Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của tòa án việt nam và thẩm quyền của trọng tài thƣơng mại ((thẩm quyền riêng biệt của tòa án việt nam có loại trừ thẩm quyền của trọng tài thƣơng mại không)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.25 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

*****

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TƢ PHÁP QUỐC TẾ
Đề bài: Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và
thẩm quyền của Trọng tài thƣơng mại ((Thẩm quyền riêng biệt của Tịa án
Việt Nam có loại trừ thẩm quyền của Trọng tài thƣơng mại không?)



Mã lớp học: INL2006 4
Họ và tên: Nguyễn Kiều Chinh
Mã sinh viên: 18061129
Giảng viên: PGS.TS Ngô Quốc Chiến

Hà Nội, tháng 01/2022.
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2
Đặt vấn đề ................................................................................................................ 2
NỘI DUNG .............................................................................................................. 3
1. Khái quát chung về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền
của Trọng tài thƣơng mại....................................................................................... 3
1.1 Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam .................................................... 3
1.2 Thẩm quyền của Trọng tài thương mại .............................................................. 6
2. Mối quan hệ thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền của


Trọng tài thƣơng mại ............................................................................................. 8
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 11

2


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay việc các quốc gia có sự giao
lưu, hợp tác quan hệ với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là một xu thế tất
yếu. Cùng với đó các quan hệ dân sự, thương mại có yếu tố nước ngồi phát xuất hiện đã
làm nảy sinh các mâu thuẫn, tranh chấp có yếu tố nước ngồi với tính chất, mức độ phức
tạp. Do đó, địi hỏi pháp luật của mỗi quốc gia phải có cơ chế, phương thức giải quyết
hữu hiệu về mặt pháp lí. Tòa án và Trọng tài thương mại là hai phương thức giải quyết
tranh chấp có yếu tố nước ngồi hữu ích được các bên lựa chọn sử dụng.
Những vấn đề liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngồi để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các quan hệ có yếu tố
nước ngồi tại các cơ quan tài phán của nước mình, là vấn đề quan trọng. Theo quy định
của pháp luật Việt Nam, Tòa án tồn tại hai loại thẩm quyền đó là thẩm quyền chung và
thẩm quyền riêng biệt, thẩm quyền của trọng tài thương mại bao gồm thẩm quyền trọng
tài trong nước và nước ngồi. Trong thực tế, q trình xét xử, giữa tịa án và trọng tài
thương mại vẫn tồn tại những xung đột về thẩm quyền xét xử. Tiểu luận này sẽ tập trung
nghiên cứu, làm sáng tỏ về mối quan hệ giữa thẩm quyền biệt của tòa án Việt Nam và
thẩm quyền của Trọng tài thương mại. Xem giữa chúng có mối quan hệ như thế nào, liệu
rằng thẩm quyền riêng biệt của tịa án Việt Nam có loại trừ thẩm quyền cuả trọng tài
thương mại hay không?
NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT
NAM VÀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI TRONG NƢỚC VÀ
NƢỚC NGỒI

1.1 Thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
Đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, mỗi quốc gia đều có những quy định
riêng xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia. Nhưng nhìn chung, thẩm quyền giải
quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi của Tịa án các nước được chia thành thẩm
quyền chung và thẩm quyền riêng biệt.
Trong đó, thẩm quyền tài phán riêng biệt của Tòa án một quốc gia là trường hợp quốc
gia sở tại tun bố chỉ có Tịa án nước đó mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ
việc nhất định. Nếu Tòa án nước khác vẫn tiến hành xét xử đối với những vụ việc thuộc
3


