Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của tòa án việt nam và thẩm quyền của trọng tài thương mại (trong nước và nước ngoài) (thẩm quyền riêng biệt của tavn có loại trừ thẩm quyền của trọng tài không)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.21 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----  -----

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề tài:
Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền của
Trọng tài thương mại (trong nước và nước ngồi) (Thẩm quyền riêng biệt của
TAVN có loại trừ thẩm quyền của trọng tài không?)

Lớp học phần

:

:INL2006 4 ( Thứ 6, tiết 1-3)

Giảng viên

: PGS.TS.Ngô Quốc Chiến

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Thơm

MSSV

:19063153

Lớp


: K64LKDA

HÀ NỘI – 01/2022


MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................................ 1
LỜI MỞ BÀI ........................................................................................................................... 2
NỘI DUNG .............................................................................................................................. 2
I. Một số nội dung khái quát............................................................................................... 2
1.

Luật Tố tụng dân sự ................................................................................................. 2

1.1.

Các khái niệm về luật Tố tụng dân sự.................................................................. 2

1.2.

Các nguyên tắc chung của Bộ luật Tố tụng dân sự............................................. 3

1.3.

Phương pháp điều chỉnh của luật Tố tụng dân sự .............................................. 3

2. Tư pháp quốc tế ......................................................................................................... 3
2.1.


Các khái niệm về Tư pháp quốc tế ....................................................................... 3

2.2.

Các nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế ........................................................ 4

2.3.

Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế ................................................... 4

2.4.

Nguồn của Tư pháp quốc tế .................................................................................. 5

3. Thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam trong BLTTDS 2015............................ 5
3.1.

Thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam ........................................................... 5

3.2. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi ......................................................................................................................... 6
4. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại .................................................................. 8
4.1.

Thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong nước ........................................... 8

4.2.

Thẩm quyền của Trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam ........................... 9


4.3. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài ............................................................................. 9
II. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam và thẩm quyền của
trọng tài thương mại. ........................................................................................................ 10
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong giải quyết tranh chấp trong Tư pháp quốc tế
............................................................................................................................................. 12
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 14

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi phát sinh ngày càng nhiều, kéo theo đó là các tranh chấp có yếu tố nước ngồi xảy ra
ngày càng nhiều, với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp. Đây là yếu tố khách quan đòi
hỏi phải có cơ chế hữu hiệu về mặt pháp lý và những vấn đề liên quan đến thẩm quyền tranh
chấp dân sự có yếu tố nước ngồi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham
gia vào các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài tại các cơ quan tài phán của nước
mình là vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong thời đại ngày nay. Khi giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thường xảy ra xung đột về thẩm quyền hay
xung đột về pháp luật là điều không thể tránh khỏi ở mỗi quốc gia. Trong bộ luật tố tụng dân
sự quy định những thẩm quyền chung và riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong mối quan hệ
Tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho Nhà nước, Nhân dân Việt Nam trên cơ sở
tôn trọng Luật pháp quốc tế nhưng không trái với Hiến Pháp, các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam. Vì vậy, em xin chọn đề tài “Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt
của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền của Trọng tài thương mại ( Trong nước và nước
ngoài)” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn Tư pháp quốc tế.

NỘI DUNG
I. Một số nội dung khái quát

1.

Luật Tố tụng dân sự

1.1.

Các khái niệm về luật Tố tụng dân sự
Luật Tố tụng Dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, bao gồm hệ thống

các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm
việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn bảo về quyền,
lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của nhà nước.
Bộ luật tố tụng dân sự là văn bản luật do Quốc hội ban hành quy định trình tự, thủ
tục, nội dung tiến hành các hoạt động khởi kiện, điểu tra, xét xử, thi hành án và những quan
hệ pháp luật khác nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự, hơn nhân gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sựViệt Nam là các quan hệ giữa toà án,
viện kiếm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người
2


bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người
phiên dịch, người định giá tài sàn và người liên quan phát sinh trong tổ tụng dân sự.
1.2.

Các nguyên tắc chung của Bộ luật Tố tụng dân sự
Nguyên tắc của Luật Tố tụng Dân sự có thể chia thành các nhóm chính như: Các

nguyên tắc thể hiện tính tuân thủ pháp luật của hoạt động tố tụng dân sự; Các nguyên tắc về
tổ chức hoạt động xét xử của tòa án; Các nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của

đương sự; Các nguyên tắc thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng;… Trong đó, các nguyên tắc đặc thù của Luật Tố tụng Dân sự có thể kể đến
như:
- Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự;
- Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự;
- Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự.
1.3.

