Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn rex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.81 KB, 5 trang )

NÂNG CA

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÁCH SẠN REX
Trần Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thùy Đoan Nghi
Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn,
Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Bùi Trọng Tiến Bảo

TĨM TẮT
Với lợi thế về vị trí của Khách sạn Rex Sài Gịn ngay tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Khách
sạn không ngừng huy động vốn đầu tư, mở thêm nhiều dịch vụ đáp ứng khách lưu trú nhẵm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho khách sạn. Nhóm tác giả đã đánh giá thực trạng của khách sạn Rex
và đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm hồn thiện chiến lược kinh doanh và nâng cao năng lực
cạnh tranh của khách sạn Rex trong thời gian tới.
Từ khóa: Nâng cao, năng lực cạnh tranh, khách sạn Rex.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam ngày càng khẳng định vị
thế của mình trên trường quốc tế do là một đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh và bãi biển
đẹp, đó cũng là một trong những yếu tố phát triển ngành du lịch thành kinh tế mũi nhọn. K m theo
đó, ngành kinh doanh khách sạn của Việt Nam có những bước tiến khá nhanh. Hiện nay trên địa
bàn trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều các khách sạn đạt chuẩn chất lượng 5 sao nổi
tiếng: Khách sạn Sheraton, Park Hyatt, Caravelle, Rex… Việc tập trung nhiều khách sạn như vậy
trên cùng một địa bàn dẫn đến không thể tránh khỏi cạnh tranh lẫn nhau. Sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt, các doanh nghiệp và tổ chức muốn đứng vững trên thị trường và tồn tại phát triển
thì phải có những chiến lược kinh doanh và mục tiêu đúng đắn tạo được lợi thế cạnh tranh.
Khách sạn Rex tọa lạc ngay tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, là chứng nhân lịch sử cho bao
thay đổi của Sài Gịn. Với hơn 80 năm hình thành và phát triển, khách sạn Rex ngày nay là khách
sạn sang trọng hàng đầu, biểu tượng của làng hiếu khách Việt Nam. Với 286 phòng ngủ cao cấp,
5 nhà hàng và Bar cùng chuỗi 8 phòng hội nghị đa chức năng đảm bảo cung cấp các dịch vụ tiện
ích tốt nhất cho khách hàng. Tuy nhiên hiện nay, khách sạn Rex đang chịu nhiều thách thức từ thị


trường, từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành trên địa bàn. Do đó, làm thế nào để khách sạn có thể
cạnh tranh được với những khách sạn lân cận khác, thu hút được nhiều khách hàng và đứng vững
trên thị trường kinh doanh ngành khách sạn. Khách sạn Rex cần có những chiến lược cạnh tranh
nào? Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn? Cho đến nay, các cơng trình
nghiên cứu và lý luận về năng lực cạnh tranh khách sạn vẫn còn tương đối hạn chế.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tác giả đã nghiên cứu chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh

tranh của hách sạn Rex” để làm đề tài nghiên cứu và để từ đó đưa ra một biện pháp nhằm
nâng cao năng lực của khách sạn, tạo một vị thế vững chắc cho khách sạn trong thời gian tới.
1751


2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
hái niệ

hách sạn

Theo Luật Du lịch (2017), Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mơ từ mười buồng ngủ trở
lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú
và sử dụng dịch vụ.
Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Welcome to Hospitality” xuất bản năm
1995 thì: “Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi
buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai phịng nhỏ (phịng ngủ và phịng tắm). Mỗi
buồng khách đều phải có giường, điện thoại và vơ tuyến. Ngồi dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm
các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy),
nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí. Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên
trong các khu thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay”.
hái niệ

cạnh tranh


Paul và Nordhaus (1995), là hai nhà kinh tế học Mỹ trong cuốn Kinh tế học nêu: Cạnh tranh
(Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng
hoặc thị trường. Porter (1996), người được xem là “cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh, một trong
những giáo sư nổi tiếng của trường kinh doanh Harvard đưa ra định nghĩa về cạnh tranh như sau:
Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về
khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh
ngày nay khơng phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách
hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà khơng
đến với đối thủ cạnh tranh. Tơn Thất Nguyễn Thiêm (2005) cho rằng: “Cạnh tranh không phải là sự
hủy diệt mà là sự thay đổi, thay thế những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí nguồn
nhân lực của xã hội bằng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu của
xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển”.
Như vậy, với những quan niệm trên, có thể hiểu: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó có sự ganh
đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương
nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất
cho mình.
hái niệ

năng lực cạnh tranh

Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh.
Theo quan điểm của Michael Porter thì năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra những sản phẩm có
quy trình cơng nghệ độc đáo, tạo ra giá trị tăng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chi phí
thấp, năng suất caonhằm nâng cao lợi nhuận (Porter, 2010). Năng lực cạnh tranh trong tiếng Anh
là Competitiveness. Năng lực cạnh tranh là thể hiện thực lực và lợi thế của chủ thể kinh doanh so
với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày

1752



càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh phải so với đối thủ cạnh tranh cụ thể, sản phẩm hàng hóa cụ
thể trên cùng thị trường và cùng thời gian.
Năng lực cạnh tranh được xem x t ở ba cấp độ khác nhau, bao gồm năng lực cạnh tranh quốc gia,
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ. Năng lực
cạnh tranh của khách sạn dựa trên việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài
nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn khách du lịch để tồn tại và phát triển, thu được lợi
nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

3 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC KHÁCH SẠN TRÊN
ĐỊA BÀN TP.HCM
3.1 Thực trạng về số lượng phân bố và quy mô khách sạn trên địa bàn TP.HCM
Phát biểu tại hội nghị "Đẩy mạnh công nghệ số tại các khách sạn trên địa bàn TP.HCM", do Sở Du
lịch TPHCM phối hợp cùng với Cơng ty TNHH cơng nghệ ezCloud Tồn cầu tổ chức vào sáng ngày
26/11/2019, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết: Hiện nay, số lượng cơ sở
lưu trú trên toàn Thành phố vào khoảng 2.320, gồm 20 khách sạn đạt chuẩn 5 sao, ngồi ra cịn
khoảng 120 khách sạn từ 3 sao trở lên. Theo thống kê của sở Du lịch TPHCM quý 1/2019: Có 1.607
khách sạn được xếp hạng tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao trên địa bàn TPHCM: 20 khách sạn 5 sao; 26
khách sạn 4 sao; 76 khách sạn 3 sao, 261 khách sạn 2 sao, 1.224 khách sạn 1 sao, ngồi ra cịn có
190 nhà nghỉ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. TP.HCM là tỉnh thành có số lượng khách sạn cao
nhất cả nước với hơn 40 khách sạn 4-5 sao thuộc nhiều tập đoàn nổi tiếng trong và ngoài nước,
dẫn đến mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt.
3.2 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn trên địa bàn TP.HCM
Các khách sạn hạng sang từ 4 đến 5 sao tại TP.HCM có cơ sở vật chất tốt, đáp ứng nhiều nhu cầu
của khách du lịch. Do có nguồn vốn lớn và không ngừng đầu tư vào cơ sở vật chất, các khách sạn
cịn tích hợp rất nhiều tiện ích khác như hồ bơi, phòng gym, phòng spa, nhà hàng, quầy bar hoặc
coffee, các phòng lớn dành cho hội nghị, sự kiện, tiệc cưới,... các hãng thời trang lớn ngay bên
trong khu vực kinh doanh khách sạn, tăng sức thu hút của khách sạn đối với khách đến lưu trú.
Ngoài ra, bên trong buồng ngủ cũng không ngừng được cải tiến, mở rộng khơng gian như phịng

tắm hai buồng, hay tích hợp thêm bếp nhỏ, sử dụng tủ âm tường,... mang lại cho khách lưu trú trải
nghiệm hài lòng nhất.
Các kênh đặt phòng đa dạng, nhiều ưu đãi, thiết bị kỹ thuật tân tiến giúp q trình xử lý thơng tin
nhanh hơn, bớt rườm rà hơn. Nhìn chung, các khách sạn tại TP.HCM rất chú trọng đầu tư vào trang
thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật. Tuy nhiên, do cần nguồn vốn đầu tư lớn, nên tốc độ cải tiến còn
chậm và hạn chế. Giá thành đất đai tại TP.HCM cũng rất đắt đỏ, khó có thể mở rộng quy mơ khách
sạn. Cơ sở hạ tầng giao thơng cịn nhiều bất cập, đường xá nhỏ, lượng xe đơng có thể gây ảnh
hưởng cho sự lưu thông của khách du lịch tại các giờ cao điểm, hoặc mùa mưa lũ sẽ bị ngập
đường,...

1753


3.3 Thực trạng về đội ngũ lao động trong khách sạn
Hiện nay, cơ cấu nhân lực lao động trong ngành Du lịch nói chung và trong Khách sạn nói riêng, tỷ
lệ lao động bậc Đại học chiếm số ít, đa phần đều là lao động bậc Cao đẳng, Trung cấp làm việc.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch Việt Nam, toàn ngành sử dụng sử dụng 1,3 triệu lao động
trực tiếp, chiếm 2,5% tổng lao động cả nước, trong đó chỉ 42% được đào tạo về du lịch, 38% được
đào tạo ngành nghề khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được
đào tạo tại chỗ. Vì thế nhân lực trong ngành Du lịch nói chung và Khách sạn nói riêng vừa yếu về
trình độ chun mơn, vừa thiếu về số lượng. Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, đến năm 2025 nhu
cầu nhân lực du lịch là 4.590.000 người (trực tiếp 1.530.000 người) và năm 2030 là 7.020.000 người
(trực tiếp 2.340.000 người). Với số lượng nhân lực hiện tại vẫn còn cách quá xa so với con số cần và
đủ, ngồi ra cịn phải chú trọng nâng cao tính chun nghiệp cho nhân sự khách sạn.

