Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của tòa án việt nam và thẩm quyền của trọng tài thương mại (trong nước và nước ngoài) (thẩm quyền riêng biệt của tavn có loại trừ thẩm quyền của trọng tài không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.17 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
*****

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề tài 2: Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt
Nam và thẩm quyền của Trọng tài thương mại (trong nước và nước
ngồi) (Thẩm quyền riêng biệt của TAVN có loại trừ thẩm quyền của
trọng tài không?)

Giảng viên: PGS. TS. Ngô Quốc Chiến
Mã học phần: INL 2006 4
Họ và tên: Lương Thị Huyền
Mã SV: 18061216
Ngày sinh: 08/10/2000
Cao Bằng, tháng 01/2022.


Mục lục

Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
I.

Một số vấn đề lý lận chung về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt
Nam và thẩm quyền của Trọng tài thương mại ....................................... 1
1. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam ............................................... 1
2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại ........................................................ 3

II.


Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm
quyền của Trọng tài thương mại (trong nước và nước ngoài)................. 4
1. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền
của Trọng tài thương mại ............................................................................ 4
1.1.

Toà án hỗ trợ thi hành thỏa thuận Trọng tài .................................... 4

1.2.

Tòa án hỗ trợ thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc, thay đổi trọng tài
viên .................................................................................................. 6

1.3.

Tòa án hỗ trợ Trọng tài trong quá trình thu thập chứng cứ, triệu tập
người làm chứng .............................................................................. 7

1.4.

Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ............................. 8

1.5.

Tịa án có thẩm quyền hủy quyết dịnh của trọng tài thương mại ....... 8

1.6.

Công nhận và thi hành phán quyết cảu Trọng tài thương mại nước
ngồi ................................................................................................ 9


2. Thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam có loại trừ thẩm quyền của trọng
tài không? .................................................................................................. 10
Kết luận .................................................................................................................... 10
Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................. 11


Đặt vấn đề
Trong xu hướng giao lưu quốc tế giữa các quốc gia ngày càng gia tăng theo từng giai đoạn
phát triển, cùng với sự gia tăng đột biến về số lượng, đó là sự phong phú và đa dạng của các loại
hình quan hệ. Kéo theo đó, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể này khi xảy
ra vấn đề xung đột lợi ích là nhu cầu tất yếu của xã hội, nhà nước và pháp luật ra đời khơng
ngồi mục đích trên. Hiện nay, giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thương mại quốc
tế ngày càng được ưu chuộng với những tính năng ưu việt của mình. Về bản chất thẩm quyền
của trọng tài thương mại bắt nguồn từ quyền lực theo hợp đồng hay nó là quyền lực đại diện do
các bên ủy nhiệm, giao phó. Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động trọng tài cần phải
có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước mà cụ thể là Tóa án. Việc xác định thẩm quyền riêng biệt của Tòa
án quốc gia đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi cũng tương tự như việc xác định
pháp luật áp dụng, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp cũng như
giải quyết xung đột pháp luật. Do đó việc nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa thẩm quyền
riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền của Trọng tài thương mại là hết sức cần thiết.
I.

Một số vấn đề lý lận chung về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và
thẩm quyền của Trọng tài thương mại

1. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
Thẩm quyền riêng biệt của tòa án là trường hợp quốc gia sở tại tun bố chỉ có tịa án nước
họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Nếu tòa án nước khác vẫn tiến
hành xét xử đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt, hậu quả là bản án, quyết

định được tuyển bởi tịa án nước khác sẽ khơng được công nhận, cho thi hành tại quốc gia sở tại.
Trong trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận tịa án nước khác thì về ngun tắc, tịa
án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của
quốc gia sở tại. Thẩm quyền riêng biệt khác với thẩm quyền chung ở chỗ: Thẩm quyền riêng
biệt chỉ quy định ở một số trường hợp cụ thể, còn thẩm quyền chung thường xác định theo các
tiêu chí/dấu hiệu nhất định (quy định cho tất cả trường hợp). Thẩm quyền riêng biệt thể hiện ý
chí của quốc gia có Tịa án riêng dành riêng cho mình thẩm quyền giải quyết một số loại vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi, cịn thẩm quyền chung khơng mang tính bắt buộc và có thể có
nhiều quốc gia có cùng thẩm quyền giải quyết.