thẩm quyền xét xử riêng biệt, hậu quả là bản án, quyết định được tuyên bởi tòa án nước
khác sẽ không được công nhận và thi hành trên lãnh thổ nước sở tại. Trong trường hợp
này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận Tịa án nước khác thì về ngun tắc, Tịa án nước
đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của
quốc gia sở tại.1 Như vậy có thể hiểu, thẩm quyền riêng biệt của toà án Việt Nam là việc
giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ thuộc về toà án của Việt Nam.Tức
là trong một số trường hợp pháp luật Việt Nam chỉ có tịa án Việt Nam có thẩm quyền
giải quyết nên khi tịa án nước ngồi có giải quyết thì quyết định của họ sẽ không được
công nhận và thi hành ở Việt Nam.
Cơ sở của việc quy định thẩm quyền riêng biệt là lý luận về sự phù hợp và mối quan
hệ đặc biệt giữa tranh chấp và tòa án một quốc gia cụ thể. Yếu tố chủ quyền, lợi ích của
quốc gia hoặc vấn đề an ninh trật tự cơng cộng của quốc gia. Qua đó bảo vệ chủ quyền và
lợi ích quốc gia cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. 2
1.1. 2 Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
Đối với thẩm quyền riêng biệt đây là sự tuyên bố của pháp luật Việt Nam về các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngồi mà chỉ có tịa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải
quyết. Thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam được quy định tại Điều 470 Bộ luật

Tố tụng Dán sự 2015.
- Khoản 1, điều 470 quy định những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm
quyền giải quyết riêng biệt của tòa án Việt Nam gồm 3 trường hợp:
+ Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ
Việt Nam.
Điều này xuất phát từ tính chất đặc biệt của bất động sản là loại tài sản gắn liền với đất
không di chuyển được và từ yêu cầu giải quyết nhanh chóng chính xác vụ việc dân sự để
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự. Tòa án nơi có bất động sản là tịa án có điều
kiện thuận lợi hơn trong cả việc xác minh, thu thập chứng cứ và giải quyết chính xác vụ
việc. Hầu hết pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế đều quy định những vụ án dân
sự có liên quan đến bất động sản đều thuộc thẩm quyền riêng biệt của quốc gia nơi có bất
động sản.

1

Vũ Thị Hương ( 2019), “Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sựu có yếu tố nước
ngồi dưới góc nhìn so sánh”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn số 40/2019
2
Phạm Hoài Chung (2021), “Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án Việt Nam”, thế giới Luật, Hà Nội.

4


+ Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với cơng dân nước ngồi hoặc người khơng quốc
tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú làm ăn, sinh sống tại Việt Nam.
Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của bên Việt Nam trong ly hôn và bảo vệ trật tự công
cộng của Việt Nam khi cả hai bên đang thường trú tại Việt Nam. Có thể hiểu tiêu chí xác
định thẩm quyền ở đây là nơi cư trú của vợ chồng vào thời điểm ly hôn.
+ Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp
luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành

viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
Theo quy định tại khoản này thì chỉ khi các bên lựa chọn tịa án Việt Nam thì tịa án Việt
Nam mới có thẩm quyền riêng biệt. Nếu đương sự lựa chọn tòa án nước ngồi, trọng tài
để giải quyết tranh chấp thì khơng thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam.
Điều này nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong việc giải quyết tranh
chấp.
- Những việc dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của
tòa án Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự bao gồm:
+ Các u cầu khơng có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại
khoản 1 Điều này ( 3 trường hợp nêu trên)
Bởi lẽ, bản chất việc dân sự chỉ đơn thuần là u cầu chứ khơng có tranh chấp. Vì vậy,
cần bổ sung thêm quy định này để xác định đúng bản chất của vụ việc, tránh gây nhầm
lẫn trong quá trình thực hiện.
+ Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Đây là thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam giải quyết việc dân sự có yếu tố nước
ngồi và quy định này phù hợp vì khi thực tế xác nhận một sự kiện pháp lý thì khơng có
Tịa án nước nào lại cỏ đủ cơ sở để xác định bằng Tòa án của nước nơi xảy ra sự kiện đó.
+ Tuyên bố cơng dân Việt Nam hoặc người nước ngồi cư trú tại Việt Nam bị mất tích,
đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên
lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác.
Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi quy định tuyên bố một người mất
tích hoặc đã chết thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người đó là
cơng dân khi người đó cịn sống trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5


+ Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền,

nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật
của nước mà người đó là cơng dân, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
Trường hợp người nước ngoài bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi
dân sự thì Tịa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt nếu họ cư trú tại Việt Nam và việc
tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Cơng nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của
người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định này xuất phát từ nguyên tắc xác định thẩm quyền riêng biệt của Tóa án nơi có
tài sản, cũng được pháp luật nhiều nước cơng nhận. Ở Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã sử
dụng cụm từ “tài sản” để thay thế cho cụm từ “bất động sản”. Khái niệm tài sản bao quát
cả bất động sản và động sản.3
1.2 Thẩm quyền của trọng tài thƣơng mại quốc tế
Theo khoản 1 điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì “ Trọng tài thương mại là một
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy đinh
của luật này”
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp (tranh chấp ở đây là các
tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết bằng trọng tài theo quy
định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010) do các bên nhất trí thỏa thuận với nhau,
có thể được sử dụng thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng
Tòa án. 4
Theo khoản 11 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010: "Trọng tài nước ngoài là
Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên
thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc
trong lãnh thổ Việt Nam”.
1.2.1 Trọng tài có thẩm quyền khi có thỏa thuận trọng tài giữa các bên

3

Vũ Thị Hương ( 2019), “Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sựu có yếu tố nước

ngồi dưới góc nhìn so sánh”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn số 40/2019
4

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam-VIAC( 2019), “ Trọng tài thương mại”, Hà Nội.

6


Trọng tài thương mại khơng có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh
chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận lựa chọn. Khi các bên thiết
lập một thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho
trọng tài và tịa án khơng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng
tài vơ hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được
xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài.
Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa
thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận mà các
bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh
giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan
hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp
đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.
Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về
việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức
trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể
dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.
Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 tại Khoản 2 điều 3 đưa ra: “Thoả thuận
trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể
phát sinh hoặc đã phát sinh.” Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây
có thể hiểu đơn giản : thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương
thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.
Có hai loại thỏa thuận trọng tài cơ bản: điều khoản trọng tài và thỏa thuận giải quyết

tranh chấp đã phát sinh bằng trọng tài. Điều khoản trọng tài là loại thỏa thuận thơng dụng
nhất, thường được bao gồm trong thỏa thuận chính giữa các bên và là thỏa thuận sẽ đưa
một tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai ra trọng tài. Còn thỏa thuận giải quyết tranh
chấp đã phát sinh là thỏa thuận đưa một tranh chấp đang tồn tại ra trọng tài.5
1.2.2 Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thƣơng mại
Không phải loại tranh chấp nào cũng có thể được đưa ra giải quyết tại trọng tài thương
mại. Theo Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010, nếu tranh chấp thỏa mãn một trong các
trường hợp sau thì tranh chấp đó thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại:

5

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam-VIAC( 2019), “ Trọng tài thương mại”, Hà Nội.

7


Thứ nhất: tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. Tranh chấp này
đòi hỏi các bên trong tranh chấp đều phải có hoạt động thương mại- hoạt động thương
mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời (khoản 1, điều 3, Luật Thương mại 2005). Hoạt
động thương mại sẽ bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Khi hai bên tiến hành những
hoạt động này với nhau và phát sinh tranh chấp, tranh chấp sẽ được giải quyết tại trọng
tài.
Thứ hai: tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên hoạt động thương
mại. Với quy định này, chỉ cần một bên trong tranh chấp có hoạt động thương mại, bên
cịn lại có thể tham gia quan hệ với các mục đích phi lợi nhuận như tiêu dùng, nhu cầu cá
nhân. Khi hai bên phát sinh tranh chấp, tranh chấp sẽ được giải quyết tại trọng tài.
Thứ ba: tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
trọng tài thương mại. Trong trường hợp này, tiêu chí hoạt động thương mại thậm chí cịn
khơng được đặt ra, mà chỉ cần trong pháp luật chuyên ngành có quy định tranh chấp có

thể giải quyết bằng trọng tài thương mại.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT
NAM VÀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
Với tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp, Trọng tài thương mại và Tòa án Việt
Nam tồn tại độc lập với nhau. Tuy nhiên giữa tòa án Việt Nam và Trọng tài nói chung
vẫn có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong hoạt động giải quyết tranh chấp. Tòa án hỗ trợ
Trọng tài trong việc chỉ định Trọng tài viên; thay đổi Trọng tài viên; áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;…Điều này xuất phát từ việc Trọng tài thiếu quyền
lực cưỡng chế và không có sẵn một Hội đồng Trọng tài để giải quyết mọi tranh chấp
thương mại quốc tế nên cần sự hỗ trợ có thiện chí của Tịa án. 6
Tuy nhiên, giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền của Trọng
tài thương mại vẫn tồn tại những xung đột về thẩm quyền. Sự xung đột về thẩm quyền
này có thể dẫn đến việc loại trừ thẩm quyền lẫn nhau của Tòa án Việt Nam và Trọng tài
thương mại:
Thứ nhất, Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam loại trừ thẩm quyền của Trọng
tài thương mại khi Tịa án Việt Nam có thẩm quyền theo sự lựa chọn của các bên.
Việt Nam là một trong những nước chưa ban hành đạo luật riêng về Tư pháp quốc tế.
Vì vậy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 là đạo
6