Phương pháp điều chỉnh của luật Tố tụng dân sự
Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là tổng hợp những cách thức mà luật

tố tụng dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Phương pháp
điều chỉnh của luật tố tụng dân sự cũng phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của các quan hệ
xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó như phương pháp điều chỉnh của các ngành luật
khác.
Do đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự cơ bản là quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật như toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự
với những người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như
đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch nên luật tố tụng dân sự điều chỉnh
các quan hệ này bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt.
2.

Tư pháp quốc tế

2.1.

Các khái niệm về Tư pháp quốc tế
Tư pháp quốc tế được định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các


quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, và tố tụng dân sự có yếu
tố nước ngồi.
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những vấn đề liên quan tới mối quan
3


hệ giữa công dân với công dân và các quan hệ giữa công dân với pháp nhân hay giữa pháp
nhân với pháp nhân của các quốc gia trên thế giới chính là những đối tượng điều chỉnh của
luật tư pháp quốc tế.
2.2.

Các nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các chế độ sở hữu;
- Ngun tắc bình đẳng khơng phân biệt đối xử (NT, MFN);
- Ngun tắc có đi có lại;
- Ngun tắc tơn trọng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong quan hệ dân sự có

yếu tố nước ngồi.
2.3.

Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Phương pháp điều chỉnh là cách thức, biện pháp mà Nhà nước thông qua việc xây

dựng các quy phạm Tư pháp quốc tế tác động (điều chỉnh) các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngồi nhằm đảm bảo sự cân bằng và hài hịa lợi ích của các bên, phù hợp với tính chất,
đặc điểm của quan hệ dân sự quốc tế.
- Phương pháp điều chỉnh trực tiếp (phương pháp thực chất)
+ Khái niệm: Là phương pháp mà Nhà nước xây dựng hoặc công nhận các quy phạm
thực chất (quy phạm luật nội dung) trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của Tư pháp quốc tế.
Ví dụ: Các quy định trong các Điều ước quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), hoặc

các quy định trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Công ước Bern 1886 về bảo hộ quốc tế quyền tác
giả). Đây là các quy phạm thực chất thống nhất.
Các quy định trong Luật Đầu tư, Luật Thương mại … trong nước có các quy định về
quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam. Đây là các quy phạm thực chất thông
thường.
- Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột)
+ Khái niệm: Là phương pháp đặc thù của Tư pháp quốc tế, thông qua việc xây dựng
các quy phạm xung đột nhằm xác định luật áp dụng trong một quan hệ pháp lý của Tư pháp
quốc tế.
Ví dụ: Các quy phạm xung đột được xây dựng trong các Điều ước quốc tế như các Hiệp định
Tương trợ tư pháp song phương giữa Việt Nam và các nước (quy phạm xung đột thống nhất)
hoặc trong pháp luật quốc gia như tại Phần thứ năm pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân
4


sự có yếu tố nước ngồi Bộ luật dân sự 2015 (quy phạm xung đột thông thường).
2.4.

Nguồn của Tư pháp quốc tế
Nghĩa rộng: Là tổng thể các căn cứ dưới hình thức là cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ

sở pháp lý mà thơng qua đó cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề
pháp lý phát sinh.
Nghĩa hẹp: Là hình thức chứa đựng hoặc thể hiện các nguyên tắc, các quy phạm pháp
luật điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế.
- Nguồn của TPQT vừa mang tính chất quốc tế, vừa mang tính chất quốc nội:
+ Tính quốc tế: thể hiện ở nguồn của TPQT có trong: Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế
+ Tính quốc nội: thể hiện ở nguồn của TPQT có trong: Văn bản quy phạm PL của quốc gia,
Án lệ
- Hệ thống các VBPL quốc gia là nguồn phổ biến của TPQT.

3.

Thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam trong BLTTDS 2015

3.1.

Thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam
Căn cứ BLTTDS 2015 từ Điều 26 đến Điều 34 quy định Thẩm quyền xét xử của Tòa

án trong xét xử dân sự. Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ án dân sự được xác định theo vụ
việc, lãnh thổ, theo cấp xét xử, theo lựa chọn.
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp. Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo
dục cơng dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những
quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp
luật khác1. Đối với các vụ án dân sự thì Tịa án thực hiện chức năng xét xử của mình theo
quy định của pháp luật. BLTTDS 2015 đã quy định những quyền hạn, phạm vi xét xử rất rõ
ràng cụ thể trong Tố tụng dân sự, từ đây bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng của mọi
người.

1

5

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật TCTAND 2014.


3.2.


Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong vụ việc dân sự có yếu tố nước

ngồi
Căn cứ Khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015, Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với
việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế đó.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi là
vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
+ Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập,
thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngồi;
+ Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của
quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.
Đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, mỗi quốc gia đều có những quy
định riêng xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia. Nhưng nhìn chung, thẩm quyền xét xử
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi của Tịa án các nước được chia thành: Thẩm quyền
chung và thẩm quyền riêng biệt.
Thẩm quyền chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà Tịa án nước đó có
quyền giải quyết nhưng Tịa án nước khác cũng có thể giải quyết (điều này tùy thuộc vào tư
pháp quốc tế của các nước khác có quy định là Tịa án nước họ có thẩm quyền giải quyết với
những vụ việc như vậy hay khơng). Khi mà Tịa án nhiều nước đều có thẩm quyền giải quyết
với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, thì quyền giải quyết thuộc về Tịa án nước nào
phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên đương sự.
*Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam với các tranh chấp dân sự có yếu
tố nước ngoài
Thẩm quyền riêng biệt là trường hợp quốc gia nước sở tại tun bố chỉ có Tịa án nước
họ mới có thẩm quyền đối với những vụ việc nhất định. Nếu Tòa án nước khác vẫn tiến hành
giải quyết đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt thì bản án, quyết định được

tuyên bố bởi tòa án nước khác sẽ không được công nhận, cho thi hành tại quốc gia sở tại.
Tương tự như vậy, thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự
6


có yếu tố nước ngồi là những vụ việc mà chỉ có Tịa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải
quyết. Trên thế giới, nhiều nước có quy định thẩm quyền riêng biệt của Tịa án nước mình
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi với nhiều quy định khác nhau, nhưng hầu
hết các nước đều quy định thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp bất động sản thuộc thẩm
quyền riêng biệt. Đối với thẩm quyền riêng biệt, đây là sự tuyên bố của pháp luật Việt Nam
về các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi mà chỉ có Tịa án Việt Nam mới có thẩm quyền
giải quyết. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam được quy định tại điều 470
BLTTDS năm 2015.
Khoản 1 Điều 470 quy định hững vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi sau đây thuộc thẩm
quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam: Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền
đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam; Vụ án ly hôn giữa công dân Việt
Nam với cơng dân nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm
ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam; Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt
Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tịa án Việt Nam.
Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng
biệt của Tịa án Việt Nam: Các u cầu khơng có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật
dân sự quy định tại khoản 1 Điều 470; Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh
thổ Việt Nam; Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngồi cư trú tại Việt Nam bị
mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ
trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác; Tun bố người nước ngồi cư trú tại Việt Nam bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan
đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam; Cơng nhận tài sản có trên
lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản

vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ Điều 471 BLTTDS 2015, Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi đã được một Tịa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo
quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tịa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù
trong q trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc
7


có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tịa án khác của Việt Nam
hoặc của Tịa án nước ngồi.
4.

Thẩm quyền của Trọng tài thương mại

4.1.

Thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong nước
Trọng tài thương mại theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 được định

nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Việc tiến hành giải quyết
tranh chấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ
hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt
động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
Trọng tài2.
Nguyên tắc và điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài (Điều 4 và 5 Luật
TTTM). Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài phải bảo đảm các nguyên tắc: Trọng tài viên
phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó khơng vi phạm điều cấm và trái đạo
đức xã hội. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp
luật. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách

nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài được tiến hành khơng cơng khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài: Tranh chấp được giải quyết bằng
Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước
hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân
chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế
hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị
phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa
thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó,
trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2

Căn cứ Điều 2 Luật TTTM và Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại.

8


4.2.