1


Tương tự như vậy, thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam là những vụ việc mà chỉ có
Tịa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
được quy định tại điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:
 Đối với những vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt
của Tòa án Việt Nam
Thứ nhất, vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh
thổ Việt Nam. Hầu hết pháp luật của các quốc gia và các Điều ước quốc tế đều quy định những
vụ án dân sự có liên quan đến bất động sản đều thuộc thẩm quyền riêng biệt của quốc gia nơi có
bất động sản.
Thứ hai, vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với cơng dân nước ngồi hoặc người khơng
quốc tịch,nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam. Pháp luật tố tụng dân sự
Nhật Bản và Trung Quốc không ghi nhận trường hợp này thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa
án.
Thứ ba, vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo
pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa
chọn Tòa án Việt Nam.
 Đối với những việc dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt

của Tịa án Việt Nam
Thứ nhất, xác định một sự kiện pháp lý nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Trường
hợp này được xác định theo dấu hiệu nơi xảy ra sự kiện. Tòa án Việt Nam sẽ là tịa án có điều
kiện thuận lợi để xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu cho việc giải quyết vụ việc khi vụ việc
xảy ra rên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, tun bố cơng dân nước ngồi, người khơng quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có
mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người
mất tích, đã chết và việc tun bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên
lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp này được xác định theo dấu hiệu nơi xảy ra sự kiện.
Thứ ba, tun bố cơng dân nước ngồi, người khơng quốc tịch bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam và việc tuyên

2


bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp
này xác định theo dấu hiệu nơi cư trú và dấu hiệu nơi xảy ra sự kiện.
Cuối cùng, công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vơ chủ hoặc công nhận quyền sở
hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp
này được xác định theo dấu hiệu nơi có tài sản. Những quy định trên về thẩm quyền riêng biệt
của Tịa án Việt Nam hồn tồn phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo sự thống nhất với các
văn bản chuyên biệt khác của Việt Nam khi quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam cũng
như quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án của các bên.
2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại
Theo quy định tại điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài thương mại có
thẩm quyền với các tranh chấp sau: (1) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương
mại; (2) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
(3) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. Đối với
các tranh chấp có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 4 điều 3 Luật trọng tài thương mại
2010 quy định “Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương

mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự”. Mà theo
quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 215 có quy định thì quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: (1) Có ít nhất một trong các
bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; (2) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam,
pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra
tại nước ngồi; (3) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Đối với trọng tài thương mại nước ngoài, là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp
luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam. Do đó thẩm quyền của trọng tài nước
thương mại sẽ được quy định cụ thể theo quy định của pháp luật quốc gia đó.
I.

Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của tòa án với trọng tài thương mại
1. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền của
Trọng tài thương mại

3


Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền của Trọng tài
thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam chủ yếu được điều chỉnh trong Luật trọng tài
thương mại 2010 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Mối quan hệ này là một vấn đề được quan tâm
giải quyết thấu đáo trong quá trình soạn thảo Luật trọng tài thương mại 2010
1.1.

Toà án hỗ trợ thi hành thỏa thuận Trọng tài

 Tịa án hỗ trợ thì hành thỏa thuận Trọng tài thương mại Việt Nam
Đối với việc hỗ trợ thực hiện thỏa thuận trọng tài, theo quy định tại điều 6 Luật trọng tài

