Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp cơ bản để nâng cao giá trị đạo đức Nho giáo.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.6 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
A. Giới thiệu đề tài ................................................................................ 2
B. Nội dung chính .................................................................................. 4
I. Cơ sở lý luận: .......................................................................................... 4
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: ..................................................... 5
3. Vai trò của những Quan điểm chính trị xã hội trên đối với đời sống
xã hội ở Việt Nam hiện nay: .................................................................... 12
III. Một số biện pháp cơ bản để nâng cao giá trị đạo đức Nho giáo: . . 21
C. Kết luận ........................................................................................... 23
Tài liệu tham khảo ............................................................................... 24
Lê Văn Quang 1 Kế toán 50A
A. Giới thiệu đề tài
Nho giáo ra đời từ thế kỉ VI trước Công nguyên tại Trung Quốc, do
Khổng Tử sáng tạo. Đây không những là một học thuyết thống trị trong xã
hội Trung Hoa suốt một thời gian dài, mà còn du nhập và có ảnh hưởng rất
sâu sắc đến nước ta thông qua con đường xâm lược của phong kiến phương
Bắc.
Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc và nhất là trong các triều đại
phong kiến Việt Nam (chủ yếu từ thế kỉ X đến XIX) Nho giáo đã có những
tác động to lớn vào mọi mặt đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cho nên
trong cuộc cách mạng văn hoá hiện nay chúng ta tất phải nghiên cứu Khổng
giáo hay Nho giáo để xem nó ảnh hưởng đến văn hoá của chúng ta như thế
nào. Vì vậy trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay,
để xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vấn đề đặt ra là phải giải
quyết mối quan hệ biện chứng giữa con người Việt Nam truyền thống và con
người Việt Nam hiện đại.
Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này, em chọn đề tài “Quan điểm
chính trị-xã hội trong triết học Nho gia và vai trò của nó trong đời sống
xã hội ở Việt Nam hiện nay” nhằm mục đích tìm hiểu sơ qua về quá trình
hình thành, phát triển, nội dung, quan điểm chính trị xã hội của học thuyết
Nho giáo, quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam và đặc biệt là xem


xét, đánh giá vai trò của nó đối với xã hội Việt Nam hiện đại.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nnguyên lí và phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, thế giới quan duy vật biện chứng,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, vì còn nhiều hạn chế trong hiểu biết và kiến thức nên bài
tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
Lê Văn Quang 2 Kế toán 50A
giúp đỡ va góp ý của thầy cô để em có thể hoàn thành tốt công việc nghiên
cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Ngọc Thông - giáo viên giảng
dạy bộ môn Triết học Mác-Lênin- đã giúp đỡ, giảng dạy rất nhiều để em có
thể hoàn thành bài tiểu luận này.
Lê Văn Quang 3 Kế toán 50A
B. Nội dung chính
I. Cơ sở lý luận:
1. Phạm trù thực tiễn:
Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của
triết học Mác-Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Macxit nói riêng.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực
tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người.
Vậy thực tiễn là gì? Thực tiễn là toàn bộ mhững hoạt động vật chất có
mục đích, mang tính lịh sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và
xã hội.
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức: thực tiễn là
điểm xuất phát của nhận thức, nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, thách thức và
khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính con người có
nhu cầu tất yếu khách quan là giải thích và cải tạo thế giới mà buộc con
người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực

tiễn của mình. Sự tác động dó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những
thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại
những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các
quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó mà hình thành
nên các lý thuyết khoa học. Suy cho cùng không có một lĩnh vực tri thức nào
mà lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc thực hiện, hướng
dẫn thực tiễn. Do đó, nếu thoát ly thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận
thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực. Vì vậy chủ thể nhận thức không thể có được
những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới.
Lê Văn Quang 4 Kế toán 50A
-Thực tiễn còn đóng vai trò là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý: C.Mác đã
viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách
quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề
thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.
Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhân thức, là yếu
tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi
nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.
Vai trò của thực tiễn với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán
triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất
phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng
tổng kết công tác thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên kết với thực
tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh
chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại nếu tuyệt đối
hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, kinh nghiệm chủ
nghĩa.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1. Sơ lược về lịch sử Nho giáo:
Nho gia (Nho giáo) xuất hiện ở Trung Quốc chính vào thời Xuân Thu
đầy những biến động ấy do Khổng Tủ (551 – 497 Tr CN) sáng lập. Tuy rằng
có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định trước khi có học thuyết Nho giáo của