4 GIẢI PHÁP
Khách sạn cần không ngừng huy động vốn đầu tư, mở thêm nhiều tiện ích đáp ứng khách lưu trú.
Mở rộng quy mơ, số lượng buồng phịng để tiếp đón lượng khách lớn vào mùa cao điểm.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của khách sạn, tân trang khách sạn. Bảo trì và sữa chửa trang
thiết bị thường xuyên nhằm đảm bảo độ an toàn cho khách lưu trú. Mở rộng thêm các kênh đặt

phòng, marketting đẩy mạnh, thu hút khách hàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tích hợp ứng dụng
cơng nghệ số, kỹ thuật số vào công tác điều hành và quản lý khách sạn, ứng dụng tăng khả năng
tương tác, lấy ý kiến khách hàng, nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Xây dựng và cải tiến cơ sở vật chất theo hướng bảo vệ môi trường, tươi mát, hòa hợp với thiên
nhiên, phù hợp với định hướng toàn cầu.
Thường xuyên tổ chức đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ bài bản cho nhân viên. Tạo điều kiện cho
nhân viên đi học nghiệp vụ chuyên môn, các kiến thức cấp cao để nâng cao trình độ nhân sự tại
khách sạn. Đào tạo thêm ngoại ngữ cho đội ngũ lao động tại khách sạn, nhằm nâng cao hiệu quả
phục vụ khách lưu trú.
Chú trọng các chính sách ưu đãi nhân sự và phúc lợi hàng năm để lôi kéo nguồn nhân lực nhiệt
tình và lâu dài. Siết chặt đào tạo nhân lực có thái độ tốt, phục vụ khách hàng chu đáo, chun
nghiệp trong cơng việc.
Các khách sạn tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức như các
hội chợ du lịch, triển lãm du lịch,... Cần có chiến lược phát triển theo hướng mang bản sắc văn hóa
dân tộc, địa phương để tạo nét riêng biệt, thu hút khách đến lưu trú.

5 KẾT LUẬN
Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Rex” phân tích và làm rõ các yếu tố đặc
trưng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của khách sạn, và dựa trên đó để đề ra giải pháp cải tiến
năng lực cạnh tranh, góp phần giúp khách sạn hiểu rõ hơn về tiềm năng nội tại của khách sạn và
đầu tư vào các yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận, thăng vị trên thị trường so với đối thủ.

1754


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Monthian Xayasith (2012). Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế. “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của khách sạn Chăm Palace tại tỉnh Chăm Pa Sắc”. Tr. 4-25. Tr. 114-125.


[2]

Phạm Việt Hùng. Lại Xuân Thủy. Trần Hữu Tuấn (2017). “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi”. Tạp chí khoa học Đại học Huế:
Kinh tế và phát triển; ISSN 2588-1205. Tập 126. số 5D. 2017. Tr. 125-137.

[3]

Henry Tsai. Haiyan Song. Kevin K.F.Wong (2008). “Tourism and Hotel Competitiveness
Research”. Journal of Travel and Tourism Maketing. Tr. 5-26. 522-546.

[4]

Nguyễn Cao Trí (2011). “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch TP. HCM
đến năm 2020”. Luận án tiến sĩ kinh tế – Đại học Kinh tế TP. HCM.

[5]

Trần Bảo An và cộng sự (2012). “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của các khách sạn 4 sao trên địa bàn Thừa Thiên Huế”. Tạp chí khoa học – Đại học Huế.
72B(3). 9-18.

[6]

Craigwell. R. (2007). “Tourism Competitiveness in Small Island Developing States”. South Asia:
Research Paper No. 2007/19.

[7]


Thông tư số 01/202/TT – TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng cục du lịch về hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 39/2000/NĐ – CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch.

[8]

KS Chon. Thomas A. Maier (2009). “Welcome to Hospitality: An Introdution”. Tr. 5-6.

[9]

Porter M. (1980). Chiến lược cạnh tranh. Nxb. Trẻ. TP. HCM.

[10]

Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005). “Thị trường chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng,
định vị và phát triển doanh nghiệp”. Tr. 117.

[11]

Luật Du lịch 2017. số hiệu 09/2017/ QH14. có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

[12]

Tạp chí Du lịch. Bài báo “Diễn đàn nguồn nhân lực du lịch Việt Nam 2019”. Link:
/>
[13]

Bài báo “Kết nối nguồn nhân lực ngành khách sạn”. Link: />
1755




×