thương mại 2010 “trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên
khởi kiện tại Tồ án thì Tồ án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu
hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được” theo đó là nghĩa vụ đương nhiên của bất kỳ
Tòa án nào từ cấp huyện trở lên.
Căn cứ để xác định Tịa án có thẩm quyền đối với những tranh chấp liên quan đến Trọng tài
thương mại như sau: Thứ nhất, chỉ có Tịa án nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương mới có thẩm quyền giải quyết đối với các hoạt động của Trọng tài1, còn đối với tòa án cấp
quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh khơng có thẩm quyền giải quyết. Thứ hai, các bên tranh chấp
có quyền thỏa thuận, lựa chọn Tịa án cụ thể có thẩm quyền đối với hoạt động của Trọng tài,
trường hợp khơng có thỏa thuận lựa chọn thì căn cứ vào hoạt động, cụ thể ở đây là yêu cầu chỉ
định Trọng tài viên hay áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại khoản 2 điều 7
Luật trọng tài thương mại để xác định Tịa án cụ thể có thẩm quyền. Tuy nhiên theo quy định tại
khoản 1 điều 30 BLTTDS Tòa án Việt Nam chỉ giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt
động của Trọng tài thương mại Việt Nam, hay các hoạt động giải quyết tranh chấp được tiến
hành bởi các Trung tâm trọng tài thương mại hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập và
hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trước khi bắt đầu tố tụng trọng tài, tòa án sẽ hỗ trợ trọng tài thông qua việc đảm bảo việc thi
hành thỏa thuận trọng tài. Theo quy định tại điều 6 LTTTM bất kỳ Tòa án nào nhận được đơn
khởi kiện cũng phải từ chối thụ lý tranh chấp vụ tranh chấp đó đã có thỏa thuận trọng tài có hiện
lực pháp luật, quy định này hoàn toàn phù hợp với xu thế tăng cường phương thức giải quyết
tranh chấp tư tại Việt Nam nhằm giảm tải cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

1

Khoản 3 điều 7 LTTTM 2010

4


Theo quy định tại khoản 2 điều 60 BLTTDS bị đơn có quyền được Tịa án thơng báo về việc

bị khởi kiện, điều này sẽ tạo điều kiện để bị đơn có cơ hội chứng minh giữa họ có thỏa thuận
trọng tài có hiệu lực. Trước khi xem xét đến nội dung của tranh chấp Hội đồng trọng tài phải
xem xét hiệu lực thỏa thuận, liệu thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay khơng và có
đúng thẩm quyền hay khơng, qua đó tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Sau khi xem xét Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra 2 quyết định: Nếu có thỏa thuận trọng tài và thỏa
thuận đó có hiệu lực vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài và tiến hành giải quyết
tranh chấp. Nếu thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận không thể thực hiện được thì Hội
đồng trọng tài sẽ khơng có thẩm quyền giải quyết hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tranh
chấp và thông báo cho các bên liên quan2.
 Đối với Trọng tài thương mại nước ngoài
Theo quy định tại khoản 1 điều 3 LTTTM 2010 “trọng tài được thành lập theo quy định của
pháp luật Trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp
ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam”. Thì Tịa án Việt Nam chỉ hỗ trợ trọng
tài thương mại Việt Nam mà không hỗ trợ hoạt động của Trọng tài thương mại nước ngoài trên
lãnh thổ Việt Nam. Về quy định này pháp luật về trọng tài thương mại Việt Nam chưa thật sự
phù hợp với cam kết mở cửa dịch vụ Trọng tài trong khuôn khổ của WTO, hay Luật Mẫu
UNTRICAL và pháp luật của các quốc gia.
Mặt khác, đối với cụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam thì rõ ràng Tịa
án nước ngồi khơng thể có thẩm quyền theo những quy định trên. Tuy nhiên, đối với trọng tài
nước ngồi có thể có thẩm quyền hay không đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền riêng
biệt, nếu các bên đã thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, điều này chưa được
quy định cụ thể và còn được bỏ ngỏ trong quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên theo
quan điểm cá nhân về nguyên tắc khi Tòa án nước ngồi khơng có thẩm quyền đối với những
tranh chấp thuộc thẩm quyền riêng biệt thì trọng tài nước ngồi cũng khơng thể có thẩm quyền.
1.2.

Tịa án hỗ trợ thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc, thay đổi trọng tài viên

Tịa án có vai trị quan trọng trong việc thành lập Hội đồng trọng tài khi các bên không đưa
ra được thỏa thuạn thích hợp về việc thành lập Hội đồng trọng tài, quy đình này nhằm tránh bế