Phan Gia Qúy ( 2018), “ Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động Trọng tài thương mại”

8


luật quan trọng nhất xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các tranh chấp
dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, trong các điều luật này cũng như các điều luật
khác có liên quan đều khơng đề cập đến quyền thỏa thuận lựa chọn Tịa án giải quyết
tranh chấp của các bên đương sự mà trái lại, quyền này lại được quy định trong các văn
bản pháp luật chuyên ngành như: Bộ Luật hàng hải năm 2015; Luật hàng không dân dụng

Việt Nam năm 2006 sửa đổi, bổ sung 2015;… Khoản 1 Điều 260 Bộ Luật hàng hải năm
2015 “Giải quyết tranh chấp hàng hải có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngồi”
quy định: “1. Trường hợp hợp đồng có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì
các bên tham gia hợp đồng có thể thoả thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài
hoặc Toà án ở nước ngoài”. Tương tự, Điều 172 Luật hàng không dân dụng Việt Nam
năm 2006 sửa đổi, bổ sung 2015 “Thẩm quyền giải quyết của Toà án Việt Nam đối với
tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế” quy định: “1. Tồ án Việt Nam có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng khơng quốc tế
hành khách, hành lý, hàng hố theo lựa chọn của người khởi kiện trong các trường hợp
sau đây …” 7
Quy định của hai điều luật trên đều đề cập đến quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án giải
quyết tranh chấp có yếu tố nước ngồi. Vậy nếu các bên đồng ý lựa chọn Toà án Việt
Nam để giải quyết vụ việc thì sẽ dẫn đến một hậu quả pháp lý là tịa án Việt Nam sẽ có
thẩm quyền. Điều này được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 470 Bộ luật Tố tụng dân
sự 2015 về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam: “Vụ án dân sự khác mà các bên
được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa
chọn Tịa án Việt Nam.” Từ đây có thể suy ra, khi các bên đã có thỏa thuận lựa chọn tòa
án Việt Nam để giải quyết sẽ đồng nghĩa với việc Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải
quyết và sẽ loại trừ thẩm quyền của tòa án nước ngồi khơng được lựa chọn và loại trừ
thẩm quyền của Trọng tài khi Trọng tài cũng được lựa chọn.
Khi tranh chấp có thỏa thuận trọng tài, khi trọng tài cũng được lựa chọn nhưng thuộc
một trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án, trừ trường
hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác:
a) Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng
tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên;

7

Bành Quốc Tuấn ( 2012), “Quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi”,

Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

9


b) Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng
tài quy định tại khoản 1 Điều 43 các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 Luật TTTM;
c) Tranh chấp thuộc trường hợp thỏa thuận trọng tài không thực hiện được quy định tại
các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết này. ( khoản 3, điều 2, nghị quyết số
01/2014/NQ-HĐTP về Hướng dẫn thi hành một số quy định luật trọng tài thương mại)
Tức là khi các bên dù đã có thỏa thuận về việc lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh
chấp nhưng thỏa thuận này lại rơi vào một trong các trường hợp trên thì thẩm quyền giải
quyết sẽ thuộc về Tòa án Việt Nam.
Tại điểm a, khoản 2, điều 472 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Trường hợp các
bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngồi bằng thỏa thuận lựa
chọn Tịa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngồi bị vơ
hiệu hoặc khơng thể thực hiện được, hoặc Trọng tài hoặc Tịa án nước ngồi từ chối thụ
lý đơn thì Tịa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết.” Trong quy định này cũng đã
thể hiện rằng khi các bên đã có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài để giải quyết vụ việc đó.
Nhưng sau đó thay đổi và chọn tòa án Việt Nam hay thỏa thuận trọng tài đó bị vơ hiệu
hoặc khơng thực hiện được thì tịa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết và loại trừ
thẩm quyền của trọng tài. Tại điều 6 Luật Trọng tài thương mại có quy định về việc Toà
án phải từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài: “…trừ trường hợp thoả
thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.” Tức là Tịa
án sẽ khơng phải từ chối thụ lý giải quyết trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài nếu
thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc khơng thực hiện được. Tịa án sẽ có thẩm quyền giải
quyết và loại trừ thẩm quyền của Trọng tài.
Thứ hai, Thẩm quyền của Trọng tài thương mại loại trừ thẩm quyền của tòa án Việt
Nam khi Trọng tài thương mại có thẩm quyền theo sự lựa chọn của các bên.
Như đã phân tích ở trên, Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp chỉ