Thẩm quyền của Trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam
Về phạm vi thẩm quyền của trọng tài. Pháp lệnh xác định phạm vi thẩm quyền theo

cách liệt kê các loại việc Trọng tài được giải quyết. Theo đó, trọng tài có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại hiểu theo nghĩa rộng theo đúng tinh
thần của Luật mẫu về Trọng tài thương mại Quốc tế của Ủy ban Pháp luật Thương mại Quốc
tế Liên hợp quốc.Việc đưa ra định nghĩa khái niệm thương mại là bước đột phá lớn thể hiện
tính tiên phong trong cơng tác lập pháp vào thời điểm đó 3.

Trọng tài thương mại quốc tế khơng có thẩm quyền đương nhiên, chỉ có thẩm quyển
khi các bên thỏa thuận lựa chọn. Thỏa thuận trọng tài có thể phát sinh trước hoặc sau thời
điểm phát sinh tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực khi nội dung của trọng tài phải
thể hiện ý chí chung của các bên, hiệu lực của trọng tài phải được thể hiện dưới hình thức
văn bản.Thẩm quyền của trọng tài còn bị ảnh hưởng bởi phạm vi các tranh chấp: bị giới hạn
xét xử trong một số những quan hệ thương mại, hay những tranh chấp phát sinh trong quan
hệ hơn nhân, gia đình, thừa kế4..
Như vậy, trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh
từ các quan hệ tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho
phép giải quyết được bằng trọng tài5. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với
nhau sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.
4.3. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài
Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài là cơ sở để tranh chấp được giải quyết bằng con đường trọng
tài.Thỏa thuận giữa các bên là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh thẩm quyền trọng tài.
Thứ hai, thỏa thuận trọng tài cho phép loại trừ thầm quyền của Tòa án. Pháp luật Việt Nam
cũng như nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới ghi nhận nguyên tắc, khi các bên có thỏa
thuận trọng tài hợp pháp thì Tịa án khơng có thẩm quyền xét xử và thẩm quyền này thuộc
trọng tài mà các bên đã lựa chọn.

3

Luật Mẫu UNCITRAL.
Tham khảo bình luận bài viết Công ty Luật Dương Gia, Thẩm quyền trọng tài thương mại quốc
tế, />5
Tham khảo Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế ngày 21/6/1985 của UNCITRAL
4

9



Thứ ba, việc tự do thỏa thuận lựa chọn các yếu tố trong quá trình giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài hình thành những điều kiện tốt nhất để tiến hành hoạt động trọng tài và việc
thi hành phán quyết trọng tài được thuận lợi.
Thứ tư, thỏa thuận trọng tài là điểm chốt trong việc xác định thẩm quyền của trọng tài bởi vì
khơng có thỏa thuận trọng tài thì khơng thể có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. 6
II. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam và thẩm quyền của
trọng tài thương mại.
Quá trình mở cửa và hội nhập của Việt Nam đã kéo theo sự phát triển các quan hệ
dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngồi, trong đó có quan hệ hợp đồng. Sự phát triển
các quan hệ này cũng kéo theo việc gia tăng các tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước
ngồi7 và vấn đề thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với loại tranh chấp này được đặt ra.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này của tòa án một nước dựa vào quy định của điều
ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên8và pháp luật tố tụng dân sự của chính quốc gia đó.
Có những quy định về thẩm quyền tài phán riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Hiện nay chỉ có
một điều luật cho biết ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
(Điều 470 BLTTDS 2015). Tại Điều 439 BLTTDS 2015, quy định những bán án, quyết định
dân sự của Tóa án nước ngồi khơng được cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Như
vậy, thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam có tính áp đặt và việc áp đặt này thể hiện ở
việc khi Tòa án nước ngồi thụ lý, giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền
riêng biệt của Tịa án Việt Nam thì bản án, quyết định của họ sẽ không được công nhận và
cho thi hành ở Việt Nam.Tại Khoản 1 Điều 440 BLTTDS 2015, Tịa án nước ngồi có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp, yêu cầu mà Vụ việc dân sự khơng thuộc thẩm quyền riêng biệt
của Tịa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này, như vậy những vụ việc dân sự
thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam thì Tịa án nước ngồi có xét xử, ra bản án
thì cũng không được chấp nhận tại Việt Nam.
Theo quy định tại điều 470 thì chỉ các bên lựa chọn Tịa án Việt Nam thì tịa án Việt
Nam mới có thẩm quyền riêng biệt. Đây là điểm mới của Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015
6

Tham khảo tại Trung tâm trọng tài thương mại TP.HCM Tracent, Trọng tài thương mại Quốc tế,

truy cập ngày 08/01/2022
7
Về yếu tố nước ngoài, xem thêm Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quý, Tư pháp quốc tế- Quan hệ dân sự, lao động, thương
mại có yếu tố nước ngoài, Nxb. CTQG 2010, phân số 5 và tiếp theo.
8
Chủ yếu là các Hiệp định Tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước.