2

Tham khảo khoản 1 điều 43 Luật trọng tài thương mại 2010

5


tắc trong tố trụng trọng tài, đảm bảo tranh chấp sẽ được giải quyết. Tòa án hỗ trợ thành lập Hội
đồng trọng tài thông qua những việc cụ thể sau3:
Thứ nhất, Tòa án sẽ chỉ định trọng tài viên trong các trường hợp: Hết thời hạn 30 ngày (từ
khi bị đơn nhận được đơn kiện) mà bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên của Trọng tài
viên, khi nguyên đơn có u cầu thì lúc này Tịa án sẽ có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên.
Khi tranh chấp có nhiều bị đơn, sau khi hết 30 ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn kiện và các
tài liệu khác mà các bị đơn không thống nhất việc lựa chọn, nếu 1 hoặc các bên u cầu thì Tịa
án sẽ chỉ định trọng tài viên. Những uy định này là hồn tồn phù hợp, nếu các bên khơng thống
nhất việc lựa chọn trọng tài viên thì cần có bên thứ ba tác động và lựa chọn trọng tài viên một
cách khách quan thì đó là Tịa án.
Thứ hai, chỉ định chủ tịch Hội đồng trọng tài vụ việc sau khi hết 15 ngày kể từ khi các bên
lựa chọn hay Tòa án chỉ định mà các trọng tài viên không bầu được chủ tịch, nếu một hoặc các
bên yêu cầu thì Tịa án sẽ chỉ định chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Thứ ba, chỉ định trọng tài viên duy nhất, nếu các bên thỏa thuận tranh chấp sẽ do 1 trọng tài
viên giải quyết mà không thống nhất chọn được trọng tài viên mà hết thời gian theo quy định,
nếu 1 hoặc các bên u cầu thì Tịa án sẽ chỉ định trọng tài viên duy nhất đó.
Luật trọng tài thương mại cho phép các bên được lựa chọn Tòa án cụ thể để hỗ trợ các bên
thành lập Hội đồng trọng tài thay đổi trọng tài viên, tuy nhiên đóphải là các Tịa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngồi ra, người u cầu Tịa án giải quyết các loại việc
trong tranh chấp sẽ phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
1.3.


Tịa án hỗ trợ Trọng tài trong quá trình thu thập chứng cứ, triệu tập người làm
chứng

Trong quá trình thu thập chứng cứ: Trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp
dụng các bện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn khơng thể tự mình thu thạp được thì
có thể gửi văn bản đề nghị Tịa án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp
tài liệu bằng văn bản, lời nói, hay cảm nhận được bằng thị giác và các nguồn chứng cứ khác có
liên quan. Tịa án hỗ trợ thu thập chứng cứ là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi có chứng
cứ cần được thu thập, nếu các bên khơng có thỏa thuận nào khác4. Tịa án sẽ thực hiện yêu cầu
3
4

Tham khảo điều 8 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định luật trọng tài thương mại
Tham khảo: Khoản 1, điểm d khoản 2, khoản 3 điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010

6


thu thập chứng cứ trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thu thập chứng cứ
từ Chánh án Tịa án phân cơng 1 Thẩm phán xem xét, giải quyết yêu cầu. Thẩm phán sẽ có văn
bản yêu cầu cơ quan tổ chức,cá nhân đang quản lý lưu giữ cung cấp chứng cứ cho Tòa án trong
thời gian 5 ngày làm việc. Tịa án phải thơng báo cho Hội đồng trong tài, các bên yêu cầu để tiến
hành giao chứng cứ đã nhận từ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thời gian 5 ngày làm việc.
Tòa án hỗ trợ triệu tập người làm chứng: Theo quy định tại khoản 2 điều 47 LTTTM 2010,
Hội đồng trọng tài đã triệu tập hợp lệ người làm chứng đến phiên họp giải quyết tranh chấp
nhưng họ vắng mặt (khơng có lý do chính đáng, gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp) thì
Hội đồng trọng tài có văn bản đề nghị Tòa án ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên
họp của Hội đồng trọng tài. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi cư trú của người làm chứng
có thẩm quyền hỗ trợ Trọng tài triệu tập người làm chứng nếu các bên khơng có thỏa thuận nào
khác5. Tịa án sẽ thực hiện yêu cầu triệu tập người làm chứng trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận

được đơn yêu cầu của Hội đồng trọng tài. Và trong vòng 5 ngày kể từ ngày được phân công
Thẩm phán phải ra quyết định triệu tập người làm chứng6. Ngồi ra, Tịa án chỉ hỗ trợ thu thập
chứng cứ đối với người thứ 3 và triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên tranh chấp.
Còn việc thu thập chứng cứ từ các bên thì Tịa án khơng can thiệp, điều này nhằm tránh đoực sự
lệ thuộc của Trọng tài, đồng thời cũng là sự hỗ trợ rất cần thiết của Tòa án với trường hợp các
bên không thu thập chứng cứ được.
Những quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với Trọng tài trong quá trình thu thập chứng cứ
và triệu tập người làm chứng là hoàn toàn phù hợp với quy định của Luật Mẫu UNCITRAL và
pháp luật các quốc gia khác.
1.4.

Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại điều 53 LTTTM 2010 cho phép các bên ngay sau khi nộp đơn kiện, nếu
thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hay có nguy cơ bị trực tiếp bị xâm hại thì
có quyền làm đơn gửi đến Tịa án yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không
cần quan tâm Hội đồng trọng tài đã được thành lập hay chưa. Theo quy định tại khoản 2 điều 48
LTTTM thì việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận
trọng tài hay khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

5
6

Khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 7 LTTTM 2010
Khoản 3 điều 47 LTTTM 2010

7


Trong thời gian 3 ngày từ ngày nhận được đơn yêu cầu sáp dụng biện pháp khẩn cấp tạm

thời thì Chánh án Tịa án có thẩm quyền phân cơng 1 Thẩm phán xem xét, giải quyết có hay
khơng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp đảm bảo. Về thủ tục áp
dụng, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp phải được thực hiện theo quy định của BLTTDS. Một
trong các bên yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu tại
khoản 2 điều 49 về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài đối với 6 biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Sau đó bên tham gia tranh chấp tiếp tục yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời thì Hộ đồng trọng tài phải từ chối, và ngược lại. Do đó, việc áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời phụ thuộc hoàn toàn vào ý chi của các bên.
Các đương sự khơng có quyền khiếu nại trong trường hợp họ không được áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời, khiếu nại do việc Hội đồng trọng tài quyết định sẽ thay đổi, bổ sung
hoặc là hủy quyết định. Theo quy định của BLTTDS trường hợp Tòa án ra quyết định áp dụng
các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì các đương sự sẽ có quyền khiếu nại, viện kiểm sát có quyền
kiến nghị với Chánh án Tịa án đang giải quyết việc Thẩm phám thụ lý không ra quyết định áp
dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời7.
1.5.

Tịa án có thẩm quyền hủy quyết dịnh của trọng tài thương mại

Phán quyết của trọng tài ln có giá trị chung thẩm, các bên phải thi hành mà khơng có quyền
kháng cáo, tuy nhiên ngun tắc giải quyết tranh chấp một lần của Trọng tài đôi khi lại là một
hạn chế. Cụ thể trong trường hợp các trọng tài viên giải quyết tranh chấp khống đúng hay xâm
phạm đến quyền và lợi ích 1 hoặc của các bên, thì các bên khơng thể u cầu Trọng tài giải quyết
lại hay khởi kiện ra Tòa án. Do đó, LTTTM đã có chế định hủy phán quyết trọng tài từ điều 6871 cụ thể về các căn cứ hủy phán quyết, quyền yêu cầu hủy phán quyết, đơn yêu cầu hủy và thủ
tục xét đươn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại tòa án. Và tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi mà Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài sẽ có những thẩm
quyền xem xét, quyết định hủy phán quyết nếu các bên khơng có thỏa thuận khác 8.
1.6.

7

8

Cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại nước ngoài

Tham khảo điều 124 BLTTDS 2015
Điều 7 LTTTM 2010

8


Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài
lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa
thuận lựa chọn9. Theo quy định thì người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có
quyền u cầu Tịa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Nếu cá nhân phải thi hành cư
trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc
tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, phán quyết
của Trọng tài nước ngồi có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.
Đơn yêu cầu và các giấy tờ khác có liên quan của bên được thi hành sẽ được gửi đến Bộ Tư
pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp sẽ chuyển hồ sơ đến Tịa án có thẩm quyền xử lý. Tịa án có thẩm
quyền xét đơn cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi là Tịa án nhân dân
cấp tỉnh, nơi tổ chức thi hành phải có trụ sở chính, cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc hoặc
nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam. Trong chế định công nhận và thi hành
quyết định của Trọng tài thương mại nước ngoài còn tồn tại một số hạn chế như sau: Thứ nhất
chưa thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ “quyết định trọng tài” hay “phán quyết trọng tài”
giữa LTTTM 2010 và BLTTDS 2015. Về khái niệm quyết định của Trọng tài nước ngồi chưa
thực sự rõ ràng và khơng phù hợp với Công ước New York 1958 mà Việt Nam đã tham gia,…
Khi Tịa án được u cầu cơng nhận phán quyết trọng tài, Tịa án khơng chỉ được u cầu
công nhận hiệu lực pháp lý của phán quyết, mà cịn phải đảm bảo phán quyết đó được thi hành.
Bộ Luật TTDS quy định rằng phán quyết được công nhận sẽ được thi hành theo thủ tục thi hành

