Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tuyển tập các bản án, quyết định của tòa án việt nam về trọng tài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.61 KB, 11 trang )

Tại sao trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là
con đường cách mạng vô sản”?
Trước khi làm rõ câu nói của Bác, chúng ta nhắc lại khái niệm tư tưởng Hồ Chí
Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, nó là kết quả của sự vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, là quá trình kế thừa và phát triển những giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Làm rõ câu nói của Bác: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác, là con đường cách mạng vô sản”.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước, quật cường chống
ngoại xâm, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong lịch sử hàng
nghàn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã phải đương đầu với những ke
thù xâm lược mạnh hơn, cha ông ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài học
quý báu. Trí tuệ đánh giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt
Nam.

Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo trí tuệ đó của dân tộc. Trên
hành trình cứu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời cũng tìm


hiểu thêm tư tưởng của một nhà yêu nước lỗi lạc của châu Á, nâng nó lên một tầm
cao mới, phù hợp với thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH được hình
thành và phát triển gắn với quá trình tìm đường cứu nước, lãnh đạo cách mạng của
Người. Tư tưởng đó được hình thành từ những cơ sở lý luận và thực tiễn Việt Nam
và thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX.


Năm 1802, triều đình nhà Nguyễn phản động trong nước tăng cường đàn áp, bóc
lột nhân dân, từ chối cải cách đổi mới, đàn áp người theo phong trào ba anh em
Tây Sơn. Về đối ngoại, nhà Nguyễn thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng-đóng
cửa, không quan hệ, làm mất cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển bên
ngoài, nhất là với các nước phương Tây. Kết quả đã không phát huy được những
thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo ra được tiềm lực vật chất và tinh thần
đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của các nước phương Tây
đang cận kề. Triều Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhưng mãi đến 30 năm sau, thực
dân Pháp cơ bản mới thống trị Việt Nam, chính sách đưa ra cực kì dã man. Các
phong trào yêu nước nổi lên: phong trào Cần Vương, Hoàng Hoa Thám… nhưng
đều bị thất bại.


Khuynh hướng dân chủ tư sản: Đông Du: cụ Phan Bội Châu; Duy tân: Phan Chu
Trinh, Huỳnh Thúc Kháng; Đông Kinh nghĩa thục: Lương Văn Can, Nguyễn
Huyền cũng đều thất bại.

Thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ở nước ta là do
chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn khi chủ nghĩa đế quốc đã
thành một hệ thống thế giới. Chủ nghĩa đá quốc vừa tranh giành nhau trong việc
xâu xé thuộc địa, vừa liên kết với nhau trong việc đàn áp phong trào đấu tranh
giành độc lập của các dân tộc thuộc địa. Các thuộc địa chẳng những cung cấp
nguyên vật liệu cho các nhà máy mà còn cung cấp binh lính cho quân đội đế quốc
nhằm đàn áp các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở chính quốc. Trong
cuộc đấu tranh tự giải phóng, giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân các dân tộc
thuộc địa có chung 1 ke thù, vì vậy, phải phối hợp hành động và cổ vũ lẫn nhau.

Từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Chủ nghĩa đế

quốc là một con đỉa 2 vòi, 1 vòi bám vào chính quốc, 1 vòi bám vào thuộc địa.
Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả 2 cái vòi của nó đi, tức là
phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở
thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một trong những cái cánh của
cách mạng vô sản, tức là phải đi theo đường lối Mác-Lênin. Nguyễn Ái Quốc đã
sớm khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công “Trước hết phải có Đảng
cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công... Đảng muốn vững thì


phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin”.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công
muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, Đảng
đó phải được xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin, được vũ trang
bằng chủ nghĩa Mác-Lênin. Các lãnh tụ yêu nước tiền bối cũng đã bước đầu nhận
thức được tầm quan trọng và vai trò của chính đảng cách mạng. Phan Chu Trinh
đã nói: ngày nay, muốn độc lập, tự do, phải có đoàn thể nhưng ông chỉ mới nói mà
chưa kịp làm. Phan Bội Châu đã tổ chức ra Đảng Việt Nam Quang phục hội, sau
dự định cải tổ nó thành Việt Nam Quốc dân Đảng theo kiểu Tôn Trung Sơn, nhưng
ông chưa kịp thực hiện thì đã bị bắt, bị đưa về giam lỏng tại Huế. Dù đã thành lập
hay chưa thì các đảng kiểu đó cũng không thể lãnh đạo các mạng giải phóng dân
tộc đi đến thành công, vì nó thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một đường
lối tổ chức chặt chẽ; lại không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng, nên sớm muộn
cũng rơi vào tan rã và thất bại.