10


so với quy định của Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Việc sửa đổi, bổ sung điều
này được thực hiên theo hướng những loại vụ, việc dân sụ mà các bên đương sự lựa chọn
Tòa án nước ngoài, Trọng tài, bao gồm Trọng tài Việt Nam, Trọng tài nước ngồi để giải
quyết tranh chấp thì khơng thuộc thẩm quyền riêng biệt của Viêt Nam nhằm đảm bảo quyền
tự định đoạt của đương sự trong việc giải quyết tranh chấp. Đối với trường hợp các bên lựa
chọn Tịa án nước ngồi, lúc này Tịa án Việt Nam sẽ khơng có thẩm quyền dù thuộc một
trong các trường hợp tại Điều 469 BLTTDS 2015. Đây là quy định hợp lý, thể hiện sự tơn
trọng ý chí của các bên trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp. Quy phạm này
thực chất dựa trên sự tham khảo từ “Cơng ước về thỏa thuận lựa chọn Tịa án 2005”
(Convention on choice of court Agreements 2005) của Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế.
Theo đó, khi các bên trong quan hệ lựa chọn Tòa án nào để giải quyết thì Tịa án nước đó sẽ
có thẩm quyền riêng biệt, các quốc gia thành viên khác không được lựa chọn sẽ khơng có
thẩm quyền giải quyết và phải trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ vụ việc. Việt Nam mặc dù
chưa là thành viên của Công ước này nhưng Việt Nam đã là thành viên của Hội nghị Lahay.
Do đó, Cơng ước này cũng được tham khảo khi xây dựng BLTTDS. Tất nhiên, đối với
trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì chúng ta vẫn sẽ có
thẩm quyền giải quyết. Bởi lẽ, thỏa thuận lựa chọn Tòa án chỉ đơn thuần lựa chọn nơi giải
quyết tranh chấp, còn về phương thức vẫn là một cơ chế tài phán cơng, do đó thẩm quyền
riêng biệt vẫn sẽ tác động đến các chủ thể trong trường hợp này. Nếu xét về thực tiễn, quy
định trên cũng hoàn toàn phù hợp. Bởi theo khoản 4 Điều 439 BLTTDS 2015 và khoản 1

Điều 440 thì trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam, chúng ta sẽ
không công nhận các bản án của Tịa án nước ngồi. Vì vậy, trong trường hợp này, bắt buộc
các bên phải giải quyết tại Việt Nam để bản án có thể được thi hành tại lãnh thổ Việt Nam.
Vì vậy đối với một vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam thì rõ
ràng Tịa án nước ngồi khơng thể có thẩm quyền giải quyết, có giải quyết xét xử ra bản án
thì cũng khơng được cơng nhận tại Việt Nam. Từ đó có thể nhận thấy Trọng tài thương mại
quốc tế hay trọng tài Việt Nam có thẩm quyền hay khơng đối với những vụ việc như trên
nếu các bên trong tranh chấp có thỏa thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp đó. Ở
Việt Nam cũng như trong hệ thống pháp luật khác trên thế giới được biết thì Trọng tài có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng nhưng không dưới danh nghĩa Nhà nước. Tuy
11