được áp dụng khi các bên có thỏa thuận và thỏa thuận này có hiệu lực. Điều 6 Luật Trọng
tài thương mại 2010 quy định cụ thể: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa
thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tịa án thì Tịa án phải từ chối thụ lý, trừ trường
hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài khơng thể thực hiện được”.
Nói như vậy có nghĩa là khi đã có thỏa thuận thì việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm
quyền của Trọng tài thương mại. Nếu một trong các bên khởi kiện ra Tịa án Việt Nam
thì Tịa án Việt Nam phải từ chối thụ lý, chỉ khi thỏa thuận này khơng có hiệu lực thì mới
thuộc thẩm qun của Tịa án. Theo quy định trên, Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện trong
trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận này vô hiệu hoặc không thể thực
10


hiện được. Như vậy, khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài thì Tịa án mặc dù có thẩm
quyền riêng biệt cũng sẽ khơng có thẩm quyền giải quyết mà thẩm quyền này thuộc về
Trọng tài thương mại, tức là chính thỏa thuận lựa chọn Trọng tài thương mại giải quyết
vụ việc sẽ loại trừ thẩm quyền riêng biệt của Tịa án. Lúc này, dù khơng trực tiếp giải
quyết, nhưng tịa án có vai trị hỗ trợ và giám sát hoạt động giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại khi một trong các bên hoặc Hội đồng trọng tài có yêu cầu.
KẾT LUẬN
Trong quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ tư pháp quốc tế nói riêng, Tòa án và
Trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp hữu hiệu được các bên lựa chọn. Tuy
tồn tại độc lập những giữa chúng lại có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung lẫn
nhau. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp và theo quy định pháp luật, giữa
tòa án Việt Nam và Trọng tài thương mại không tránh khỏi những hạn chế, xung đột về
thẩm quyền. Điều này có thể dẫn đến việc tòa án Việt Nam và trọng tài thương mại loại
trừ thẩm quyền lẫn nhau. Để có thể hạn chế sự loại trừ thẩm quyền của nhau, để phát
triển hai phương thức giải quyết tranh chấp này, cần thiết phải khắc phục một số bất cập
trong pháp luật hiện hành, đồng thời áp dụng một số biện pháp có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của Trọng tài và Tòa án Việt Nam hơn nữa.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội (2015), “ Bộ luật Tố tụng Dân sự”, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.
2. Quốc Hội( 2010), “ Luật Trọng tài thương mại”, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội
3. Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ( 2014), “ Nghị quyết hướng dẫn thi
hành một số quy định luật trọng tài thương mại”, Hà Nội.
4. Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985
5. Phạm Hoài Chung (2021), “Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án Việt Nam”,
thế giới Luật, Hà Nội.
( Truy cập 15/01/2021)
6. Vũ Thị Hương ( 2019), “Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các vụ
việc dân sựu có yếu tố nước ngồi dưới góc nhìn so sánh”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn
số 40/2019
11


( Truy cập 17/01/2021)
7. Phan Gia Qúy ( 2018), “ Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động Trọng tài thương
mại”, Tạp chí điện tử Tịa án Nhân dân, Hà Nội
( Truy cập ngày 15/01/2021)
8. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam-VIAC( 2019), “ Trọng tài thương mại”, Hà
Nội.
( Truy cập
16/01/2021)
9. Bành Quốc Tuấn ( 2012), “Quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp
dân sự có yếu tố nước ngồi”, Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
file:///C:/Users/HP/Downloads/1139-1-2220-1-10-20160520.pdf ( Truy cập 17/01/2021)

12




×