Ngày 5/6/1911, Bác đi tìm con đường cứu nước. Người bắt đầu thực hiện cuộc
khảo nghiệm dài ngày ở nhiều châu lục để tìm con đường giải phóng dân tộc. Hồ
Chí Minh sống cuộc đời người thợ, gắn mình với phong trào công nhân và phong
trào giải phóng dân tộc thế giới ra sức học hỏi kinh nghiệm và tham gia các phong
trào chính trị, xã hội ở các nước mà Người đã sống và Hồ Chí Minh đã rút ra kết

luận: CNTB, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo độc ác bất công; người lao động ở đâu


cũng bị áp bức, bóc lột, đày đọa. Những nhận thức đó của Người đã tiến gần tới
qua điểm của C.Mác và V.I.Lênin. Bởi vậy, giữa tháng 7/1920, khi Người đọc
được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của
V.I.Lênin đăng trên báo L’Humannité của Đảng xã hội Pháp thì Người nhận ra
rằng đây là cái cần thiết của chúng ta, con đường giải phóng chúng ta. Như vậy,
bằng 1 cuộc khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lý luận trên bình diện rộng lớn ở
trong nước và thế giới, Hồ Chí Minh đã gặp chủ nghĩa Mác-Lênin. Đến với chủ
nghĩa Mác-Lênin cũng là lúc Hồ Chí Minh nhận rõ con đường cứu nước, con
đường cách mạng của dân tộc. Người rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, Bác
khẳng định: muốn sống thì phải làm cách mạng; muốn cách mạng thắng lợi trước
hết cần phải có Đảng:

- Đối nội: nhiệm vụ tập hợp giáo và rèn luyện quần chúng và đưa quần chúng ra
đấu tranh.
- Đối ngoại: thực hiện liên lạc với tất cả các giai cấp vô sản và nhân dân lao động
trên toàn thế giới, đoàn kết quốc tế.

Sau khi tìm thấy con đường cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tích cực chuẩn
cho sự ra đời đảng cách mạng ở nước ta. Sau nhiều năm chuẩn bị, Hồ Chí Minh đã
triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng vào mùa xuân năm 1930. ĐCS Việt
Nam ra đời đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh


soạn thảo. Cương lĩnh khẳng định: Việt Nam làm “tư sản dân quyền cách mệnh và
thổ địa cách mệnh để đi tới XHCN” nhằm “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và
bọn phong kiến”, “dựng ra chính phủ công, nông, binh” để đi lên CNXH.


Năm 1959, trong báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 của
Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại
khẳng định, năm 1930, ngay từ khi thành lập, Đảng ta “đã vạch cách mạng Việt
Nam trải qua 2 giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN”. Đây
là “lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có 1 cương lĩnh chính trị toàn diện do Đảng
của giai cấp công nhân đề ra. Cách mạng từ đó được giai cấp công nhân và chính
đảng của nó thống nhất lãnh đạo đã phát triển nhanh chóng và vững chắc.

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan: “Không có gì
quý hơn độc lập tự do” là khát vọng của con người, là khát vọng của mọi dân tộc
trên thế giới. Độc lập dân tộc là mục tiêu của mọi cuộc đấu tranh để thoát khỏi ách
bóc lột. Giành được độc lập, tự do, hòa bình mới có điều kiện xây dựng, phát triển
kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân. Xây dựng CNXH là tạo những cơ sở vật chất để giữ vững và phát triển độc
lập, chỉ có cách mạng XHCN mới đảm bảo cho nền độc lập thực sự. Hồ Chí Minh
viết: “Cách mạng XHCN là nhằm xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người ở nước
ta, nhằm đưa lại cuộc sống ấm no cho toàn dân ta. Đó là cuộc cách mạng vĩ đại và


ve vang nhất trong lịch sử loài người, nhưng đồng thời cũng là 1 cuộc cách mạng
gay go, phức tạp và khó khăn nhất”.

Mục đích của CNXH là xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao. Như vậy, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, học hành, già không
phải lao động, bệnh có thuốc chữa, mọi tập tục đều xóa bỏ. Xây dựng tất cả các
lĩnh vực: về chính trị, Nhà nước thực sự của dân, thể chế dân chủ trực tiếp và gián
tiếp; về kinh tế, nhiều thành phần kinh tế, xây dựng được 1 nền kinh tế công nông
hợp lý; về văn hóa tiên tiến, giữ được bản sắc dân tộc, nôi dung thể hiện bản chất
XHCN; về con người là mục tiêu, động lực của sự nghiệp xây dựng thành công

CNXH.