nhiên Trọng tài nước ngoài vẫn phải chịu sự giám sát của Tịa án nước đó. Do đó, về ngun
tắc khi tịa án nước ngồi khơng thể có thẩm quyền đối với những trường hợp đặc biệt
(trường hợp ngoại trừ thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA Việt Nam) thì Trọng tài nước
ngồi cũng khơng có thẩm quyền giải quyết.
Trọng tài Việt Nam là tổ chức phi chính phủ nên không nhân danh Nhà nước giải
quyết các tranh chấp. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp cũng như sau khi có phán quyết,
Trọng tài Việt Nam vẫn chịu sự giám sát của Tịa án Việt Nam nhất là thơng qua cơ chế hủy
bỏ phán quyết trọng tài nên thực chất cái uy quyền của Nhà nước đối với các tranh chấp
không bị mất. Cùng với tư duy người dân được làm những gì mà pháp luật khơng cấm, ta
nên theo hướng trọng tài Việt Nam vẫn có thể có thẩm quyền đối với các tranh chấp này nếu
được các bên thỏa thuận. Điều này cũng phù hợp với xu thế tăng cường phương thức giải
quyết tranh chấp tư tại Việt Nam nhằm giảm tải cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng
tòa án. Tuy nhiên pháp luật trọng tài thương mại của Việt Nam dường như mới chỉ quan tâm
đến trọng tài trong nước, chưa dành sự chú ý thích đáng đối với trọng tài thương mại quốc
tế. Trên cơ sở phân tích pháp luật trọng tài Việt Nam, đối sánh với một số văn kiện quốc tế,
pháp luật trọng tài ở một số quốc gia, cũng như thực tiễn xét xử.
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong giải quyết tranh chấp trong Tư pháp quốc tế

Khi tham gia vào mối quan hệ Tư pháp quốc tế, Việt Nam khi tham gia ký kết các
giao kết quốc tế, các Điều ước quốc tế ln trên tinh thần tích cực, tự nguyện, trách nhiệm
với cộng đồng quốc tế, nghiên cứu kỹ các Điều ước trên phải phù hợp, không được vi Hiến
pháp, không vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Để nâng cao hiệu
quả trong Tư pháp quốc tế Việt Nam cần phải có một lực lượng cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động giỏi về ngoại giao, về pháp luật quốc tế. Tham gia ký kết phải phải
ln đặc lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc trên hết, đồng thời cũng phải thể hiện trách nhiệm
với quốc tế.
KẾT LUẬN
Có thể thấy những quy định trong BLTTDS 2015 về thẩm quyền của Tòa án Việt
Nam nói chung, thẩm quyển riêng biệt trong Tư pháp quốc tế trong giai đoạn hiện nay là phù
hợp đảm bảo được quyền và lợi ích Quốc gia, Dân tộc. Thẩm quyền của Trọng tài thương
mại cũng được củng cố, nâng cao, chất lượng giải quyết tranh chấp ngày càng cao giảm tải
12


áp lực cho Tòa án. Việt Nam trong Tư pháp quốc tế luôn linh động theo Điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên, nhưng lại kiên quyết bảo vệ chủ quyền tồn đất nước, lợi ích của
Nhân dân luôn là ưu tiên hàng đầu. Chúng ta là thành viên các Điều ước quốc tế chúng ta có
nghĩa vụ phải có trách nhiệm chấp hành các thỏa thuận mà Việt Nam đã ký kết, việc ký kết
các thỏa thuận này luôn được xem xét rất cẩn trọng và sâu sắc nên khi phát sinh các xung
đột phát luật trong Tư pháp quốc tế về thẩm quyền xét xử của Tịa án Việt Nam đối với các
vụ án thì ln có sự lựa chọn của các bên, thẩm quyền chung của Tòa án các quốc gia, nếu
sau cùng Tòa án Việt Nam có thẩm quyền xét xử thì sẽ tn theo quy định của BLTTDS
hiện hành mà xử lý theo đúng trình tự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ quốc tế cũng như làm nền tảng để các quốc gia giao lưu văn hóa, xây dựng
nền hịa bình, đóng góp vào sự phát triển chung của thế giới.

13



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
2. Luật TCTAND 2014;
3. PGS.TS. Ngô Quốc Chiến, Nguyễn Hoàng Anh, “Trọng tài thương mại quốc tế và vấn đề
luật áp dụng”, 2021
4. TS.Trần Minh Ngọc & TS.Vũ Thị Phương Lan, Giáo trình Tư pháp quốc tế – Đại học
Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Tư pháp 2019;
5. Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quý, Tư pháp quốc tế - Quan hệ dân sự, lao động, thương mại
có yếu tố nước ngồi, Nxb. CTQG 2010;
6. Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế ngày 21/6/1985 của UNCITRAL;
7. ThS.Võ Hưng Đạt, “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài”, 2020.
8.

Pháp

luật

về

trọng

tài

thương

truy cập ngày 10/01/2022.

14


mại,



×