu sản phẩm A của toàn thế giới.
- W :Tổng kim nghạch xuất khẩu của toàn thế giới trong năm

Nếu RCA < 1 sản phẩm đó không có lợi thế so sánh không nên xuất khẩu mà nên nhập
khẩu
Nếu RCA ≥ 4,25 sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao .
Kinh nghiệm phá triển ngoại thương ở trong vùng cho ta thấy : họ xuất khẩu những mặt
hàng có lợi thế so sánh cao thường là những sản phẩm khai thác tài nguyên như gỗ, dầu mỏ;
sản phẩm sử dụng nhiều lao động :như dệt, may mặc, thuộc gia, lắp ráp thiết bị máy móc và
hàng điện tử .
4. Ưu Điểm.
Khuyến khích mọi nước đều tham gia vào quá trình thương mại quốc tế, ngay cả những
nước không có lợi thế tuyệt đối.
Là nền tảng cho các nghiên cứu về thương mại quốc tế cho các nhà kinh tế sau này.
5. Hạn Chế.
- Cũng như Ricardo,E.Heckscher – B.Ohlin cũng có những hạn chế nhất định,nó không cho
phép giải thích được mọi hiện tượng thương mại quốc tế đó là:
- Có sự đảo ngược về nhu cầu,sở thích về hàng hóa không đồng nhất giữa các khu vực.
- Có sự xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo(nhà nước tham gia bảo họ thị trường nội địa,tài
trợ cho các nhà xuất khẩu nội địa).
- Chi phí về vận tải và bảo hiểm quá lớn,nhiều khi vượt quá chi phí sản xuất.
V. Liên Hệ Việt Nam.
Đại thắng mùa xuân năm 1875 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc.Đồng thời cũng đưa tới một chặng đường mới cho
nền kinh tế nước nhà.
Nước ta đã trải qua hơn 10 năm với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp,mặc dù có những
mặt tích cực riêng của nó nhưng mặt khác nó cũng hạn chế nhất định.Vì vậy mà khoảng 10
năm đó đã làm cho nền kinh tế nước ta bị tụt hậu và sa sút so với nền kinh tế thế giới.Trong khi
đó,ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội loài người đều hình thành nên một nền kinh tế nhất
định.Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu về đời sống của con người càng gia tăng mà nền
kinh tế tự cung tự cấp thì không thể đáp ứng được nhu cầu đó của con người.
Đã tròn 35 năm kể từ thời điểm lịch sử đó,nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những bước thăng
trầm và thực sự đã tạo ra những biến đổi sâu sắc,toàn diện làm nên diện mạo của một Việt

Nam hoàn toàn mới.Ba mươi lăm năm chưa phải một khoảng thời gian dài đối với tiến trình lịch
sử của một dân tộc.Đứng trước tình hình đó,Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã
quyết định chuyển đổi nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thi trường tức là “mở
cửa” giao lưu buôn bán với các nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới Theo các văn
kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản và
Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế chủ động hội nhập quốc tế
với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới phấn đấu vì vì hòa bình,độc lập và phát triển”.
Áp dụng học thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo và Hecksher – Ohlin,Việt Nam đã tiến
hành chuyển đổi nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dã đạt được những
thành tựu :
Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân mỗi năm 4,8%.Trong nông nghiệp sản xuất lương thực
có bước tiến đáng kể từ mức trên dưới 18 triệu tấn/năm(năm 1984 – 1987) đã tăng lên 21,5
triệu tấn /năm (1989 – 1990).Lương thực bình quân đầu người mỗi năm đạt 310 kg.Năm
1989,Việt Nam đã khắc phục được tình trạng thường xuyên phải nhập lương thực vươn lên trở
thành nước xuất khẩu gạo vào hàng thứ 3 trên thế giới (1989) xuất được 1.4 triệu tấn.Trong
công nghiệp,một cách thức làm ăn mới có hiệu quả sản xuất gắn với thị trường đang dược
khẳng định.Trong lưu thông phân phối, cơ chế mới đã đóng góp ổn định thị trường.Những năm
1989 – 1990 hàng hóa đã có sự phong phú, mua bán thuận tiện,giá cả ổn định,siêu lạm phát
được ngăn chặn.
Việt Nam có nhiều lao động nhưng thiếu vốn và công nghệ nên có lợi thế tương đối trong sản
xuất các mặt hàng cần nhiều lao động như quần áo, giày dép, nông sản, trong khi Mỹ có lợi
thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng công nghệ cao và cần nhiều vốn như máy tính,
Ipod, phim Hollywood… Và quan hệ thương mại diễn ra trên cơ sở này, Việt Nam xuất khẩu
quần áo, giầy dép, nông sản sang Mỹ và nhập khẩu máy tính, Ipod, phim Hollywood… từ Mỹ.
Hiên nay,Việt nam đã thiết lập ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục (Châu Á -
Thái Bình Dương: 33, Châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28, Châu Phi: 47, Trung Đông: 16), bao gồm tất
cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức
quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ

thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai
trò là ủy viên ECOSOC , ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP,UNFPA và UPU. Vai trò đối ngoại
của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành
công Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) năm 1997,Hội nghị cấp
cao ASEAN năm 1998, Hội thảo quốc tế về hợp tác và phát triển Việt Nam và Châu Phi năm
2003.
Năm 2004,Việt Nam tổ chức hội nghị cấp cao ASEM vào tháng 10.
Năm 2006,Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APCE vào tháng 11.
Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại quốc tế(WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền
kinh tế quốc tế.
Ngày 16 tháng 10 năm 2007, tại cuộc bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc ở New York Việt Nam chính thức được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2008 - 2009.
Định hướng của Việt Nam trong thương mại quốc tế hiện nay:
Thứ nhất, Việt Nam cần phải tập trung định hướng các hoạt động xuất/nhập khẩu phù hợp
với mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ hai, trong các nỗ lực mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các hiệp định
thương mại tự do song phương, Việt Nam cần chú tâm chọn lựa những đối tác vừa có thể đưa
lại lợi ích thương mại và vừa phục vụ mục tiêu chiến lược ngoại giao như Mỹ, Ấn Độ, Nga…
đòi hỏi đối tác xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng mà mình đang có lợi thế so sánh và
để đáp lại thì có thể nhượng bộ mạnh tay hơn đối với các mặt hàng đã bị hàng nhập khẩu các
nước khác chiếm lĩnh,
Thứ ba, Việt Nam cần sử dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, và chống bán trợ giá
để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước khi tình thế đòi hỏi phải như
thế
C Kết Luận.
Học thuyết của Ricardo và Hecksher – Ohlin tuy vẫn có những hạn chế nhưng đã đóp góp rất
quan trọng vào việc giải thích về thương mại quốc tế.học thuyết của hai ông cũng là nền tảng
cho các nhà kinh tế trong tương lai học hỏi và phát triển để ngành thương mại càng phát triển

hơn trong tương lai.
Sinh viên là nhưng tài năng mới,cho một quá trình đổi mới càng phải phát triển khả năng ngoại
giao rộng,để tiếp thu truyền thông của các học giả đi trước để đất nước chúng ta ngày càng
phát triển hơn và sánh vai với các cường quốc trên thế giớ

×