Khổng Tử thì đã có những người và tầng lớp xã hội được gọi lang Nho.
Nhưng cũng không ai phủ nhận Nho giáo từ thời Xuân Thu trở đi nhờ Khổng
Tử mà trở thành học thuyết có hệ thống, tôn chỉ rõ ràng. Vì vậy về sau nói
Khổng giáo cũng chính nói Nho giáo. Khổng Tử tên là Khổng, tự là Trọng
Ni, sinh ở nước Lỗ trong một gia đình quý phái nhưng đang trong thời kì sa
sút. Vì thế thủa bé ông đã biết đến những việc nặng nhọc, vất vả. Có lẽ đó
cũng là một trong những lí do khiến học thuyết của ông có nhiều quan điểm
Lê Văn Quang 5 Kế toán 50A
coi khinh lao đông chân tay. Khổng Tử là người rất thông minh, nhân hậu, từ
nhỏ đã ham học, hay chú ý về lễ nghi, phép tắc của con người nhất là những
bậc đế vương. Nhưng hết thẩy những tư tưởng đao đức và việc làm của ông
trong suốt cuộc đời đều nhằm mục đích cứu đời, giúp nước cho dù nó có
phần hạn chế khi muốn khôi phục thể chế nhà Chu trên cơ sở những chủ
trương cải lương, ôn hoà nhằm không đảo lộn đẳng cấp xã hôi. “Khổng Tử
khảo cứu chế độ và phong tục thời cổ, ngẫm nghĩ những tư tưởng của các
bậc thánh hiền đời trước và suy xét cái lẽ biến hoá của trời đất, rồi đem
những điều mình tâm đắc lập thành học thuyết có tông chỉ rất cao, quán triệt
cả căn nguyên của vạn vật và các lẽ sinh hoá của vạn vật, cả tâm tính và hành
động của người ta”(Trần Trọng Kim, Nho Giáo, NXB văn hoá thông tin
2001). Ông đi chu du khắp nơi trong nước mong tìm được minh quân để phò
giúp nhằm khôi phục hoà bình, thống nhất đất nước, nhưng không được
trọng dụng, phần vì không tìm được minh chủ, phần vì học thuyết của ông
thoát ly hiện thực. Cuối đời, hết sức thất vọng, ông trở về nước Lỗ chuyên
tâm dạy học, chỉnh lý, san định sách cổ nhằm giữ gìn, truyền bá văn hoá cổ
đại. Những tập sách đó sau này tập trung thành Ngũ Kinh, gồm có: Kinh
Dịch, Kinh Thư, Kinh lễ, Kinh Xuân Thu. Ông không có trước tác riêng
truyền lại cho hậu thế, nhưng học trò của ông có hàng ngàn người, học ghi
chép lại những lời Khổng Tử và soạn lại trong các bộ Luận Ngữ, Trung
Dung, Đại Học nhằm truyền đạo cho ông (ba bộ trên sau này cùng với bộ
Mạnh Tử hợp thành Tứ thư). Sau khi Khổng Tử mất, hoc thuyết cảu ông chia

ra làm nhiều phái, mỗi phái có ý nghĩa khác nhau, nhưng hầu như càng về
sau tinh thần của Nho giáo ngày càng kém đi và xa rời dần so với những tư
tưởng ban đầu của Khổng Tử. Tuy nhiên dù gặp nhiều thăng trâm trong lịch
sử nhưng Nho giáo vẫn trở thành công cụ đắc lực của gia cấp thống trị nhằm
duy trì quyền lực của mình trong xã hôi phong kiến. Từ đời Xuân Thu cho
đến các đời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong hơn 2000 năm,
Nho giáo cùng với ngai vàng của các triều đại đã cùng nhau thống trị đời
Lê Văn Quang 6 Kế toán 50A
sống tinh thần của con người trong xã hội phong kiến. Cho tới ngày nay khi
đã kết thúc vai trò lịch sử của mình, Nho giáo vẫn có những ảnh hưởng nhất
định đối với xã hội Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác trong đó có
Việt Nam.
Tóm lại, Nho giáo là học thuyết có lịch sử lâu đời và mạng nhiều tính
chất phức tạp. Ngoài ra quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam cũng
có nhiều đặc biệt đáng lưu ý và đòi hỏi có sự nghiên cứu, tìm hiểu một cách
toàn diện khách quan.
2. Quan điểm chính trị xã hội trong triết học Nho gia:
Trong học thuyết đạo đức Nho giáo thì trung tâm nằm ở Tam Cương và
Ngũ thường. Tam cương liên kết với Ngũ thường bằng năm đức Nhân, lễ,
Nghĩa, Trí, Tín.
Đức nhân
Trong đạo đức làm người, chữ nhân được Khổng Tử đặt lên hàng đầu,
đức nhân là tiêu chuẩn cao nhất, Nhân là điều hợp với đạo đức và lòng
người.
Nhân, một mặt là lòng thương người “điều mà mình không muốn thì
đừng làm cho người khác”, “ muốn lập thân thì phải giúp người khác lập
thân trước, muốn thành đạt cũng phải giúp người khác thành đạt. Đồng thời
với bản thân phải kiềm chế mình theo đúng lễ, nếu không hợp với lễ thì
không nhìn, không nói, không nghe, không làm. Ngoài ra nhân còn bao gồm
các nội dung khác như: cung kính, nghiêm túc, thành thật, dũng cảm, rộng