Cho nên tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc vừa
là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại, vừa thể hiện tinh thần độc lập, tự
chủ, sáng tạo của Người trong việc vận dụng những nguyên lý đấu tranh giải
phóng dân tộc được coi là bước phát triển mới học thuyết Lênin về cách mạng
thuộc địa ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh cho độc lập tự do.

Nhưng điều kiện để bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là tăng cường
vai trò lãnh đạo của Đảng: theo Bác, đây là quy tắc hàng đầu. Đảng phải có cương
lĩnh, đường lối, chủ trương đúng đắn, nó thể hiện mục tiêu, phương hướng, nhiệm


vụ, phương pháp, tổ chức, thực hiện và thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn
Đảng nâng cao năng lực, nâng cao uy tín.

Tăng cường xây dựng và củng cố liên minh giai cấp công nhân với nông dân và
đội ngũ trí thức để làm hạt nhân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Công nhân
là giai cấp lãnh đạo; công nhân, nông dân, trí thức là động lực cách mạng; giai cấp
và tầng lớp khác có tinh thần yêu nước và yêu dân tộc thành khối đại đoàn kết.

Tăng cường đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận cách mạng thế
giới cho nên, cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với cách mạng thế giới; trong
quá trình đoàn kết, chúng ta phải tranh thủ sự viện trợ sức mạnh của thời đại; độc
lập, tự chủ, tự cường chỉ có thể thực hiện bằng sức lực của bản thân thân, nghĩa là
phải “đem sức ta mà giải phóng cho ta” vì: “Việc ta ta phải gắng lo, chẳng nhờ
thần phật, chẳng nhờ thần linh”.

Khi xác định con đường cứu nước theo cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
hướng phát triển là đi lên CNXH mới có thể giải phóng hoàn toàn dân tộc, xã hội

và con người.

Qua câu nói của Bác, Đảng ta đã vận dụng vào giai đoạn hiện nay để tập trung
giải quyết vấn đề sau: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trong thời kì đổi mới là
Đảng ra xác định đổi mới phải giữ vững và kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn


liền với CNXH; thực hiện đổi mới, Đảng ta khẳng định: đổi mới không phải là
thay đổi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đi vào đổi mới, từ thực tiễn
cách mạng với những thành công và khuyết điểm sai lầm, Đảng ta rút ra những bài
học lớn, trong đó, bài học đầu tiên là “nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và
CNXH, ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm
nay và các thế hệ mai sau”.

Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách
mạng Việt Nam. Bởi vậy thực hiện đổi mới, Đảng ta xác định: cán bộ, đảng viên là
tư tưởng phải thông suốt, bản lĩnh chính trị phải vững vàng, kiên trì mục tiêu độc
lập dân tộc gắn liền với CNXH, đây là phẩm chất cán bộ, đảng viên. Kiên trì con
đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đòi hỏi con đường đó phải được cụ thể
hóa ở thời kỳ đổi mới làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên nhận thức và đi theo. Đại
hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Đại hội VII thông qua Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH, chiến lược ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đại hội VIII và Đại hội IX tiếp tục hoàn thiện
phát triển đường lối đổi mới. Đại hội IX khẳng định: những bài học đổi mới do các
đại hội VI, VII, VIII của Đảng nêu lên đến nay vẫn còn có giá trị lớn, nhất là
những bài học chủ yếu sau đây:
- Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên
nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.



- Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn,
luôn luôn sáng tạo.
- Phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp
đổi mới.

Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là ngọn cờ bách chiến bách thắng là bao trùm
trong đường lối chính sách của Đảng. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải
lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm tối cao và động lực. Phải kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nhân tố quyết
định nhất đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đổi mới là xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
XHCN. Thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trong đổi mới như Đảng ta
đã khẳng định là thực hiện sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Đại hội XI khẳng định: Đảng và nhân dân ta kiên định mục tiêu độc lập dân
tộc và CNXH, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phấn đấu thực hiện thắng lợi
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh, vững bước đi tới tương lai.

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng
lợi. Trong sự nghiệp đổi mới, tư tưởng của Người mà cốt lõi là độc lập dân tộc gắn


liền với CNXH tiếp tục soi sáng con đường cho dân tộc ta, mãi mãi là kim chỉ nam
cho toàn Đảng, toàn dân ta đi tới thắng lợi hoàn toàn.

Đại hội XI quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời gian
tới: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh
toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình

trạng kém phát triển”. Đại hội XI đánh dấu bước phát triển về đường lối, chính
sách, tổ chức và nhân sự đấp ứng được đòi hỏi của cuộc sống. Các văn kiện trình
đại hội lần này là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân ta



×