án dân sự và chỉ được thi hành sau khi có quyết định của Tịa án Việt Nam cơng nhận và cho thi
hành phán quyết của trọng tài nước ngồi có hiệu lực pháp luật. Do vậy, công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam Phán quyết của trọng tài nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt do Tòa án
tiến hành nhằm xem xét để cơng nhận tính hiệu lực của phán định trọng tài nước ngoài trên phạm
vi lãnh thổ của Việt Nam.
2. Thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam có loại trừ thẩm quyền của trọng tài
khơng?
Thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam có loại trừ thẩm quyền của trọng tài. Vì theo
quy định tại điểm c khoản 1 điều 470 BLTTDS 2015, khi các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt

9

khoản 12 Điều 3 Luật TTTM).

9


Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
thì Trọng tài sẽ khơng có thẩm quyết xét xử tranh chấp này nữa. Bên cạnh đó theo quy định tại
khoản 3, điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật
trọng tài thương mại đã chỉ rõ: “Tranh chấp Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các
bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác: (a) Có quyết định của Tịa án huỷ phán
quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các
bên; (b)Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài
quy định tại khoản 1 Điều 43 các điểm a,b,d và đ khoản 1 Điều 59 Luật TTTM; (c)Tranh chấp
thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết này”
Ngoài ra, thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam cũng loại trừ thẩm quyền của trọng tài
nước ngoài, theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 472 BLTTDS 2015. Khi rơi vào các trường
hợp này, Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài gồm: (1) Các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tịa án nước ngồi
bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam. (2) Thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tịa án nước
ngồi bị vơ hiệu hoặc không thể thực hiện được. (3) Trọng tài hoặc tịa án nước ngồi từ chối
thụ lý đơn.
Thứ hai, theo quy định tại điều 6 LTTTM 2010 thì khi các bên tranh chấp đã có thoả thuận
trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tồ án thì Tồ án phải từ chối thụ lý, khi mà thỏa thuận trọng
tài đã có hiệu lực thì Tịa án phỉa từ chối thẩm quyền mà khơng phân biệt vụ việc đó có thuộc
thẩm quyền riêng biệt hay khơng. Qua đó có thể thấy Tịa án và Trọng tài đều có những quy định
loại trừ thẩm quyền của nhau.
Kết luận
Nhìn chung, mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án và Trọng tài thương mại
(trong và nước ngoài) được quy định chủ yếu trong LTTTM 2010, mặc dù còn tồn tại một số
hạn chế nhất định. Nhưng những quy định đó đã khắc phục được nhiều bất cập của pháp luật
Trọng tài ở Việt nam trước đây, đồng thời nâng cao chất lượng nội luật hóa Cơng ước New York
1958, Luật mẫu UNTRICAL, và phù hợp hơn về pháp luật Trọng tài các quốc gia trên thế giới.

10


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật trọng tài thương mại năm 2010
2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
3. Bộ luật dân sự năm 2015
4. Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định luật trọng tài
thương mại.
5. PGS. TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Giáo trình tư pháp quốc tế, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001.
6. TS. Trần Minh Ngọc - TS. Vũ Thị Phương Lan (Đồng chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc
tế – Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp 2019.
7. ThS. GVC. Bùi Thị Thanh Hằng (chủ biên), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
Các trang thông tin, tạp chí
1. (Truy cập ngày 09/01/2022)
2. />qEzaq41p9XFfU2mI (Truy cập ngày 09/01/2022)
3. (Truy cập ngày 10/01/2022)
4. />
(Truy

cập

ngày

11/01/2022)
5. />6. />
11



×