lượng, cần cù....Như vậy nhân là một phạm trù rất rộng gần như đồng nghĩa
với đạo đức. Khổng tử coi Nhân và Thánh gần như một, đã Thánh là Nhân,
đã Nhân là Thánh. Bản thân Khổng Tử cũng chưa dám nhận là người có
nhân. Còn Khổng Nhan, Mạnh Tử, Tăng Tử đều khẳng định Nhân là đỉnh
cao chót vót của lâu đài đạo đức.
Lê Văn Quang 7 Kế toán 50A
Trong quan hệ gia đình, Khổng Tử nhấn mạnh đến quan hệ cha mẹ- con
cái trong đó nổi lên chữ hiếu. Ông khẳng định rằng Nhân là gốc của Hiếu.
Con cái phải luôn có hiếu với cha mẹ, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ là
nghĩa vụ và bổn phận của con cái, đồng thời phải yêu thương kính trọng cha
mẹ. Kính đồng thời cũng là bản chất của chữ Hiếu, có nghĩa Kính cũng chính
là Nhân. Đối với các phẩm chất Trí, Dũng cũng vậy. Khổng Tử nói “Nhân
giả tất hữu dũng, dũng giả bất tất hữu nhân”(Luận Ngữ) (người có nhân tất
có dũng, người có dũng chưa chắc có nhân)
Như vậy có thể khẳng định rằng “Chữ Nhân đối với mọi người trong
thiên hạ còn hơn cả nước, lửa, người ta có thể đạp lên nước, lửa mà chết chứ
không đạp lên chữ nhân”(Nguyễn Đăng Duy,Nho Giáo với văn hoá Việt
Nam)(Dân chi ư nhân dã, thậm ư thuỷ hoả, thuỷ hoả ngô kiến đạo nhi tử giả,
dễ di kiến đạo nhân nhi tử giả dã).
Đồng nghĩa với việc coi chữ Nhân là nội dung, là tinh thần cốt lõi trong
học thuyết đạo đức nho giáo.
Đức lễ
Đặt sau đức Nhân là đức lễ nhằm giáo dục con người, duy trì các mối
quan hệ trong vòng trật tự kỉ cương.
Trước hết, lễ là phạm trù chỉ tôn ti trật tự, kỉ cương của xã hội mà mọi
người, mọi giai cấp trong xã hội phải học phải tuân theo. Theo đó, trong xã
hội có vua- tôi, cha-con, chồng- vợ, có người trên kẻ dưới, có việc trái việc
phải cho nên phải có lễ để phân minh rõ ràng.
Thứ hai, lễ là những chuẩn mực, những quy tắc, những yêu cầu có tính
bắt buộc, ràng buộc với mọi hành vi, ứng xử của con người trong các mối

quan hệ xã hội cũng như trong các hoạt động khác của con người. Tuy nhiên
lễ không phải là một tiêu chuẩn đạo đức hoàn toàn độc lập mà là một vấn đề
luôn gắn liền với Nhân. Trong mối quan hệ giữa Nhân và lễ thì Nhân là gốc,
Lê Văn Quang 8 Kế toán 50A
là nội dung còn lễ là biểu hiện của nhân. Ví dụ trong các tang lễ, xa xỉ chẳng
bằng tiết kiệm, đầy đủ mọi nghi thức chẳng bằng xót thương.
Do đó “Người không có lòng nhân thì thực hành lễ sao được” vì “ Nói
về lễ không phải chỉ có lụa ngọc mà thôi”
Lễ không những là biểu hiện của Nhân mà lễ còn điều chỉnh đức Nhân
cho đúng. Khổng Tử nói “ Cung kính mà không biết lễ thì mệt nhọc, cẩn
thận mà không biết lễ thì nhút nhát, dũng cảm mà không biết lễ thì làm loạn,
thẳng thắn mà không biết lễ thì làm phật ý người khác”.
Và theo Khổng Tử giữa tình và lễ thì lễ quan trọng hơn, vì thế ông đã
nói cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình
phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà
dùng đạo đức đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và
thực lòng quy phục”. Như vậy đức lễ có vai trò rất lớn trong việc cai trị dân,
trong đường lối cai trị nước của các bậc thiên tử ở thời đại phong kiến.
Trong giáo dục cũng chủ trương đề cao đức lễ, mục đích giáo dục là
uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài vì vậy phương châm giáo dục quan
trọng trong nho giáo là “ Tiên học lễ, hậu học văn”.
Vì vậy đức lễ có vai trò rất lớn, nó quy định hình thức mối quan hệ giữa
người với người trong xã hội.
Đức nghĩa
Trong quan niệm của nho giáo, “Nghĩa vừa là phạm trù đạo đức vừa là
phạm trù chính trị xã hội. Khổng tử coi nghĩa là phẩm chất cơ bản của người
quân tử “ Bậc quân tử tinh tường về việc nghĩa” (quân tử dụ ư nghĩa”) đồng
thời người quân tử phải hành động vì nghĩa “ Người quân tử dùng nghĩa lí
làm căn bản” (Luận Ngữ )(quân tử nghĩa dĩ vi chất).
Nghĩa gắn liền với Nhân, Nhân thể hiện tình cảm sâu sắc thì nghĩa là

nghĩa vụ để thực hiện tình cảm đó. Do đề cao nghĩa ngang với Nhân nên
Lê Văn Quang 9 Kế toán 50A

×